Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

ĐẾN VỚI THƠ & THƠ ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM - sưu tầm

 ĐẾN VỚI THƠ ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM -

 Nguồn sưu tầm từ nhiều tác giả. 

THỂ THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT


- PHÉP HỌA.
1. CÁC THỂ THỨC: Có 2 thể thức họa thơ Đường luật là: Họa Hạn Vận và Họa Phóng Vận.
1. HỌA HẠN VẬN:Họa hạn vận là phải theo sự hạn định trước. Người ta ra đề và cho vần nào thì mình phải dùng vần ấy. Thể Họa Hạn Vận nầy khác với thể Họa Phóng Vận, vì họa hạn vận không có bài xướng để dựa theo mà họa, hơn thế nữa, ta phải:
- Diễn tả ý thơ theo đầu đề đã ra sẵn.
- Dùng đúng 5 vần hạn định (trong 8 câu) và phải hạ vần đúng theo thứ tự đã hạn định.
2. HỌA PHÓNG VẬN: Họa Phóng Vận là phỏng theo vần của bài xướng để họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng, còn ý nghĩa thì hoặc phụ theo cho rộng thêm, hoặc trái hẳn lại (phản đề).
Họa phóng vận còn chia ra 4 hình thức là: Họa Nguyên Vận, Họa Đảo Vận, Họa Hoán Vận và Hoạ Tá Vận.
a. Họa Nguyên Vận:Là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng. Trong cách họa nguyên vận thường thì có bao hàm họa ý (hoặc đối ý) và đối luật với bài xướng. Nếu không đối luật được thì cũng có thể họa luật.
b. Họa Đảo Vận:  Là họa ngược thứ tự của 5 vần từ dưới lên trên, thay vì họa nguyên vận là họa từ trên xuống còn họa đảo vận là họa từ dưới lên.
c. Họa Hoán Vận:Là thay đổi thứ tự vị trí các vần của bài xướng tùy theo ý người họa, sắp xếp lại sao cho vần điệu nghe êm tai hơn cách sắp xếp của bài xướng.
d. Họa Tá Vận: Tá vận là mượn vần. Họa tá vận là bài họa chỉ mượn 5 vần của bài xướng để làm một bài khác mà nội dung hoàn toàn không liên quan gì đến bài xướng cả. Cách họa này ngày nay hầu hết được người ta làm rất nhiều vì dễ làm.
NHỮNG CHÚ Ý QUAN TRỌNG:
Trong thể thức Họa Vận, không được dùng trùng từ thứ 6 trong các câu có vần của bài xướng. Tức là không được dùng lại từ đứng trước của 5 vần bài xướng. Nói dễ hiểu là không được dùng lại chữ thứ 6 ở các câu 1-2-4-6-8 của bài xướng. Càng tránh dùng trùng từ trong toàn bài của bài xướng càng tốt, ngoại trừ những từ đặc biệt không thể tránh được. Hoạ nguyên vận là phải dùng lại vần đồng âm đồng nghĩa của bài xướng. Nếu dùng vần đồng âm dị nghĩa là không đúng phép hoạ thơ Đường luật.
- Hoạ nguyên vận (mượn vần): dùng vần đồng âm đồng nghĩa (và cùng từ loại).
- Hoạ tá vận: dùng vần đồng âm dị nghĩa (và không cùng từ loại).
*Đồng âm đồng nghĩa là cùng âm (the same sound) cùng nghĩa (synonym); 
đồng âm dị nghĩa là cùng âm (the same sound) nhưng khác nghĩa (the difference meaning).

PHẦN QUAN TRỌNG TRONG HỌA THƠ: Họa Thơ bao gồm 3 phần chính quan trọng sau đây: Đã có một bài thơ sẵn trước gọi là Bài Xướng. 
Bài xướng có thể chọn 1 bài đã có sẵn từ xưa, từ trước, hoặc 1 bài do 1 người khác làm trước "thách đố" cho người khác đáp lại. Người đáp lại thì bài reply đó gọi là Bài Họa. Bài họa phải có ít nhất 3 yếu tố quan trọng sau đây:
1. Họa vần:Năm vần tức là 5 tiếng (chữ) cuối của các câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 mà người xướng đã ra như thế nào thì người họa phải theo đúng y chang 5 vần đó, không được vì bí hay kẹt mà sửa đổi. Chỉ cần sai 1 trong vần kể trên thì bài họa coi như bị hỏng, và như vậy gọi là bị Xuất Vận nghĩa là bị ra khỏi vần đã hạn định cho mình, dĩ nhiên bài họa đó bị lỗi (Fail).
2. Bài xướng nói lên ý (main idea) gì thì bài họa cũng phải nói lên ý đó hoặc tán rộng nghĩa ra thêm.
3. Bài xướng gieo luật gì thì bài họa phải đối lại luật đó (trong xướng họa có hàm nghĩa đối đáp). Thí dụ bài xướng luật trắc thì bài họa phải luật bằng và ngược lại.
Ngoài ra bài họa có thể đối ý lại bài xướng, thí dụ bài xướng khen 1 vấn đề gì thì bài họa có thể chê vấn đề đó (gọi là phản đề, nhưng không bắt buộc).
Tóm lại 3 yếu tố 1 - 2 - 3 là cần thiết cho 1 bài họa xuất sắc.

CHÚ Ý KHI HỌA THƠ.
Họa vần là sáng tác một bài thơ thường gọi là bài họa, dựa trên hệ thống vần của một bài thơ có trước thường gọi là bài xướng.Thơ Đường luật có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú. Nếu thể thơ thất ngôn bát cú thì toàn bài có năm vần là chữ cuối cùng của các câu 1, 2, 4, 6, 8. Những chữ vần thường là thanh bằng (có một số bài làm theo vần trắc, thì các chữ ở vị trí này là thanh trắc). Sau khi có bài xướng, người làm thơ họa sáng tác một bài khác, dùng lại đúng năm chữ vần của bài thơ xướng, với điều kiện chỉ dùng chữ cuối, không được dùng chữ kế cuối. Nếu dùng lại chữ kế cuối là phạm nguyên tắc "khắc lục", là lỗi cấm kỵ trong họa vần thơ Đường luật. Bài họa phải diễn đạt lại ý chính (nội dung) của bài xướng, không được lạc đề. Thường là bài họa phải đối luật với bài xướng, nếu bài xướng luật bằng thì bài họa phải luật trắc và ngược lại. Kẹt lắm mới làm bài họa đồng luật với bài xướng.

Không được dùng lại chữ thứ 6 (chữ kế cuối) trong các câu cước vận (câu 1-2-4-6-8) của bài xướng và tất cả những bài đã hoạ trước.
5 chữ vần của bài hoạ không được khác nghĩa với 5 chữ vần của bài xướng.
Coi như bài hoạ là bản copy những nét căn bản về ý và vần của bài xướng, vì vậy bài họa phải cùng một tựa đề với bài xướng.
Hoạ thơ Đường luật không đến nổi quá khó nhưng không phải dễ dàng như nhiều người đã lầm tưởng!
Hoạ sai một vần gọi là xuất vận: không được.
Hoạ sai nghĩa một vần gọi là xuất ý: không được.
Hoàng thứ Lang sưu tầm và biên soạn.

 

HÀM Ý TRONG XƯỚNG HỌA:

Xướng hoạ thơ Đường luật là có hàm ý đối hoạ ở trong đó.
Người ta xướng ra mình phải đối đáp lại, vì vậy nếu chỉ một bài xướng và một bài hoạ thì bài hoạ bắt buộc phải đối luật với bài xướng. 
Thí dụ bài Tôn Phu Nhân Qui Thục xướng của Tôn Thọ Tường, hoạ của Phan Văn Trị.
Trường hợp bất khả kháng không thể đối luật được thì có thể châm chế hoạ đồng luật, nhưng bài hoạ đồng luật sẽ bị giảm giá trị vì không đáp ứng đúng thể thức xướng hoạ đúng cách.
Bắt đầu những bài hoạ sau đó (nếu có) thì có thể dùng luật gì cũng được.
Hoạ thơ là "vẽ lại" hình ảnh của bài xướng cho nên phải trung thực với bài xướng về ý cũng như vần.
Hoạ sai ý bài xướng là không đạt.
Hoạ sai bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất vận: không đạt. Xuất vận là đi ra khỏi sự hạn định về vần của bài xướng.
Hoạ sai nghĩa bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất ý: không đạt. Xuất ý là đi ra khỏi ý nghĩa chữ vần của bài xướng.
Hoạ thơ Đường luật đúng cách rất khó.
Khi bạn bè (thi hữu) chung vui xướng họa với nhau, có thể dùng thể thức Họa Tá Vận (tức là mượn vần) để hoạ những vần tử vận và tử ý. Cách nầy không đạt nhưng cốt là để cùng nhau vui vẻ mà thôi. Nhưng cũng không nên đi xa thi đề (nội dung của bài xướng). Thí dụ bài Cảm Vịnh Cây Mai, xướng của Tôn Thọ Tường, hoạ của Đông Hồ.
Lấy thí dụ tử vận xót xa không thể nào họa nguyên vận theo chính họa được. Chúng ta có thể họa tá vận (mượn vần) theo bàng họa là xa xa, từ xa, đàng xa v.v... chẳng hạn. Dĩ nhiên là sai nghĩa của chữ xót xa rồi (bởi vậy mới bị xuất ý: không đạt), nhưng cốt để cùng nhau vui vẻ mà thôi.
Thông vận, bàng đối và bàng hoạ... không xuất sắc.
Làm thơ, nếu dùng thông vận thì nên dùng cận vận mà không nên dùng viễn vận. Viễn vận và cưỡng vận không hay, hạn chế dùng.

 

- LUẬT VỀ ĐIỆU THƠ:

Điệu thơ là cách xếp đặt các tiếng trong câu thơ sao cho êm tai, dễ đọc, để bài thơ có âm hưởng du dương trầm bổng như nhạc điệu.Điệu thơ gồm có 3 phần chính:
1. Nhịp điệu:
Thơ Đường luật nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa (2-2-3 hoặc 4-3)
2. Âm điệu:
Nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng.
3. Vần điệu:
Nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẻ tiếng không có dấu với tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc.
HOÀNG THỨ LANG


  

-  ĐỐI NGẪU TRONG THƠ ĐƯỜNG:

Muốn câu đối chỉnh và cân, phép đối cần phải hội đủ 3 điều kiện: -Đối thanh. -Đối ý.


ĐỐI NGẪU - LÀ MỘT VẺ ĐẸP ĐẶC SẮC, LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT.
Tôi được biết, người sáng tác thơ luật Đường khi bắt gặp một cảnh huống thơ, hồn thơ đang dào dạt, bao nhiêu ý tứ cứ trào ra, vội phô diễn nó lên giấy mực. Chưa xong. Người sáng tác thơ còn phải cô đúc, dồn nén, sao cho số câu, số chữ phải đúng theo luật; số chữ trong bài có thanh trắc phải xấp xỉ số thanh bằng. Nếu ta gọi chữ có thanh bằng là số (+), chữ có thanh trắc là số (-), thì luật âm dương này thăng giáng bù trừ sát sao đến từng liên thơ, đến cả bài thơ. Đó chính là điều hé mở khái niệm về sự cân bằng, có ý nghĩa triết học cổ phương Đông nằm trong hình thức thơ Đường luật.
- Ý nghĩa triết học nêu trên còn thể hiện rõ ở phép đối ngẫu.
Trong một liên thơ (hai câu) được gọi là có đối, thì câu trước, nó như tung, câu sau nó như hứng, nó nương vào nhau làm cho ý thơ thêm mạch lạc.
Vậy hèn chi, người ngàn xưa đã chả đưa đối ngẫu vào thể thơ này như một điều bắt buộc.
Từ đầu thế kỷ trước, đối mặt với sự thắng thế của phong trào thơ mới, Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ thành danh, không nỡ bỏ hẳn thơ Luật Đường, ông đã sáng tác nhiều bài thơ không đối, chỉ giữ lại có luật hạn câu, hạn chữ, hạn vận, hạn bằng trắc. Vũ Hoàng Chương xem những bài thơ đó chỉ là một thực nghiệm. Sau đó, song song với việc sáng tác thơ mới, ông còn sáng tác nhiều bài thơ luật nghiêm chỉnh khác (như bài đa thủ “Giấc mơ tái tạo”).
Chúng ta nay một khi đã gửi hồn cho thể thơ luật Đường thì đừng có bao giờ bực bội giữa khi đang có hồn thơ lai láng, lại bị nghẽn bởi hai cặp đối ở hai câu thực, luận và nóng vội cho rằng: làm gì mà phải đối chặt chẽ vậy.
- Đối ngẫu trong thơ đường luật bát cú, thất ngôn, ngũ ngôn nói tổng quát là có 2 phép: Phép chỉnh đối và phép khoan đối.
Dưới đây chúng tôi xin được trao đổi về 2 phép đối này. Các ví dụ được nêu ra để phân tích, chúng tôi lấy từ một số bài thơ đã in trong “Thơ Đường quê lụa” tập 5, NXB Văn hóa Dân tộc, 2008.

 
- PHÉP CHỈNH ĐỐI:
Nguyễn Thu Hà, người trẻ tuổi nhất của CLB, trong bài “Duyên quê”, cặp thực, đối như sau:
Anh nắm bàn tay thon ấm áp,
Em cười đôi mắt sáng long lanh.
Thật là chỉnh, thật là chính danh: anh với em, bàn tay với đôi mắt (Danh từ đối với Danh từ), Thon với sáng (Tính từ đối với nhau), ấm áp với long lanh (Trạng từ láy đối nhau). Hai câu thơ tình đằm thắm đến thế mà lại không thấy lả lơi. Thu Hà đã huy động phép đối rất nghiêm để đạt hiệu quả.
Hạnh Anh (Đỗ Biện), trong bài “Đêm thu” câu 5,6 đối như sau:
Hoa cúc bâng khuâng ly rượu ngát
Hoa nhài thao thức chút hương phôi.
Cặp đối chính danh này rất nghiêm về thể thức, nhưng lại rất hào hoa
Cụ Tạ Đăng Viên, ngoại 80, có bài “Tự thọ” rất hóm hỉnh, cụ có cặp luận:
Kính mắt gà đeo tròng chấp chới
Gậy càng cua chống bước lon ton.
Bằng hai câu đối chặt chẽ, như vẽ nên, như trông thấy một cụ đại thọ nhanh nhảu hồn nhiên trước mắt ta.

 
PHÉP KHOAN ĐỐI:

Để cho một chùm thơ, một tập thơ không bị đơn điệu về hình thức đối ngẫu, người xưa đã đưa ra nhiều phép đối ngẫu linh hoạt hơn.
Phép lưu thủy đối:
Ví dụ:
Còn chăng lời hẹn bên trang sách,
Hay đã tàn theo ánh lửa đèn.
Theo quy tắc chiếu chữ thì hai câu này là bất đối. Nhưng lại xét: Hai câu thơ có cấu trúc ngữ pháp giống nhau; mạch ý câu trên trôi chảy như nước, được tràn sang câu dưới làm lọn nghĩa cho câu trên. Đó là phép Lưu thủy đối.
Tất cả các liên thơ mà câu trên bắt đầu bằng mấy chữ tương tự như: còn chăng…,đã sinh…, bỗng dưng…, ứng với đầu câu dưới là các chữ tương tự như: hay đã…,phải có…, để mà…, v.v. thì liên thơ đó đã theo phép đối nói trên.
Phép tá tự đối:
Ví dụ:
Nghèo sạch, thanh danh nên gắng giữ
Giầu sang, khó tính chớ nên chơi. 
Câu trên, “thanh danh” là danh từ, câu dưới “khó tính” là tính từ, xét thế thì quả là bất đối. Nhưng nếu theo tiếng (không theo nghĩa thật), thì chữ “khó”, chữ “thanh” lại là tính từ; Chữ “danh” và chữ “tính” lại là danh từ. Xét theo cách này thì chúng lại đối chặt chẽ với nhau. Phép đối này người ta lợi dụng sự đồng âm dị nghĩa để Tá tự đối (như: hai mái trống tung đành chịu dột/ tám giờ chuông điểm phải nằm co – của Tú xương). 
Phép số tự đối gắn với Tá tự đối.
Ví dụ: 
Học bẩy nghề còn lo thất nghiệp
Làm ba vụ vẫn đói tư mùa.
Hơi tiếc, ở câu dưới viết: ba vụ đối với tư mùa, tuy là đúng có nội đối ở trong câu, nhưng không hay bằng câu trên: bẩy cái nghề và thất (mất) cái nghiệp. Câu dưới, nếu không vì luật bằng trắc, mà viết là: “Làm tư vụ vẫn đói tứ mùa”, thì câu đối này được xếp vào hạng tuyệt diệu. Phép đối này được xem như là phép số tự đối có kèm theo lối chơi chữ (có thể liên hệ đến: nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc - của bà Huyện Thanh Quan).
Phép cú trung đối:
Ví dụ:
Màn trời chiếu đất con người khổ
Nước vật thuyền xơ cá biển nghèo
Nếu câu trên, câu dưới cứ chiếu từng chữ lên nhau, thì hai câu này cũng bất đối. Nhưng xét nội bộ từng câu, thì lại thấy: màn trời đối với chiếu đất; nước vật đối với thuyền xơ; đuôi câu trên (con người khổ) đối rất chặt với đuôi câu dưới (cá biển nghèo). Lấy câu có nội đối để đối nhau thì lại rất cân bằng. Đây là cú trung đối.
Tuy nhiên còn một số phép đối khác chúng ta ít vận dụng, xin được dẫn ra đây để cùng tham khảo.
a) Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ?
Xương gà da cóc, có đau không?
(Nguyễn Khuyến)
b) Càng nóng bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày
(Hồ Xuân Hương)*
c) Công đức tu hành, sư có lọng
Xu hào rủng rỉnh, mán ngồi xe.
(Tú Xương)
Chúng ta để ý: Cụ Nguyễn Khuyến cũng như nữ sỹ Xuân Hương đã tổ chức từ ngữ ở từng câu, để câu nào cũng có tiểu đối, nhưng ta không xếp hai liên đối a,b nêu trên vào phép Cú trung đối, vì ngoài phần có tiểu đối, trong từng câu còn có phần bất đối. Do đó hai liên thơ a, b trên chúng ta quy vào phép Tựu cú đối.

Trong câu của Tú Xương, ông Tú đã đem cả hai cụm từ như hai thành ngữ để chọi nhau: công đức tu hành chọi với xu hào rủng rỉnh. Mặt khác đuôi của từng câu lại đối rất chặt với nhau: sư có lọng đối với mán ngồi xe. Phân tích đặc điểm này để kết luận: đây cũng là phép Tựu cú đối như a và b. Cú trung đối và Tựu cú đối, có dạng thức ngữ pháp của câu văn na ná như nhau, nên còn có tên chung là Đương đối.
Phép giao cổ đối:
Cụ Trần Tuấn Ngọc, trong bài “Tự nhủ”, (Bạn và thơ là xuân – NXBVHDT, Hà Nội 2004), có câu luận:
Chân bước vững, đường chiều khấp khểnh
Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.
Đây chính là phép Giao cổ đối: chân bước vững đối chéo xuống với trúc vươn cao, và rừng cây rậm rạp đối chéo lên với đường chiều khấp khểnh
Phép bất đối chi đối:
Trong buổi lễ tế “Trận vong tướng sỹ” thế kỷ 19, quan tổng trấn Nguyễn Văn Thành có sai trưng câu đối chữ Hán (nay dịch nghĩa) như sau:
Bóng chiều đã ngả đâu quê cũ
Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
Câu trên lấy từ thơ Thôi Hiệu, bài Hoàng Hạc Lâu. Câu dưới lấy từ thơ Vương Hàn, bài Lương Châu Từ.
Cái hay của đôi câu đối này là: Ghép hai câu thơ khác nhau của hai tác giả mà câu đối vẫn hiệp chung một tình ý. Câu 1 có đại ý là cảm thán tình cảnh, câu hai có đại ý là an ủi vong linh. Thật là quá hợp với nội dung Tế Trận Vong Tướng Sỹ. Đây là phép bất đối chi đối, lấy cái không đối để đối, không lệ thuộc vào mặt chữ mà chỉ chú trọng đến ý. Ý phải đối nhau, cấu trúc ngữ pháp phải song song đồng dạng với 
nhau.

Những bậc cao niên khuyên rằng, nếu một khi ta chưa thật thạo về các phép đối, thì chỉ nên sử dụng các phép chỉnh đối, lưu thủy đối, cú trung đối. Còn các phép đối khác, chúng ta hãy chỉ làm quen, giúp chúng ta nhận biết được các dạng thức đối khác nhau.

Vẫn phải thưa thêm: các phép đối thơ, dù ở dạng thức nào đều phải hội đủ 3 đặc điểm:- Đối ý. Ý câu trên và câu dưới, hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau.
- Đối thanh âm. Chí ít là các chữ nằm ở vị trí 2, 4, 6, 7 (Thơ thất ngôn) và 2, 4, 5 ( Thơ ngũ ngôn) nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc.

- Đối từ loại: danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ. Phải nắm được các phép biến đổi từ loại ở các ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, cũng có phép đối không yêu cầu đối từ loại như theo phép chiếu chữ, mà ở đó lại có sự xoay chiều để đối chéo cho nhau.

Viết bài này tôi chỉ nhằm mục đích trao đổi thêm về vấn đề đối ngẫu trong thơ Đường luật. Trong một bài thơ, những cặp đối ở các câu thực, luận chính là vẻ đẹp đặc sắc, và là một trong những điều kiện cần và đủ để nhận ra đó là một bài thơ Luật đường. Đọc thơ Đường luật mà không có đối thì chẳng khác gì “Ăn bánh nướng trung thu mà không có nhân thập cẩm” thật là nhạt nhẽo và vô vị.

Trong bài này, việc đặt vấn đề của tôi là chắc chắn đúng nhưng việc lấy ví dụ để phân tích thì có thể có chỗ còn nông cạn, thậm trí có chỗ còn thiếu sót. Để góp một chút lửa thắp sáng cho thơ Đường đất Việt, rất mong bạn đọc rộng lượng và cùng đồng hành.

NGUYỄN VĂN THỤ
Chủ nhiệm CLB thơ đường Hà Nội


- CÁC THI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT:
(Bài viết được sưu tầm và hiệu chỉnh, nếu có gì sơ sót, mong các bạn châm chước, hoặc có bổ sung gì; thì xin vào mục Góp Ý - Thắc Mắc).
(Ghi chú: Những bệnh và lỗi sau đây là những sưu tầm trên mạng. Chỉ riêng luật Bằng Trắc và Niêm Luật thì phải theo, còn ngoài ra; tùy theo mỗi người có một quan điểm riêng, chứ không bắt buộc, ai cảm thấy thích thì theo).

Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường luật nổi tiếng với niêm luật chặt chẽ và mức độ khó khi làm một bài thơ hoàn chỉnh. Sau đây, tôi xin phép viết lại một số tài liệu mà tôi đã sưu tầm được để các bạn yêu thích thể loại thơ này có thêm nhiều kiến thức về nó.

-12 lỗi, 8 bệnh trong thơ Đường Luật.

1. Thất luật.
2. Thất niêm.
3. Lạc vận/Cưỡng vận.
4. Thất đối.
5. Khổ độc.
6. Trùng vận. (Điệp Vận)
7. Trùng từ. (Điệp Từ)
8. Trùng ý (Hiệp Chưởng)
9. Phạm đề- Mạ đề.
10. Điệp điệu.
11. Bình đầu.
12. Thượng vỹ.
13. Điệp thanh.
14. Điệp âm.
15. Đại vận.
16. Tiểu vận.
17. Phong yêu.
18. Hạc tất.
19. Chánh nữu.
20. Bàng nữu.

Phân biệt thơ Đường luật và thơ Đường:

Rất nhiều người làm thơ đã lầm lẫn gọi thơ Đường luật là thơ Đường. Thật sự thì đây là 2 ý niệm hoàn toàn khác nhau. - thơ Đường luật (ĐL): là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Tàu. Các bài thơ này bên Trung quốc được gọi là Luật thi. 

Sang Việt Nam, Thi luật gọi là thể thơ ĐL. - thơ Đường hay Đường thi : là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ ĐL, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.

Tóm tắt các lỗi trong thơ Đường Luật:
1. Thất luật:
Những từ đáng Bằng mà làm ra Trắc hoặc đáng Trắc mà làm ra Bằng.
2. Thất niêm
Muốn xét một bài thơ có thất niêm hay không thì nhìn chữ thứ 2: 
- Chữ thứ 2 câu 2 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 3 
- Chữ thứ 2 câu 4 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 5 
- Chữ thứ 2 câu 6 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 7 
- Chữ thứ 2 câu 8 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 1
Tóm lại: "Chữ thứ hai trong bất kỳ câu nào trong một bài thơ ĐL, đều phải có cùng bằng hoặc trắc với chữ thứ sáu của câu đó".
3. Lạc vận/Cưỡng vận:
- Trong 5 vần mà có một vần khác xen vào.
- Vần là yếu tố quan trọng để tạo nhạc cho thơ. Do đó cần phải tránh gieo vần cưỡng ép hay lạc vận. 
4. Thất đối: Đối chiếm địa vị quan trọng trong thơ ĐL. Bỏ đối đi thì không còn được gọi là thơ ĐL nữa. 
5. Khổ độc:- Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu vần, và chữ thứ năm các câu không vần đáng là từ bằng mà đổi ra trắc - Trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu vần và chữ thứ ba các câu không vần đáng là bằng mà đổi ra trắc thì gọi là khổ độc.
6. Trùng vận:
Thơ ĐL chỉ dùng đơn vận, nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng.
Theo thi luật chính thức, nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau và không phạm lỗi. Tuy nhiên, để tránh nghe đọc trùng lặp âm vận không hay, trong bài thơ không nên để hai vần đồng âm gần nhau.
7. Trùng từ: Cùng một chữ được dùng nhiều lần ở trong bài thơ, ngoại trừ trường hợp cố ý, thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ. 
8. Trùng ý (Hiệp Chưởng):Trong bài thơ ĐL nếu có câu chữ nào lặp lại ý của các câu chữ đã dùng mặc dù dùng từ khác đi thì cũng bị lỗi trùng ý. Nếu lỗi trùng ý nằm trong hai câu thực, hoặc hai câu luận thì gọi là hiệp chưởng (câu trên câu dưới đối nhau mà ý nghĩa giống nhau như hai bàn tay úp lại).
9. Phạm đề/Mạ đề: Trong hai cặp thực và luận không được dùng chữ của đầu bài, nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.
10. Điệp điệu: Điệp điệu là khi nhiều câu liên tiếp ngắt nhịp cùng một cách. Lỗi này thường hay xảy ra ở các câu giữa của bài thơ.
11. Bình đầu:Bài thơ mà có nhiều câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu, ngoại trừ trường hợp cố tình làm có mục đích rõ rệt.

12. Thượng vỹ:Trong bài thơ ĐL TNBC nếu chữ thứ 5, 6, 7 của nhiều câu liên tiếp (nhiều hơn 3) cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.
13. Điệp thanh:Trong thơ thất ngôn, một câu có 4 tiếng bằng và 3 tiếng trắc hoặc bốn tiếng trắc và ba tiếng bằng. Những tiếng bằng hay trắc đó phải có thanh độ khác nhau thì câu thơ mới giàu âm điệu. 
14. Điệp âm:Điệp âm là những chữ có cùng âm đứng gần nhau trong một câu hoặc cùng vị trí trong hai câu. 
15. Đại vận:Bài thơ ĐL chỉ gieo vần ở các chữ cuối câu. Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận.
16. Tiểu vận:Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.
17. Phong yêu:Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 2 trong cùng câu thì gọi là lỗi phong yêu.
18. Hạc tất:Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 4 trong cùng câu thì gọi là lỗi hạc tất.
19. Chánh nữu: Khi câu có từ 3 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu phạm lỗi chánh nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế… thì được tính giảm đi 1 lần)
20. Bàng nữu:Trong một liên có từ 4 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu thì phạm lỗi Bàng Nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế… thì được tính giảm đi 1 lần).

 

 - PHỤ CHÚ :

-Đối từ loại.
Danh từ <-> Danh từ. Danh từ riêng <-> Danh từ riêng. Danh từ chung <-> Danh từ chung, Động từ <-> Động từ.Trạng từ <-> Trạng từ.Tính từ <-> Tính từ.Tính từ có nhiều loại, nên:
Gợi hình <-> Gợi hình. Màu sắc <-> Màu sắc. Mùi vị <-> Mùi vị. Tượng thanh <-> Tượng thanh. Số lượng <-> Số lượng.Tên người <-> Tên người. Tên nước <-> Tên nước. 
Tên địa phương <->Tên địa phương.Mùa tiết <-> Mùa tiết. Phương hướng <-> Phương hướng.Chữ nặng <-> Chữ nặng. Chữ nhẹ <-> Chữ nhẹ.Từ kép <-> Từ kép. Từ đơn <-> Từ đơn.Thành ngữ <-> Thành ngữ. Chuyên ngữ <-> Chuyên ngữ.Hán Việt <-> Hán Việt. Nôm (thuần Việt) <-> Nôm (thuần Việt).
Hai cặp đối trong thơ Đường luật là tinh hoa của bài thơ. Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp đo lường trình độ làm thơ Đường luật của tác giả.
Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Thực và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật.


BỐ CỤC: 

Một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có 4 phần:

 

1- Mạohay Đề: là mào đầu (vào bài) còn gọi là Ðề, gồm:

- Phá đề (câu 1) nghĩa là mở ra, giới thiệu tựa đề.

- Thừa đề (câu 2) nghĩa là chuyển xuống.

2- Thực hay Trạng: gồm câu 3 + 4: giải thích, khai triển tựa đề.

3- Luận: gồm câu 5+6: bàn luận ý nghĩa của bài.

4- Kết: gồm câu 7+8: tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ tình cảm, thái độ.

 

- Luật (chính luận & bất luận), thất luật

- Niêm: ( các cặp 2-3, 4-5,6-7, 1-8, ( đồng luật, đồng âm) không niêm đc gọi là thất niêm

- Niêm. Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ xuất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".

Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

- Vần, vận:  gồm Chính vận & thông vận tức là đồng âm

Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vận".

Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

- Chính vận thì chặt chẽ, nhưng cũng đôi khi tạo cho người làm thơ cảm giác gò bó, không linh động.

- Thông vận là cách hòa vận thoải mái nhất, làm cho bài thơ trở nên đặc sắc, biến ảo vô cùng, giúp người làm thơ thoải mái hơn, dễ dùng chữ hơn.

- Cưỡng vận là vần ép, miễn cưỡng cũng có thể dùng được, nhưng nếu sử dụng cưỡng vận nhiều quá, sẽ làm giảm giá trị câu thơ.

Cả ba cách hòa vận nói trên đều dùng được

Chỉ riêng LẠC VẬN là phải tuyệt đối tránh, gieo vần lạc vận kể như bài thơ hỏng!!!

 TÓM LẠI:

1- Vần: là bộ phận chủ yếu của âm tiết trong tiếng Việt là âm tiết trừ đi phụ âm đầu nếu có.

 Ví dụ: "tà, hoa, nhà, gia, ta" trong bài Qua Ðèo Ngang có cùng một vần "a".

 Vần có vần bằng, vần trắc, độc vận, ép vận. Trong thất ngôn bát cú chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu: 1, 2, 4, 6, 8 thường là vần bằng, ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này tránh trùng nhau, phải hiệp vận cho đúng nếu gieo sai gọi là lạc vận, gieo vần không sát gọi là gượng ép.

 Ghi chú:

  Vần có cước vận (vần ở cuối câu), và yêu vận (vần ở lưng câu).

  - Vần điệu: Ðiệu là đều đặn, là số chữ đều đặn trong mỗi câu thơ, như điệu thất ngôn mỗi câu 7 chữ, điệu lục bát gồm 1 câu 6, 1 câu 8. Riêng điệu ca trù mỗi câu bao nhiêu chữ cũng được, trừ câu chót bắt buộc 6 chữ.

 -  Nhịp điệu: Nhịp là cách ngắt đoạn đều đặn trong câu thơ. Nhịp điệu là cái dáng đi khi mau khi chậm trong thơ.

  - Tiết tấu: tiết là đốt, là đoạn ngắn, tấu là đánh nhạc, là đọc cao lên.

  - Thi nhạc (gồm vần, điệu, nhịp, tiết tấu): Nhà thơ dùng âm thanh (tượng thanh), dùng sự thay đổi của của âm, độ cao thấp của thanh, sự đều đặn của vần điệu nhịp điệu, sự nhịp nhàng của tiết tấu... làm cho bài thơ đọc lên như một bản nhạc gọi là thi nhạc.

 THANH &ÂM: Âm là tiếng động phát ra khi đọc một nguyên âm. Thanh là độ cao thấp của âm. Mỗi âm trong tiếng Việt có 6 bực độ quy định bởi 6 dấu:

- Thanh bằng: là thanh huyền và thanh ngang 2 thanh BẰNG gồm trầm (dấu huyền) và phù (không dấu), (2),

- Thanh trắc là: thanh hỏi, sắc, ngã, nặng Bốn thanh TRẮC gồm thượng hay còn gọi là bổng (dấu sắc, dấu ngã), và khứ hay còn gọi là trầm  hay nhập (dấu hỏi, dấu nặng).

 ( 4). Trong một câu thơ, tất cả những chữ cùng một thanh nên thay đổi bực độ.

 

 

KẾT LUẬN:

        Trên đây chỉ là những quy tắc căn bản, khi làm thơ có nhiều thi gia đôi lúc không răm rắp tuân theo trăm phần trăm mà bài thơ vẫn hay, vì tác giả đặt cái thần/ hồn của bài thơ cao hơn luật tắc. Ví dụ như bài "Thu Vịnh" của Nguyễn Khuyến gieo vần "ao" nhưng câu 2 lại gieo vần "iu":

 Trời thu xanh ngắt mấy từng cao

 Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

  Bài "Thu Ðiếu" của Nguyễn Khuyến về bố cục, tác giả say mê "tả cảnh" suốt cả 8 câu; còn về vần thì trong 5 chữ : "veo, teo, vèo, teo, bèo", đã có đến 2 chữ "teo" trùng nhau vốn là điều cấm kỵ trong 1 bài thơ luật, nhưng ở đây cụ Tam Nguyên Yên Ðỗ vẫn mạnh dạn sử dụng, vì Cụ thấy 2 từ ngữ ấy (tẻo teo, vắng teo) diễn đạt được tình cảm của Cụ. Ðiều này cho thấy Cụ là một nhà Nho phóng khoáng có bản lĩnh trong sáng tạo. Và bài Thu Ðiếu xưa nay vẫn được nhiều người công nhận là một trong những bài thơ tả cảnh mùa Thu hay nhất trong thơ ca Việt Nam.

 

        Cũng chính vì luật tắc quá gò bó khó khăn của nó mà giới Nho sĩ Việt Nam đã bị kiềm hãm trong suốt một nghìn năm, chẳng để lại cho hậu thế được bao nhiêu bài thơ hay so với thể thơ mới. Thời tiền chiến xảy ra một trận bút chiến vang dội cả ba miền giữa thơ mới và thơ cũ, cuối cùng thơ cũ đại bại nhường thi đàn lại cho thơ mới thống trị đến ngày nay. Ngay nhà thơ Quách Tấn chuyên làm Thất ngôn bát cú với tác phẩm "Mùa Cổ Ðiển", về sau cũng từ giã nhảy qua thể Thất ngôn tứ tuyệt với thi tập "Ðọng Bóng Chiều".

        Ngày nay, thể Thất Ngôn Bát Cú được nhiều người làm sống lại bằng những hình thức cách tân noi theo bước chân tiền phong của các nhà thơ tiền bối có bản lĩnh sáng tạo như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... mạnh dạn từ bỏ phong cách quý phái, đài các, cung đình: ưa xài điển tích, thích dùng Hán tự, vọng ngoại, vong bản, bắt chước, sáo mòn... để trở về với tình tự cội nguồn dân tộc Việt Nam đầy sinh động và sáng tạo của mình.

NGUỒN GỐC:(Đọc để biết thêm )

- Thơ Cổ Phong ( thất ngôn cổ thể) & thơ Đường:  

+ Thơ Cổ Phong xuất hiện trước đời Ðường không có luật lệ nhất định.

+ Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi ra đời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong có mặt từ trước đó. Sau đường Đường mới có thơ Luật Đường.

-Thơ Hàn Luật (1408 TK 15) & Thơ Đường Luật Việt ( 2007 TK21) : Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt  chữ Nôm( đầu đời trần đến cuối đời Nguyễn. (Lúc đầu làm bằng chữ Hán, đến đời Trần, Hàn Thuyên là người đầu tiên làm bằng chữ Nôm, nên Ðường luật còn gọi là Hàn Luật)

Theo Văn Học Sử Yếu của Giáo Sư Dương Quảng Hàm, thì nền quốc văn của nước ta trước đây chỉ có Tục Ngữ, Ca Dao, nghĩa là loại văn chương bình dân và truyền khẩu. Đến đời Hàn Thuyên, là người đầu tiên biết làm thơ phú bằng quốc âm, nên có thể coi ông là “Ông tổ văn nôm”, loại văn bác học có theo quy tắc nhất định.

          Ông vốn họ Nguyễn, người huyện Thanh Lâm (nay là phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương), đậu Thái Học Sinh về đời vua Trần Thái Tôn (1225-1257). Theo sử chép, mùa Thu tháng Tám năm 1282 đời vua Trần Nhân Tôn, ông đang làm Hình Bộ Thượng Thư, có con ngạc ngư (cá sấu) đến sông Phú Lương (tức sông Nhị Hà). Vua sai ông làm bài văn vất xuống sông. Cá sấu bỏ đi. Vua cho việc ấy giống việc Hàn Dũ bên Tàu cũng làm bài văn đuổi cá sấu (khoảng năm 819), nên cho ông đổi họ Hàn.

Bài thơ đuổi cá sấu đó, ông làm bằng Hán văn hay Việt văn thì sử không chép rõ. Nhưng sau đó, ông có làm nhiều bài thơ phú bằng quốc ngữ có nhiều người đương thời bắt chước. Vì thế mà đời sau làm thơ quốc âm thường gọi là thơ Hàn luật.

Thơ Ðường Luật phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa, xuất xứ từ đời Ðường (618-907) bên Tàu, có luật lệ nhất định, thường gọi là Thơ Luật để phân biệt với Thơ Cổ Phong xuất hiện trước đời Ðường không có luật lệ nhất định.

 Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong ( thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...

- Thơ Thất Ngôn Bát Cú đường Luật có 4 thể: 2 biến thể Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, 1 biến thể: Thất Ngôn Tứ Tuyệt, trường tứ tuyệt .

- Thơ luật Đường có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng lại được các Cụ ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, trào phúng, xướng họa, thù tạc, chúc mừng quan hôn, khai bút đầu Xuân... Lúc đầu làm bằng chữ Hán, đến đời Trần, Hàn Thuyên là người đầu tiên làm bằng chữ Nôm, nên Ðường luật còn gọi là Hàn Luật. Từ đó thể Thất Ngôn Bát Cú trở thành độc tôn trên thi đàn, ngay trong các kỳ thi cũng bắt thí sinh làm một bài. Sau đây xin trình bày khái quát về bố cục và luật lệ căn bản của thể thơ này:

Thơ Đường luật của ta đã khó đến như vậy, nếu không dùng trong khoa cử, thì ít ai học đến. Cũng vì thế mà người làm thơ về thể loại này ngày một ít đi, nhất là giới trẻ hiện nay thường chuộng về thơ mới, thơ tự do, mà ít sở trường về thơ Đường luật nữa. Có thể một vài thập niên tới, loại thơ này phải đành cáo chung, chỉ còn có trong kho tàng văn học cổ mà thôi !

          Trong thơ Đường luật của Tàu còn có các lối chơi thơ như Thủ Vĩ Ngâm, Liên Hoàn, Yết Hậu, Lục Ngôn Thể, Liên Ngâm hoặc Liên Cú, Thuận Nghịch Độc, và Họa Vận mà ta cũng có làm theo. Nhưng các cụ nhà ta còn thêm nhiều lối chơi thơ, chơi chữ nữa như thể : Tiệt Hạ, Vĩ Tam Thanh, Song Điệp, vv… để trong lúc trà dư tửu hậu xướng họa làm vui, kể cũng phong lưu tao nhã biết dường bao, âu đó cũng là cái thú thanh cao của thi nhân vậy !  Xin trích dẫn các lối Tiệt Hạ, Vĩ Tam Thanh, Song Điệp theo Việt Nam Văn Học Sử Yếu như sau :
          - Tiệt Hạ : (Tiệt : ngắt; Hạ : dưới) là lối thơ câu nào cũng bỏ lửng như bị ngắt ở cuối, nhưng ý nghĩa rõ rệt, người đọc đoán mà hiểu được. Thí dụ

Thác bức rèm châu chợt thấy mà…
Chẳng hay người ngọc có hay là…
Nét thu dợn sóng hình như thể…
Cung nguyệt quang mây nhác ngỡ là…
Khuôn khổ ra chiều người ở chốn…
Nết na xem phải thói con nhà…
Dở dang nhắn gởi xin thời hãy…
Tình ngắn tình dài chút nữa là…
                   Vô Danh

-Thơ mới: Sau năm 1930, theo trào lưu từ mới từ pháp quốc & tây phương,các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ, câu chứ ngắt nhịp ….

 nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.

 

CÁC DẠNG ĐỐI TRONG THƠ


CÁC DẠNG ĐỐI TRONG THƠ VÀ THƠ LUẬT ĐƯỜNG.
+BIỀN NGẪU [CHỈNH ĐỐI]
-KHOAN ĐỐI GỒM:
+LƯU THUỶ ĐỐI
+CÚ TRUNG ĐỐI [TIỂU ĐỐI]
+TÁ TỰ ĐỐI [đối tiếng đối bóng] VÀ SỐ TỰ ĐỐI
+TỰ CÚ ĐỐI[ĐƯƠNG ĐỐI]
+GIAO CỔ ĐỐI [ĐỐI TRÉO NGOE,TRÉO CẲNG NGỖNG]
+BẤT ĐỐI CHI ĐỐI [CHỮ KHÔNG ĐỐI NHƯNG Ý ĐỐI]


Đối trong thơ lục bát:
Câu tiểu đối trong thơ Lục bát: Trong một câu thơ có hai ý nhỏ đối nhau. Ta thường gặp nhiều trong thơ lục bát, ví dụ:
Làn thu thuỷ , nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
1) Tiểu đối trong thơ đường luật:
Cướp của , đánh người quân tệ nhỉ
Xương gà , da cóc có đau không
(Nguyễn Khuyến)
Câu đối phú: là một thể văn vần có cấu trúc phức tạp, bao gồm câu, vế ngắn, vế dài, lại có lối diễn đạt lai văn xuôi, nên có thể định nghĩa Phú là một dạng biến văn kết hợp giữa vần lai văn xuôi.
Ví dụ:
Ai nấy dại vô cùng, pháo pháo nêu nêu kinh những quỷ
Ta nay nhàn bất trị, chè chè rượu rượu sướng bằng tiên
(Nguyễn Khuyến)
Câu đối phú nhiều khi dài dằng dặc tới mấy dòng:
Hành niên qua nạo đến cùn xương, nào tiền nhà, nào tiền học, nào tiền thuế, nào tiền ăn, nghĩ đời sống lắm phen chớ phở.
Mùi tết mới tha hồ béo mỡ, này chén rượu, này chén chè, này chén anh, này chén chú, gặp ngày xuân thoả sức đá gà.
Tôi nói đối phú ở đây để làm rõ hơn,vì thơ luật đường lấy luật đối đi ra từ phú...Phú được trọng vọng hơn nên được gọi là PHÚ GIA,còn tay thơ có hay mấy cũng chỉ gọi là NHÀ THƠ.
vài nét về đối trong thơ lục bát, đối một câu hoặc đối nguyên cả hai câu sáu và tám này với hai câu sáu và tám khác... hoặc là sử dụng câu tiểu đối để xây dựng hai vế đối nhau trong một câu:
Ví dụ  đối nguyên hai câu sáu và tám
Lên voi, xuống ngựa, tốt chiều,
Chàng gan tướng sĩ, thiếp liều pháo xe.
Tiểu đối:
Một mai ai chớ bỏ ai
Chỉ thêu nên gấm , sắt mài nên kim
Các phép đối chính của thể loại câu đối nói chung:
Đối chữ: Hán đối với Hán, Nôm đối với Nôm, Việt đối với Việt, Hán Việt đối với Hán Việt;
Đối ngữ (từ loại) danh từ đối danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ, đơn thanh đối với đơn thanh, điệp thanh đối với điệp thanh, hiệp thanh đối với hiệp thanh…v.v
Đối cú: Cấu tạo của hai vế đối giống nhau, cùng một kiểu loại, vế trên có những thành phần nào, thì vế dưới cũng có thành phần ấy.
Đối ý: Đối ý là đối về nội dung:
Đối tương đồng hay đối bổ sung: Hoặc là hai vế cùng một ý nhằm tăng cường điều cần diễn đạt;
Hiểu tùy thiên trượng nhập
Ộ nhạ ngự hương quy
(Sớm theo xe vua mà đến,
Chiều mang hương ngự trở về)
Đối tương phản: Hoặc ý trong hai vế trái ngược nhau về mục đích hay phạm trù diễn đạt
Bạch phát bi hoa lạc
Thanh vận tiện điểu phi
(Tóc bạc nên thương hoa rụng,
Mây xanh phơi phới cánh chim bay)
Đối thừa tiếp: Hoặc giữa hai vế có mối lý luận nhân quả, so sánh nhượng bộ
Tức phòng viễn khách thùy đa sự
Tiện sáp sơ li khước thậm chân
(Người ta e dè khách xa, tuy lắm chuyện đấy
Nhưng bởi mình cắm rào thưa, họ tưởng cấm thật)
(Đỗ Phủ )
Đối nghĩa: Bao gồm nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen: Nội dung tổng thể phải luận bàn nhất quán về một vấn đề, ví dụ xuôi - ngược, khó - dễ, yêu – ghét, màu sắc, muông thú.. v.v
Nghĩa bóng: là nghệ thuật sử dụng chữ, hoặc là một chữ có nhiều nghĩa, hoặc là nhiều chữ trong câu có cùng một nghĩa.
Đối âm tiết: Trắc bằng nghịch nhau ở chữ cuối của mỗi tiểu vế, và tiết tấu phải đồng nhất.
Đối số lượng: vế ra bao nhiêu chữ, vế đối cũng bấy nhiêu chữ. Phải cân xứng số lượng chữ đến trong từng ý nhỏ.
Trên các diễn đàn thơ và thơ Đường luật hiện nay, khách quan mà nhận xét thì cơ bản mới chỉ sử dụng tới phép đối biền ngẫu [chỉnh đối] là chính, nhưng chỉnh đối cũng đang bị hiểu có phần sai lệch,méo mó... Từ chỗ dựa vào chỉnh đối để xét nét nhau, nên nhiều người đem xé nhỏ câu thơ thành từng chữ,và đem so đo trên dưới để chặt chém, mà đã quên mất yếu tố ngữ pháp,câu từ , từ còn có từ đơn, từ kép, từ ghép,từ láy... Quên cả xem xét về mặt cấu trúc câu xem vị trí của chữ đang diễn đạt là gì, động từ, tính từ, hay chỉ là bổ ngữ hỗ trợ...! Bởi thế, không thiếu trường hợp chữ trong câu thơ được sắp đặt bày ra trước mắt, nhìn vào thì có vẻ sóng đôi ([chỉnh đối) đấy, nhưng hồn vía của thơ thì chẳng thấy đâu... Ngược lại, người đưa được hồn vía vào thơ thì bị chê tơi tả rằng không chỉnh đối, cũng vì cái lối xé nhỏ câu chữ và hiểu méo mó đó mà ra...!!
Theo tôi thì đúng ra, đó là do phần học lý thuyết của những người này,chỉ mới đọc một mà chưa đọc đến hai chứ chưa nói đến ba ,bốn... Không nhất thiết cứ chữ trên song song với chữ dưới cùng một loại tự là chỉnh đối.. Cũng như câu đối thơ không chỉ có phép đối biền ngẫu [chỉnh đối], mà còn có nhiều phép đối khác. không chỉ có công đối (đối chỉnh) mà còn có khoan đối (đối không chỉnh)nữa...
Khi xem qua [Thi pháp thơ Đường] của Quách Tấn, thì tác giả này liệt kê và phân tích hàng loạt các phép đối, nào là lục đối, bát đối, tám nội dung đối,tám hình thức đối... Nhưng cuối cùng, Quách Tấn quy tụ lại năm phép đối cơ bản gồm... chỉnh đối, tá tự đối, cú trung đối, tựu cú đối,và lưu thủy đối...
Sau khi đọc qua những thể loại đối thì tôi thấy,trong thơ có rất nhiều cách đối mà các cụ ngày xưa dùng,mỗi người có một phong cách riêng rất hay.
CÚ TRUNG ĐỐI (tiểu đối)
Cô vân , độc tiểu xuyên quang mộ
Vạn tỉnh , thiên sơn hải khí thâm
(Mây côi chim lẻ ánh sáng xuyên qua dòng sông chiều / Muôn giếng nghìn non biển khí dày đặc)
PHIẾN ĐỐI (cách cú đối): Câu thứ nhất đối với câu thứ ba, câu thứ hai đối với câu thứ tư
Tiền niên gia thuỷ đông
Hồi thủ tịch dương lệ
Khứ niên gia thuỷ tây
Thấp diện xuân võ tuế
(Năm trước nhà ở phía đông sông
Quay đầu bóng chiều đẹp
Năm ngoái nhà ở phía tây sông
Ướt mặt mưa xuân dịu)
dạng đối này thường dùng trong ngũ ngôn và tứ tuyệt ,thất ngôn,còn thất ngôn bát cú thì ít dùng.
LƯU THUỶ ĐỐI: Ý trong hai vế đi liền một hơi như nước chảy
Lũ lương tâm thượng sự
Tương dữ mộng trung lân
(Hằng đem việc bên lòng
Bàn cùng người trong mộng)
hay:
Còn chăng lời hẹn bên trang sách.
Hay đã tàn theo ánh lửa đèn.
Nhìn vào hai câu trên ta sẽ thấy bất đối,nhưng ý của câu trên trôi chảy,tràn xuống câu dưới làm trọn nghĩa cho câu trên....đó là lưu thuỷ đối.
Thường thì những chữ đầu câu là "còn chăng" thì câu dưới sẽ là "hay đã", hoặc câu trên đầu câu là "Bỗng dưng" thì câu dưới đầu câu là "Để mà."..v.v là cách chơi LƯU THỦY ĐỐI.
GIAO CỔ ĐỐI (đối tréo cẳng ngỗng)
Địch lư tranh lợi thiệp
Lai vãng tiếp phong trào
(Thuyền bè tranh nhau trước
Qua lại tiếp gió sóng)
Địch lư đối với phong trào; lợi thiệp đối với lai vãng
HAY:
Chân bước vững đường chiều khấp khểnh
Rừng cây rậm rạp trúc vươn cao
[trong TỰ NHỦ ,TRẦN TUẤN NGỌC]
chân bước vững đối chéo xuống với trúc vươn cao và rừng cây rậm rạp đối với đường chiều khấp khểnh...đó là giao cổ đối.
TÁ TỰ ĐỐI (đối tiếng, đối bóng)
Quyển liêm huỳnh diệp lạc
Khai hộ tử qui đề
(Cuốn rèm lá vàng rụng
Mở cửa tiếng cuốc kêu)
Tử (trong tử qui) đồng âm cùng tử là màu tím, nên mượn tiếng để đối với huỳnh là vàng (huỳnh điệp). Trong thơ Lục bát chúng ta thường thấy và gặp tá tự đối nhiều hơn...
hay:
Nghèo sạch thanh danh nên gắng giữ.
Giàu sang khó tính chớ nên chơi.
Câu trên,thanh danh là danh từ,câu dưới khó tính là tính từ, vậy xét như thế là bất đối....Nhưng...nếu ta không theo nghĩa thật mà theo tiếng thì ,chữ khó và chữ thanh là tính từ,chữ danh và chữ tính lại là danh từ...nhận xét theo khía cạnh này thì chúng ta sẽ thấy hai chữ kia đối với nhau rất chặt chẽ...cách đối này là sự lợi dụng tiếng việt,lợi dụng sự đồng âm đa nghĩa để đối...như TÚ XƯƠNG có câu thế này nghe rất hay:
Hai mái trống tung đành chịu dột.
Tám giờ chuông điểm phải nằm co.
(TÚ XƯƠNG)
Tá tự kết hợp với số tự đối.
Học bảy nghề còn lo thất nghiệp
Làm tam [ba]vụ vẫn đói tư mùa.
Đây là sự kết hợp tá tự và số tự để đối,và có cả cách chơi chữ rất hay.
Giá như không vì luật bằng trắc thì sẽ là ..làm tư vụ vẫn đói tứ mùa...thì sẽ hay và sẽ là tuyệt diệu...
Ngay cả nơi đây,THI ĐÀN VIỆT NAM này, cũng có một tay thơ mà lúc đầu tôi rất thích,vì thơ anh ta hay và mượt lắm,nhưng khi bê nguyên cả câu từ chấm phẩy của thiên hạ về đây để bình giảng cánh làm thơ luật dường và rập khuôn các diễn đàn khác về nhận xét hai câu trên,thì thì bó tay,không biết những bài tôi đọc của anh ta,có phải do anh ấy viết không nữa...?
Quay lại vấn đề trên...làm tam vụ vẫn đói tư mùa.
đấy mới là phần đặc sắc,bởi vì VIỆT NAM ta từ xưa cho đến tận bây giờ nói về nông vụ là trồng lúa,chỉ có hai vụ lúa là đông xuân và hè thu,còn khoảng trống là nông nhàn,nông dân tận dụng khoảng trống để trồng vụ thứ ba là vụ màu,trồng ngô[bắp] khoai hoa màu ..v.v bởi vậy trong nông vụ mới nói là hai lúa một màu.
tác giả viết như thế đúng theo thực tế,theo nông vụ...người ta chỉ làm có hai vụ trong khi nhân vật trong thơ phải làm quanh năm ,làm đến ba vụ...theo tôi đây mới là tuyệt trong tuyệt...chứ không công nhận những lời phê vớ vẩn,thiếu hiểu biết kia là ,làm tư vụ ,đói tứ mùa...nếu không phạm luật bằng trắc thì tư vụ,tứ mùa ấy cũng chẳng hay ho gì.
Tôi  xin tiếp tục.
TỰ CÚ ĐỐI (đương đối): đương là vừa cân xứng, chữ đồng loại này nhóm trong câu này đối lại với chữ đồng loại kia trong nhóm kia trong câu được cân xứng một cách vừa phải.
Bạch thủ đơn tâm y tử cấm
Nhất huy ngũ bộ tịnh tam biên
(Đầu bạc lòng son nương cung tía
Một lần vung bút trong khoảng năm bước dẹp yên được ba phương)
Lấy nhất, ngũ, tam đối với bạch, đơn, tử
BẤT ĐỐI CHI ĐỐI (trên mặt chữ thì không đối, nhưng ý vẫn đối nhau)
Bất tác tân phong tuý
Kỳ như quyện thể hà?
(Chẳng làm kẻ say trong cơn gió sớm
Thì làm sao cho ra tấm thân đã mỏi mệt)
hay:
Bóng chiều đã ngả đâu quê cũ.
Xưa nay chinh chiến mấy ai về
đây là câu đối mà quan tổng trấn NGUYỄN VĂN THÀNH sai treo lên khi làm lễ tế(TRẬN VONG TƯỚNG SỸ)
câu trên lấy trong HOÀNG HẠC LÂU,câu dưới lấy trong LƯƠNG CHÂU TỪ..cái hay là lấy hai câu thơ trong hai tác phẩm và hai tác giả khác nhau,mà ý vẫn hoà chung.một của THÔI HIỆU hai của VƯƠNG HÀN.
câu một cảm thán tình cảnh,câu hai thì an ủi vong linh...quả là hợi với tình cảnh trong tế dàn (TRẬN VONG TƯỚNG SỸ)
lấy cái không đối để đối,đó là bất đối chi đối...không cần phải lệ thuộc vào chữ,mà dùng ý để đối...cấu trúc từ ngữ,ngữ pháp phải song song và đồng dạng với nhau.
Có nhiều luồng ý kiến cho rằng đây là các phép đối phá cách...? Nhưng cứ căn cứ vào lịch sử thơ Đường,luật Đường thì sẽ thấy rõ các phép đối này không hề là phép đối phá cách, mà hoàn toàn là chính cách... Bởi chúng xuất hiện cả trong Cổ thi trước thời Đường, trong thời Đường và sau thời Đường. Chúng sinh ra trước cả thể loại văn biền ngẫu(PHÚ)mà thơ luật đường đi ra từ phú về luật và đối...Chúng là [đàn anh đàn chị,có khi là chú bác] của văn biền ngẫu. Và ngay cả khi xuất hiện lối văn biền ngẫu rồi, thì các phép đối này vẫn tiếp tục tồn tại và vẫn được duy trì sử dụng trong suốt lịch sử dòng thơ Đường , bao gồm cả thơ luật đường.
nhân đây tôi cũng xin nói thẳng rằng, tôi đã từng hỏi các bậc tông sư,cao nhân tiền bối và tìm kiếm ,đọc qua rất nhiều sách...Nhưng tôi chưa nghe và thấy sách nào nói rằng đối không chỉnh thì không phải thơ Đường luật...!!! Ngược lại, lý thuyết căn bản môn thơ Đường luật ghi rõ ràng rằng ngoài CHỈNH ĐỐI, còn có KHOAN ĐỐI (đối không chỉnh).
Theo ngu ý của tôi thì,khi chúng ta muốn đánh giá một bài thơ luật đường thì phải theo tiêu chí đề ra của luật thơ nói riêng và nghệ thuật làm thơ nói chung, chứ không riêng gì đối. theo chúng ta đã biết thì riêng cách đối cũng có dăm bảy kiểu đối,chứ không riêng gì chỉnh đối...?!
bởi thế khi đã chơi thơ Đường luật thì cần hiểu rõ ngoài công đối [chỉnh đối] ra còn có khoan đối [đối không chỉnh]
Như lúc trước khi giảng cho tôi về thơ, Thầy của tôi đã nói và những bậc cao nhân tiền bối cũng nói như thế này:Nếu ta chưa thông thạo về các phép đối,thì hãy cứ nên dùng chỉnh đối,lưu thuỷ đối và tiểu đối...còn những dạng đối khác từ từ tham khảo và học sau để bổ trợ cho nguồn kiến thức của ta để từ đó nhận biết được những trường phái và sở thích của mỗi người... 
Tôi đáng lẽ cũng chẳng muốn viết ra làm gì,vì nơi đây cao thủ tào lao quá nhiều,nhưng các thi hữu chơi thơ theo đúng nghĩa thì lại không ít bởi vậy lãng đành mạo muội viết ra,để chúng ta cùng nhìn nhận,và bổ trợ cho nhau.
DIZIKIMI sưu tầm bài viết của
LÃNG TỬ SẦU

 

NGUYÊN TẮC LÀM THƠ VẦN - VẦN THÔNG - GIEO VẦN

- GIEO VẦN

1. Link PHẦN 1: VẦN

https://www.facebook.com/.../a.234354.../387123328501796/...

2. Link PHẦN 2: VẦN THÔNG

https://www.facebook.com/.../rpp.../387584655122330/...

✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿

GIEO VẦN

Có bốn điều HỆ TRỌNG nên nhớ trong GIEO VẦN Quốc ngữ:

1. Trong sự gieo vần Quốc ngữ, có ba âm: A, Ă, Â rất thường được GHÉP với một phụ âm khác như C, M, N, P, T để tạo thành âm GHÉP như: AC, ĂC, ÂC... AM, ĂM, ÂM... AN, ĂN, ÂN... AP, ĂP, ÂP... AT, ẮT, ẤT vv...

Những vần GHÉP nói trên CHỈ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trước!

Ví dụ:

- BÁT thông được với BẮT hay BẤT,

mà KHÔNG thông được với CẮT hay CẤT hoặc MẮT hay MẤT...

tuy nhiên BÁT thông được CÁT hay MÁT vì chúng đều có âm GHÉP "AT" theo sau.

- TAM thông với TĂM hay TÂM,

mà KHÔNG thông với CĂM hay CÂM, cũng không thông được với TRĂM hay TRÂM...

tuy nhiên TAM thông được với CAM, TRAM, vì chúng có cùng âm GHÉP "AM" theo sau.

- TAN thông với TĂN hay TÂN, mà không thông với VĂN hay VÂN

- LAM thông với LĂM, LÂM, nhưng không thông với BĂM, BÂM, TRĂM, TRÂM

- QUAN thông với QUĂN, QUÂN, nhưng không thông với CHĂN, CHÂN, NHĂN, NHÂN, v.v...

Đó là do cách hiệp vận do âm điệu điều hoà mà thành lệ.

2. VẦN GHÉP:

a. Khi có vần GHÉP bằng 2 hoặc 3 chữ nguyên âm với một chữ phụ âm đứng cuối, (Ví dụ như: IÊN, UYÊN, UÂN, UÔN, ...) ta nên lấy 2 chữ cuối cùng để làm VẬN CĂN mà gieo vần,

Cho nên

- EN, IN, vần với YÊN hay UYÊN

- ÂN vần với UÂN

- ƠN vần với OAN

- ON vần với UÔN

b. Khi có vần GHÉP bằng 2 hay 3 chữ nguyên âm với 2 chữ phụ âm

(Ví dụ như chữ: ƯƠNG...) thì ta nên lấy 3 chữ cuối mà làm VẬN CĂN để GIEO VẦN

Cho nên: ƯƠNG vần với ANG,

Cũng nên nhớ: ƯƠNG vần với UÔNG vì Ơ vần với Ô,

nhưng UÔNG không vần với ANG vì Ô không vần với A.

3. Khi có vần GHÉP bằng 2 hay 3 nguyên âm:

Khi có loại âm này thì ta nên THEO ÂM ĐIỆU mà lấy 1 hay 2 chữ ấy mà làm VẬN CĂN

Ví dụ:

- OA, OE, UÊ, UY... thì vận căn là A, E, Ê, Y;

nên OA vần với A, OE vần với E, UÊ vần với Ê, UY vần với I hay Y.

- UÂY vần với ÂY

Những vần IA, UYA, UA, ƯA, thì vận căn lại ở chữ I, Y, U, Ư mà chữ a đứng ở cuối tiếng không có ảnh hưởng gì cả.

- I vần với IA

- A vần với IA trong chỉ duy nhất một chữ GIA,

mà không vần với IA bắt đầu bằng phụ âm khác như TIA, KIA...

- Ư vần với ƯA

- Ô vần với UA, vv...

4. LƯU Ý:

- Hai tiếng đồng âm và đồng nghĩa thì không vần được với nhau

- Hai tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì vần với nhau được.

✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿

CÁC KIỂU GIEO VẦN:

1. CƯỚC VẬN (Vần chân):

Cước vận là các vần nằm ở cuối câu, nghĩa là các chữ ở cuối câu vần với nhau. Đa số các thể thơ đều là cước vận.

2. YÊU VẬN (Vần lưng):

Yêu vận là vần được gieo ở giữa câu, nghĩa là chữ cuối của câu trên vần với một chữ nằm ở giữa câu dưới, như thể thơ lục bát, song thất lục bát.

Ví dụ:

Bỗng dưng buồn bã không GIAN

Mây bay lửng thấp giăng MÀN âm U

Nai cao gót lẫn trong MÙ

Xuống rừng nẻo thuộc nhìn THU mới về.

(Huy Cận)​

- Vần chân: U/MÙ

- Vần lưng: GIAN/MÀN - MÙ/THU

3. VẦN TIẾP (Liên vận):

Chữ cuối của 2 câu liên tiếp vần với nhau và các cặp bằng trắc xen kẽ tiếp nhau.

4. VẦN CHÉO (Cách vận): Có 2 loại vần chéo:

- Chữ cuối 2 câu cách nhau có vần với nhau.

Trong một khổ 4 câu, chữ cuối câu 1 vần với câu 3 và chữ cuối câu 2 vần với câu 4.

Ví dụ :

TÌNH TRĂNG

Trăng muôn lần diễm TUYỆT

Nguồn cảm hứng dâng ĐỜI

Bao mùa tròn lại KHUYẾT

Mang nỗi nhớ đầy VƠI

HN

Vần chéo: TUYỆT/KHUYẾT - ĐỜI/VƠI

- Hoặc chỉ cần chữ cuối của câu 2 và chữ cuối của câu 4 vần với nhau.

Ví dụ:

Anh có hiểu vầng dương chưa tắt nắng

Mây đã buồn tím ngắt cuối trời XA

Lòng thổn thức bước chân sầu đơn lẻ

Chờ đợi anh góc phố buổi chiều TÀ

(TN)

Vần chéo: XA/TÀ

5. VẦN ÔM:

Trong 1 khổ thơ 4 câu

- Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 4

- Chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 3.

Ví dụ :

HOA LAN

Rạng rỡ tươi XINH

Vươn mình trong NẮNG

Tỏa hương thầm LẶNG

Son sắt đậm TÌNH.

HN

Vần ôm: XINH, TÌNH

6. VẦN 3 TIẾNG (3 vần):

Chữ cuối các câu 1, 2 và 4 của khổ thơ vần với nhau.

Ví dụ :

HỌC THƠ

Em tập làm THƠ

Câu chữ còn KHỜ

Nhờ huynh tỷ dạy

Cho thỏa ước MƠ.

HN

Vần 3 vần: THƠ/KHỜ/MƠ

✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿✿

TRONG LÀM THƠ CHÚNG TA CÓ 4 CÁCH GIEO VẦN SAU:

- CHÍNH VẦN

- THÔNG VẦN

- CƯỠNG VẦN

- LẠC VẦN

a. CHÍNH VẦN (Chính vận)

Là những vần ăn khớp chặt chẽ với nhau (ví như anh em ruột vậy)

Ví dụ:

A với A

I với I

AI với AI

ONG với ONG

v.v....

Gọi là chính vận (vần nào ăn khớp chặt chẽ với vần nấy)

b. THÔNG VẦN (Thông vận)

Là những vần cùng nhóm, hơi khác nhau một chút nhưng có thể tương thông với nhau. Nói nôm na là “hơi khác nhau, nhưng nghe... lọt tai” (ví như anh em chú bác ruột vậy).

Ví dụ:

A với OA

I với E, Ê, IA, UY

AI với AY, ÂY

EM với ÊM, IM, IÊM

ANH với INH, ÊNH, UYNH

ANG với OANG, ƯƠNG

ONG với ÔNG, UNG

v.v...

Gọi là thông vận (vần hơi khác loại nhưng ăn thông với nhau được)

c. CƯỠNG VẦN (Cưỡng vận):

Là vần ép, vần cưỡng bách, bản thân chúng không liên quan với nhau mấy (bà con quá xa, xa 5,7 đời) thực chất thì không thông nhau được, nhưng miễn cưỡng dùng ép cũng... tạm được.

Tất nhiên cưỡng vận chỉ được dùng khi... bí vận mà thôi. Miễn cưỡng thì cũng được, nhưng nếu dùng nhiều quá thì sẽ làm giảm hoặc mất giá trị bài thơ

Thí dụ :

AN với ANG

ON với OM

ƠN với ƠM

ÔN với ÔM

UÔN với ƯƠNG

IN với INH, IM, ÊM, IÊM...

v.v.....

gọi là cưỡng vận (vần ép, vần cưỡng bách)

d. LẠC VẦN (Lạc vận):

Là các chữ vần mà chả có ăn nhập vần gì với nhau cả

Ví dụ:

Ơ với ƠI

A với AI, IA

Ô với ÔI, ÔN, ÔNG

ƠI với ƠN

AI với AN, ANG

v.v...

Gọi là lạc vận (không hòa vận)

Trong 4 cách hòa vận nói trên, khi làm thơ, nếu dùng:

- Chính vận thì chặt chẽ, nhưng cũng đôi khi tạo cho người làm thơ cảm giác gò bó, không linh động.

- Thông vận là cách hòa vận thoải mái nhất, làm cho bài thơ trở nên đặc sắc, biến ảo vô cùng, giúp người làm thơ thoải mái hơn, dễ dùng chữ hơn.

- Cưỡng vận là vần ép, miễn cưỡng cũng có thể dùng được, nhưng nếu sử dụng cưỡng vận nhiều quá, sẽ làm giảm giá trị câu thơ.

Cả ba cách hòa vận nói trên đều dùng được

Chỉ riêng LẠC VẬN là phải tuyệt đối tránh, gieo vần lạc vận kể như bài thơ hỏng!!!

---------------------------------

LƯU Ý: CƯỠNG VẬN hay THÔNG VẬN

Một vấn đề thường hay gây ra tranh cãi là bản thân 2 vần nào đó là “Cưỡng vận” hay “Thông vận” của nhau?

1. Thật ra, quan niệm cưỡng hay thông cũng là do con người định đoạt. Một vần nào đó bản chất là cưỡng, nhưng nếu được dùng nhiều lần quen đi trong những bài thơ hay thì dần dần cưỡng ấy sẽ được coi như thông mà thôi!!!

2. Một tiêu chuẩn là xét theo truyện Kiều, những vần nào Nguyễn Du có sử dụng, được coi như thông vận.

Một số ví dụ như sau:

***ONG, ÔNG, UNG LÀ THÔNG VẬN

Ví dụ:

Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán LÒNG

Phòng văn hơi giá như ĐỒNG

Trúc se ngọn thỏ, tơ CHÙNG phím loan

Nguyễn Du - Truyện Kiều [251-254]

--------------------------------------

***ANG, OANG, ƯƠNG LÀ THÔNG VẬN

Ví dụ:

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một TRƯƠNG

Khúc nhà tay lựa nên XOANG

Một thiên “bạc mệnh” lại CÀNG não nhân

Nguyễn Du - Truyện Kiều [31-34]

--------------------------------

***NHƯNG ONG, ÔNG VÀ ƯƠNG LÀ CƯỠNG VẬN.

(Trong toàn bộ truyện Kiều, không có câu nào ông đi đôi với ương cả)

Cưỡng vận tuy miễn cưỡng cũng dùng được, nhưng nếu có thể thì nên tránh.

Trong truyện Kiều: Rất ít khi thấy xuất hiện Cưỡng vận. Cả bộ truyện, chỉ có thể nhặt ra được 4 lần Nguyễn Du sử dụng cưỡng vận mà thôi:

Lời con dặn lại một hai

Dẫu mòn bia đá, dám phai tấc VÀNG

Lạy thôi nàng lại rén CHIỀNG:

-“Nhờ cha trả được nghĩa CHÀNG cho xuôi” [771-774]

Tin nhà ngày một vắng TIN

Mặn tình cát lũy, nhạt TÌNH tào khang [1480]

Bao nhiêu đoạn khổ tình thương

Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở THAN

Dặn tôi đứng lại một BÊN

Chán tai rồi mới bước lên trên lầu [2002]

Lệnh quan ai dám cãi lời

Ép tình mới gán cho người thổ quan

Ông tơ thật nhẽ đa ĐOAN

Xe tơ sao khéo vơ QUÀNG vơ xiên [2600]

3. Nguyên tắc chung của các quan điểm liên quan đến thông vận và cưỡng vận là :

- Vần nào Nguyễn Du có sử dụng được kể như thông vận

- Vần nào Nguyễn Du không sử dụng là cưỡng vận.

TÓM LẠI:

Qua những ví dụ ấy, ta thấy rằng nếu biết dùng cưỡng vận một cách hạn chế, có chừng mực thì bài thơ vẫn hay như thường. Còn nếu lạm dụng, hoặc dùng không khéo thì... khó nghe lắm.

Và cuối cùng thì câu hỏi “Vần này Cưỡng hay Thông” vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có câu đáp vậy.

Trên đây là những điều căn bản mà các anh chị em cần phải hiểu khi bắt đầu tập làm thơ.

Mong rằng những điều này giúp ích được cho các ACE muốn làm quen cùng NGUYÊN TẮC LÀM THƠ.

Chúc tất cả vui vẻ và thành công!

Nguồn:

1. http://www.daovien.net/t13-topic

2.https://www.thivien.net/…/Lu%…/topic-mYEcs2AZA6uARv-MA69oaA…

 

LUẬT THƠ TỔNG HỢP

22 tháng 7, 2019  ·

CHUYÊN ĐỀ: TỪ LÁY

I. KHÁI NIỆM:

1. Định nghĩa:

Từ láy được tạo nên từ hơn 2 tiếng:

- Tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa)

- Tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc (tiếng không nghĩa)

Các tiếng tạo nên từ láy có đặc điểm giống nhau về chỉ nguyên âm hoặc phụ âm, hay có thể giống nhau cả nguyên âm và phụ âm.

Trong từ láy có thể có 1 từ không mang ý nghĩ gì hoặc cả 2 từ đều không có nghĩa và được ghép với nhau thành một từ có nghĩa.

2. Công dụng

Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tinh thần, tâm lý,… của người hoặc là sự vật hiện tượng

3. Các hình thức láy:

Từ láy được chia thành hai loại chính là: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

A. TỪ LÁY TOÀN BỘ:

– Láy tiếng: Là những từ lặp lại hoàn toàn cả về âm và vần như: Ào ào, xa xa, luôn luôn, hằm hằm, xanh xanh,…

– Láy cả âm lẫn vần: Là những từ lặp lại về âm và vần nhưng có tiếng thay đổi âm điệu về âm thanh để tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh như: Ngoan ngoãn, thăm thẳm, bong bóng, ra rả, đu đủ, thoang thoảng, lanh lảnh, ngồn ngộn, …

B. TỪ LÁY BỘ PHẬN:

– Láy âm đầu: Là những từ láy lặp lại về phần âm đầu – người ta thường gọi là từ láy âm như: Lấp lánh, xinh xắn, ngơ ngác,…

– Láy vần: Từ láy lặp lại về phần vần – người ta thường gọi là từ láy vần như: Liêu xiêu, cheo leo, chênh vênh, chao đảo…

II. BẢNG TỪ LÁY THAM KHẢO

A

ái ngại,

ang áng,

anh ánh,

ào ào,

áy náy,

Ă

ăm ắp,

ăn năn,

ắng lặng,

Â

âm ấm, ầm ĩ, âm thầm, ấm ức,

ấp úng,

B

bả lả,

bạc bẽo, bạc nhạc,

bai bải,

bàn bạc,

bàng bạc, bảng lảng,

bành bạnh, bảnh bao,

bát ngát,

bay bướm

băm bổ,

bằng bặn, bắng nhắng, bặng nhặng, băng xăng,

bắt bớ,

bậm bạp,

bần bật, bận bịu, bần thần,

bập bẹ, bấp bênh, bập bềnh, bập bõm, bập bồng, bập bùng,

bầu bĩnh,

bậy bạ, bây bẩy, bầy hầy, bầy nhầy,

bẽ bàng, be be, be bé, be bét, bé bỏng,

bèn bẹt, bẽn lẽn,

beo béo, bẻo lẻo, bèo nhèo,

bép xép,

bề bề, bê bết, bê bối, bề bộn, bê trễ, bệ vệ,

bền bỉ,

bềnh bệch, bềnh bồng,

bều bệu

bì bà bì bõm, bĩ bàng, bí bét, bi bô, bì bõm, bí rị, bí xị,

bịn rịn,

bịp bợm,

bít bùng, bịt bùng,

bỏ bê, bõ bèn,

bỏm bẻm,

bon bon,

bóng bẩy,

bỗ bã, bồ bịch, bô bô,

bốc bải,

bôi bác, bổi hổi, bối rối, bối rối,

bộn bề, bôn chôn, bồn chồn,

bồng bềnh, bông lông,

bộp chộp,

bỡ ngỡ, bơ phờ, bơ vơ,

bời bời,

bờm xờm,

bụ bẫm, bù khú, bù xù,

bụi bặm, bùi ngùi, bùi nhùi,

bủn nhủn, bủn rủn,

bủng beo, bung bủng, bùng bùng, bùng nhùng, bụng nhụng,

buồn bã, buồn bực, buôn buốt,

buông tuồng,

bừa bãi, bừa bộn, bừa phứa,

bực bõ, bực bội, bức bối,

bưng bít,

bươn bả,

bướng bỉnh,

bứt rứt,

C

cà kê,

canh cánh,

cau có, cáu kỉnh, càu nhàu,

cặm cụi,

cằn nhằn,

cầm cập,

cập kênh,

cỏn con,

còng cọc, cong queo,

cót két, cọt kẹt,

cộc cằn, cộc lốc,

côi cút,

cồm cộm,

cồng kềnh,

của cải,

cúm núm,

cuồn cuộn,

cuống cuồng, cuống quýt.

cứng cỏi,

CH

chang chang, chạng vạng,

chạy chọt,

chắc chắn,

chăm chắm, chằm chằm,

chằng chịt,

chặt chẽ,

chậm chạp,

chần chừ,

chập choạng, chập chờn, chập chững,

chật vật,

che chở,

chen chúc,

cheo leo,

chễm chệ,

chệnh choạng, chênh vênh,

chiều chuộng,

chín chắn,

chòng chành, chòng chọc, chong chóng,

chót vót,

chống chế, chồng ngồng,

chới với,

chơm chởm,

chờn vờn,

chũm chọe,

chùn chụt,

chững chạc, chưng hửng

D

da dẻ, da diết, dã dượi,

dài dài, dai dẳng, dãi dầu, dài dòng, dại dột,

dạn dĩ, dan díu,

dàng dênh, dang dở,

dành dụm,

dáo dác, dào dạt,

dạt dào,

dày dặn, day dứt,

dặn dò, dằn dỗi,

dằng dặc,dằng dai,

dặt dẹo, dắt díu, dặt dìu,

dấm dẳng, dâm dấp, dầm dề, dấm dớ, dậm doạ, dấm dứ, dấm dúi,

dần dà, dần dần,

dập dềnh, dập dìu, dập dờn,

dầu dãi,

dậy dàng, dây dưa, dây dướng,

dẽ dàng, dè dặt,

dẻo quẹo,

dễ dãi, dễ dàng,

dềnh dang, dềnh dàng,

dí dỏm,

diêm dúa,

dính dáng, dính dấp,

dịu dàng, dìu dặt, dìu dịu

dò dẫm, do dự,

dọa dẫm,

dòm dỏ,

dõng dạc, dong dỏng,

dỗ dành,

dồi dào,

dồn dập,

dông dài,

dớ dẩn, dở dang, dơ dáy,

dớn dác,

dung dăng, dùng dắng, dùng dằng,

duyên dáng,

dư dả, dữ dằn, dữ dội,

dựa dẫm,

dửng dưng

Đ

đãi đằng,

đàn đúm,

đàng điếm,

đanh đá, đành đạch, đành hanh,

đáo để,

đau đáu, đau đớn,

đay đảy,

đăm đăm, đăm đắm, đắm đuối, đằm thắm,

đắn đo,

đằng đẵng, đằng hắng,

đắt đỏ,

đầm ấm, đậm đà, đầm đầm, đầm đìa, đâm sầm,

đẫn đờ,

đẫy đà, đầy đặn, đây đẩy, đậy điệm, đầy rẫy,

đen đúa, đen đủi,

đeo đẳng, đèo đẽo, đeo đuổi,

đẹp đẽ,

đểnh đoảng,

đều đặn,

đì đẹt, đì đùng,

điếm đàng,

điệu đà, điêu đứng,

đìu hiu,

đo đạc, đo đắn, đỏ đắn,

đon đả,

đỏng đảnh, đong đưa,

đồ sộ, đổ xô,

đồn đãi, đồn đại,

đông đảo, động đậy, đông đúc,

đột ngột,

đờ đẫn, đỡ đần,

đời đời,

đớn đau,

đù đờ, đú đởn,

đùn đẩy,

đúng đắn, đủng đỉnh, đùng đoàng, đung đưa, đùng đùng,

đuồn đuỗn,

đứng đắn,

đượm đà,

E

éc éc,

ém dẹm, em em, ém nhẹm

en en,

eo éo, èo èo, èo ẽo, eo sèo,

Ê

ê chề, ê ê, ê hề,

êm ả, êm ái, êm đềm, êm êm,

ềnh ềnh,

êu êu,

G

gạ gẫm, gà gật,

gạch gạch,

gai góc,

gàn gàn, gan góc, gạn gùng,

gánh gồng,

gạt gẫm, 4

gau gáu,

gay gắt, gay go,

gằm gằm,

gắng gổ, gắng gượng,

gặp gỡ,

gắt gao, gắt gỏng,

gầm gừ,

gần gận, gần gũi, gần gụi, gân guốc,

gấp gáp,

gật gà gật gù, gật gà gật gưỡng, gật gù, gật gưỡng,

gâu gâu,

gây gấy, gây gổ, gầy gò, gẫy góc, gẫy gọn, gầy guộc,

ghê ghê,

gò gẫm,

gói gắm, gói ghém,

gọn gàng, gòn gọn, gọn lỏn,

góp nhóp,

gốc gác,

gỡ gạc,

gởi gắm,

gớm ghiếc, gờm gờm, gớm guốc,

gờn gợn,

gục gặc,

gùn gút,

gừ gừ,

gửi gắm,

gườm gườm,

gượng gạo, gường gượng,

GI

gì gì,

già giặn, giả lả,

giãi giề,

giàn giụa,

giáo giở,

giãy giụa,

giặc giã,

giằn giọc, giằn giỗi,

giặt dịa,

giậm giật, giấm giúi,

giần giật,

giập giạp,

giấu giếm,

giây giướng,

gièm giẹp,

giéo giắt, giẹo giọ, gieo neo,

giỏi giang,

giòn giã, gion giỏn,

gióng giả,

giối già, giối giăng, giôn giốt,

giông giống,

giở giói,

giu giú,

giục giã, giục giặc,

giúi giụi,

giữ giàng,

H

ha ha, ha hả, hả hê, há hốc,

ham hố,

hanh hao,

hao hao, hào hển, háo hức, hào hứng, hao hụt,

hát hò, hát hỏng, hát hổng,

hau háu,

hay ho, hay hớm,

hằm hằm, hăm he, hăm hở, hằm hừ, hặm hụi,

hằn học, hẳn hoi, hẳn hòi,

hăng hái,

hắt hiu, hắt hủi,

hầm hầm, hâm hấp, hầm hập, hầm hè, hẩm hiu, hầm hố, hậm hoẹ, hấm hứ, hầm hừ, hậm hực,

hẫng hụt,

hấp hay, hấp háy, hấp hem, hấp him, hấp hối, hấp hơi, hấp tấp,

hất hủi,

hậu đậu, hậu hĩnh,

hây hây, hây hẩy,

hèn hạ, hẹn hò,

heo hắt, héo hắt, héo hon, heo hút,

hẹp hòi,

hể hả, hề hấn, hề hề,

hếch hoác, hềnh hệch,

hỉ hả, hí hoáy, hí hởn, hì hục, hí húi, hì hụi, hí hửng, hì hụp, hiểm hóc, hiếm hoi,

hiu hắt,

hó háy, ho he, hó hé, ho hen, hò hẹn, hò hét,

họa hoằn, hoa hoét,

hoang hoác, hoang toàng,

hoạnh hoẹ,

hóc hiểm,

hoe hoe,

hỏi han, hoi hóp,

hom hem, hóm hỉnh, hom hỏm, hòm hòm,

hon hỏn,

hỏng hóc, hong hóng, hóng hớt,

họp hành,

hô hố, hồ hởi,

hộc hà, hốc hác, hốc hếch, hộc hệch, hộc tốc,

hối hả, hôi hám, hôi hổi, hồi hộp,

hổn ha hổn hển, hỗn hào, hổn hển, hôn hít,

hồng hào, hổng hểnh, hồng hộc, hồng hồng,

hơ hải, hở hang, hớ hênh, hơ hớ, hờ hững,

hơi hơi, hời hợt,

hợm hĩnh,

hớn hở, hơn hớn, hờn hợt,

hớp hồn,

hớt hải, hớt hơ hớt hải,

hú hí, hú họa, hú hồn, hu hu,

hục hặc,

huếch hoác, huênh hoang,

hùi hụi,

hum húp,

hùn hạp, hun hút,

hung hãn, hung hăng, húng hắng, hùng hục, hung hung,

húp híp,

hụt hẫng,

huỵch huỵch,

hư hao, hư hỏng, hừ hừ,

hững hờ, hừng hực, hưng hửng,

I

ỉ ôi,

im ả, im ắng, im ỉm, im lìm, im lịm,

ỉu xịu, ỉu xìu,

K

kè kè, ké né, kè nhè,

kém cạnh, kém cỏi, kèm nhèm,

kèn cựa, ken két, kèn kẹt,

keng keng,

kèo cò, kèo kẹo, kẽo kẹt, kèo nèo,

kề cà, kể lể, kệch cỡm, kềnh càng, kềnh kệnh,

kì kèo, kìn kìn, kìn kịt, kình kịch, kĩu cà kĩu kịt, kĩu kịt,

kỳ cạch, kỹ càng, ky cóp, kỳ cục, kỳ kèo.

KH

kha khá,

khách khứa,

khàn khàn,

khang khác, khang khảng, khang kháng, khạng nạng,

khanh khách, kháu khỉnh,

khắc khoải, khặc khừ,

khăm khắm,

khăn khẳn,

khăng khăng, khẳng kheo, khăng khít, khẳng khiu,

khắt khe,

khấn khứa,

khấp kha khấp khểnh, khập khà khập khiễng, khấp khểnh, khập khiễng, khấp khởi,

khất khứ,

khẽ khàng, khe khắt, khe khẽ, khè khè,

kheo khéo, kheo khư, khéo léo, khét lẹt,

khề khà, khệ nệ,

khệnh khạng,

khì khì, khi khu,

khin khít, khìn khịt, khinh khích, khinh khỉnh, khít khịt,

khó khăn, khò khè, kho khó, khò khò,

khoảng khoát, khoảnh khoái,

khoăm khoăm,

khóc lóc,

khoe khoang, khỏe khoắn,

khom khom, khòm khòm,

khô khan, khô khốc, khô không khốc,

khôn khôn,

khờ khạo, khờ khĩnh,

khù khờ, khù khụ,

khua khoắng,

khuây khoả,

khúc kha khúc khích, khúc khích, khúc khuỷu,

khuếch khoác,

khum khum, khúm núm,

khúng khắng, khụng khiệng, khủng khiếp, khủng khỉnh,

khụt khịt,

khuya khoắt,

khư khư, khừ khừ,

L

la cà, lã chã, là đà, là là, lạ lẫm, la liếm, la liệt, la lối, lả lơi, lạ lùng, là lượt, lả lướt, lả tả,

lác đác, lạc loài, lạc lõng,

lạch bạch, lách cách, lạch cạch, lách chách, lạch đạch, lách nhách, lách tách, lạch tạch, lạch xạch,

lai láng, lai lịch, lai nhai, lài nhài, lải nhải, lai rai,

lam nham, làm nhàm,

làn làn, lan man,

lang bang, láng cháng, lãng đãng, lạng lách, lang lảng, lang lổ, láng máng, làng nhàng, lang thang, lảng vảng,

lành canh, lanh chanh, lành chanh, lành lặn, lanh lảnh, lành lạnh, lanh lẹ, lanh lẹn, lạnh lẽo, lanh lợi, lảnh lói, lánh lót, lảnh lót, lạnh lùng, lành mạnh, lạnh tanh, lanh tranh, lành tranh,

lao đao, lảo đảo, láo lếu, láo liên, lao nhao, láo nháo, lào phào, lào thào, lao xao, lào xào, lạo xạo,

láp nháp,

lạt lẽo,

làu bàu, lảu bảu,lạu bạu, lau chau, lau láu, làu làu, láu lỉnh, lau nhau, láu táu,

lay lắt, lay láy, lạy lục, lay nhay, lay phay,

lắc cắc, lặc lè, lắc lư, lắc rắc,

lăm lăm, lăm le, lăm tăm,

lăn lóc, lăn phăn, lăn tăn,

lăng băng, lặng lẽ, lăng líu, lẳng lơ, lăng loàn, lăng nhăng, lằng nhằng, lẵng nhẵng, lẳng nhẳng, lăng quăng, lăng xăng,

lắp bắp, lặp bặp, lắp xắp,

lắt lay, lắt léo, lắt lẻo, lắt nhắt, lặt vặt,

lầm lầm, lấc cấc, lấc láo, lấc xấc, lầm bầm, lẩm bẩm, lẩm cẩm, lấm chấm, lẫm chẫm, lầm lẫn, lấm láp, lấm lem, lấm lét, lầm lì, lầm lỡ, lầm lội, lầm lũi, lầm lụi, lẩm nhẩm, lâm râm, lầm rầm, lấm tấm, lâm thâm,

lấn bấn, lấn cấn, lẫn cẫn, lần chần, lận đận, lần khân, lần khần, lẫn lộn, lần lữa, lần lượt, lẩn lút, lẩn mẩn, lẩn quẩn, lần thần, lẩn thẩn, lẩn vẩn,

lâng láo,

lập bập, lập cập, lấp lánh, lấp láy, lấp liếm, lập lờ, lấp loá, lấp loáng, lập loè, lấp lú, lấp lửng, lấp xấp,

lật bật, lật đật,lật lọng, lất phất, lật phật,

lâu lắc, lâu nhâu,

lẩy bẩy, lây dây, lây lất, lầy lội, lẫy lừng, lầy nhầy, lây rây,

le lói, lẻ loi, lè nhè, le te, lè tè, lẻ tẻ,

lèm bèm, lem lém, lem lẻm, lém lỉnh,lem luốc, lem nhem, lèm nhèm,

len lén, len lét, len lỏi, lẻn lút,

leng beng, leng keng, leng reng, lẻng xẻng,

lẽo đẽo, leo heo, leo kheo, lèo lái, leo lắt, leo lẻo, leo lét, leo nheo, léo nhéo, lèo nhèo, leo teo, lèo tèo, léo xéo, lép bép, lép kẹp, lép nhép, lẹt đẹt,

lê la, lê lết, lề mề, lễ mễ, lê thê,

lệch lạc, lếch thếch,

lềnh bềnh, lênh đênh, lênh khênh, lênh láng, lềnh phềnh,

lệt bệt, lệt sệt,

lêu bêu, lều bều, lêu đêu, lểu đểu, lều khều, lếu láo, lêu lổng, lêu nghêu, lều nghều, lều phều, lêu têu,

li bì, li la li lô, lí lắc, lì lợm, lí nhí, li ti, lí tí, lì xì,

lia lịa,

lịch bịch, lích kích, lịch kịch,

liếm láp,

liến láu, liền liền,

liểng xiểng,

liếp nhiếp,

liều liệu, liều lĩnh, liêu xiêu,

lim dim,

lỉnh kỉnh, linh tinh,

lít nhít,

liu diu, líu lo, líu lô, líu nhíu, líu ríu, líu tíu,

lò cò, lò dò, lo lắng, lo liệu, lo lót, lò mò, lọ mọ,

lõa lồ, lòa nhòa, lỏa tỏa, lòa xòa, lõa xõa,

loạc choạc,

loai nhoai,

loáng choáng, loảng choảng, loạng choạng, loang lổ, loang loáng, loang loãng, loáng thoáng, loang toàng, loàng xoàng, loảng xoảng,

loạt soạt,

loay hoay,

loăn xoăn,

loằng ngoằng,

loắt choắt,

lóc cóc, lọc cọc, lọc lõi, lóc ngóc, lóc nhóc, lóc xóc, lọc xọc,

loe loét, lòe loẹt, lòe nhòe, loe toe, lòe xòe,

loi choi, loi ngoi, loi nhoi,

lõm bõm, lom khom, lòm khòm, lọm khọm,

lon ton, lon xon,

lõng bõng, lỏng chỏng, lóng cóng, long đong, lòng khòng, long lanh, lóng lánh, lỏng lẻo, long lóc, long lỏng, lóng ngóng, long nhong, lòng thòng, long tong, lòng vòng,

lóp ngóp,

lọt lòng,

lỗ chỗ, lổ đổ, lỗ lã, lố lăng, lộ liễu, lố lỉnh, lồ lộ, lỗ mỗ, lô nhô, lố nhố, lô xô,

lốc cốc, lộc cộc, lộc ngộc, lốc nhốc, lốc thốc, lộc xộc,

lồi lõm, lôi thôi,

lôm côm, lồm cồm, lốm đốm, lồm ngồm, lổm ngổm, lôm nhôm,

lộn lạo, lổn nhổn, lộn xộn,

lông bông, lồng bồng, lổng chổng, lồng cồng, lộng lẫy, lông lốc, lồng lộn, lồng lộng, lông nhông,

lốp bốp, lộp bộp, lốp cốp, lộp cộp, lốp đốp, lộp độp,

lỡ cỡ, lờ đờ, lỡ dở, lơ là, lỡ làng, lơ láo, lở lói, lơ lửng, lờ lững, lơ mơ, lờ mờ, lơ ngơ, lớ ngớ, lờ ngờ, lơ phơ, lờ phờ, lớ quớ, lơ thơ, lở tở,

lơi là, lơi lả, lơi lỏng,

lởm chởm, lởm khởm, lờm xờm,

lợn cợn, lớn lao, lởn vởn

lớp nhớp,

lợt lạt, lớt phớt,

lu bu, lu bù, lù đù, lủ khủ lù khù, lù khù, lụ khụ, lú lẫn, lú lấp, lu loa, lù lù, lũ lượt, lù mù, lù rù, lù xù,

lủa tủa,

luấn quấn, luẩn quẩn,

lục bục, lục cục, lục đục, lúc lắc, lục lạo, lúc lỉu, lục lọi, lúc nhúc, lục sục,

lụi cụi, lúi húi, lụi hụi, lụi hụi, lui lủi, lùi lũi, lùi lụi, lủi thủi, lùi xùi,

lụm cụm, lum khum,

lũn chũn, lủn chủn, lũn cũn, lủn củn, lủn mủn, lún phún, lụn vụn,

lung bung, lúng búng, lùng bùng, lụng bụng, lủng củng, lủng lẳng, lung lay, lung liêng, lúng liếng, lung linh, lùng nhùng, lụng nhụng, lùng thùng, lụng thụng, lung tung, lúng túng,

luôm nhuôm, luộm thuộm,

luồn lỏi, luồn lót, luồn lọt, luôn luôn,

luống cuống, luông tuồng,

lụp bụp, lúp xúp, lụp xụp,

lút cút, lụt lội,

luyến láy, luyên thuyên,

lừ đừ, lử đử, lừ khừ, lử khử, lừ lừ, lừ lừ, lử thử lừ thừ, lử thừ,

lưa thưa,

lưng chừng, lừng chừng, lững chững, lừng khừng, lừng lẫy, lững lờ, lửng lơ, lừng lững, lững thững.

lượm lặt,

lươn lẹo, lượn lờ,

lượt là, lướt thướt, lượt thượt,

lưu cữu,

M

ma mãnh,

mai mái, mãi mãi, mai mỉa, mài miệt, mải miết,

man mác, màn màn, man mát,

mang máng,

mảnh khảnh, mảnh mai, mạnh mẽ, manh mối, manh mún, mánh mung,

mát mẻ,

mau mắn, máu me, màu mè, màu mẽ,

may mắn, mảy may, máy mó, mày mò, máy móc,

mắc míu, mắc mớ,

mặn mà, mằn mặn, mặn mòi,

mắng mỏ,

mẫm mạp, mầm mống,

mân mê, mân mó,

mập mạp, mấp máy, mấp mé, mấp mô, mập mờ,

mất mát,

mẫu mực,

men mét,

méo mó,

mê man, mê mẩn,

mềm mại, mềm mỏng,

mênh mang, mênh mông,

mếu máo,

mỉa mai,

miệt mài,

mịn màng,

mình mẩy,

mịt mùng,

mò mẫm, mó máy,

móc máy,

móm mém,

mon men,

mong manh, móng mánh, mỏng manh, mỏng mẻo, mong mỏi, mong mỏng, mòng mọng,

móp mép,

mộc mạc,

mối manh,

mồn một,

mông mênh, mông mốc,

mơ màng, mở mang, mờ mờ, mơ mòng,

mới mẻ, mời mọc,

mơn man, mơn mởn, mơn trớn,

mụ mẫm, mũ mấn,

mùa màng, múa may, múa máy, múa mép,

mùi mẫn, mùi mẽ,

múm mím, mũm mĩm, mủm mỉm, mum múp,

muộn mằn, muộn màng,

múp míp,

mường tượng, mượt mà, mướt mát,

N

na ná,

nài nỉ,

nanh nọc,

não nà, nao nao, não nề, nao nức, náo nức, nao núng, não nùng, não nuột,

nát nước,

nảy nở, nảy nòi,

nắc nẻ, nắc nỏm,

năm năm, nắm nắm,

năn nỉ, nằn nì, nắn nót,

nằng nặc, nằng nằng, nặng nề, nắng nôi,

nầm nập,

nấn ná,

nâng niu,

nẫu nà, nâu nâu,

nem nép,

nể nả,nể nang, nề nếp,

nền nã, nền nếp,

nết na,

nỉ non,

ních ních,

niềm nở,

niềng niễng,

ninh ních, nình nịch, nịnh nọt, nịnh tính,

nỏ nan, nỏ nang, no nao, no nê,

nói năng,

nõn nà, non non, non nớt, nõn nường,

nong nả, nóng nảy, nòng nọc, nóng nực, nòng nực,

nô nức,

nôm na,

nôn nao, nôn nóng,

nồng nặc, nồng nàn, nông nổi, nồng nỗng, nồng nực,

nợ nần, nở nang,

nơi nơi, nơi nới,

nơm nớp, nờm nợp,

nớp nớp,

nu na,

núc nác, nục nạc, nục nạc, núc ních,

núi non,

num núm,

núng na núng nính, nung nấu, núng nính, nũng nịu, nung núc, nùng nục, nung núng,

nuôi nấng,

nuột nà,

nức nở, nực nội,

nưng niu, nựng nịu.

nước nôi,

nườm nượp,

NG

ngà ngà, ngả ngốn, ngả ngớn, ngã ngũ, ngả vạ,

ngai ngái, ngái ngái, ngài ngại, ngại ngại, ngại ngần, ngại ngùng,

ngam ngám,

ngán ngẩm, ngan ngán, ngàn ngạt,

ngang ngang, ngang ngạnh, ngang ngửa,

ngao ngán, ngào ngạt, ngạo nghễ, ngạo ngược,

ngạt ngào,

ngau ngáu,

ngay ngắn, ngay ngáy, ngày ngày,

ngắc nga ngắc ngứ, ngắc ngoải, ngắc ngứ,

ngăm ngăm,

ngăn ngắn, ngằn ngặt, ngắn ngủi, ngắn ngủn,

ngẳng nghiu,

ngặt nghẽo, ngặt nghẹo, ngặt ngòi, ngặt ngõng,

ngâm ngẩm, ngấm ngầm, ngầm ngấm, ngầm ngập, ngấm ngoảy, ngâm ngợi, ngẫm ngợi, ngậm ngùi, ngấm nguýt,

ngân nga, ngần ngại, ngẩn ngơ, ngần ngừ,

ngập ngà ngập ngừng, ngấp nghé, ngập ngụa, ngập ngừng,

ngất nga ngất nghểu, ngất nga ngất ngưởng, ngất ngây, ngất nghểu, ngất ngư, ngất ngưởng, ngật ngưỡng,

ngâu ngấu, ngầu ngầu,

ngầy ngà, ngây ngất, ngây ngấy, ngây ngô,

ngó ngàng, ngó ngoáy, ngọ ngoạy, ngo ngoe, ngọ nguậy,

ngoa ngoắt,

ngoạch ngoạc,

ngoam ngoáp,

ngoan ngoãn,

ngoằn ngà ngoằn ngoèo, ngoằn ngoèo,

ngoang ngoảng,

ngoao ngoao,

ngoắt ngoéo, ngoặt ngoẹo,

ngoay ngoảy,

ngoe ngoe, ngoe ngoé, ngoe nguẩy, ngoen ngoẻn,

ngoi ngóp,

ngỏn ngoẻn, ngon ngót, ngòn ngọt,

ngòng ngoèo, ngong ngóng,

ngọt ngào,

ngổ ngáo, ngô nghê, ngộ nghĩnh, ngồ ngộ, ngỗ ngược,

ngốc nga ngốc nghếch, ngốc nghếch, ngộc nghệch,

ngồm ngoàm,

ngổn ngang, ngốn ngấu, ngôn ngổn, ngồn ngộn, ngồn ngột,

ngông nghênh, ngồng ngồng,

ngột ngạt,

ngơ ngác, ngờ ngạc, ngơ ngẩn,ngớ ngẩn, ngỡ ngàng, ngờ nghệch, ngơ ngơ, ngờ ngợ,

ngơm ngớp,

ngơn ngớt,

ngủ nghê, ngu ngơ, ngú ngớ, ngù ngờ,

nguây nguẩy,

ngúc ngắc,

nguếch ngoác, nguệch ngoạc,

ngùi ngùi,

ngủn ngoẳn, ngun ngút, ngùn ngụt,

ngủng ngẳng, ngủng nghỉnh, ngùng ngoằng, ngúng nguẩy,

nguội ngắt, nguôi ngoai, nguôi nguôi, nguồi nguội,

ngút ngàn, ngút ngát,

ngứa ngáy, ngựa nghẽo,

người người,

ngượng ngập, ngượng nghịu, ngượng ngùng, ngường ngượng, ngượng ngượng.

NGH

nghẹn ngào,

nghèo ngặt,

nghề ngỗng,

nghếch ngác, nghệch ngạc,

nghễnh ngãng,

nghêu ngao, nghễu nghện,

nghí ngoáy, nghĩ ngợi, nghi ngút,

nghịch ngợm,

nghiền ngẫm, nghiện ngập,

nghiêng nghé, nghiêng nghiêng,

nghiệt ngã, nghiệt ngõng,

nghìn nghịt,

NH

nhã nhặn, nhá nhem, nhả nhớt,

nhác nhớm,

nhai nhải, nhãi nhép,

nham nham, nham nháp, nhảm nhí, nham nhở,

nhan nhản, nhàn nhạt, nhàn tản,

nhàng nhàng,

nhanh nhảnh, nhanh nhánh, nhanh nhảu, nhanh nhẹ, nhanh nhẹn,

nhao nhác, nháo nhác, nhao nhao, nhão nhạo, nháo nhào, nháo nhâng, nhão nhoét, nhão nhoẹt,

nhạt nhẽo,

nhau nhảu, nhàu nhàu, nhàu nhĩ,

nhay nhay, nhay nháy, nháy nháy, nhảy nhót,

nhắc nhỏm, nhắc nhở,

nhắm nháp, nhăm nhăm, nhăm nhe, nhằm nhè, nhắm nhía, nhằm nhò,

nhăn nhẳn, nhắn nhe, nhăn nheo, nhăn nhíu, nhăn nhó, nhăn nhở, nhẵn nhụi, nhăn nhúm,

nhăng nhẳng, nhằng nhằng, nhằng nhẵng, nhăng nhít, nhằng nhịt, nhắng nhít, nhăng nhố,

nhặt nhạnh,

nhấm nháp, nhấm nhẳng, nhâm nhẩm, nhầm nhật, nhâm nhi,

nhân nhẩn, nhần nhận,

nhâng nháo,

nhấp nhánh, nhấp nháy, nhấp nhoáng, nhập nhoạng, nhấp nhô, nhấp nhổm,

nhất nhất,

nhâu nhâu, nhậu nhẹt,

nhây nhây, nhầy nhầy, nhây nhớp,nhây nhớt, nhầy nhụa,

nhẹ nhàng, nhè nhè, nhè nhẹ, nhẻ nhói, nhẹ nhõm,

nhẻm nhèm nhem, nhem nhẻm, nhem nhép, nhem nhuốc,

nhen nhúm,

nheo nhẻo, nheo nhéo, nhèo nhèo, nhèo nhẹo, nheo nhóc,

nhễ nhại,

nhếch nhác,

nhếu nháo, nhệu nhạo,

nhí nha nhí nhảnh, nhí nha nhí nhoẻn, nhí nhảnh, nhí nháy, nhì nhằng, nhí nhắt, nhì nhèo, nhi nhí, nhí nhoẻn, nhí nhố,

nhiều nhặn, nhiều nhiều,

nhìn nhõ,

nhinh nhỉnh,

nhịp nhàng,

nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhẹ,nhọ nhem, nhỏ nhen, nho nhỏ, nho nhoe, nhỏ nhoi,

nhoang nhoáng, nhoáng nhoàng,

nhoay nhoáy,

nhóc nhách, nhọc nhằn,

nhoe nhoé, nhoe nhoét, nhòe nhoẹt, nhoen nhoẻn,

nhoi nhói,

nhom nhem, nhòm nhỏ, nhon nhen, nhón nhén, nhon nhỏn, nhon nhón,

nhỏng nha nhỏng nhảnh, nhỏng nhảnh, nhóng nhánh, nhõng nhẽo, nhong nhong, nhong nhóng,

nhóp nhép,

nhố nhăng,

nhồi nhét,

nhôm nham, nhồm nhàm, nhồm nhoàm,

nhộn nhàng, nhôn nhao, nhốn nháo, nhộn nhạo, nhộn nhịp, nhôn nhốt,

nhông nhông,

nhỡ nhàng, nhơ nhớ, nhờ nhờ, nhờ nhỡ, nhờ nhợ, nhớ nhung,

nhơm nhở, nhơm nhớp,

nhởn nha,nhớn nhác, nhởn nhơ, nhơn nhơn, nhơn nhớt, nhờn nhợt,

nhớp nháp, nhớp nhơ, nhớp nhúa,

nhớt nhát, nhợt nhạt, nhớt nhợt,

nhu nhú,

nhuần nhị, nhuần nhuỵ,

nhục nhã, nhúc nhắc, nhúc nhích, nhúc nhúc,

nhuế nhóa,

nhuếnh nhoáng,

nhũn nhặn, nhũn nhùn,

nhung nhăng, nhùng nhằng, nhủng nhẳng, nhũng nhẵng, nhụng nhịu, nhung nhúc,

nhuôm nhuôm,

nhút nhát,

nhừa nhựa.

nhức nhói, nhức nhối,

nhưng nhức,

O

o o,

oa oa, oác oác, oai oái, oang oang,

óc ách, ọc ọc,

ỏe họe, oe oe, oe oé,

oi ả,

om sòm,

óng ả, óng óng,

Ô

ồ ồ, ô rô,

ôi thôi,

ôm đồm, ồm ồm,

ồn ã, ồn ào, ồn ồn,

ông ổng,

ốt dột,

Ơ

ơ hờ, ờ ờ,

ơi ới, ời ời, ời ợi,

ỡm ờ,

ơn ớn,

P

phá phách, pha phôi,

phạch phạch,

phàn nàn,

phành phạch, phanh phui,

phao phí,

phau phau,

phăm phăm, phăm phắp,

phăn phắt,

phăng phắc, phẳng phắn, phẳng phiu,

phầm phập,

phân phất, phần phật, phần phò, phân vân,

phấp phới, phấp phỏng, phập phồng, phập phù,

phất phơ, phất phới,

phây phây,

phe phẩy, phè phè, phè phỡn,

phèn phẹt,

phèng phèng,

phệ nệ, phề phệ,

phềnh phềnh,

phều phào,

phì phà, phí phạn, phì phèo, phì phì, phì phị, phì phò, phỉ phui,

phiên phiến,

phình phịch, phinh phính, phình phình, phình phĩnh, phỉnh phờ,

phong phanh,

phôi pha,

phồm phàm, phôm phốp,

phổng phao,

phốp pháp,

phờ phạc, phơ phất, phơ phơ,

phơi phới, phới phới, phơi phóng,

phớn phở, phởn phơ, phơn phớt,

phũ phàng, phù phù,

phục phịch,

phùn phụt,

phung phá, phung phí, phúng phính, phụng phịu, phung phúng,

phứa phựa, phưng phức,

Q

quá quắt, qua quít,

quác quác, quạc quạc,

quang quác, quàng quạc, quáng quàng, quang quẻ,

quanh co, quanh quẩn, quanh quánh, quanh quất, quạnh quẽ, quanh quéo,

quàu quạu, quạu quọ,

quày quã, quày quả, quay quắt,

quằm quặm,

quằn quại, quằn quặn, quăn queo, quằn quẹo, quặn quẹo,

quăng quật,

quắt queo, quắt quéo, quặt quẹo,

quẩn quanh, quần quật, quấn quít, quấn quýt,

quật quật,

quấy quá, quấy quả, quây quần, quây quẩy, quầy quậy, quấy rầy,

què quặt,

quen quen, quèn quèn,

queo quắt,

quét quáy,

quệch quạc, quềnh quàng,

quều quào,

quờ quạng, quở quang,

quýnh quáng,

R

ra rả, rà rẫm, rả rích, rã rượi,

rạc rài, rạc rời, rác rưởi,

rạch ròi, rách rưới,

rải rác,

ram ráp,

ran rát,

ràng ràng, ràng rạng, ràng rịt,

ranh mãnh, rảnh rang, rành rành, rành rọt,

rào rào, rào rạo, ráo riết, rạo rực,

ráp rạp,

rau ráu,

rắc rối,

răm rắp, rắm rít,

rắn rết, rằn ri, rắn rỏi,

răng rắc,

rắp ranh,

rầm rầm, rầm rập, rậm rạp, rầm rì, rầm rĩ, rậm rì, rầm rộ,

rần rần,

rập rình, rập rờn,

rầu rĩ,

rầy rà, rầy rật,

rẽ ràng, rè rè, rẽ ròi, rẻ rúng,

ren rén,

rèo rẹo, rẹo rọc,

rề rà, rề rề,

rếch rác,

rên rẩm, rên rỉ, rền rĩ, rệu rã,

rí rách, rì rầm, rì rào, ri rí, ri rỉ, rì rì, rí rỏm,

rỉa ráy, rỉa rói,

riết ráo, riết róng,

rin rít,

ríu ra ríu rít, ríu rít, riu riu,

rõ ràng, rọ rạy, rõ rệt, ro ró,

róc rách,

rón rén, rón rón,

ròng rã, ròng ròng,

rối ra rối rít, rỗi rãi, rối ren, rối rít,

rôm rả,

rộn rã, rộn ràng, rộn rạo, rộn rịp, rôn rốt, rộn rực,

rộng rãi, rông rổng, rồng rồng,

rờ rẫm, rỡ ràng, rờ rệt, rờ rỡ,

rời rạc, rời rợi,

rơm rớm,

rờn rợn, rợn rợn, rơn rớt,

rủ rê, rú rí, rù rì, rủ rỉ, rù rờ, rù rù, rũ rượi,

rúc ráy, rúc rỉa, rúc rích, rục rịch,

rủi ro,

run rẩy, rún rẩy, run run,

rủng ra rủng rỉnh, rung rinh, rủng rỉnh, rùng rợn, rung rúc, rung rung, rùng rùng,

ruồng rẫy,

ruột rà,

rút rát, rụt rè,

rửa ráy, rưa rứa,

rưng rức, rừng rực, rưng rưng,

rười rượi,

rườm rà,

rườn rượt.

S

sa sầm, sa sẩy, sã suồng,

sạch sẽ,

sai suyễn,

sàn sàn, sàn sạn, san sát, sàn sạt, san sẻ,

sáng láng, sang sáng, sang sảng, sàng sảy, sang sổ, sáng sủa,

sành sõi, sành sỏi,

sao sao, sào sạo, sạo sục,

sát sao, sát sạt,

say sưa,

suồng sã,

sắc sảo, sặc sỡ, sặc sụa,

sắm sanh, săm sưa, sắm sửa,

sẵn sàng, săn sắt, săn sóc,

sằng sặc,

sắp sửa,

sặt sành,

sâm sẩm, sầm sầm, sầm sập, sậm sựt,

sần sật, sấn sổ, sần sùi, sân sướng,

sập sùi,

sây sát,

sè sè, sè sẽ,

sẻn so,

sệ nệ,

sền sệt,

sì sụp,

sình sịch,

sít sao,

soát sỉnh,

soi mói,

sóm sém, sòm sọm,

son sẻ, sòn sòn,

sóng sánh, sóng soài, sõng soài, sòng sọc, sóng sượt,

sỗ sàng, sồ sề,

sôi nổi, sôi sục, sôi sùng sục,

sồn sồn, sồn sột,

sổng sểnh, sống sít, sống sượng,

sốt sắng, sột soạt, sốt sột,

sơ sài, sờ sẫm, sợ sệt, sơ sơ, sờ sờ, sờ soạng,

sờm sỡ, sơm sớm, sớm sủa,

sởn mởn, sớn sác, sởn sơ,

sù sụ,

súc sắc, sục sạo, sục sôi,

sùi sùi, sùi sụt,

sum sê, sùm sòa, sùm sụp,

sùng sục, sung sướng,

suôn sẻ,

suồng sã,

sụt sịt, sụt sùi,

suýt soát,

sửa sang,

sực nức,

sừn sựt,

sưng sỉa, sừng sỏ, sừng sộ, sững sờ, sửng sốt, sừng sực, sừng sững,

sườn sượt,

sượng sùng, sường sượng,

sướt mướt.

T

tà tà, tả tơi,

tai tái,

tàm tạm, tam toạng,

tan tác, tan tành, tán tỉnh,

tang tảng, tàng tàng, tảng tảng, tang tóc,

tanh bành, tanh tách, tanh tanh, tanh tưởi,

tào lao, táo tác, táo tợn,

tạp nhạp, tạp tụng,

tàu tàu,

táy máy,

tăm tắp, tắm táp, tăm tích, tăm tiếng,

tằn tiện,

tằng tịu,

tắt tiếng,

tầm tã, tấm tắc, tầm tầm, tấm tức,

tẩn mẩn, tần ngần,

tấp tểnh, tập tễnh,

tất ta tất tưởi, tất tả, tất tưởi,

tè he, té re, te tái, te te,

tèm hem, tèm lem, tèm nhèm, tem tép,

tẽn tò,

teng beng,

tẻo teo,

tẹp nhẹp,

tê tái, tênh hênh, tênh tênh,

ti hí, tỉ mỉ, tí tách, tỉ tê, tí teo, tí tẹo, ti ti, ti tỉ, tí ti, tí tị, tì tì, ti toe,

tia tía,

tim tím, tìm tòi,

tinh tươm,

tịt mít,

tíu tít,

tò mò, to tát, tò te, tò tò, to tướng,

toang hoang, toang toác, toang toang,

toe toe, toe toét,

toen hoẻn,

tom ngỏm, tóm tắt, tòm tem,

tòn ten, ton ton,

tong tả, tong tỏng,

tóp tép,

tô hô, tồ tồ,

tối tăm,

tồng ngồng,

tơ lơ mơ, tờ mờ,

tơi bời, tơi tả, tới tấp,

tu tu,

tua rua, tua tủa,

túc tắc, tục tằn, tục tĩu,

tuế toái,

tuệch toạc,

túi bụi,

tùm hum, tủm tỉm, túm tụm,

tun hủn, tủn mủn,

tung tăng, tung tung, tùng tùng,

tuồn tuột,

tuồng luông,

tuốt tuột,

túy luý,

từ từ,

từa tựa,

tức tối, tức tức,

tưng bừng, tưng hửng,

tươi tắn,

tươm tất, tườm tượp.

TH

tha thiết, tha thứ, tha thướt,

thàm làm,

than vãn,

thanh manh, thanh thanh, thanh thảnh, thanh thoát, thảnh thơi, thánh thót,

thao láo, thào lao, thào thợt,

thau tháu,

thay lay, thay lảy, thay máy, thảy thảy,

thắc mắc, thắc thỏm,

thăm thẳm, thắm thiết,

thẳng thắn,

thậm thà thậm thụt, thâm thâm, thấm tháp, thầm thì, thấm thía, thấm thoát, thấm thoắt, thậm thụt,

thẫn thờ, thẩn thơ,

thấp tho, thập thò, thấp thoáng, thấp thỏm,

thật thà, thất thểu,

thè lè, the the, the thé,

thèm thuồng,

thèn thẹn, thẹn thò, thẹn thùng,

thèo bẻo,

thêm thắt,

thênh thang, thênh thênh,

thều thào,

thì thào, thì thầm, thì thọt, thì thùng,

thia lia, thia thia,

thích thú,

thiêm thiếp,

thiệt thòi,

thin thít,

thình lình, thình thịch, thình thình, thỉnh thoảng,

thịt thà,

thiu thiu,

thò lò, thỏ thẻ,

thỏa thê, thỏa thuê,

thoai thoải, thoải thoải,

thoang thoáng, thoang thoảng,

thoăn thoắt,

thoắt thoắt,

thòi lòi, thoi thóp, thoi thót,

thòm thèm, thom thỏm, thòm thòm, thom thóp,

thon thon, thon thót, thon von,

thong dong, thòng lọng, thong thả, thõng thẹo,

thối tha, thôi thôi, thôi thối,

thồm lồm,

thỗn thện, thổn thức,

thông thống,

thớ lợ, thờ ơ, thơ thẩn, thờ thẫn,

thơm tho,

thơn thớt,

thu lu, thù lù,

thua tháy,

thuể thoả,

thui thúi, thui thủi, thủi thủi,

thum thủm, thùm thụp,

thun lủn,

thung dung, thung thăng, thủng thẳng, thủng thỉnh, thũng thịu, thùng thùng,

thuốc thang,

thuôn thuôn,

thút nút, thút thít,

thư thả, thư thư,

thừa mứa, thừa thãi, thưa thớt, thừa ứa,

thực thà, thức thức,

thườn thượt,

thường thường,

thướt tha.

TR

trà trộn,

tranh vanh,

trao tráo, tráo trưng,

trằn trọc,

trăng trắng, trắng trẻo, trắng trợn, trắng trợt,

trậm trầy trậm trật, trầm tre, trầm trồ,

trân trân, trần trần, trần trụi, trần trùng trục,

trâng tráo,

trập trùng,

trật trà trật trưỡng, trật trệu, trật trưỡng,

trầy trật, trầy trụa,

trẻ trung,

trèo trẹo, trẹo trọ,

trẹt lét,

trễ tràng,

trếu tráo, trệu trạo,

trích trích,

trình trọt,

trĩu trịt,

trọ trẹ, trò trống,

trọc lóc,

trọi lỏi, trọi trơn,

tròm trèm, tróm trém,

tròn trặn, tròn trịa, tròn trĩnh, tròn trõn,

tròng trành, trong trẻo,

trô trố,

trộc trệch,

trối trăng,

trộn trạo,

trống trải, trống trếnh, trồng trọt,

trơ tráo, trơ trẽn, trớ trêu, trớ trinh, trơ trơ, trờ trờ, trơ trọi, trơ trụi,

trớn trác, trợn trạo, trơn trọi, trờn trợn, trơn tru, trợn trừng,

trợt lớt,

tru tréo, trù trừ,

trúc trắc, trục trặc,

trụi lủi, trùi trũi,

trùng trình, trùng trục,

trừng trộ, trừng trừng,

U

ú ụ,

um sùm, um tùm.

V

vá víu,

văn vẻ,

vắng vẻ,

vặt vãnh,

vân vân, vân vê, vấn vít,

vất vả,

vấy vá,

vẻ vang, ve vẩy,

vẹn vẽ,

véo von,

vênh váo,

vi vu, vi vút,

viển vông,

vò võ,

vòng vèo, vòng vo,

vồ vập, vỗ về,

vội vã,

vồn vã,

vớ vẩn, vờ vịt,

vu vơ,

vụn vặt,

vùng vằng,

vương vấn, vương víu.

X

xa xăm, xa xôi,

xác xơ,

xám xịt,

xanh xao,

xào xạc, xao xuyến,

xấc xược,

xấp xỉ,

xấu xa, xâu xé, xấu xí,

xây xẩm,

xì xào,

xích mích,

xoay xở,

xô bồ,

xốc xếch,

xối xả,

xôn xao,

xơ xác,

xơi xơi,

xúc xiểm,

xuề xòa,

xun xoe,

xuýt xoát,

xương xẩu,

NGUỒN:

1. https://text.123doc.org/.../2330199-tu-dien-tu-lay-tieng...

2. https://bao24g.net/khai-niem-tu-lay-la-gi-tu-ghep-la-gi/

Biên soạn lại bởi:

Nguyễn Hồng Thu Thủy

LUẬT - NIÊM - VẦN - TRONG SÁNG TÁC THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ đời nhà Đường (Tang), Trung Quốc. Thơ Đường luật gọi là thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể ( cổ Phong), không theo cách luật ấy.

Vì giáo dục, thi cử... đều bằng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán, trong đó có thơ theo luật Đường.

Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt.

Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, số người trong nước làm luật thi đã bị giảm đi đáng kể.

Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. -"Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu goị là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đí vào phần sau. -"Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích ró ý đầu bài. -"Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài. -"Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.

Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.

Luật

- Luật thơ Đường: căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

+ Luật bằng trắc:

Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.

Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:

1. Luật vần bằng

Thất ngôn tứ tuyệt

Câu số - Vần - Ví dụ: Mời Trầu - của Hồ Xuân Hương

1 B T B B Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

2 T B T B Này của Xuân Hương mới quệt rồi

3 T B T T Có phải duyên nhau thì thắm lại

4 B T B B Đừng xanh như lá, bạc như vôi

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

Thất ngôn bát cú

Câu số Vần Ví dụ: Thương Vợ - của Trần Tế Xương

1 B T B B Quanh năm buôn bán ở mom sông

2 T B T B Nuôi đủ năm con với một chồng

3 T B T T Lặn lội thân cò khi quãng vắng

4 B T B B Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

5 B T B T Một duyên hai nợ âu đành phận

6 T B T B Năm nắng mười mưa dám quản công.

7 T B T T Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

8 B T B B Có chồng hờ hững cũng như không!

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

2. Luật vần trắc

Thất ngôn tứ tuyệt

Câu số - Vần - Ví dụ: Phong Kiều dạ bạc (楓橋夜泊) của Trương Kế (张继 Zhang Jì) Phiên âm Hán-Việt

1 T B T B 月落烏啼霜滿天 Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

2 B T B B 江楓魚火對愁眠 Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

3 B T B T 姑蘇城外寒山寺 Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

4 T B T B 夜半鐘聲到客船 Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

Bản dịch tiếng Việt của Tản Đà (chuyển thể thành lục bát):

Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều

Trăng tà chiếc quạ kêu sương

Lửa chài cây bãi sầu vương giấc hồ

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

Thất ngôn bát cú

Câu số - Vần - Ví dụ: Nhớ bạn phương trời - của Trần Tế Xương

1 T B T B Ta nhớ người xa cách núi sông

2 B T B B Người xa, xa lắm nhớ ta không

3 B T B T Sao đương vui vẻ ra buồn bã!

4 T B T B Vừa mới quen nhau đã lạ lùng

5 T B T T Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng

6 B T B B Khi riêng, riêng cả đến tình chung

7 B T B T Tương tư lọ phải là trai gái,

8 T B T B Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

- Luật đối

Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau.

Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ.

Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi "thất đối".

Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

"Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.

- Niêm.

Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ xuất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".

Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

câu 1 niêm với câu 8

câu 2 niêm với câu 3

câu 4 niêm với câu 5

câu 6 niêm với câu 7

Chẳng hạn với luật vần bằng:

- B - T - B B

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

- B - T - B T

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

- Vần

Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vận".

Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.

Biến thể

Ngoài dạng thơ Đường chuẩn luật là "thất ngôn bát cú" còn có các biến thể sau:

Thất ngôn tứ tuyệt

Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này nó sẽ thành một bài thơ "bốn câu ba vần" mà Nguyễn Du đã nhắc trong truyện Kiều.

Ví dụ: bài thơ sau của Quách Tấn

Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằm

Trông chừng bến cũ biệt mù tăm

Cảm thương chiếc lá bay theo gió

Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm

-Ngũ ngôn tứ tuyệt

Thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

Ví dụ: Từ bài trên, bỏ hai chữ đầu; mà thành.

Thuyền đưa khách thuận dằm

Bến cũ biệt mù tăm

Chiếc lá bay theo gió

Tình xưa ghé đến thăm

-Ngũ ngôn bát cú

Cũng là từ bài thất ngôn bát cú bỏ hai chữ đầu ở mỗi câu mà thành, luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ còn lại vẫn giữ nguyên.

- Yết hậu

Yết Hậu: (yết: nghỉ; hậu: sau) là lối thơ có ba câu trên đủ chữ, còn câu cuối cùng chỉ có một chữ.

Ví dụ: bài Lươn

Cứ nghĩ rằng mình ngắn,

Ai ngờ cũng dài đườn.

Thế mà còn chê trạch:

Lươn!

(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

 

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.

Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong ( thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.

Thể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, ko gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khái quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

  Ðây là bài thơ Ðường luật thất ngôn bát cú luật trắc (chữ TỚI) vần bằng (chữ TÀ). Niêm luật vần đối đúng phép. Bố cục chia làm 4 phần rõ rệt:

Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài.

Thanh bằng: là thanh huyền và thanh ngang (2),

thanh trắc là: thanh hỏi, sắc, ngã, nặng ( 4).

 

I. BỐ CỤC: Một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có 4 phần:

 

1- Mạo: là mào đầu (vào bài) còn gọi là Ðề, gồm:

- Phá đề (câu 1) nghĩa là mở ra, giới thiệu tựa đề.

- Thừa đề (câu 2) nghĩa là chuyển xuống.

2- Thực hay Trạng: gồm câu 3 + 4: giải thích, khai triển tựa đề.

3- Luận: gồm câu 5+6: bàn luận ý nghĩa của bài.

4- Kết: gồm câu 7+8: tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ tình cảm, thái độ.

 

II. LUẬT LỆ CĂN BẢN:

 

1- Vần: là bộ phận chủ yếu của âm tiết trong tiếng Việt là âm tiết trừ đi phụ âm đầu nếu có.

 Ví dụ: "tà, hoa, nhà, gia, ta" trong bài Qua Ðèo Ngang có cùng một vần "a".

 Vần có vần bằng, vần trắc, độc vận, ép vận. Trong thất ngôn bát cú chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu: 1, 2, 4, 6, 8 thường là vần bằng, ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này tránh trùng nhau, phải hiệp vận cho đúng nếu gieo sai gọi là lạc vận, gieo vần không sát gọi là gượng ép.

 Ghi chú:

  Vần có cước vận (vần ở cuối câu), và yêu vận (vần ở lưng câu).

  Vần điệu: Ðiệu là đều đặn, là số chữ đều đặn trong mỗi câu thơ, như điệu thất ngôn mỗi câu 7 chữ, điệu lục bát gồm 1 câu 6, 1 câu 8. Riêng điệu ca trù mỗi câu bao nhiêu chữ cũng được, trừ câu chót bắt buộc 6 chữ.

  Nhịp điệu: Nhịp là cách ngắt đoạn đều đặn trong câu thơ. Nhịp điệu là cái dáng đi khi mau khi chậm trong thơ.

  Tiết tấu: tiết là đốt, là đoạn ngắn, tấu là đánh nhạc, là đọc cao lên.

  Thi nhạc (gồm vần, điệu, nhịp, tiết tấu): Nhà thơ dùng âm thanh (tượng thanh), dùng sự thay đổi của của âm, độ cao thấp của thanh, sự đều đặn của vần điệu nhịp điệu, sự nhịp nhàng của tiết tấu... làm cho bài thơ đọc lên như một bản nhạc gọi là thi nhạc.

 

 2. Ðối: là phép đặt 2 câu thơ đối nhau gồm có:

  Ðối chữ: bằng đối trắc, trắc đối bằng, danh từ đối danh từ, động từ đối động từỳ...

  Ðối ý: ví dụ cảnh dưới núi đối cảnh bên sông, cảnh động đối cảnh tĩnh như trong 2 câu thực của bài Qua Ðèo Ngang.

  Trong thể thơ này, 2 câu thực phải đối nhau, 2 câu luận phải đối nhau.

 

 

3. Luật: tức thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng (B) thanh trắc (T) cho mỗi chữ trong một câu thơ theo lệL Chính luận &bất luận

  "Nhất tam ngũ bất luận": bất luận là không ràng buộc,

  "Nhị tứ lục phân minh": phân minh là rõ ràng bắt buộc đồng thời phải tuân theo thanh: "nhị bằng tứ trắc lục bằng", hay ngược lại: "nhị trắc tứ bằng lục trắc"

Âm là tiếng động phát ra khi đọc một nguyên âm. Thanh là độ cao thấp của âm. Mỗi âm trong tiếng Việt có 6 bực độ quy định bởi 6 dấu: 2 thanh BẰNG gồm trầm (dấu huyền) và phù (không dấu), bốn thanh TRẮC gồm thượng (dấu sắc, dấu ngã), và khứ hay nhập (dấu hỏi, dấu nặng).

        Trong một câu thơ, tất cả những chữ cùng một thanh nên thay đổi bực độ.

        Trong bài thất ngôn, chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ, đáng là bằng mà đổi ra trắc gọi là khổ độc (nghĩa là khó đọc). Trong 1 câu thơ, chữ nào đáng đặt tiếng bằng mà lại đặt tiếng trắc, hay đáng đặt tiếng trắc mà lại đặt tiếng bằng thì gọi là thất luật.

  Về luật: Luật trắc (ở chữ TỚI). Cả 8 câu thơ đều đúng luật.

 Về niêm: Rất chặt chẽ: chữ TỚI niêm với chữ CẢNH cùng là trắc, chữ CÂY niêm với chữ KHOM cùng là bằng, chữ ÐÁC niêm với chữ NƯỚC cùng là trắc, chữ NHÀ niêm với chữ CHÂN cùng là bằng.

IV. KẾT LUẬN:

        Trên đây chỉ là những quy tắc căn bản, khi làm thơ có nhiều thi gia đôi lúc không răm rắp tuân theo trăm phần trăm mà bài thơ vẫn hay, vì tác giả đặt cái thần/ hồn của bài thơ cao hơn luật tắc. Ví dụ như bài "Thu Vịnh" của Nguyễn Khuyến gieo vần "ao" nhưng câu 2 lại gieo vần "iu":

 Trời thu xanh ngắt mấy từng cao

 Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

  Bài "Thu Ðiếu" của Nguyễn Khuyến về bố cục, tác giả say mê "tả cảnh" suốt cả 8 câu; còn về vần thì trong 5 chữ : "veo, teo, vèo, teo, bèo", đã có đến 2 chữ "teo" trùng nhau vốn là điều cấm kỵ trong 1 bài thơ luật, nhưng ở đây cụ Tam Nguyên Yên Ðỗ vẫn mạnh dạn sử dụng, vì Cụ thấy 2 từ ngữ ấy (tẻo teo, vắng teo) diễn đạt được tình cảm của Cụ. Ðiều này cho thấy Cụ là một nhà Nho phóng khoáng có bản lĩnh trong sáng tạo. Và bài Thu Ðiếu xưa nay vẫn được nhiều người công nhận là một trong những bài thơ tả cảnh mùa Thu hay nhất trong thơ ca Việt Nam.

 

        Cũng chính vì luật tắc quá gò bó khó khăn của nó mà giới Nho sĩ Việt Nam đã bị kiềm hãm trong suốt một nghìn năm, chẳng để lại cho hậu thế được bao nhiêu bài thơ hay so với thể thơ mới. Thời tiền chiến xảy ra một trận bút chiến vang dội cả ba miền giữa thơ mới và thơ cũ, cuối cùng thơ cũ đại bại nhường thi đàn lại cho thơ mới thống trị đến ngày nay. Ngay nhà thơ Quách Tấn chuyên làm Thất ngôn bát cú với tác phẩm "Mùa Cổ Ðiển", về sau cũng từ giã nhảy qua thể Thất ngôn tứ tuyệt với thi tập "Ðọng Bóng Chiều".

        Ngày nay, thể Thất Ngôn Bát Cú được nhiều người làm sống lại bằng những hình thức cách tân noi theo bước chân tiền phong của các nhà thơ tiền bối có bản lĩnh sáng tạo như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... mạnh dạn từ bỏ phong cách quý phái, đài các, cung đình: ưa xài điển tích, thích dùng Hán tự, vọng ngoại, vong bản, bắt chước, sáo mòn... để trở về với tình tự cội nguồn dân tộc Việt Nam đầy sinh động và sáng tạo của mình.

 

 

4. Niêm: nghĩa là dán cho dính lại. Phép niêm trong thơ là quy tắc sắp xếp các câu thơ trong bài dính lại với nhau về âm điệu, hay nói một cách khác NIÊM là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ với nhau. Trong bài Ðường Luật, hai câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 niêm với nhau.

 

        Hai chữ thứ hai cùng một thanh đượỳc sắp xếp như sau đây hay ngược lại:

 

Niêm là dính.

Đó là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ đường luật. Người xưa căn cứ vào tiếng thứ hai, tư, sáu trong câu thơ để xác định niêm "Nhất, tam, ngũ bất luận – Nhị, tứ, lục phân minh". Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ hai, tư, sáu của hai câu cùng vần (bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc). Câu một luôn luôn niêm với câu tám, câu hai với câu ba, câu bốn với câu năm, câu sáu với câu bảy. Ví dụ trong bài này, câu 1 có các tiếng thứ hai, tư, sáu gồm "là" – "kiệt" – "phong" (B-T-B) niêm với tiếng hai, tư, sáu ở câu 8 gồm "nhiều" – "hiểm" – "gì" (cũng là B-T-B). Tương tự như thế, ở câu hai có các tiếng: "mỏi"- "thì"- "ở" (T-B-T) niêm với các tiếng ở câ u 3: "khách"- "nhà" – "bốn" (cũng là T-B-T), cứ thế niêm cho đến hết bài. Khi các câu trong một bài thơ đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đã định thì gọi là thất niêm.

+ Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”.

+ Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.

- Ưu - nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.

Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi ra đời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong có mặt từ trước đó. Thơ Đường luật chia thành các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên. Trong đó,thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam thời trung đại. Nhiều kiệt tác thơ ca lưu lại đến đời sau kiệt tác để lại cho đời sau đều được làm bằng thể thất ngôn bát cú. Bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu là một điển hình:

"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu"

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

Xét riêng trong thơ ca, thể thơ là một nhân tố làm nên nhịp điệu, tạo ra sự hấp dẫn cho một bài thơ, và một trong những thể thơ mà các tác giả thường dùng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật là một thể thơ xuất hiện và ra đời ở thời Đường Trung Quốc, trước đây, thể thơ này thường dùng trong thi cử cũng như để tuyển chọn nhân tài cho triều đình. Ngoài ra, các thi vĩ, văn nhân Trung Quốc cũng sử dụng thể thơ này trong nhiều sáng tác thơ văn của mình, thể thơ này đã phát triển và kéo dài trong suốt thời kỳ phong kiến của Trung Quốc. Ở Việt Nam, thể thơ song thất lục bát được du nhập vào nước ta trong quá trình Trung Quốc thực hiện đồng hóa dân tộc ta, đó là khoảng thời gian Bắc thuộc. Tuy luôn chống lại những chính sách đồng hóa, thậm chí đồng hóa ngược trở lại đối với những người Bên cạnh đó thì thể thơ này cũng có luật bằng trắc rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc niêm. Những câu niêm với nhau tức là những câu có cùng luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thường một bài thơ thất ngôn bát cú được niêm: câu 1 niêm với câu 8;câu 2 niêm với câu 3;câu 4 niêm với câu 5;câu 6 niêm với câu 7. Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông” “Chính vận và thông vận”Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ. Về bố cục, một bài thơ thất ngôn bát cú gồm 4 phần: Đề, thực,luận,kết. Hai cầu đầu tiên,câu một và câu hai là hai câu mở đầu,bắt đầu gợi ra sự việc trong bài. Hai câu thực là hai câu miêu tả, cần đối với nhau về cả thanh và nghĩa. Tiếp đến là hai câu luận, tức suy luận, yêu cầu tương tự như hai câu thực. Và cuối cùng là hai câu kết, khái quát lại sự việc, không cần đối nhau. Trong suốt thời kỳ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi tuyển nhân tài cho đất nước. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này cũng được Việt Nam tiếp thu và sử dụng khá phổ biến, có nhiều bài thơ khá nổi tiếng thuộc thể loại này. Đặc biệt khi Thơ mới xuất hiện, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.thực hiện đồng hóa.

 

 

Luật trong Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ)

Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm ba loại thường được gọi là cách gieo vần liền, cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.

Cách gieo vần liền

x B x T x (v1)

x T x B x (v1)

x T x B x (v2)

x B x T x (v2)

Da trắng và mắt trong

Tóc nâu và môi hồng

Nhỏ mà ưa chải chuốt

Chữ O đọc không thuộc

trong câu 3 chữ thứ 2 và 4 đều là trắc

và chỉ câu 2 vần với câu 4 mà thôi !

Nhưng ý thơ thì tuyệt vời phải không các bạn

Hoặc ngay mấy ví dụ về cách gieo vần trên

thì bài thơ cũng không theo luật bằng trắc

(Tức là luật thì như vậy còn thì biến hóa nhiều cách

miễn sao cứ hay là OK ! phải không các bạn)

Hoặc một bài thơ thất ngôn cắt bỏ 2 chữ đầu mỗi câu đi

cũng thành bài thơ ngũ ngôn và vần là 1 ,2 và 4

(chính vì vậy thơ thất ngôn thường có nhịp 2-2-3

Trên đây là luật cũng như cách gieo vần trong một khổ thơ 4 câu

còn sang khổ thơ khác thì lại dùng vần khác (liên vận) hoặc bắc cầu từ

khổ thơ trên xuống khổ thơ dưới... hoặc cũng có thể

dùng một vần như thất ngôn tứ tuyêt hay bát cú Đường luật...

Ngũ ngôn tràng thiên (liên vận)

 

NÓI CHUNG CÁC THỂ LOẠI THƠ

THƠ 4 chữ 5....6....7....và 8 chữ đều RƯA RỨA GIỐNG NHAU VỀ LUẬT CẢ

Chỉ có đường luật thì luật lệ chặt chẽ và đòi hỏi cao hơn !

Chỉ có nhịp trong các thể loại thơ thì khác nhau mà thôi !

Ví dụ thơ ngũ ngôn nhịp thường là 2-3

Thơ Thất ngôn nhịp 2- 2 -3

Thơ bát ngôn thường bắt đầu bằng nhịp 3- 2 -3 ...v..v..

 

I. Khái quát về luật thơ

a). Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng (chữ), cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… trong các thể thơ.

- Ví dụ thể thơ lục bát (trên 6, dưới 8, tiếng cuối câu 6 phải cùng vần với tiếng 6 của câu 8. Tiếng cuối của câu 8 vần với tiếng cuối của câu 6 tiếp theo).

- Các thể thơ của Việt Nam:

+ Các thể thơ dân tộc gồm lục bát, song thất lục bát và hát nói.

+ Các thể thơ Đường luật gồm ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).

+ Các thể thơ hiện đại gồm, năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do…

b). Luật thơ phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt

- Tiếng là đơn vị cấu tạo, âm điệu, nhạc điệu dòng thơ, bài thơ. Tiếng gồm 3 phần (phụ âm đầu, vần, thanh điệu).

- Vị trí hiệp vần, sự luân phiên đối xứng và hài hòa của các thanh bằng, trắc tạo nên nhạc điệu thơ.

II. Một số thể thơ truyền thống

1. Thể lục bát

- Số tiếng gồm 2 dòng 6 và 8.

- Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 (dòng 8 tiếng) và tiếng thứ 6 của dòng kế tiếp.

- Nhịp chẵn (các tiếng 2,4,6).

- Hài thanh: Đối xứng luân phiên bằng – trắc – bằng (tiếng 2,4,6); đối lập trầm bổng ở tiếng 6,8 dòng 8 tiếng.

2. Thể song thất lục bát

- Gồm cặp song thất và cặp lục bát luân phiên nhau trong bài.

- Hiệp vần ở mỗi cặp (song thất là vần trắc, lục bát là vần bằng, giữa 2 cặp có vần liền).

- Nhịp ¾ ở câu thất và 2/2/2 ở câu lục bát.

- Hài thanh trong cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, còn cặp lục bát thì đối xứng bằng – trắc chặt chẽ.

3. Các thể ngũ ngôn Đường luật

- Gồm ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng). Thể ngũ ngôn bát cú có 4 phần (đề, thực, luận, kết).

- Số tiếng (5), dòng (8), tứ tuyệt thì 4 dòng.

- Vần (độc vận).

- Nhịp lẻ 2/3.

- Hài thanh luân phiên bằng – trắc hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ hai và thứ tư.

4. Các thể thất ngôn Đường luật

- Gồm thất ngôn tứ tuyệt và bát cú.

- Thất ngôn tứ tuyệt

+ Tiếng: 7 tiếng, 4 dòng.

+ Vần chân, độc vận, vần cách.

+ Nhịp 4/3.

- Thất ngôn bát cú

+ 7 tiếng, 8 dòng (4 phần gồm đề, thực, luận, kết).

+ Vần chân, độc vận.

+ Nhịp 4/3.

+ Hài thanh đối xứng giữa các tiếng 2,4,6 và phải niêm dính giữa các dòng 2,3; 4,5; 6,7 và 1,8.

III. Các thể thơ hiện đại

- Ảnh hưởng của thơ Pháp và đổi mới luật thơ cũ.

- Đa dạng và phong phú, năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do…vừa tiếp nối luật thơ truyền thống vừa có sự cách tân.

Nguyễn Hồng Thu Thủy.