Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

LÁ VỐI VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA NÓ

Tổng hợp một số bài viết về
LÁ VỐI VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG ….

Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: Tìm hiểu về lá vối
Nhắc đến lá vối chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay tới một loại nước uống dân dã, ngon miệng và dễ uống lại có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa và chống đầy bụng. Cây vối thường được dùng để lấy lá và nụ để nấu nước uống, vối có hai loại là vối nếp và vối tẻ, lá có màu vàng xanh. Lá vối tẻ thường to hơn lá vối nếp, lá của nó bé bằng hoặc lớn hơn bàn tay người, có hình thoi màu xanh thẫm. Hoa vối thường nở thành chùm đan vào nhau, hoa thường nở vào mùa xuân, còn quả vối thì có màu đỏ thẫm giống với quả bồ quân, vị hơi chát và đắng.
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Ở nước ta cây vối mọc hoang hoặc trồng, có nhiều ở miền Bắc nước ta. Cây vối thường cao chừng 5 – 6 m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm. cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12 mm khi chín có màu tím sậm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.
Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là loại đồ uống rất thông dụng ở nông thôn, thậm chí cả thành thị vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nước vối được dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh.
Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis...Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Theo tài liệu"Thuốc và sức khỏe": Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá đã ủ. Lá vối nấu nước uống có thể trợ giúp tốt.
Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát, dùng thích hợp cho tất cả các mùa trong năm đặc biệt là mùa nóng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3-40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối hoặc nước chè tươi, sau thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.
Phương thức nấu nước vối rất đơn giản: lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc, thường hơn, có thể được hãm trong nước sôi như cách hãm trà.
Nước vối có màu đỏ nâu nhạt, uống có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái, thường sử dụng chủ yếu làm đồ uống giải khát, cũng dùng chan cơm như một loại canh, ăn kèm cà pháo muối chua. Bên cạnh đó, nước sắc đặc có thể dùng làm thuốc sát khuẩn chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra, lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi có thể gội đầu chữa chốc lở.
Hiện nay, nụ vối khô được đóng gói bày bán nhiều trong các siêu thị.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: Công trình nghiên cứu về vối
Công trình nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam kết hợp với trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản về các tác dụng của nụ vối trong hỗ trợ phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.
Sau gần 6 năm nghiên cứu, các nghiên cứu được tiến hành trên phòng thí nghiệm đến các thử nghiệm trên chuột đái tháo đường đã cho thấy nụ vối có tác dụng bình ổn đường huyết lâu dài, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở bệnh đái tháo đường.
Hơn nữa, một thử nghiệm lâm sàng mới đây, với sự hợp tác nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng và Trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản tiến hành trên 72 bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Hà Nội cho thấy, trà nụ Vối (với liều 6g/lần uống) đã hạn chế tăng đường huyết sau ăn của bệnh nhân đái tháo đường.
Sau khi uống trà nụ Vối liên tục trong 3 tháng (ít nhất 4 -6 g nụ Vối khô/lần uống x 3 lần/ngày), nhóm bệnh nhân uống trà nụ Vối đã giảm đường huyết xuống một cách đáng kể so với trước khi tham gia, và giảm hơn so với nhóm chứng (nhóm không dùng nụ Vối). Nồng độ HbA1c – chỉ số đánh giá sự ổn định về đường huyết, nồng độ creatinin- chỉ số chức năng thận, nồng độ acid uric đã giảm xuống một cách có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân uống trà nụ Vối.
Nhóm uống nụ Vối cũng đã giảm rối loạn lipid máu sau 3 tháng uống nụ Vối, nồng độ cholesterol, triglyceride giảm, nồng độ HDL-cholesterol (cholesterol tốt) tăng lên một cách đáng kể so với nhóm chứng không uống nụ Vối.
Các thử nghiệm trên ống nghiệm và trên động vật, trên bệnh nhân đái tháo đường cho thấy trà nụ Vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường khi điều trị lâu dài. Kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng về nụ vối đã được đăng ký sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: Tác dụng của lá vối tươi
Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp tiêu hóa tốt, ăn ngon. Khi dùng lá vối làm thuốc thì nên dùng lá vối tươi vì nó tốt hơn lá vối đã ủ. Người ta thường dùng nước lá vối tươi dùng để chữa các chưng bệnh ngoài da như bỏng, viêm da, vàng da, lở ngứa rất hiệu quả.
Bên cạnh đó uống nước lá vối còn giúp cơ thể giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu, đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài… Với nhiều công dụng như vậy nên nước vối rất được ưa dùng nhất là trong những ngày hè nắng nóng.
Lá vối khi kết hợp với một số loại lá khác còn được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh như đau bụng đi ngoài, viêm đại tràng mãn tính, các chứng đầy bụng ăn không tiêu….
Lá vối còn được dùng để nấu nước tắm có tác dụng chữa các bệnh ngoài da như lở ngứa và chốc đầu. Dùng rất tốt để chữa chốc lở cho trẻ em.
Lá vối giúp làm giảm mỡ máu Chữa lở ngứa, chốc đầu : Lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở. Nếu bị viêm da có thể lấy lá vối sắc thật đặc và dùng bôi vào chỗ bị lở ngứa.
Cây vối là loại cây khác đặc biệt vì từ lá vối, nụ vối, vỏ, rễ của cây vối đều có tác dụng rất tốt trong việc làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt là lá vối tươi rất được ưa dùng vì nó giúp ăn ngon và hỗ trợ tiêu hóa. Người ta thường uống nước lá vối sau bữa ăn vì theo quan niệm dân gian chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Trong tự nhiên có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng như nha đam, bắp cải … thì nay chúng ta lại được biết thêm một nguyên liệu cũng có tác dụng không kém trong điều trị bệnh đó là cây vối. Cây vối vốn rất quen thuộc trong cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn. Nếu như người miền nam ưa dùng trà xanh để nấu nước uống thì ở các vùng nông thôn người ta lại dùng lá và nụ vối để nấu nước uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Ngoài công dụng chữa bệnh đại tràng, cây vối còn được biết đến với nhiều công dụng khác như giảm mỡ máu, trị đau bụng, chữa đầy bụng, lở ngứa, viêm gan…
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: Chữa viêm đại tràng bằng lá vối tươi
Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống: Lá vối tươi 200g, vò nát, thêm 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
Ngoài tác dụng chữa viêm đại tràng thì các bộ phận của cây vối cũng có một số công dụng chữa bệnh dưới đây:
- Hỗ trợ điều trị tăng mỡ máu: Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Uống thường xuyên sẽ cho kết quả điều trị tốt.
Hoặc dùng 5 loại hoa, gồm nụ vối, kim ngân hoa, hoa cúc, hoa đại, hoa mộc miên (hoa gạo), chế thành dạng trà, uống mỗi ngày, rất tốt cho người bệnh mỡ máu cao.
- Trị đau bụng đi ngoài, phân sống: Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Tất cả thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
- Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.
-Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da: Dùng rễ vối 200g sắc uống mỗi ngày.
Từ lâu, lá vối hay nụ vối với cách chế biến đơn giản tạo thành loại trà nấu hay hãm lấy nước uống thường ngày. Lá vối cũng có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Đặc biệt, nó lại giàu dược tính nên được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh chứng.
Đông y cho rằng, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, mặt khác chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa.
Lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; Được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa... Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Nước vối còn có công hiệu giải khát trong những ngày hè nóng nực, làm mát và lợi tiểu nên có công năng đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường niệu. Dưới đây là vài phương thuốc trị liệu từ vối.
- Cải thiện hệ tiêu hóa
Trong lá vối có rất ít tannin, vết ancaloit và 4% tinh dầu mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, lá vối có tính vị qui kinh, nụ và lá vối có tính hàn mát, vị đắng không có độc có tác dụng thanh nhiệt giải biểu (mồ hôi), kiện tỳ, tiêu thực trừ được tích trệ (ăn không tiêu); chữa được ngoại cảm phát sốt, sợ rét đau đầu.
Chất đắng trong lá và nụ vối kích thích nhiều dịch vị tiêu hóa. Mặt khác, chất tannin giúp bảo vệ niêm mạc ruột, chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không gây hại cho những vi khuẩn có ích cư trú trong ống tiêu hóa. Vì vậy lá và nụ vối kiện tỳ giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, chữa bệnh đại tràng mãn, chữa viêm gan, vàng da và bỏng.
- Quên đi nỗi lo tiểu đường:
Qua nghiên cứu của Viện Đông y cho thấy, nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Trong đó có Streptococcus (hemolytic và staman) (vi khuẩn gây ra nhiễm trùng). Tụ cầu khuẩn Staphylococcus và khuẩn phế cầu Pneumococcus, Salmonella (vi khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc), Bacillus (khuẩn hình que), Subtilisin (enzim có thể phá vỡ protein và peptide, được chiết xuất từ vi khuẩn). Không gây độc đối với cơ thể.
Do vậy, lá vối tươi hoặc khô sắc đặc được xem như là một loại thuốc sát khuẩn trị bệnh ngoài da như ghẻ lở, loét ngoài da, mụn nhọt, chốc đầu…
Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do chống oxi hóa mạnh. Khả năng chống oxi hóa (antioxidants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào tuyến tụy, phục hồi các men chống oxy hóa trong cơ thể.
Đề tài hợp tác nghiên cứu giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia và Đại học Phụ nữ Nhật Bản còn phát hiện nụ vối có hàm lượng polyphenol cao tương đương với 128mg catechin/g trọng lượng khô và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn, hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm rối loạn lipid máu, có thể hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường với các biến chứng của nó.
- Hỗ trợ điều trị gout:
Tác dụng của lá và nụ vối giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Đối với bênh nhân gout do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau.
Do vậy, nếu dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, điều trị bệnh gout. Tuy nhiên, dùng lá và nụ vối sẽ hỗ trợ phần nào cho bệnh nhân gout nhưng không chữa hoàn toàn vì gout do nhiều nguyên nhân. Người bệnh cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.
Lá vối ủ uống thơm ngon hơn nhưng để làm thuốc nên dùng lá tươi hoặc lá phơi khô là được. Dùng nước vối sau bữa ăn, có thể thay nước uống hàng ngày mà không lo có tác dụng phụ. Tuy nhiên, những người quá gầy, sức khỏe suy nhược thì không nên dùng lá và nụ vối.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Nụ vối - Giảm cân, giảm mỡ máu, trị tiểu đường
- Nụ Vối: được sử dụng có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp; còn loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ. Hoa thành chùm tới hàng trăm nụ đan cài vào nhau và nở vào xuân, quả vối chín có màu đỏ thẫm giống quả bồ quân, ăn hơi chát và vị hơi đắng.
Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa tanin, khoáng chất và vitamin... khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: nụ vối tươi
Đặc biệt chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, chính vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Gần đây người ta còn phát hiện trong nụ vối chứa một hàm lượng polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường. Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hóa mạnh. Khả năng chống ô xy hóa (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tụy, phục hồi các men chống ô xy hóa trong cơ thể.
Theo các kết quả nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học của Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản đã rút ra kết luận: Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên.
Theo Đông y lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa; mặt khác chất tanin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: Nụ vối khô
Kinh nghiệm dân gian cho biết lá vối tươi có công hiệu trị bệnh cao hơn hẳn lá vối đã ủ. Do vậy lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa...
Song nước vối còn là loại có công hiệu giải khát trong những ngày hè nóng nực, làm mát và lợi tiểu nên còn có công năng đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường niệu. Các nghiên cứu còn cho thấy nếu chỉ uống nước lọc hoặc nước trắng thì sau 30 - 40 phút là cơ thể đào thải hết; nhưng nếu uống nước lá vối hoặc nụ vối thì cũng trong thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được đào thải từ từ sau đó.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Cơ chế tác dụng chính của nụ vối
Các cơ chế tác dụng của Nụ Vối đã được các nhà khoa học của Viện Dinh dưỡng và trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản xác định là:
- Các hoạt chất trong Nụ Vối (chủ yếu là polyphenol) có khả năng ức chế hoạt tính men alpha-glucosidase, làm chậm quá trình phân giải đường, chậm quá trình hấp thu đường từ thức ăn vào máu. Từ đó, hạn chế tăng đường huyết sau ăn, kiểm soát đường huyết lâu dài.
- Nụ Vối có khả năng triệt tiêu gốc tự do, chống oxy hóa, phòng chống lão hóa hiệu quả.
- Bảo vệ sự tổn thương oxy hóa của tế bào tuyến tụy.
- Hỗ trợ giảm mỡ máu bởi sự có mặt của thành phần beta-sitosterol trong nụ Vối, có tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu..
Tải toàn bộ tài liệu về công trình nghiên cứu về vối tại đây
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Cách pha nước vối như thế nào
Lá vối tươi hay nụ tươi có thể sử dụng được ngay, hoặc lá vối tươi phơi nắng thật kỹ, thật khô giòn rồi dùng.
Tuy nhiên để nước vối được ngon, theo kinh nghiệm dân gian cổ truyền người ta thực hiện qua giai đoạn gọi là ủ lá.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: lá vối khô
Sau quá trình ủ thì chất ngái do nhựa và chất diệp lục của lá sẽ bị phá huỷ và nước vối sẽ ngon hơn. Lá hoặc nụ vối sau khi thu hoạch được rửa sạch nhựa, cho vào thùng, thúng, bồ,... rồi phủ rơm rạ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Nếu dùng chum, vại để ủ thì chất lượng sản phẩm sẽ ngon do chum, vại giữ được nhiệt và giữ được độ ẩm trong quá trình ủ tốt hơn. Lót lá chuối khô hoặc ít rơm xuống đáy chum, lấy lá vối và các cuống con, bỏ các cuống già, các lá chết, cho vào chum, phía trên lớp lá vối lại phủ kín bằng rơm rạ hay lá chuối khô, sau đó úp sấp chum xuống mặt đất, để vào nơi thoáng mát, sau một thời gian theo kinh nghiệm (và tùy theo mùa) lấy ra phơi thật khô rồi cất đi để dùng dần. Ở nông thôn người dân thường cất lá vối lên gác bếp vì ở bếp khô ráo luôn có khói và bồ hóng nên các vi khuẩn bị hạn chế phát triển, lá vối không bị ẩm mốc.
Quá trình ủ tốt là khi lấy ra phơi lá chín tới và chín đều, tức là sau khi ủ lấy ra phơi lá phải ngả màu vàng chuyển đen đều nhau. Lá vối ủ đúng cách thì được nước và uống thơm ngon hơn.
- Cách 1: . Nhân dân ta vẫn ủ lá vối theo lối cổ truyền : thái nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng, thúng, bao tải, bồ, sọt rồi phủ rơm rạ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Lá vối tươi rất ngái vì có nhiều chất diệp lục nên phải ủ để phá huỷ chất này. Trong quá trình ủ dưới tác dụng của các men oxy hoá có sẵn trong lá vối, tanin sẽ bị biến đổi một phần và hàng loạt phản ứng sinh hoá diễn ra.
- Cách 2: Cho nụ vối hoặc lá vối vào các bao tải buộc kín và ngâm nước khoảng 48 giờ sau đó vớt lên phơi dưới nắng đến khi gần khô hẳn trong thì lại cho vào ủ khoảng 6 giờ. Sau đó đem phơi tiếp cho khô hẳn. Cách ủ tốt nhất là khi trời đang còn nắng to thì ta thu lại và trùm bạt lên khi đó nhiệt độ đang rất cao sẽ giúp rút ngắn thời gian ủ mà sản phẩm sẽ thơm ngon.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Tốt cho bệnh nhân gout
Trên diễn đàn webtretho và lamchame, câu chuyện về lá vối trị bệnh gout đang được truyền đi và được nhiều chị em ca tụng. Thành viên kunkute của diễn đàn lamchame kể: Ai có người thân bị gout chắc hiểu được nỗi đau dai dẳng của bệnh này. Nhà mình có bố và bác đều bị gout. Được người ta mách cho dùng lá vối uống thay nước lọc hàng ngày. Kết quả xét nghiệm máu trở về bình thường. Thành viên này còn nhấn mạnh là dùng lá vối rồi thì không phải kiêng khem gì. Chia sẻ của này đã thu hút không ít người quan tâm và đánh giá là “quá hay”.
Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp. Do vậy, nếu dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Nhưng không điều trị hoàn toàn
Mặc dù khẳng định công dụng của lá vôi, nhưng lương y Hồng Minh cho rằng dùng lá và nụ vối sẽ hỗ trợ phần nào cho bệnh nhân gout nhưng không chữa hoàn toàn. Đó là bởi bệnh gout không chỉ do thực phẩm mà có thể vì nhiều nguyên nhân khác (như do gene, tiểu đường, tăng lipid máu…). Bởi thế, người bệnh không chỉ trông chờ vào lá vối mà cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Trước câu hỏi nên dùng lá vối tươi hay khô, lương y Hồng Minh đưa ra ý kiến: Lá vối ủ uống sẽ thơm ngon hơn nhưng để làm thuốc nên dùng lá tươi.
Mặc dù lá vối tốt cho sức khỏe nhưng lương y Bùi Hồng Minh khuyên những người quá gầy, sức khỏe suy nhược thì không nên dùng lá và nụ vối.
Một số bài thuốc khác từ vối

Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Nụ vối và lá vối ở đâu tốt?

Có lẽ đây là câu hỏi nhiều người quan tâm, Cây vối có ở rất nhiều nơi ở nước ta từ đồng bằng đến miền núi nhưng ở miền Bắc có nhiều hơn. Có thể chia ra làm 2 loại vối là vối ở đồng bằng và vối rừng. Vối rừng không ngon bằng vối ở đồng bằng, ở miền Bắc có một vùng có vối ngon có tiếng là Hải Hậu – Nam Định.
Tuy nhiên theo tôi được biết thì ngày nay tại Hải Hậu cũng có nhiều người trồng vối nhưng vối ở đây hiện nay là từ nhiều nguồn, nhiều nơi đổ về theo thương lái nên không biết còn giữ được chất lượng đảm bảo như trước đây không? Như quê tôi chỉ cách Nam Định một con sông Đáy, do việc buôn bán không phát triển nên nụ vối từ trước đến giờ chủ yếu do người Nam Đinh sang thu mua cho nên nó thành vối Nam Định.

Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối
Có người còn nói là có cả vối Trung Quốc hoặc người ta có thể pha những loại tạp chất khác vào nụ vối. Bản thân tôi cũng từng nghe nhiều người nói nhưng chưa từng được thấy vối Trung Quốc hay vối pha tạp chất giống nụ vối. Ai có hình ảnh về những sản phẩm này thì chia sẻ để mọi người cùng biết để tránh.
Vì vậy khi mua nụ vối hay lá vối thì cần mua ở những địa chỉ tin cậy, uy tín, biết rõ về nguồn gốc thì càng tốt. (Chúng tôi cung cấp nụ vối chất lượng tốt, bảo đảm chất lượng từ khâu thu hoạch, bảo quản cho đến tay người tiêu dùng từ Kim Sơn – Ninh Bình)
Phụ nữ sau khi sinh uống nụ vối rất tốt: Đây là kinh nghiệm của ông cha để lại, giúp cho tiêu hóa, ăn ngủ tốt, mau săn bụng…
Gỗ của cây vối dùng để làm nhà cũng rất tốt. Không biết trong gỗ vối có chất gì mà hầu như không bị mối mọt.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Bà bầu có nên uống nước lá vối tươi không?

Trước đây khi nền y học hiện đại chưa phát triển, việc kiêng cữ trong thời kì mang thai hầu hết đều dựa theo kinh nghiệm mà không dựa trên những luận chứng y tế. Một số địa phương thì cho rằng uống nước vối tươi không tốt cho sức khỏe của bà bầu. Một số địa phương lại cho rằng, uống nước vối tươi rất hữu ích cho thai kì. Vậy đâu là quan niệm đúng?
- Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
nước vối tốt cho bà bầu

Dựa trên những nghiên cứu và thí nghiệm của y học hiện đại, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng một số thành phần có trong lá vối tươi rất tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe bà bầu nói riêng. Theo đó, mẹ bầu uống nước lá vối khi mang thai con sinh ra sẽ có làn da trắng hồng, mẹ có được vóc dáng đẹp sau sinh và nhiều ích khác đi kèm.
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, trong lá và nụ vối có chứa một hàm lượng lớn chất tanin, khoáng chất, vitamin, tinh dầu và mùi hương rất dễ chịu. Đặc biệt, trong thực phẩm này còn chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Nước vối tươi có những đặc trưng khá giống với nước chè xanh do đó đây là nguồn dinh dương và dược tính rất cần thiết đối với thai kì. Chính vì vậy các nhà khẳng định, trong thời gian mang bầu, các bà mẹ nên uống lá vối tươi với hàm lượng vừa phải để có một sức khỏe hoàn hảo. Những tác dụng của thể cuả nước lá vối tươi
Chúng ta có thể điểm qua một số tác dụng chính yếu của lá vối tươi đối với sức khỏe của mẹ và bé trong thời kì mang bầu:
Ngăn ngừa tiểu đường cho mẹ bầu thời kì sau sinh:
Trong giai đoạn mang thai, cá mẹ bầu phải nạp một khối lượng khổng lồ thức ăn để chăm sóc bé và duy đảm bảo lượng sữa cho thời kì sinh nở. Điều này đã khiến cho các mẹ bầu dễ mắc phải nguy cơ thừa cần và mắc bệnh tiểu đường.

Trong lá vối tươi có chứa hàm lượng polyphenol cao và hoạt chất ức chế alpha-glucosidase có khả năng hạn chế sự hình thành của hàm lượng đường trong máu. Đồng thời, lá vối tươi còn giúp ổn định đường huyết, giảm lipid máu, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, trong thời kì mang bầu, mẹ bầu nên uống nước lá vối thường xuyên để tăng cường khả năng ngăn ngừa tiểu đường khi mang thai và sau khi sinh.
- Chống ô-xy hóa cho bà bầu:

Các nghiên cứu mới nhất của trường đại học OhiO đã chứng minh rằng nụ vối có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, chống ô-xy hóa, từ đó giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào tuyến tụy, đồng thời phục hồi các men chống ô-xy hóa trong cơ thể. Điều này giúp chống lại sự lão hóa của đồng loạt các bộ phận trên cơ thể mẹ bầu trong giai đoạn mang bầu. Các mẹ cầu có thể hạn chế được hiện tượng hở chân răng, rụng tóc, nhăn da. Tính năng này của vối tươi được đánh giá là tương đương với lá trà xanh.
- Lá vối tươi tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu:
Thành phần dược tính có trong lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp tăng cảm giác ngon miệng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Chất đắng có trong thành phần thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, trong khi đó tanin lại giúp bảo vệ niêm mạc ruột. Đây chính là điều mà các mẹ bầu rất cần vì trong giai đoạn mang bầu, số lượng thức ăn mà các mẹ bầu tiếp nạp nhiều hơn 1,5 đến 2 lần. Nếu không có chất xúc tác lợi tiêu hóa thì rất dễ xảy ra các trường hợp đầy hơi, chướng bụng.
- Uống nước vối giúp lợi sữa:
Sữa mẹ là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ so sinh và trẻ nhỏ. Nếu thời kì mang thai các mẹ có một chế độ sdinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần nuôi dưỡng lượng sữa dự trự ch thời kì sinh con. Nước vối tươi được cho là có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt là lợi sữa. Vì vậy, bà bầu nên có thói quen uống nước vối ngay từ những ngày đầu thai kỳ để giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời lợi sữa khi con được sinh ra. Các mẹ có thể nấu búp lá vối cùng với chân heo hay chân bò để ăn vào tháng gần ngày sinh để đảm bảo đủ lượng sữa cho bé sau khi sinh.
- Tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu:
Theo Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp tăng cảm giác ngon miệng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Chất đắng có trong thành phần thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, trong khi đó tanin lại giúp bảo vệ niêm mạc ruột,…
Dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng, nhưng ăn nhiều mà hấp thụ chẳng bao nhiêu hóa ra lại công cốc. Vì vậy, mẹ bầu lúc nào cũng phải chăm sóc hệ tiêu hóa để duy trì sức khỏe bản thân, đồng thời giúp bé cưng trong bụng phát triển toàn diện nhất.
- Ngăn ngừa tiểu đường trong thời gian thai kỳ:
Chứa hàm lượng polyphenol cao, khoảng 128mg/gram trọng lượng khô, và hoạt chất ức chế alpha-glucosidase, nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời, còn giúp ổn định đường huyết, giảm lipid máu, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
- Chống ô-xy hóa, đảm bảo sức khỏe bà bầu
Rất nhiều nghiên cứu kết luận rằng nụ vối có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, chống ô-xy hóa, từ đó giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào tuyến tụy, đồng thời phục hồi các men chống ô-xy hóa trong cơ thể.
- Uống nước vối giúp lợi sữa:
Nước vối có thể được ủ từ lá vối, nụ vối đã khô hoặc tươi… Các nghiên cứu khẳng định, trong nước vối có nhiều thành phần vitamin, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt là lợi sữa. Vì vậy, bà bầu nên có thói quen uống nước vối ngay từ những ngày đầu thai kỳ để giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời lợi sữa khi con được sinh ra.
- Nước vối giúp bà bầu làm đẹp:
Lấy lá vối đun nước hàng ngày để uống thay nước lọc. Mỗi ngày uống đều đặn 1 lít nước vối, sẽ giúp da đẹp mịn màng, hết sạch mụn, nó còn giúp đánh tan mỡ thừa, eo săn chắc. Nước vối có tác dụng rất tốt cho da mặt nhờn và hỗn hợp hoặc da có nhiều mụn, dễ nổi mụn. Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng, chát trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu vối có tính kháng khuẩn nhưng đặc biệt không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Do đó mẹ bầu uống rất tốt không những mẹ còn tốt cho con.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Bà bầu uống nước vối thế nào là đúng cách?
Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc hãm trong nước sôi như cách hãm trà xanh. Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.
Nên uống khoảng 1 ấm nước lá vối/ 1 ngày hoặc một ly nước lá vối/ 1 ngày là được. Không nên uống nhiều quá, sẽ không tốt cho hệ bài tiết.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Cây vối đã đi vào thi ca

Cây vối
Mẹ lên thành phố với con
Nhớ hoài cây vối vẫn còn dưới quê
Một năm may có dịp về
Mẹ ngồi bên gốc ủ ê nỗi buồn
Hắt hiu run rẩy cánh chuồn
Mây trời teo tóp mặt khuôn quê nhà
Quán hàng nước đầy Coca
Mẹ tôi ủ lá vối già làm vui
Thương cây gốc đã sần sùi
Ra đi Mẹ cứ ngậm ngùi vấn vương.
…Mẹ ơi!
Quê ta đêm nay có nặng hạt mưa giông
Ấm vối đặc chắc vẫn nồng trong giỏ
Tháng năm rồi vối trong vườn kết nụ
Cô láng giềng còn hái giúp mẹ không?…


http://lasen.com.vn/10-tac-dung-la-voi-nu-voi 


 lá vối
 Quả vối
 Nụ vối và hoa vối.

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

CHÚA TIÊN-NGUYỄN HOÀNG và Quảng Trị....

CHÚA TIÊN-NGUYỄN HOÀNG 
VÀ QUẢNG TRỊ-VÙNG ĐẤT MỞ ĐẦU CHO SỰ NGHIỆP NAM TIẾN VĨ ĐẠI NHẤT TRONG LỊCH SỬ .
 
Mời cùng đọc lại phần viết về Chúa Nguyễn Hoàng trong Đại Nam Thực lục Tiền biên ( Quyển I ) do Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn. Đây là nguồn sử liệu chính thống duy nhất và đầy đủ nhất viết về chúa Tiên-Nguyễn Hoàng.
Ở phần viết về Chúa Nguyễn Hoàng giúp người đọc hiểu rõ hơn lịch sử của vùng đất Thuận Quảng và đặc biệt là vùng đất Quảng Trị của chúng ta .
Vì toàn văn được viết theo lối biên niên nên baolam xin được lược bỏ với dấu (...) và có chỉnh sửa một số cách ghi chú của bản dịch để người đọc dễ hiểu hơn !
*******************
*Giới thiệu tổng quan về bộ sách Đại Nam Thực Lục .
Đại Nam thực lục ghi chép các sự kiện từ khi chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến đời vua Khải Định (1925) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.
Phần đầu của Đại Nam thực lục gọi là Đại Nam thực lục Tiền biên gồm 12 quyển, ghi chép các sự kiện lịch sử của 9 chúa Nguyễn Đàng Trong từ Nguyễn Hoàng (1558) đến hết đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1777).
Phần thứ hai là Đại Nam thực lục chính biên (gồm 587 quyển), viết về triều đại các vua nhà Nguyễn, nhưng là phần chủ yếu, của bộ biên niên sử viết bằng chữ Hán.
******************
ĐẠI NAM THỰC LỤC TIỀN BIÊN- QUYỂN I
THỰC LỤC VỀ THÁI TỔ GIA DỤ HOÀNG ĐẾ ( Chúa Nguyễn Hoàng )
******************
Thái tổ (...)Gia dụ hoàng đế, họ Nguyễn, húy Hoàng, người Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa.
Sinh ngày Bính dần, tháng 8, mùa thu, năm ất dậu [1525] (...), là con trai thứ hai của Triệu tổ Tĩnh hoàng đế ; mẹ là Tĩnh hoàng hậu Nguyễn thị (con gái Nguyễn Minh Biện, Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân thự vệ sự ở triều Lê).
Tổ tiên trước là một họ có danh vọng ở Thanh Hoa.
Ông nội là Trừng quốc công, húy là Dụ ( Có thuyết cho rằng An Hòa bá Nguyễn Hoằng Dụ sinh ra Nguyễn Kim (Đại Việt sử ký toàn thư), lên 8 tuổi đã biết làm văn, 15 tuổi thông thuộc võ nghệ. Triều Hiến tông nhà Lê, làm kinh lược sứ Đà Giang, đến khi Uy Mục đế vô đạo, về Tây Kinh giúp Lê Oanh khởi binh ở Thanh Hoa, mưu việc giữ yên xã tắc. Khi Oanh lên làm vua (tức Tương Dực đế), được phong làm thái phó Trừng quốc công.
Cha là Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế, húy Kim, con trưởng Trừng quốc công, đầu làm quan triều Lê, chức Hữu vệ điện tiền tướng quân, tước An Thanh hầu. Năm Đinh hợi [1527], Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, nhà Lê mất. Triệu Tổ giận họ Mạc tiếm nghịch, chí muốn khôi phục nhà Lê, nên dẫn con em tránh sang Ai Lao. Vua nước ấy là Sạ Đẩu cho ở Sầm Châu. Bấy giờ thu nạp hào kiệt, quân chúng có hàng mấy nghìn người, voi có ba chục thớt, bàn mưu tìm con cháu nhà Lê để lập làm vua.
Năm Canh dần [1530], ông đem quân ra Thanh Hoa. Mạc Đăng Doanh (con trưởng Mạc Đăng Dung) sai tướng là Ngọc Trục (không rõ họ) chống cự, đánh nhau ở huyện Lôi Dương (nay là Thọ Xuân Thanh Hóa), Ngọc Trục thua chạy. Năm Tân mão [1531], ông đánh phá được tướng Mạc là Nguyễn Kính ở huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), chém hơn một nghìn đầu. Khi tiến đến đò Điềm Thủy huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình), lại đánh luôn mấy trận với tướng Mạc là Lê Bá Ly được to. Gặp trời mưa dầm, nước lụt lai láng, quân Mạc cho nhiều chiến thuyền tiếp nhau tiến đến, ông bèn rút quân về sách Sầm Hạ ở Ai Lao.
Năm Quý tỵ [1533] ông đón con trai nhỏ của Lê Chiêu Tông là Ninh lập làm vua, lấy niên hiệu là Nguyên Hòa, tức là Trang Tông. (Khi nhà Lê mới mất, Trang Tông còn thơ ấu, bầy tôi là bọn Trịnh Duy Tuấn và Lê Lan rước tránh sang Ai Lao, ở trà trộn với nhân dân, không ai biết. Đến bấy giờ, Triệu Tổ tìm khắp nơi mới được, bèn lập làm vua). Do công ấy, được phong Thượng phụ thái sư Hưng quốc công chưởng nội ngoại sự. Bấy giờ có người xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phước (huyện Vĩnh Lộc bây giờ) tên là Trịnh Kiểm đến yết kiến (Kiểm sau làm tổ họ Trịnh). Triệu Tổ thấy Kiểm có vẻ lạ, mới gả con gái lớn là Ngọc Bảo cho, sai coi mã quân và xin phong cho làm tướng quân.
Năm Canh tý [1540], ông đem quân đóng giữ Nghệ An, hào kiệt theo rất nhiều. Năm Nhâm dần [1542] đi tuần hành trong đất Thanh Hoa, tiếng quân lừng lẫy, xa gần đều phục. Năm Quý mão [1543] rước vua Lê tiến binh ra Tây Đô (tức là Thanh Hoa) để đánh Mạc Chính Trung (con thứ hai Mạc Đăng Dung, có tên nữa là Đăng Xương), được tấn phong Thái tể đô tướng tiết chế các dinh thủy bộ, chia đường đều tiến, đánh đâu được đấy.
Ngày Tân tỵ, tháng 5, mùa hạ, năm ất tỵ [1545] ông bị hàng tướng Mạc [tên Trung] đầu độc. Triệu Tổ băng, thọ 78 tuổi. (Trước là nhà Mạc thấy quân nhà vua hoạt động mạnh, rất lo, ngầm sai hoạn quan là Trung (không rõ họ) trá hàng, để đầu độc vua Lê; việc không thành, nó liền ngầm cho thuốc độc vào quả dưa hấu rồi đón dâng Triệu Tổ). Vua Lê thương tiếc mãi, tặng tước Chiêu huân tĩnh công, dùng lễ hậu đem táng ở núi Thiên Tôn (thuộc huyện Tống Sơn). Tương truyền huyệt đào trúng hàm rồng, khi đặt quan tài xuống thì cửa huyệt ngậm lại, bỗng trời đổ mưa, gió sấm sét, mọi người sợ chạy. Đến lúc tạnh trở lại tìm thì đá núi liên tiếp, cỏ cây xanh tốt, không nhận được là táng nơi nào nữa. Đến nay có việc cúng tế thì chỉ trông núi tế vọng thôi. Năm Minh Mệnh thứ 2, phong núi ấy là núi Triệu Tường.
Thời quốc sơ chúa( Chữ Hán là thượng, chỉ Nguyễn Hoàng , tôn thụy hiệu ( Thụy : tên đặt để thờ cúng ) là Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Vĩ Tích Chiêu Huân Tĩnh vương. Thế Tôn Hiếu Vũ Hoàng Đế ( Tức là Phước Khoát (1739 – 1756) , lại truy tôn [Nguyễn Kim] làm Di Mưu Thùy Dụ Khâm Cung Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Vĩ Tích Chiêu Huân Tĩnh vương, và truy tôn phi là Từ Tín Chiêu ý Đức phi.
Gia Long năm thứ 5 lại truy tôn là Di Mưu Thùy Dụ Khâm Cung Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Khải Vận Nhân Thánh Tĩnh hoàng đế, miếu hiệu ( Hiệu đặt cho các vua đã chết để thờ ở tôn miếu ) là Triệu Tổ, lăng gọi là Trường Nguyên, và truy tôn phi là Từ Tín Chiêu ý Hoằng Nhân Thục Đức Tĩnh hoàng hậu. (Tương truyền phi hợp táng với Triệu Tổ).
Chúa ( Chúa, chỉ Nguyễn Hoàng ) tướng vai lân, lưng hổ, mắt phượng, trán rồng, thần thái khôi ngô, thông minh tài trí, người thức giả đều biết là bực phi thường.
Khi Triệu Tổ tránh họ Mạc, chạy sang Ai Lao thì Chúa mới lên 2 tuổi, gửi nuôi ở nhà thái phó Nguyễn Ư Dĩ (tên tự là Vô Sự, bấy giờ gọi là Uy quốc công, anh ruột của Tĩnh hoàng hậu), Ư Dĩ hết lòng bảo hộ, khi đã lớn, thường đem chuyện xây dựng công nghiệp để khuyến khích. Đầu làm quan ở triều Lê, được phong là Hạ Khê hầu. Đem quân đánh Mạc Phước Hải (con trưởng Mạc Đăng Doanh), chém được tướng là Trịnh Chí ở huyện Ngọc Sơn, khi khải hoàn vua yên ủy khen rằng : “thực là cha hổ sinh con hổ”.
Đến khoảng năm Thuận Bình đời Lê Trung Tông, do quân công được tiến phong Đoan quận công. Bấy giờ Hữu tướng triều Lê là Trịnh Kiểm (bấy giờ xưng là Lượng quốc công) cầm giữ binh quyền, chuyên chế mọi việc. Tả tướng là Lãng quận công Uông (con trưởng Triệu Tổ) bị Kiểm hãm hại. Kiểm lại thấy chúa công danh ngày càng cao nên rất ghét. Chúa thấy thế, trong lòng áy náy không yên, cùng bàn mưu với Nguyễn Ư Dĩ rồi cáo bệnh, cốt giữ mình kín đáo để họ Trịnh hết ngờ.
Chúa nghe tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm (người làng Trung Am, xứ Hải Dương, đỗ Trạng nguyên triều Mạc, làm đến chức Thái bảo về trí sĩ giỏi nghề thuật số, nên ngầm sai người tới hỏi. Bỉnh Khiêm nhìn núi non bộ trước sân ngâm lớn rằng : “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” [nghĩa là : Một dải núi ngang có thể dung thân muôn đời được]. Sứ giả đem câu ấy về thuật lại. Chúa hiểu ý. Bấy giờ xứ Thuận Hóa mới dẹp yên, tuy nhà Lê đã đặt tam ty (Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) và phủ huyện để cai trị, nhưng nhân dân vẫn chưa một lòng. Kiểm đương lấy làm lo. Chúa mới nhờ chị là Ngọc Bảo nói với Kiểm để xin vào trấn đất Thuận Hóa. Kiểm thấy đất ấy hiểm nghèo xa xôi cho ngay. Anh Tông lên ngôi, Kiểm dâng biểu nói : “Thuận Hóa là nơi quan trọng, quân và của do đấy mà ra, buổi quốc sơ nhờ đấy mà nên nghiệp lớn. Nay lòng dân hãy còn tráo trở, nhiều kẻ vượt biển đi theo họ Mạc, sợ có kẻ dẫn giặc về cướp, ví không được tướng tài trấn thủ vỗ yên thì không thể xong. Đoan quận công là con nhà tướng, có tài trí mưu lược, có thể sai đi trấn ở đấy, để cùng với tướng trấn thủ Quảng Nam cùng nhau giúp sức thì mới đỡ lo đến miền Nam”. Vua Lê nghe theo và trao cho chúa trấn tiết(Trấn tiết : Cờ tiết vua giao cho làm huy hiệu của quyền trấn thủ ), phàm mọi việc đều ủy thác cả, chỉ mỗi năm nộp thuế mà thôi.
Mậu ngọ, năm thứ 1 [1558] (...), mùa đông, tháng 10, Chúa bắt đầu vào trấn Thuận Hóa, 34 tuổi. Những người bộ khúc đồng hương ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng xứ Thanh Hoa đều vui lòng theo đi. Dựng dinh ở xã ái Tử (thuộc huyện Vũ Xương, tức nay là Đăng Xương, nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ). Phàm quan lại tam ty do nhà Lê đặt đều theo lệnh của Chúa.
Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục, bấy giờ thường xưng là chúa Tiên. Nghiệp đế dựng lên, thực là xây nền từ đấy.
Kỷ mùi, năm thứ 2 [1559], mùa thu tháng 8, Thanh Hoa và Nghệ An bị lụt, dân lưu tán nhiều vào miền Nam.
Bấy giờ mọi việc bắt đầu. Chúa khuya sớm chăm lo, nghĩ việc củng cố căn bản. Nguyễn Ư Dĩ cùng bọn Tống Phước Trị (bấy giờ gọi là Luân quận công), Mạc Cảnh Huống cùng lòng hợp sức, quy hoạch nhiều phương, Chúa đều thành thực tin dùng.
Canh thân, năm thứ 3 [1560], mùa đông, đặt đồn cửa biển giữ miền duyên hải (bấy giờ quân Mạc thường theo đường biển vào cướp Thanh Nghệ nên phải đề phòng).
(...)
Mậu thìn, năm thứ 11 [1568], mùa xuân, tháng 3, Tổng trấn Quảng Nam là Bùi Tá Hán (bấy giờ xưng là Trấn quận công) chết. Vua Lê lấy Nguyễn Bá Quýnh (bấy giờ xưng là Nguyên quận công) làm Tổng binh, thay giữ đất ấy.
Kỷ tỵ, năm thứ 12 [1569], mùa thu, tháng 9, Chúa đi Thanh Hoa, yết kiến vua Lê ở hành cung Khoa Trường.
Canh ngọ, năm thứ 13 [1570] mùa xuân, tháng giêng, Chúa từ Tây Đô về, dời dinh sang xã Trà Bát (thuộc huyện Đăng Xương).
Vua Lê triệu tổng binh Quảng Nam là Nguyễn Bá Quỳnh về trấn thủ Nghệ An. Chúa bèn kiêm lãnh hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam.
Xứ Thuận Hóa có 2 phủ, 9 huyện, 3 châu:
Phủ Tiên Bình (xưa là Tân Bình), lĩnh 3 huyện : Khang Lộc, Lệ Thủy, Minh Linh, 1 châu : Bố Chánh;
Phủ Triệu Phong, lĩnh 6 huyện : Vũ Xương, Hải Lăng, Quảng Điền (xưa là Đan Điền), Hương Trà (xưa là Kim Trà), Phú Vang (xưa là Tư Vang), Điện Bàn, 2 châu : Thuận Bình, Sa Bồn.
Xứ Quảng Nam có 3 phủ, 9 huyện:
Phủ Thăng Hoa, lĩnh 3 huyện : Lê Giang, Hà Đông, Hy Giang;
Phủ Tư Nghĩa lĩnh 3 huyện : Bình Sơn, Mộ Hoa, Nghĩa Giang;
Phủ Hoài Nhân, lĩnh 3 huyện : Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn.
Đeo ấn tổng trấn tướng quân, đặt quân hiệu là dinh Hùng Nghĩa.
Bấy giờ Mạc Mậu Hợp sai tướng là bọn Kính Điển đem quân xâm lấn Thanh Nghệ. Tướng trấn thủ Nghệ An Nguyễn Bá Quýnh nghe tin trốn chạy, thế giặc hung tợn, lòng dân xao xuyến. Chúa vốn có uy danh, nhiều mưu lược, kỷ luật rõ ràng, phòng giữ nghiêm ngặt, do đó quân giặc không dám phạm vào bờ cõi, nên riêng hai xứ Thuận Quảng được yên ổn.
Tháng 2, Trịnh Kiểm nhà Lê chết. Con thứ là Tùng (con của Ngọc Bảo) được nối. Chúa sai sứ đến viếng.
Tân mùi, năm thứ 14 [1571], mùa thu, tháng 7, có 3 người huyện Khang Lộc tức Phong Lộc bây giờ, hiện nay là huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, tên là Mỹ Lương, Văn Lan và Nghĩa Sơn (đều không rõ họ) nổi loạn, đánh dẹp yên. Trước là Mỹ Lương cùng em là Văn Lang và Nghĩa Sơn đều tiến thóc được làm quan, chuyên việc thu tô thuế có công. Nhà Lê phong Mỹ Lương làm tham đốc, Văn Lan, Nghĩa Sơn làm thự vệ. Trịnh Kiểm nhân mật sai họ đánh úp dinh Vũ Xương, hẹn nếu thành công sẽ trọng thưởng. Tới đấy, Mỹ Lương sai Văn Lang và Nghĩa Sơn đem quân phục ở huyện Minh Linh( Nay là huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị) rồi tự mình dẫn quân lẻn theo đường núi đến chỗ Cầu Ngói ở Hải Lăng mai phục, định ngày giáp đánh. (có thuyết nói khi binh thuyền Mạc cướp Nghệ An thì Thuận Hóa xao xuyến, bọn Mỹ Lương mưu đánh úp Vũ Xương để hàng Mạc). Chúa biết được mưu ấy, liền sai phó tướng Trương Trà (bấy giờ xưng là Trà quận công) đánh Nghĩa Sơn, và tự đem quân ngầm đến Cầu Ngói đánh úp Mỹ Lương và đốt trại. Mỹ Lương trốn chạy, đuổi chém được. Trà tiến quân đến xã Phước Thị, đánh nhau với giặc, bị Nghĩa Sơn bắn chết. Vợ Trà là Trần thị (người xã Diêm Trường) nghe tin nổi giận, mặc quần áo đàn ông thúc quân đánh, bắn chết Nghĩa Sơn tại trận. Quân Văn Lan thua, trốn về với Trịnh. Thế là dẹp hết đảng giặc. Chúa đem quân về. Phong Trần thị làm quận phu nhân.
Bấy giờ Quảng Nam cũng có bọn thổ mục nổi loạn, cướp giết lẫn nhau. Chúa sai thuộc tướng là Mai Đình Dũng dẹp yên, nhân đấy, sai ở lại giữ đất để thu phục vỗ yên tàn quân.
Nhâm thân, năm thứ 15 [1572] (...), mùa xuân, tháng giêng, vua Lê đổi niên hiệu là Hồng Phước.
Mùa thu, tháng 7, tướng Mạc là Lập Bạo (không rõ họ, tự xưng quận công) lấy người ở châu Bắc Bố Chính (nay là huyện Bình Chính- Nay là huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) dẫn đường đem 60 binh thuyền vượt biển vào đánh cướp, đóng trại từ con đường xã Hồ Xá đến đền Thanh Tương xã Lãng Uyển. Thế giặc đang mạnh. Chúa đem quân chống giữ, đóng ở sông Ái Tử, đêm nghe từ lòng sông có tiếng kêu “trao trao”, lấy làm lạ. Khấn rằng : “Thần sông có thiêng thì giúp ta đánh giặc”. Đêm ấy, chúa ngủ mộng thấy một người đàn bà mặc áo xanh, tay cầm quạt the, đến trước trình rằng : “Minh công muốn trừ giặc thì nên dùng mỹ kế dụ đến bãi cát, thiếp xin giúp sức !” Tỉnh dậy, chúa ngẫm nghĩ rằng : “Người đàn bà trong mộng báo ta nên dùng “mỹ kế”, phải chăng là dùng kế mỹ nhân ?” Trong đám thị nữ có Ngô thị (tên gọi là Ngọc Lâm, người làng Thế Lại, có tên nữa là Thị Trà) có sắc đẹp, và mưu cơ biện bác. Chúa sai nàng đem vàng lụa đi dụ Lập Bạo tới chỗ sông có tiếng kêu “trao trao” để giết. Ngô thị đến trại Lập Bạo nói rằng : “Chúa công thiếp nghe tin tướng công ở xa đến, cho thiếp mang quà mọn đến để cùng giảng hòa, đừng đánh nhau nữa”. Lập Bạo thích sắc đẹp của Ngô thị, nhưng giả cách giận, nói rằng : “Người lại đây làm mồi dử ta phải chăng ?” Ngô thị uyển chuyển thưa gửi, Lập Bạo liền tin, và giữ lại trong trướng. Ngô thị nhân đấy, mời Lập Bạo đến bờ sông để cùng chúa họp thề. Lập Bạo nghe lời. Ngô thị đem việc ấy mật báo trước. Chúa lập tức dựng một ngôi đền tranh ở bên bờ sông, chỗ có tiếng kêu “trao trao”, để làm nơi họp thề, và đào hầm đặt phục binh. Đến hẹn, Lập Bạo cùng Ngô thị ngồi thuyền nhỏ, chỉ vài chục người theo hầu. Khi đến bến, thấy dưới cờ chúa cũng chỉ có vài chục người thôi, Lập Bạo thản nhiên không ngờ, bèn lên bờ thong thả bước đến cửa đền. Thình lình phục binh nổi dậy. Lập Bạo sợ chạy xuống thuyền, thuyền đã xa bãi rồi. Lập Bạo nhảy theo, rơi xuống nước, quân ta bắn chết ngay, rồi thừa thắng tiến đến trại Thanh Tương. Gió to nổi lên, thuyền giặc đắm hết. Quân giặc đem nhau đầu hàng, chúa cho ở đất Cồn Tiên( ở gần cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị ,tức tổng Bái Ân bây giờ) đặt làm 36 phường. Chúa đem quân về, thưởng công cho Ngô thị, gọi phó đoán sự vệ Thiên võ là Vũ Doãn Trung gả cho. Lại phong thần sông làm “Trảo trảo linh thu phổ trạch tướng hựu phu nhân”, và lập đền thờ.
Mùa đông, tháng 11, sai sứ về Tây Đô báo tin thắng trận. Vua Lê sai Phan Công Tích (bấy giờ xưng là Lai quận công) đến ủy lạo tướng sĩ. Chúa cùng sứ giả yến tiệc rất vui, khi sứ về lại tặng rất hậu.
Bấy giờ Chúa ở trấn hơn 10 năm, chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều yên cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một nơi đô hội lớn.
Quý dậu, năm thứ 16 [1573] (...), mùa xuân, tháng giêng, vua Lê bị Trịnh Tùng bắt phải thắt cổ chết ở Lôi Dương, lập người con thứ là Duy Đàm làm vua, đổi niên hiệu là Gia Thái, tức là Thế tông. Từ đấy Tùng ngày càng lấn quyền, vua Lê gia phong cho tước vương, sau thành thế tập.
Tháng 2, vua Lê sai sứ đem sắc tấn phong Chúa làm thái phó, khiến trữ thóc để sẵn lương ở biên giới, còn số tiền sai dư ( Tiền thuế thân, ngoài sự gánh vác sai dịch còn phải nộp) thì hàng năm nộp thay bằng 400 cân bạc và 500 tấm lụa.
(...)
Ất dậu, năm thứ 28 [1585], bấy giờ có tướng giặc nước Tây Dương hiệu là Hiển Quý (Hiển Quý là tên hiệu của bọn tù trưởng phiên, không phải là tên người) đi 5 chiếc thuyền lớn, đến đậu ở Cửa Việt để cướp bóc ven biển. Chúa sai hoàng tử thứ sáu lĩnh hơn 10 chiếc thuyền, tiến thẳng đến cửa biển, đánh tan 2 chiếc thuyền giặc. Hiển Quý sợ chạy.
Chúa cả mừng nói rằng : “Con ta thực là anh kiệt”, và thưởng cho rất hậu. Từ đó giặc biển im hơi.
Bính tuất, năm thứ 29 [1586], mùa xuân, tháng 3, vua Lê sai Hiến sát sứ là Nguyễn Tạo đến khám những ruộng đất hiện cày cấy để thu thuế. (Bấy giờ thuế ruộng hai xứ Thuận Quảng chưa có định ngạch, mỗi năm gặt xong, sai người chiếu theo số ruộng đất hiện cấy mà thu thuế thôi). Khi Tạo đến, Chúa lấy lòng thành tiếp đãi. Tạo rất cảm phục, rồi không đi khám đạc nữa, cho các phủ huyện tự làm sổ, sổ làm xong rồi đem về.
(...)
Kỷ sửu, năm thứ 32 [1589]. Bấy giờ mấy năm được mùa luôn, trăm họ giầu thịnh. Vua Lê thì liền năm đánh dẹp, quân dụng không đủ. Chúa xuống lệnh thu thuế cho đi giúp quân phí, chưa từng để thiếu thốn. Tây Đô được nhờ vào đấy.
(...)
Nhâm thìn, năm thứ 35 [1592], mùa thu, tháng giêng, vua Lê sai Trịnh Tùng cử đại quân đi đánh Mạc Mậu Hợp (con Mạc Nguyên), lấy lại được Đông Đô (tức Hà Nội bây giờ).
Tháng 5, Chúa đem binh quyền ra Đông Đô yết kiến. Vua Lê yên ủi rằng : “Ông trấn thủ hai xứ, dân nhờ được yên, công ấy rất lớn”. Liền phong làm Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc chưởng phủ sự thái úy Đoan quốc công.
Chúa trở về Thanh Hoa, yết cáo tôn lăng.
Bấy giờ tướng Mạc là Kiến và Nghĩa (hai người đều không rõ họ, tự xưng quận công) đều tụ họp có tới mấy vạn quân, Kiến chiếm giữ phủ Kiến Xương, đắp lũy đất ở bên sông, Nghĩa chiếm giữ huyện Thanh Lan (nay là huyện Thanh Quan), cắm cọc gỗ ở sông Hoàng Giang để chống cự nhà Lê. Tướng nhà Lê là Bùi Văn Khuê và Trần Bách Niên đánh không được. Chúa đốc suất tướng sĩ bản dinh, thống lãnh chiến thuyền của thủy quân các xứ nối tiến, dùng hỏa khí và đại bác đánh phá tan, chém được Kiến và Nghĩa tại trận, bắt sống, chém chết hàng vạn. Trấn Sơn Nam (nay là Nam Định) được dẹp xong. Mạc Kính Chương (tự xưng Tráng vương) lại cùng đồ đảng chiếm giữ Hải Dương. Chúa dời quân sang đánh dẹp được, bắt sống không xiết kể.
Trước kia, trong chiến dịch Sơn Nam, hoàng tử thứ hai là Hán (làm quan triều Lê, có quân công được làm Tả đô đốc Lỵ quân công) theo Chúa đi đánh giặc, ra sức đánh, mất tại trận. Vua Lê truy tặng tước Lỵ Nhân công (có thuyết là Lỵ Trung công, năm Gia Long thứ 2 cho được tòng tự ở Nguyên miếu), cho con là Hắc được tập ấm, sau làm quan đến thái phó. (Con cháu ở Thanh Hoa, dòng dõi rất phồn thịnh. Năm Gia Long thứ 1, cho hệ tính là Nguyễn Hựu).
Giáp ngọ, năm thứ 37 [1594], mùa hạ, tháng 5, Mạc Ngọc Liễn chiếm giữ núi Yên Tử, đánh cướp huyện Vĩnh Lại. Chúa đem thủy quân tiến đến Hải Dương đánh phá được. Ngọc Liễn thua chạy, chết ở châu Vạn Ninh.
Mùa thu, tháng 9, Mạc Kính Dụng (tự xưng Uy vương) sai người đảng là Văn và Xuân (hai người đều không rõ tên họ, tự xưng quốc công) đánh úp Thái Nguyên. Chúa đem đại binh đánh quân Mạc ở huyện Võ Nhai, dẹp yên.
Mùa đông, tháng 10, tướng làm phản nhà Lê là Vũ Đức Cung cướp phá các huyện thuộc Sơn Tây, và lùa những cư dân hai huyện Đông Lan và Tây Lan (nay là Hùng Quan và Tây Quan) vào đất Đại Đồng. Chúa lĩnh thủy quân cùng Thái úy nhà Lê là Nguyễn Hữu Liêu dẫn bộ binh cùng tiến, thẳng tới Đại Đồng, giáp đánh phá được. Đức Cung chạy đến đất Nghĩa Đô. Chúa dẫn quân về.
Ất mùi, năm thứ 38 [1595], mùa xuân, tháng 3 nhà Lê thi tiến sĩ, Chúa làm đề điệu, lấy được 6 người hợp cách là bọn Nguyễn Viết Tráng.
Bính thân, năm thứ 39 [1596], mùa hạ, tháng 4, Chúa theo hầu vua Lê đi Lạng Sơn. Trước là Mạc Kính Dụng chạy sang Long Châu nước Minh, vu cáo với nhà Minh rằng hiện nay người xưng là vua Lê tức là người họ Trịnh chứ không phải con cháu nhà Lê. Người Minh tin lời, sai án sát ty phó sứ Tả giang binh tuần đạo là Trần Đôn Lâm sang Trấn Nam quan, đưa thư hẹn hội khám. Vua Lê trước sai bọn thị lang Phùng Khắc Khoan đem hai quả ấn mực cũ, 100 cân vàng, 1.000 lạng bạc, cùng vài chục kỳ lão trong nước cùng đến cửa quan. Trần Đôn Lâm lại đưa điệp đòi vua Lê hẹn ngày đến cửa quan. Nhưng khi vua Lê đến thì sứ nhà Minh thác cớ không đến đúng hẹn. Chúa bèn hầu vua Lê trở về.
Đinh dậu, năm thứ 40 [1597] mùa xuân, tháng 2, nhà Minh lại sai ủy quan là Vương Kiến Lập đến cửa quan báo tin để hội khám. Chúa lại theo hầu vua Lê đến cửa quan, cùng với Vương Kiến Lập và Trấn Đôn Lâm làm lễ giao tiếp hội khám, gặp nhau rất vui vẻ. Từ đấy Bắc Nam lại thông hiếu.
Mùa đông, tháng 11, thổ phỉ Hải Dương là bọn Thủy, Lễ, Quỳnh, Thụy (đều không rõ họ, tự xưng quận công) kết bè đảng mấy nghìn, đánh úp giết tướng trấn thủ, cướp phá các huyện Thủy Đường, Nghi Dương và Tiên Minh. Hoàng tử thứ tư là Diễn (có tên nữa là Miện, làm quan triều Lê, chức Tả đô đốc Hào quận công) cùng tướng nhà Lê là Bùi Văn Khuê và Phan Ngạn lĩnh 50 binh thuyền đến đánh ở sông Hổ Mang. Diễn đem 4 chiếc binh thuyền bản bộ vào trước xông lên đánh, mất tại trận. Vua Lê truy tặng Thái phó.
Mậu tuất, năm thứ 41 [1598], mùa xuân, tháng 3, chúa đem thủy quân đánh dẹp Hải Dương, phá tan quân thổ phỉ ở dãy núi Thủy Đường, bắt được đồ đảng giặc đem về.
Kỷ hợi, năm thứ 42 [1599], mùa thu, tháng 8, vua Lê băng. Con thứ là Duy Tân lên ngôi, đổi niên hiệu là Thận Đức, tức là Kính tông. Tấn phong chúa làm Hữu tướng.
Canh tý, năm thứ 43 [1600] (Lê ??Thận Đức năm 1, mùa đông, tháng 11, đổi kỷ nguyên là Hoằng Định; Minh ? Vạn Lịch năm 28), mùa hạ, tháng 5, chúa từ Đông Đô trở về. Bấy giờ chúa đã ở Đông Đô 8 năm, đánh dẹp bốn phương đều thắng, vì có công to, nên họ Trịnh ghét. Gặp lúc bọn tướng Lê là Phan Ngạn, Ngô Đình Nga và Bùi Văn Khuê làm phản ở cửa Đại An (nay thuộc Nam Định), chúa nhân dịp đem quân tiến đánh, liền đem cả tướng sĩ thuyền ghe bản bộ, đi đường biển thẳng về Thuận Hóa, để hoàng tử thứ năm là Hải và hoàng tôn là Hắc ở lại làm con tin. Nghe tin ấy, lòng dân xao xuyến. Trịnh Tùng ngờ chúa vào chiếm Tây Đô, bèn đưa vua Lê chạy về Tây Đô, để giữ vững căn bản. Đi đến huyện An Sơn, bọn hoàng tử Hải đón đường nói rằng chúa về Thuận Hóa, chỉ nghĩ việc bảo vệ đất đai, thực không có ý gì khác. Vua Lê vỗ về, vẫn cho bọn Hải quản binh như cũ. Chẳng bao lâu vua Lê lại về Đông Đô.
Chúa đến Thuận Hóa, cho dời dinh sang phía đông dinh ái Tử (bấy giờ gọi là Dinh Cát). Vua Lê sai Thiêm đô ngự sử là Lê Nghĩa Trạch đem sắc đến phủ dụ, vẫn sai ở lại trấn thủ, hằng năm nộp thuế má. Trịnh Tùng cũng gửi kèm thư, khuyên giữ việc thuế cống. Chúa hậu đãi sứ giả và sai sứ đi tạ ơn vua Lê; lại gửi thư cho Trịnh Tùng hẹn kết nghĩa thông gia.
Mùa đông, tháng 10, chúa gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng (con cả Trịnh Tùng). Từ đấy chúa không ra Đông Đô nữa. Triều thần nhà Lê thường thường nói nên xử trí, nhưng Trịnh Tùng sợ việc dùng binh, không dám đả động.
Tân sửu, năm thứ 44 [1601], mùa hạ, tháng 6 đặt kho thóc Thuận Hóa.
Bắt đầu dựng chùa Thiên Mụ. Bấy giờ chúa dạo xem hình thế núi sông, thấy trên cánh đồng bằng ở xã Hà Khê (thuộc huyện Hương Trà) giữa đồng bằng nổi lên một gò cao, như hình đầu rồng quay lại, phía trước thì nhìn ra sông lớn, phía sau thì có hồ rộng, cảnh trí rất đẹp. Nhân thế hỏi chuyện người địa phương, họ đều nói rằng gò này rất thiêng, tục truyền rằng : Xưa có người đêm thấy bà già áo đỏ quần xanh ngồi trên đỉnh gò nói rằng : “Sẽ có vị chân chúa đến xây chùa ở đây, để tụ khí thiêng, cho bền long mạch”. Nói xong bà già biến mất. Bấy giờ nhân đấy mới gọi là núi Thiên Mụ. Chúa cho là núi ấy có linh khí, mới dựng chùa gọi là chùa Thiên Mụ.
Mùa thu, tháng 7, ngày Tân hợi, sinh hoàng tôn (tức Thần tông Hiếu chiêu hoàng đế).
Nhâm dần, năm thứ 45 [1602], mùa thu, tháng 7, sửa chùa Sùng Hóa. Chúa nhân tiết Trung nguyên đến chơi chùa Thiên Mụ, lập đàn chay làm lễ bố thí. Khi thuyền qua sông xã Triêm Ân (thuộc huyện Phú Vang), nhìn bờ sông phía đông ? bắc, cây cối um tùm, chim chóc tấp nập, xem rất thích, chúa cho dừng thuyền ngắm xem. Nhận thấy chỗ ấy có nền chùa cổ, liền sai sửa lại, gọi là chùa Sùng Hóa.
Sai hoàng tử thứ sáu làm trấn thủ dinh Quảng Nam. Quảng Nam đất tốt dân đông, sản vật giàu có, số thuế nộp vào nhiều hơn Thuận Hóa mà số quân thì cũng bằng quá nửa. Chúa thường để ý kinh dinh đất này. Đến đây, đi chơi núi Hải Vân, thấy một dải núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển. Chúa khen rằng : “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Liền vượt qua núi xem xét hình thế, dựng trấn dinh ở xã Cần Húc (thuộc huyện Duy Xuyên), xây kho tàng, chứa lương thực, sai hoàng tử thứ sáu trấn giữ. Lại dựng chùa Long Hưng ở phía đông trấn.
Bây giờ khám lý phủ Hoài Nhân (nay thuộc Bình Định) là Trần Đức Hòa (bấy giờ gọi là Cống quận công, là con Dương Đàm hầu Trần Ngọc Phân, phó tướng dinh Quảng Nam) đến yết kiến, Chúa đãi rất hậu. Rồi trở về Thuận Hóa.
Năm ấy nước Chiêm Thành sang thông hiếu.
(...)
Giáp thìn, năm thứ 47 [1604], lấy huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong đặt làm Phủ Điện Bàn, quản 5 huyện (Tân Phước, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh, Phú Châu), lệ thuộc vào xứ Quảng Nam. Đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình, phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi, huyện Lê Giang thuộc phủ Thăng Hoa (nay đổi làm Thăng Bình) làm huyện Lễ Dương, huyện Hy Giang làm huyện Duy Xuyên.
(...)
Đinh mùi, năm thứ 50 [1607], dựng chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu (thuộc Quảng Nam).
Mậu thân, năm thứ 51 [1608], được mùa to, mỗi đấu gạo giá 3 đồng tiền. Bấy giờ từ Nghệ An ra Bắc bị đại hạn, giá gạo đắt, nhiều dân xiêu dạt chạy về [với chúa].
Kỷ dậu, năm thứ 52 [1609], dựng chùa Kính Thiên ở phường Thuận Trạch (thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Bình; năm Minh Mệnh thứ 7 đổi làm chùa Hoằng Phước).
(...)
Tân hợi, năm thứ 54 [1611], bắt đầu đặt phủ Phú Yên. Bấy giờ quân Chiêm Thành xâm lấn biên giới. Chúa sai chủ sự là Văn Phong (không rõ họ) đem quân đi đánh lấy được đất ấy, bèn đặt làm một phủ, cho hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa lệ thuộc vào. Nhân sai Văn Phong làm lưu thủ đất ấy.
(...)
Quý sửu, năm thứ 56 [1613], mùa hạ, tháng 5, ngày Mậu ngọ, Chúa không được khỏe, triệu hoàng tử thứ sáu tự Quảng Nam vào hầu.
Tháng 6 ngày Canh dần, Chúa yếu mệt, triệu hoàng tử thứ sáu và thân thần đến trước đền trước giường, bảo thân thần rằng : “Ta với các ông cùng nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng lên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông nên cùng lòng giúp đỡ, cho thành công nghiệp”. Rồi chúa cầm tay hoàng tử thứ sáu dặn bảo rằng : “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung; anh em trước hết phải thân yêu nhau. Mày mà giữ được lời dặn đó thì ta không ân hận gì”. Lại nói : “Đất Thuận Quảng phía bắc có núi Ngang [Hoành Sơn] và sông Gianh [Linh Giang] hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia [Thạch Bi sơn] vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta”. Hoàng tử thứ sáu và các thân thần khóc lạy vâng mệnh. Ngày ấy chúa băng. ở ngôi 56 năm, thọ 89 tuổi. Đầu thì yên táng ở núi Thạch Hãn (xã thuộc huyện Hải Lăng), sau cải táng ở núi La Khê (xã thuộc huyện Hương Trà) , năm Minh Mệnh thứ 2, phong núi ấy làm núi Khải Vận).
Thời quốc sơ thì dâng thụy hiệu là Cẩn Nghĩa Đạt Lý Hiển ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia dụ vương. Thế tông Hiếu vũ hoàng đế truy tôn là Liệt tổ Triệu Cơ Thùy Thống Khâm Minh Cung ý Cẩn Nghĩa Đạt Lý Hiển ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia dụ thái vương và truy tôn phi là Từ Lương Quang Thục ý phi. Năm Gia Long thứ 5, truy tôn là Triệu Cơ Thùy Thống Khâm Minh Cung ý Cẩn Nghĩa Đạt Lý Hiển ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia dụ hoàng đế, miếu hiệu là Thái tổ, lăng gọi là Trường Cơ; truy tôn phi là Từ Lương Quang Thục Minh Đức ý Cung Gia dụ hoàng hậu, lăng gọi là Vĩnh Cơ.

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

VỀ THĂM LĂNG CHÚA TIÊN - NT. Liên Hưng

Về thăm lăng Chúa Tiên
 
Làm học trò Nguyễn Hoàng – ngôi trường mang tên Chúa Tiên – trong suốt thời trung học, rồi đau đáu một nỗi niệm hoài vọng và thương tiếc ngôi trường yêu dấu mấy chục năm nay mà đây là lần đầu tiên tôi được đến dâng hương nơi Ngài yên nghỉ.
          Nơi Ngài yên nghỉ cách Quảng Trị không bao xa nhưng sao bao nhiêu năm qua hiếm thấy nhắc đến? Có lẽ vì chiến tranh? Mà cũng có lẽ vì bao chuyện cơ cầu khác? Mãi cho đến khi đọc bài “Lời thầm ước trước lăng Nguyễn Hoàng” của nhà nghiên cứu Lê Quang Thái - CHS/NH (1954 -1959) trong nội san Nguyễn Hoàng tôi mới biết lăng Ngài tọa lạc ở Huế. Rồi mùa hè năm ngoái (2016), khi đọc tin “Trùng tu lăng Trường Cơ - lăng mộ của Đức Thái Tổ Gia Dũ Hoàng đế tức Chúa Nguyễn Hoàng (hay còn được gọi là Chúa Tiên”, tôi vô cùng xúc động, lòng ước ao một lần đến đó thắp nén nhang viếng Ngài.
Và thế, trong thời gian chuẩn bị về hội ngộ trường xưa lần thứ 5 tại quê nhà năm 2017, khi đọc mail của anh Nguyễn Văn Trị (Trưởng ban liên lạc CHS/NH tại Sài Gòn) thông báo sẽ tổ chức buổi lễ dâng hương tại lăng Chúa Tiên, tôi đã không nén được cảm xúc nên viết trả lời: “Cho Út đi với anh Trị ơi!” (vì anh thường gọi tôi là cô út Nguyễn Hoàng dù tôi chỉ áp út thôi), thế là tên tôi đã được ghi vào danh sách CHS/NH viếng lăng Chúa Tiên.
          Rồi cũng đến ngày ấy, sau hội trường 15/07 hai ngày. Tôi không thể nói hết nỗi bồi hồi, xúc động của mình khi khoác lên người chiếc áo pull có in logo ngôi trường thân yêu và dòng chữ Nguyễn Hoàng để về thăm Chúa.
          Ngày hôm trước đi thăm làng Trung Đơn mưa gió não nề vì áp thấp nhiệt đới. Đêm đó cũng mưa suốt đêm nhưng lòng đã quyết nên không ai chùn bước. May sao sáng ra mưa tạnh, trời chưa quang nên không khí mát mẻ dễ chịu. Hai chiếc xe chở đầy trên 30 cư dân Nguyễn Hoàng phương xa rời thành phố Đông Hà trực chỉ thành phố Huế. Những người trong đoàn nói vui: Chúa Tiên thật anh linh, mấy ngày trước trời mưa nên không khí mùa hè nơi này dịu lại, vì thế ngày hội trường nắng ráo và mát mẻ giúp thuận lợi cho buổi hội ngộ thầy trò giữa sân trường xưa. Nhưng chỉ vào chiều hôm đó – khi buổi họp mặt đã kết thúc thì trời đổ mưa ầm ào, mưa như trút đến cả ngày hôm sau rồi hôm nay khi đoàn CHS/NHSG đi thăm lăng Ngài thì đẹp trời trở lại. Theo tôi, không chỉ là nói vui mà sự thật là thế! Sự thật ấy đã được chứng minh qua 5 lần hội trường ở Quảng Trị. Có lẽ cảm tấm lòng của những hậu duệ của mình nên Ngài thương xót thầy trò chúng ta nên đã xui khiến mưa thuận, gió hòa trong ngày những cánh chim lạc tìm về tổ cũ.
          Theo sử sách, sau khi qua đời Ngài được chôn cất tại núi Thạch Hãn huyện Vũ Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị). Sau đó, không rõ thời điểm nào, các chúa Nguyễn đã cải táng và xây dựng lăng mộ Ngài tại vị trí hiện nay (thôn La Khê Trẹm, xã Hương Thọ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Đến năm 1808, lăng mộ chúa Nguyễn Hoàng được vua Gia Long cho tái xây dựng và đặt tên là lăng Trường Cơ. Vào năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), lăng Trường Cơ tiếp tục được sửa sang, xây dựng thêm nhưng rồi qua bao năm chiến tranh, loạn lạc, nơi an nghỉ của Ngài rơi vào lặng lẽ, hiếm người biết đến cho đến ngày nay...
Lối tìm về lăng quanh co, chật hẹp, chúng tôi vừa đi vừa dừng xe lại hỏi thăm đường. Người ta bảo lăng Ngài cách lăng Gia Long 3km. Thế là đoàn ghé thắp nhang viếng nơi an nghỉ của vua Gia Long và hoàng hậu – vị vua có công thống nhất sơn hà, sau đó đoàn tiếp tục di chuyển về lăng Trường Cơ, nơi yên nghỉ của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng – Vị Chúa có công đặt nền móng cho việc mở mang bờ cõi về phía nam vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ thứ 16, để đất nước Việt Nam có hình cong chữ S như ngày hôm nay.
Cả một vùng trời đất thoáng đãng vỡ òa trước mắt tôi, trước lối vào lăng là tấm bia ghi: 
NGUYỄN PHÚC LỘC
HỆ NHÌ
LĂNG TRƯỜNG CƠ, ĐỨC THÁI TỔ GIA DŨ HOÀNG ĐẾ,
HÚY NGUYỄN HOÀNG (1525 – 1613)
THỜI GIAN TRỊ VÌ (1558- 1613)
Bên góc trái tấm bia có ghi dòng chữ nhỏ: Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc phụng lập năm 2004
Qua lối đi bên hồ sen bát ngát chúng tôi tiến vào lăng Trường Cơ, tọa lạc bên tả ngạn dòng Tả Trạch, cách bờ sông khoảng 300 mét, cách trung tâm Huế 10 km về phía tây nam. Lối kiến trúc lăng Trường Cơ không rộng lớn, nguy nga, tráng lệ hay cổ kính như các vị vua triều Nguyễn đời sau mà trái lại đơn giản, bình dị nhưng vẫn toát lên sự thiêng thiêng, uy vũ của một vị Chúa Tiên tài ba mà nhân hậu. Tam quan với bốn cột trụ thẳng tắp hướng lên trời, phía trước là những bậc tam cấp bến xuống hồ sen. Đoàn dừng lại trước nhà bia vừa trùng tu vào giữa năm 2016 và nhẩm đọc những hàng chữ mà nhà sử học Phan Huy Lê đã chắp bút phụng soạn bài văn ghi gia thế và tôn vinh công trạng Ngài. Tôi dừng lại lâu hơn ở những dòng chữ cuối: “Nay với sự đóng góp tri ân của hậu thế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã trùng tu, tôn tạo lăng Trường Cơ để mãi mãi ghi nhớ công lao sự nghiệp của một vị chân chúa khai cơ một vương triều, một anh hùng mở cõi của dân tộc Việt Nam”.
Vậy đó! Chân Chúa muôn đời vẫn là Chân Chúa. Anh hùng thì mãi mãi vẫn là anh hùng, huống chi Ngài còn là “một anh hùng mở cõi của dân tộc Việt Nam”. Hậu thế đã không và sẽ không bao giờ quên ơn của tiền nhân, vì đó là đạo lý và lương tâm của hai chữ con người. Còn sự phán xét của lịch sử sẽ phải công bằng cho dù qua một giai đoạn nào đó có bị đổi trắng thay đen đi nữa.
Hoa quả được bày lên bàn thờ, những CHS/NH nay tuổi đã trên 60 kính cẩn dâng lên Ngài nén hương tưởng niệm, tri ân và những lời khấn nguyện tự tâm can. Mong Chúa Tiên hiển linh phò hộ cho nguyện ước của thầy trò Nguyễn Hoàng sớm được hoàn thành; sớm có được một ngày vui - ngày hòa nước mắt trong nụ cười khi tên trường Trung Học Nguyễn Hoàng – Quảng Trị được phục hồi trên nền đất cũ.
Mà nguyện ước ấy chắc cũng không xa, vì các nhà khoa học và các cơ quan chuyên môn đã đưa ra một số đề xuất để UBND tỉnh Quảng Trị xem xét, quyết định: Dựng tượng đài chúa Tiên Nguyễn Hoàng; xây dựng Bảo tàng lịch sử thời chúa Nguyễn và thư viện mang tên Nguyễn Hoàng; đặt tên cho 1 ngôi trường mang tên Nguyễn Hoàng tại thị trấn Ái Tử (cùng với đó, đổi lại tên cho Trường Trung Học Nguyễn Hoàng ở thị xã Quảng Trị); xây dựng các công trình tưởng niệm: Đền thờ các chúa Nguyễn và công thần; tổ chức lễ hội “Ái Tử và hành trình mở cõi” theo định kỳ, trước mắt tổ chức lần đầu vào dịp kỷ niệm 460 năm chúa Tiên Nguyễn Hoàng định đô ở Ái Tử.
Sau khi chụp vài tấm ảnh lưu niệm, đoàn rời lăng Trường Cơ. Ánh nắng ấm áp, dịu dàng trải xuống vạn vật như tấm lòng vị Chúa Tiên nhân hậu gởi tình thương cho đám học trò một lòng, một dạ thủy chung như nhứt với ngôi trường mất tên nhưng chưa - và không bao giờ mất trong lòng những thầy cô, học trò từng một thời được mang hai chữ Nguyễn Hoàng đỏ thắm trên trên trái tim mình.
Xin cúi mình kính lạy từ giã nơi Ngài an nghỉ và cầu mong một ngày số lượng CHS/NH đông đảo và hớn hở, vui tươi về tế lễ lăng Ngài trong chuyến hội trường mang tên PHỤC HỒI TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG – QUẢNG TRỊ.
 
                                                                     Nguyễn Thị Liên Hưng(CHS/NH 69-75)
                                                                         

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời
<Về lăng Chúa Tiên.docx>
<20620943_491523751200223_5882789958027730502_n.jpg>