VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG
Nguồn từ tác giả Trần Áng Sơn.
Nguyễn Thị Hoàng (sinh 1939) là một nhà văn, nhà thơ nữ Việt Nam. Bà sinh ngày 11/12/1939 tại Huế. Năm 1957, bà chuyển vào sinh sống ở Nha Trang rồi đến năm 1960 bà vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và Luật nhưng bà bỏ ngang, không học hết mà lên Đà Lạt dạy học.
Đến năm 1966, bà chuyển sang chuyên tâm viết tiểu thuyết. Cùng với văn xuôi, Nguyễn Thị Hoàng còn tham gia sáng tác thơ và từ đó bà trở thành một người nổi tiếng trong giới văn nghệ chuyên viết về những mâu thuẫn nội tại của giới trẻ Sài Gòn trong suốt thập niên 1960. Theo Phạm Chu Sa, Nguyễn Thị Hoàng là một trong những nhà văn nữ tài năng thật sự và tên tuổi đã được khẳng định ở miền Nam trước 1975. Bà có những tiểu thuyết với giọng văn trau chuốt bóng bẩy và là một trong vài tác giả có sách bán chạy nhất thời đó
Sau sự kiện 30/4/75, bà hầu như biến mất khỏi giới nghệ thuật và sống một cuộc sống yên lặng đến tận 1990, khi bà cho ra đời Nhật ký của im lặng. Vào năm 2007, bà lại xuất hiện qua một tùy bút nhan đề “Nghĩ từ thơ Thái Kim Lan” được đăng trên Tạp chí Văn hoá Phật giáo (số xuân Mậu Tí, 12/2007).\
Tác phẩm văn xuôi : Tác phẩm đầu tay của bà có nhan đề Vòng tay học trò được dưới bút danh Hoàng Đông Phương. Đây là một tiểu thuyết hiện sinh mô tả vấn đề tình yêu, tình dục giữa một cô giáo tên Tôn Nữ Quỳnh Trâm và học trò Nguyễn Duy Minh được đăng dưới hình thức nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa. 9 Ng Thi hoang 6Tác phẩm trở thành một trong những tác phẩm gây tranh cãi nhất thời kỳ này, và về sau được tái bản nhiều lần.
Ngoài “Vòng tay học trò” (1966), Nguyễn Thị Hoàng còn sáng tác nhiều tác phẩm khác. Một số tác phẩm khác :
Trên thiên đường ký ức (1967) – Tuổi Saigon (1967) – Vào nơi gió cát (1967) – Cho những mùa xuân phai (1968) – Mảnh trời cuối cùng (1968) – Ngày qua bóng tối (1968) – Về trong sương mù (1968) – Ðất hứa (1969) – Một ngày rồi thôi (1969) – Vực nước mắt (1969) – Tiếng chuông gọi người tình trở về (1969) – Vết sương trên ghế hồng (1970)
Các tập thơ: Sầu riêng (1960) – Kiếp đam mê (1961) (theo Wikipedia)
VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG VÀ TIỂU THUYẾT “VÒNG TAY HỌC TRÒ”
Trần Áng Sơn.
Trong số những nhà văn nữ ở miền Nam, trước 1975 – Nguyễn Thị Hoàng là nhà văn nữ có sức sáng tác sung mãn nhất, bà viết rất đều tay, văn phong riêng biệt, thắm đẫm cảm xúc. Văn thật như chính cuộc sống của nhà văn…
Người theo dõi ngòi bút của bà, đều cảm nhận Nguyễn Thị Hoàng có hoài bão lớn, và để thực hiện, tôi có cảm giác nhà xuất bản Hoàng Đông Phương, bước đi đầu tiên đặt nền tảng cho một sự nghiệp, mà tác giả có khát vọng trở thành nữ tiểu thuyết gia hàng đầu Mỹ, Pearl Buck.
Tôi viết những dòng này, thời điểm – trong tay – không có 1 tác phẩm nào, như một tài liệu, để gọi nói có sách, mách có chứng. Nhưng, vì quá yêu ngòi bút của bà, khởi đi từ chi tiết rất xa xăm – bài thơ Lạ rứa ! – do 1 người bạn ở Huế chép tặng 1957 – tôi thực hiện cuộc trở về trong sương mù, viết bằng ký ức, cảm xúc. Cũng rất có thể, tôi bị lạc lối, nhưng tấm lòng dành cho bài thơ Lạ rứa ! vẫn như xưa.
Từ 1967 đến 1970, bà đã xuất bản được 16 tác phẩm , 2 tái bản, quả là con số kỷ lục, khó 1 nhà văn nào dám ước mơ theo kịp ! Nói một cách khiên cưỡng, liệu có thể ví bà với nhà văn Lê Văn Trương, nhà văn độc nhất vô nhị, số tác phẩm lên tới con số 200 trong 59 năm hiện hữu ở cõi tạm, Lê Văn Trương để lại cho đới 125 tác phẩm trong số 200 cuốn. Ông là một hiện tượng, có lẽ còn lâu lắm mới có người thứ 2 theo kịp.
Trở về Nguyễn Thị Hoàng, đó là tên thật , bút hiệu khác Hoàng Đông Phương, nữ sinh Trung học nữ Đồng Khánh (Huế) sinh viên năm thứ 2 Đại học Luật, Văn khoa Saigon. Bà từng là giáo sư việt văn (trung học) ở Đà Lạt. Viết tiểu thuyết từ năm 25, quả tài năng Nguyễn Thị Hoàng, được xem như, một bối cảnh mang dáng dấp tàng kinh các- chỉ cần nhớ lại bài thơ Lạ rứa! đã là 1 chứng minh có tài năng, khi cỏn ngồi trên ghế nhà trường.
Tôi nghĩ, Nguyễn Thị Hoàng có thể tự nhủ như thế, khi đặt tay lên tác phẩm, cảm thấy chữ nghĩa trong từng trang sách đang ngỏ lời tri ân đối với người đã viết ra , tạo cho chúng cuộc sống vĩnh cửu. Đó là phút giao cảm giữa tác giả và tác phẩm.
9 Ng Thi hoang 3Là nhà văn, nhà thơ, nếu chưa được những giây phút ấy, thì kể ra là điều đáng tiếc, và nên xem lại, mình đã tạo ra những đứa con tinh thần ấy trong khung cảnh nào ? …
Hình như, tôi vừa mộng du trên trang giấy, đi tìm một Nguyễn Thị Hoàng của ngày xửa, ngày xưa.
Sau 1975, tôi gặp một Nguyễn Thị Hoàng hơi hơi khác, thậm chí, có lúc tự hỏi, phải chăng đây còn là Nguyễn Thị Hoàng – Hòang Đông Phương ? Trước mặt tôi, là 1 người đàn bà có dáng dấp sang trọng, sành điệu, có đôi nét như mệnh phụ, phu nhân ? Một Nguyễn Thị Hoàng như thế, thì thật khó gần, và cho đến bây giờ, tuy gặp vài lần, nhưng tựa hồ chẳng hề quen ! Cái cảm giác gìn giữ, khi đọc bài thơ Lạ rứa ! Hình như nó đang luồn lách xa khỏi tiềm thức của tôi. Tôi nhớ có 1 lần, khi Euro 1982 vừa kết thúc, bình luận về đá banh (lúc ấy chưa dùng từ bóng đá) là mốt – người ta nói về đá bóng ở bất cứ nơi nào, dễ dàng đi đến chỗ dễ đồng cảm. … tôi nghĩ về Nguyễn Thị Hoàng từa tựa là một trong số ấy !
Tôi gặp bà ở Câu lạc bộ, khi đang ngồi cùng Phong Sơn, trên bàn có bia hơi. Phong Sơn rủ tôi cùng ngồi chung bàn và giới thiệu Nguyễn Thị Hoàng. Trước tôi, khi ấy, Nguyễn Thị Hoàng, với cách trang phục, như cố níu kéo thời gian chậm lại. Bà nói chuyện say sưa về bóng đá, về đội tuyển Pháp, sau khi đoạt chức vô địch Euro 82, nói về thủ môn J.Bat (…) .
Ngồi đối diện với Nguyễn Thị Hoàng, nghe say sưa nói chuyện bóng đá, ngắm nhìn gương mặt, tôi chợt liên tưởng đến nét quí phái, đài các trong gia đình cự phú. Bỗng dưng, tôi cảm thấy có 1 khoảng cách so với Nguyễn Thị Hoàng …! Tr Blogger 2Người phụ nữ đắm say trong thế giới hình tượng Vòng tay học trò đâu rồi ?! …
Mấy năm sau, cánh cửa văn học hé mở, không khí văn chương nhộn nhịp hẳn lên. Tôi cặm cụi viết, bù lại thời gian đã mất. Nguyễn Thị Hoàng cũng hoàn thành tác phẩm NHẬT KÝ,với độ dày 5, 6 trăm trang? Nguyễn Thị Hoàng rất tự tin thành công, như từng thành công trong quá khứ.
Và, NHẬT KÝ đã nhận lãnh ngay hậu quả của chủ quan thô thiển. Nguyên nhân thì nhiều, lịch sử luôn luôn là bài học bổ ích, một bậc thầy luôn luôn công bình, nghiêm khắc !
Lâu rồi, không gặp lại Nguyễn Thị Hoàng. Gần đây, tôi ghé thăm Phong Sơn, lại được nghe anh nhắc tới người đàn bà đẹp, theo cách gọi riêng tôi. Mới đây thôi, Nguyễn Đạt cho tôi xem chân dung ảnh Nguyễn Thị Hoàng chụp chung với Nguyễn Thị Thụy Vũ… và dĩ nhiên có cả Nguyễn Đạt – tôi mừng, vì nhận thấy trong ảnh, vẫn còn một Nguyễn Thị Hoàng như thuở nào – nhưng duyên bút nghiên đã lạt phai. Đúng, biết lẽ nào bỗng dưng tôi thở dài rồi !
(theo Trần Áng Sơn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét