Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

ĐỒNG TRANG SỬ TÍCH - Văn Thiên Tùng



ĐỒNG TRANG SỬ TÍCH

Quảng Trị - Điện Biên sử chói ngời

Đồng trang oanh liệt dậy muôn nơi

Mường Thanh bao tháng tơi lòng đất

Thành Cổ một phen dậy lửa trời

Kháng chiến trường kỳ huy tổng lực

Chặng đường thống nhất máu xương vơi 

Đôi lần hiệp định Thực dân buộc

Cũ mới như nhau phải giải dời.



Cũ mới như nhau phải gỉải dời

Còn đâu cái cảnh lệ dầm vơi

Điệp trùng Tây Bắc thành xen thị

San sát chốn đây phố rợp trời

Điệu múa Xiềng Khoang đâu đó vọng

Câu ca Bình Trị rộn muôn nơi

Chung tay hòa khúc mừng đất nước

Nhịp sống vươn lên tỏa sáng ngời.

 Mai Vân, 31/10/2017 - VTT.

SAO NỠ .... Văn Thiên Tùng



SAO NỠ …!




Sao nỡ ghen thơ với bạn đời
Thơ nguồn cảm ái tựa trùng khơi
Thơ lồng số kiếp riêng ai đó
Thơ mượn phận duyên lắm cảnh người
Đừng sánh sự tình thơ chuyển dẫn
Chớ vin thơ  lãng …thả  dòng lơi
Thơ là món nợ thi nhân vướng
Sao lại ghen thơ rứa hả trời./.
Mai Vân, 06/11/2017 - VTT.

 

XUỐNG VỤ - Văn Thiên Tùng

XUỐNG VỤ

Tháng mười qua những cánh đồng nước rút
Lũ mang về bùn tạp gởi phù sa
Lắng đọng từ bàu roộc đến đồng xa
Là dưỡng chất cần được cày ủ lấp

Những đường cày thay nhau lật thẳng tắp
Tiếng tắc rì thỉnh thoảng lại cất lên
Mỗi bước đi trật trệu lấm lem bùn
Trâu ườn cổ vươn vai chân gồng bước

Những vạt tắc mái úp đều sau trước
Bỏ vạt rì lật rẻ mái ngược xuôi
Hết vạt này đến vạt nọ nguẩy đuôi
Người và trâu mỏi chân đồng được nghỉ

Bữa lợ đây ấm nước chè đặc vị
Gói xôi cùng đậu đỏ muối mè khan
Cũng ấm lòng nơi đồng quạnh gió xan
Để tiếp tục việc nông theo mùa vụ

Những mảnh ruộng lần được cày tơi ải
Thương đời cha bao nông vụ dãi dầu
Với tháng đông buốt giá thật cơ cầu
Nhưng bất chấp để chăm lo cày cuốc

Sáng tinh mơ với chén cơm mắm ruốc
Trưa lại về khoai luộc với canh lang
Chiều tối bên bếp lửa rực than hàng
Cùng quây quần quên đi trời giá lạnh

Một mái ấm đơn sơ nhà mỗi cảnh
Đời nông dân nắng dãi với mưa dầm
Đôi vai oằn da sạm mắt cuồng thâm
Chỉ mong được mùa đầy đời no đủ.
Mai Vân, 31/10/2017 - VTT.

 


THƯƠNG LẮM MIỀN TRUNG - Văn Thiên Tùng



THƯƠNG LẮM MIỀN TRUNG
(Mấy dòng kính tưởng niệm đến những nạn nhân cùng bà con- bạn bè vùng lũ quyét tại Tây Bắc Bắc bộ ( Bão số 10-11/10/2017) và Cận Nam Trung Bộ bão số 12/11/17).
 

Đông về mang gió bấc theo
Mưa dầm rét dãi hanh heo lạnh lùng
Quê mình đúng giữa miền Trung
Bắc thời lũ quyét Nam cùng bão to

Sao trời kia chẳng thương cho
Cứ gieo rắc nổi âu lo ngập tràn
Dân tình khốn khổ vô vàn
Chơi vơi biển nước ngút ngàn đó đây

Lắm người chết chẳng còn thây
Lắm nhà cửa tán lắm cây ngã nhào
Cảnh đời cơ cực xiết bao
Nhường cơm sẻ áo mau nào đùm nhau

Thiên tai chẳng đoán được đâu
Từng cơn lũ tiếp theo nhau hoành hành
Tang thương họa chuốc đã đành
Nhân bồi thiên giáng mới thành cảnh ni

Đông nay đúng lắm ai bi
Bao người chịu cảnh chia ly não nùng
Xót thương thay đất miền trung
Tai ương đeo bám bão bùng mãi giăng.
Q.Trị,06.11.2017
Mai Vân - VTT.

BÃO  NAM MIỀN TRUNG
 ( Chia sẻ cùng bà còn bị ảnh hưởng hợp lực ATNĐ & thành cơn bão Damrey (số 12 ) đổ bộ vào Cực Nam Trung bộ 4/11/2017 - 16/9/Đ.Dậu cấp gió 12-14)

Bão cứ thế thay nhau đổ bộ
Mười hai cơn đủ khổ bao người
"Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến năm Thân - Dậu lấy ai bạn cùng"

Câu ca nhắc chớ đừng khi dễ
Luật đất trời đã thế đừng quên
Rẻo cao cho đến đảo biên
Tai ương giáng họa bao phen dập dồn

Tin áp thấp đôi cơn đã tỏ
Hướng Tây Nam sức gió tăng dần
Biển đông từng đợt sóng gầm
Damrey lên bão nhích lần vào đây

Tốc độ tiến lúc nầy xác định
Khánh Hòa nơi điểm chính nó càn
Rạng đêm gió giật mưa quần
Phú Yên- Bình - Quảng… nát tan hoang rồi

Thiên tai giáng ôi thôi!gánh lấy
Cả miền trung đâu đấy tựa khơi
Tài sản phút chốc toi đời
Đau thương chồng chất vật - người khổ thay

Miền Trung ơi ! Những ngày tháng chín
Lũ ngập dâng phủ kín tứ phương
Thương nhau đùm bọc sẻ nhường
Đồng bào tâm lũ tang thương quả nhiều !
Mai Vân, 06/11/2017 - VTT.

 

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

THƠ ĐƯỜNG LUẬT XƯỚNG ...



CẢM TẠ ĐỜI

Còn chút niềm riêng cảm tạ đời
Mãi hoài ấp ủ chẳng nguôi vơi
Bao thu đằng đẳng - ngần xa biệt    
Bấy hạ gieo neo - nẻo cách vời
Đôi mảnh đất trời đà tách biệt
Bể dâu Loan phụng hiệp hòa đôi
Nụ tình chăm chút hương lừng ngát
Cây hạnh sây bông quả phúc ngời.
 Mai Vân, 26/10/2017. 
 Hình ảnh có liên quan

VÀO VỤ ĐÔNG - Văn Thiên Tùng



VÀO VỤ ĐÔNG

Tháng mười qua những cánh đồng nước rút
Lũ mang về bùn tạp gọi phù sa
Lắng đọng từ bàu roộc đến đồng xa
Là dưỡng chất cần được cày ủ lấp

Những đường cày thay nhau lật thẳng tắp
Tiếng tắc rì thỉnh thoảng lại cất lên
Mỗi bước đi trật trệu lấm lem bùn
Trâu ườn cổ vươn vai chân gồng bước

Những vạt tắc mái úp đều sau trước
Bỏ vạt rì lật rẻ mái ngược xuôi
Hết vạt này đến vạt nọ nguẩy đuôi
Người và trâu mỏi chân đồng được nghỉ

Bữa lợ đây ấm nước chè đặc vị
Gói xôi cùng đậu đỏ muối mè khan
Cũng ấm lòng nơi đồng quạnh gió xan
Để tiếp tục việc nông theo mùa vụ

Những mảnh ruộng lần được cày tơi ải
Thương đời cha bao nông vụ dãi dầu
Với tháng đông buốt giá thật cơ cầu
Nhưng bất chấp để chăm lo cày cuốc

Sáng tinh mơ với chén cơm mắm ruốc
Trưa lại về khoai luộc với canh lang
Chiều tối bên bếp lửa rực than hàng
Cùng quây quần quên đi trời giá lạnh

Một mái ấm đơn sơ nhà mỗi cảnh
Đời nông dân nắng dãi với mưa dầm
Đôi vai oằn da sạm mắt cuồng thâm
Chỉ mong được mùa đầy đời no đủ.
Mai Vân, 31/10/2017.- VTT


Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

DẤU NỔI MONG CHỜ - Văn Thiên Tùng



DẤU NỔI MONG CHỜ

Trời se lạnh báo tiết đông vừa chớm
Lại một mùa thu nữa vẫy tay chào
Đâu dáng hình đẹp nhất thuở thu nao
Hoài lay động cõi lòng ta từ ấy

Chút rung động đầu đời bất chợt thấy
Những xuyến xao … nhung nhớ rối tung bời
Bao đêm dài lay lất nghĩ chơi vơi
Những thay đổi … đổi thay… nào hay biết

Bao chuyện tình… có từ trang tiểu thuyết
Chuyền tay nhau đọc ngấu nghiến để rồi
Ngấm vào tim cảm xúc ruôit đôi mươi
Lã đã nhớ thương một người xa lạ …

Tự hỏi mình …đóng nhân vật gì hả ?
Mới thoáng quen lúc gặp tại giảng đường
Mỗi chiều về …mỗi sớm đến ngóng trông
Cố gặp mặt … chút .. chút thôi …vậy đó !

Nhốt tình đơn há dễ nào trao ngỏ !
Sợi nhớ thương ai đó cột trói mình
Những giọt buồn len lén thấm ngăn tim
Mà chẳng biết đến bao giờ có được….

Chuyện tình mình những tháng năm về trước
Hạnh phúc cạnh kề - đắp mộng ước thành
Tình đơn phương …trời tác hợp đã đành
Thế rồi lại …thu kia thành đẳng hướng

Theo thời cuộc đẩy đưa đâu khoan nhượng
Những hẹn thề theo năm tháng phôi pha
Bao thu rồi... lần lữa cứ mãi xa
Tình cách biệt đông - tây vời vợi ngóng…

Đâu biết được bao nổi niềm lắng đọng
Trong chúng ta hỡi người dấu yêu ơi!
Thu lại về đong nổi nhớ chơi vơi
Thân cô quạnh… đơn phòng… đêm gối lẻ…

Ai phụ tình ai nổi buồn cay xé
Chấm hỏi nửa vời …. mặn đắng từng canh
Âu là duyên …phận số vậy cam đành
Xin gác nợ đợi trời cao minh xét ….
   Q.Trị,02.10. 2017
Mai Vân-VTT
  
        

TIẾNG QUÊ HƯƠNG - Văn Thiên Tùng

TIẾNG QUÊ HƯƠNG …!
 
Đất quê mình vốn xưa rày đã thế
Nước nguồn Nhùng lịm mát những trưa hè
Bao trai làng - gái xóm khắp chốn quê
Đều hụp lặn tung tăng đùa bỡn nước…


Nhớ rất nhiều những trưa - chiều thuở trước
Dòng nước xanh dịu vợi quyện nắng hè
Nam Lào xoay …xoay tít những ngọn tre
Từng bầy Roộc … cánh chao vờn ríu rít…


Con đường làng đất bụi tung mù mịt
Đàn trâu bò đằm vụng phẩy phe đuôi
Những chàn trên… ruộng dưới lúa reo cười
Chào con nước dâng tình xua nắng hạ


Sơn thủy hữu tình - chẳng hề xa lạ
Như bốn mùa cứ vậy tiếp đơm bông
Lúc trào dâng - lúc hạn kiệt non dòng
Sông núi vẫn …xoay vòng tròn phận sự


Mang phù sa hòa tan cùng dòng lũ
Ươm cá tôm đầu ghềnh ngọn sinh sôi
Xoi đẩy bao sỏi cát… tạo sa bồi
Dưỡng muông thú…giữ rong mùn đây đó


- Quê mình vốn hai nguồn Nhùng- Hàn đổ
Những vườn xanh trĩu quả tự mạch nguồn
Những cánh đồng tít tắp lúa rờn xanh…
Luồng sinh khí xưa rày vun thởi mởi…


Từ xóm Rào - xóm Chùa lên xóm Dưới
Đến xóm Cồn - cát Sũng với Quan Sen
Những con đường lượn khúc nối đan xen
Bao trằm rẫy… xóm cát cùng liên dãy…


Những Bàu - Rộôc- gắn liền tên rỏ thấy
Rộôc Trước -Sau - Bàu Ngậm - Xẳng - Nương Vàng
Đường Bắc Nam thiên lý - chạy băng ngang
Đông tây với hai vùng miền rỏ rệt


Làng - phường Long Hưng chẳng gì khác biệt
Ranh đường sắt cắt sơn địa - đồng bằng
Xóm Nẩy- Xóm Hồ rồi Thánh địa La Vang
Phường Sắn - Bàu Cộôc những lòi choi Nổông…


Cát Sắt vời ... ra Khe Khế - Bàu Hồông.. .
Xen biên địa Phú Long giáp Phước Môn
Cổ Thành Bắc kề cạnh có Đá Hàn
An Thái Tổng trong An Nam Cận lục


- Vốn danh gọi Long Đôi thời điểm lúc
Tổ tiên ta gầy dựng tự đấy mà
Thuở sinh thời phò Tiên chúa lập ra
Bức thủy mạc dáng Long chầu - Hổ phục


Đích Cội tổ …Trần - Văn đồng Nguyễn Tộc
Có Nhất - Nhì từng họ tỏ rỏ phân
Sáu tộc chính lắm chi hệ vươn dần
Tên làng xóm gắn liền từng thế hệ


Vất vã - gian lao - nhọc nhằn xiết kể
Máu - mồ hôi từng thấm đổ …để rồi
Đất hồng hoang một thuở đã nhường ngôi
Để con cháu muôn đời đồng tận hưởng


- Tiếng quê hương ngọt ngào trong tâm tưởng
Ngữ âm hòa từng thớ thịt làn môi
Giọng chất phân …tự giếng nước nguồn khơi
Thành phương ngữ …biệt riêng từng vùng vậy


Những công trình tâm linh tồn lưu đấy
Miếu Thần Hoàng điểm đầu - cuối giới biên
Chùa - Đình nơi thờ phụng Phật- Tổ tiên
Cùng mỗi xóm có Miếu thần …giếng đất


Xuân thu nhị kỳ - Muôn rằm tứ quý
Lễ tế Đình Trung… bái cầu tạ thiên thần
Nơi Đại đình …thờ phụng đấng thần nhân
Dân làng hội… thảo bàn công việc ngớt.


Bao khó khăn - nhọc nhằn đều chia sớt
Xóm dưới làng trên - đùm bọc chở che
Như Lum Làng …Lum Miếu quyện lũy tre
Ngăn bão lũ - chắn sóng nhồi sụt lún…


Những công trình dân sinh như mong muốn
Cứ dần theo nguồn bản sắc nẩy sôi
Tích Cồn Căng, Cồn Đu …ấy một thời
Nơi đây làng hàng năm khai hội mở


Nào đánh đu - kéo co - trèo cột mỡ…
Bịt mắt gõ tréc - vượt cầu qua sông
Lắm con dân từng họ trổ tài cùng
Quyết sức đấu để giành tranh nhiều giải…


Trường Long Hưng bao môn sinh từng phải
Cố học chăm rèn trí đức thành nhân
Cũng từ đây văn hóa khởi sắc dần
Thành đất học ươm mầm xanh tươi tốt…


Những câu ca dao - đậm tình dân tộc
Lắm bài hò - vè …vay trả trả vay
Lúc hội hè …lễ tết … hát mê say
Thành quả ấy tự bao đời dũa gọt


- Quê hương ơi! Ví tựa chùm khế ngọt
Ai đi xa thời chẳng nhớ bao giờ
Nhớ cội đa - giếng nước… gắn tuổi thơ
Nơi cắt rốn …mẹ chôn nhau hòa đất…


Quê hương ơi ! ….Quê hương ơi - mãi nhớ.!
Tiếng quê hương mãi thổn thức lòng ta
Bởi quê hương là hình bóng quê nhà
Là gốc cội để lá cành xanh mượt.
Q.Trị,03.10. 2017
Mai Vân-VTT


Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

LÁ VỐI VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA NÓ

Tổng hợp một số bài viết về
LÁ VỐI VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG ….

Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: Tìm hiểu về lá vối
Nhắc đến lá vối chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay tới một loại nước uống dân dã, ngon miệng và dễ uống lại có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa và chống đầy bụng. Cây vối thường được dùng để lấy lá và nụ để nấu nước uống, vối có hai loại là vối nếp và vối tẻ, lá có màu vàng xanh. Lá vối tẻ thường to hơn lá vối nếp, lá của nó bé bằng hoặc lớn hơn bàn tay người, có hình thoi màu xanh thẫm. Hoa vối thường nở thành chùm đan vào nhau, hoa thường nở vào mùa xuân, còn quả vối thì có màu đỏ thẫm giống với quả bồ quân, vị hơi chát và đắng.
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Ở nước ta cây vối mọc hoang hoặc trồng, có nhiều ở miền Bắc nước ta. Cây vối thường cao chừng 5 – 6 m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm. cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12 mm khi chín có màu tím sậm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.
Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là loại đồ uống rất thông dụng ở nông thôn, thậm chí cả thành thị vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nước vối được dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh.
Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis...Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Theo tài liệu"Thuốc và sức khỏe": Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá đã ủ. Lá vối nấu nước uống có thể trợ giúp tốt.
Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát, dùng thích hợp cho tất cả các mùa trong năm đặc biệt là mùa nóng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3-40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối hoặc nước chè tươi, sau thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.
Phương thức nấu nước vối rất đơn giản: lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc, thường hơn, có thể được hãm trong nước sôi như cách hãm trà.
Nước vối có màu đỏ nâu nhạt, uống có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái, thường sử dụng chủ yếu làm đồ uống giải khát, cũng dùng chan cơm như một loại canh, ăn kèm cà pháo muối chua. Bên cạnh đó, nước sắc đặc có thể dùng làm thuốc sát khuẩn chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra, lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi có thể gội đầu chữa chốc lở.
Hiện nay, nụ vối khô được đóng gói bày bán nhiều trong các siêu thị.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: Công trình nghiên cứu về vối
Công trình nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam kết hợp với trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản về các tác dụng của nụ vối trong hỗ trợ phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.
Sau gần 6 năm nghiên cứu, các nghiên cứu được tiến hành trên phòng thí nghiệm đến các thử nghiệm trên chuột đái tháo đường đã cho thấy nụ vối có tác dụng bình ổn đường huyết lâu dài, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở bệnh đái tháo đường.
Hơn nữa, một thử nghiệm lâm sàng mới đây, với sự hợp tác nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng và Trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản tiến hành trên 72 bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Hà Nội cho thấy, trà nụ Vối (với liều 6g/lần uống) đã hạn chế tăng đường huyết sau ăn của bệnh nhân đái tháo đường.
Sau khi uống trà nụ Vối liên tục trong 3 tháng (ít nhất 4 -6 g nụ Vối khô/lần uống x 3 lần/ngày), nhóm bệnh nhân uống trà nụ Vối đã giảm đường huyết xuống một cách đáng kể so với trước khi tham gia, và giảm hơn so với nhóm chứng (nhóm không dùng nụ Vối). Nồng độ HbA1c – chỉ số đánh giá sự ổn định về đường huyết, nồng độ creatinin- chỉ số chức năng thận, nồng độ acid uric đã giảm xuống một cách có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân uống trà nụ Vối.
Nhóm uống nụ Vối cũng đã giảm rối loạn lipid máu sau 3 tháng uống nụ Vối, nồng độ cholesterol, triglyceride giảm, nồng độ HDL-cholesterol (cholesterol tốt) tăng lên một cách đáng kể so với nhóm chứng không uống nụ Vối.
Các thử nghiệm trên ống nghiệm và trên động vật, trên bệnh nhân đái tháo đường cho thấy trà nụ Vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường khi điều trị lâu dài. Kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng về nụ vối đã được đăng ký sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: Tác dụng của lá vối tươi
Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp tiêu hóa tốt, ăn ngon. Khi dùng lá vối làm thuốc thì nên dùng lá vối tươi vì nó tốt hơn lá vối đã ủ. Người ta thường dùng nước lá vối tươi dùng để chữa các chưng bệnh ngoài da như bỏng, viêm da, vàng da, lở ngứa rất hiệu quả.
Bên cạnh đó uống nước lá vối còn giúp cơ thể giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu, đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài… Với nhiều công dụng như vậy nên nước vối rất được ưa dùng nhất là trong những ngày hè nắng nóng.
Lá vối khi kết hợp với một số loại lá khác còn được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh như đau bụng đi ngoài, viêm đại tràng mãn tính, các chứng đầy bụng ăn không tiêu….
Lá vối còn được dùng để nấu nước tắm có tác dụng chữa các bệnh ngoài da như lở ngứa và chốc đầu. Dùng rất tốt để chữa chốc lở cho trẻ em.
Lá vối giúp làm giảm mỡ máu Chữa lở ngứa, chốc đầu : Lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở. Nếu bị viêm da có thể lấy lá vối sắc thật đặc và dùng bôi vào chỗ bị lở ngứa.
Cây vối là loại cây khác đặc biệt vì từ lá vối, nụ vối, vỏ, rễ của cây vối đều có tác dụng rất tốt trong việc làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt là lá vối tươi rất được ưa dùng vì nó giúp ăn ngon và hỗ trợ tiêu hóa. Người ta thường uống nước lá vối sau bữa ăn vì theo quan niệm dân gian chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Trong tự nhiên có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng như nha đam, bắp cải … thì nay chúng ta lại được biết thêm một nguyên liệu cũng có tác dụng không kém trong điều trị bệnh đó là cây vối. Cây vối vốn rất quen thuộc trong cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn. Nếu như người miền nam ưa dùng trà xanh để nấu nước uống thì ở các vùng nông thôn người ta lại dùng lá và nụ vối để nấu nước uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Ngoài công dụng chữa bệnh đại tràng, cây vối còn được biết đến với nhiều công dụng khác như giảm mỡ máu, trị đau bụng, chữa đầy bụng, lở ngứa, viêm gan…
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: Chữa viêm đại tràng bằng lá vối tươi
Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống: Lá vối tươi 200g, vò nát, thêm 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
Ngoài tác dụng chữa viêm đại tràng thì các bộ phận của cây vối cũng có một số công dụng chữa bệnh dưới đây:
- Hỗ trợ điều trị tăng mỡ máu: Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Uống thường xuyên sẽ cho kết quả điều trị tốt.
Hoặc dùng 5 loại hoa, gồm nụ vối, kim ngân hoa, hoa cúc, hoa đại, hoa mộc miên (hoa gạo), chế thành dạng trà, uống mỗi ngày, rất tốt cho người bệnh mỡ máu cao.
- Trị đau bụng đi ngoài, phân sống: Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Tất cả thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
- Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.
-Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da: Dùng rễ vối 200g sắc uống mỗi ngày.
Từ lâu, lá vối hay nụ vối với cách chế biến đơn giản tạo thành loại trà nấu hay hãm lấy nước uống thường ngày. Lá vối cũng có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Đặc biệt, nó lại giàu dược tính nên được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh chứng.
Đông y cho rằng, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, mặt khác chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa.
Lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; Được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa... Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Nước vối còn có công hiệu giải khát trong những ngày hè nóng nực, làm mát và lợi tiểu nên có công năng đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường niệu. Dưới đây là vài phương thuốc trị liệu từ vối.
- Cải thiện hệ tiêu hóa
Trong lá vối có rất ít tannin, vết ancaloit và 4% tinh dầu mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, lá vối có tính vị qui kinh, nụ và lá vối có tính hàn mát, vị đắng không có độc có tác dụng thanh nhiệt giải biểu (mồ hôi), kiện tỳ, tiêu thực trừ được tích trệ (ăn không tiêu); chữa được ngoại cảm phát sốt, sợ rét đau đầu.
Chất đắng trong lá và nụ vối kích thích nhiều dịch vị tiêu hóa. Mặt khác, chất tannin giúp bảo vệ niêm mạc ruột, chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không gây hại cho những vi khuẩn có ích cư trú trong ống tiêu hóa. Vì vậy lá và nụ vối kiện tỳ giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, chữa bệnh đại tràng mãn, chữa viêm gan, vàng da và bỏng.
- Quên đi nỗi lo tiểu đường:
Qua nghiên cứu của Viện Đông y cho thấy, nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Trong đó có Streptococcus (hemolytic và staman) (vi khuẩn gây ra nhiễm trùng). Tụ cầu khuẩn Staphylococcus và khuẩn phế cầu Pneumococcus, Salmonella (vi khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc), Bacillus (khuẩn hình que), Subtilisin (enzim có thể phá vỡ protein và peptide, được chiết xuất từ vi khuẩn). Không gây độc đối với cơ thể.
Do vậy, lá vối tươi hoặc khô sắc đặc được xem như là một loại thuốc sát khuẩn trị bệnh ngoài da như ghẻ lở, loét ngoài da, mụn nhọt, chốc đầu…
Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do chống oxi hóa mạnh. Khả năng chống oxi hóa (antioxidants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào tuyến tụy, phục hồi các men chống oxy hóa trong cơ thể.
Đề tài hợp tác nghiên cứu giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia và Đại học Phụ nữ Nhật Bản còn phát hiện nụ vối có hàm lượng polyphenol cao tương đương với 128mg catechin/g trọng lượng khô và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn, hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm rối loạn lipid máu, có thể hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường với các biến chứng của nó.
- Hỗ trợ điều trị gout:
Tác dụng của lá và nụ vối giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Đối với bênh nhân gout do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau.
Do vậy, nếu dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, điều trị bệnh gout. Tuy nhiên, dùng lá và nụ vối sẽ hỗ trợ phần nào cho bệnh nhân gout nhưng không chữa hoàn toàn vì gout do nhiều nguyên nhân. Người bệnh cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.
Lá vối ủ uống thơm ngon hơn nhưng để làm thuốc nên dùng lá tươi hoặc lá phơi khô là được. Dùng nước vối sau bữa ăn, có thể thay nước uống hàng ngày mà không lo có tác dụng phụ. Tuy nhiên, những người quá gầy, sức khỏe suy nhược thì không nên dùng lá và nụ vối.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Nụ vối - Giảm cân, giảm mỡ máu, trị tiểu đường
- Nụ Vối: được sử dụng có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp; còn loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ. Hoa thành chùm tới hàng trăm nụ đan cài vào nhau và nở vào xuân, quả vối chín có màu đỏ thẫm giống quả bồ quân, ăn hơi chát và vị hơi đắng.
Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa tanin, khoáng chất và vitamin... khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: nụ vối tươi
Đặc biệt chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, chính vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Gần đây người ta còn phát hiện trong nụ vối chứa một hàm lượng polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường. Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hóa mạnh. Khả năng chống ô xy hóa (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tụy, phục hồi các men chống ô xy hóa trong cơ thể.
Theo các kết quả nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học của Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản đã rút ra kết luận: Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên.
Theo Đông y lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa; mặt khác chất tanin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: Nụ vối khô
Kinh nghiệm dân gian cho biết lá vối tươi có công hiệu trị bệnh cao hơn hẳn lá vối đã ủ. Do vậy lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa...
Song nước vối còn là loại có công hiệu giải khát trong những ngày hè nóng nực, làm mát và lợi tiểu nên còn có công năng đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường niệu. Các nghiên cứu còn cho thấy nếu chỉ uống nước lọc hoặc nước trắng thì sau 30 - 40 phút là cơ thể đào thải hết; nhưng nếu uống nước lá vối hoặc nụ vối thì cũng trong thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được đào thải từ từ sau đó.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Cơ chế tác dụng chính của nụ vối
Các cơ chế tác dụng của Nụ Vối đã được các nhà khoa học của Viện Dinh dưỡng và trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản xác định là:
- Các hoạt chất trong Nụ Vối (chủ yếu là polyphenol) có khả năng ức chế hoạt tính men alpha-glucosidase, làm chậm quá trình phân giải đường, chậm quá trình hấp thu đường từ thức ăn vào máu. Từ đó, hạn chế tăng đường huyết sau ăn, kiểm soát đường huyết lâu dài.
- Nụ Vối có khả năng triệt tiêu gốc tự do, chống oxy hóa, phòng chống lão hóa hiệu quả.
- Bảo vệ sự tổn thương oxy hóa của tế bào tuyến tụy.
- Hỗ trợ giảm mỡ máu bởi sự có mặt của thành phần beta-sitosterol trong nụ Vối, có tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu..
Tải toàn bộ tài liệu về công trình nghiên cứu về vối tại đây
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Cách pha nước vối như thế nào
Lá vối tươi hay nụ tươi có thể sử dụng được ngay, hoặc lá vối tươi phơi nắng thật kỹ, thật khô giòn rồi dùng.
Tuy nhiên để nước vối được ngon, theo kinh nghiệm dân gian cổ truyền người ta thực hiện qua giai đoạn gọi là ủ lá.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối: lá vối khô
Sau quá trình ủ thì chất ngái do nhựa và chất diệp lục của lá sẽ bị phá huỷ và nước vối sẽ ngon hơn. Lá hoặc nụ vối sau khi thu hoạch được rửa sạch nhựa, cho vào thùng, thúng, bồ,... rồi phủ rơm rạ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Nếu dùng chum, vại để ủ thì chất lượng sản phẩm sẽ ngon do chum, vại giữ được nhiệt và giữ được độ ẩm trong quá trình ủ tốt hơn. Lót lá chuối khô hoặc ít rơm xuống đáy chum, lấy lá vối và các cuống con, bỏ các cuống già, các lá chết, cho vào chum, phía trên lớp lá vối lại phủ kín bằng rơm rạ hay lá chuối khô, sau đó úp sấp chum xuống mặt đất, để vào nơi thoáng mát, sau một thời gian theo kinh nghiệm (và tùy theo mùa) lấy ra phơi thật khô rồi cất đi để dùng dần. Ở nông thôn người dân thường cất lá vối lên gác bếp vì ở bếp khô ráo luôn có khói và bồ hóng nên các vi khuẩn bị hạn chế phát triển, lá vối không bị ẩm mốc.
Quá trình ủ tốt là khi lấy ra phơi lá chín tới và chín đều, tức là sau khi ủ lấy ra phơi lá phải ngả màu vàng chuyển đen đều nhau. Lá vối ủ đúng cách thì được nước và uống thơm ngon hơn.
- Cách 1: . Nhân dân ta vẫn ủ lá vối theo lối cổ truyền : thái nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng, thúng, bao tải, bồ, sọt rồi phủ rơm rạ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Lá vối tươi rất ngái vì có nhiều chất diệp lục nên phải ủ để phá huỷ chất này. Trong quá trình ủ dưới tác dụng của các men oxy hoá có sẵn trong lá vối, tanin sẽ bị biến đổi một phần và hàng loạt phản ứng sinh hoá diễn ra.
- Cách 2: Cho nụ vối hoặc lá vối vào các bao tải buộc kín và ngâm nước khoảng 48 giờ sau đó vớt lên phơi dưới nắng đến khi gần khô hẳn trong thì lại cho vào ủ khoảng 6 giờ. Sau đó đem phơi tiếp cho khô hẳn. Cách ủ tốt nhất là khi trời đang còn nắng to thì ta thu lại và trùm bạt lên khi đó nhiệt độ đang rất cao sẽ giúp rút ngắn thời gian ủ mà sản phẩm sẽ thơm ngon.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Tốt cho bệnh nhân gout
Trên diễn đàn webtretho và lamchame, câu chuyện về lá vối trị bệnh gout đang được truyền đi và được nhiều chị em ca tụng. Thành viên kunkute của diễn đàn lamchame kể: Ai có người thân bị gout chắc hiểu được nỗi đau dai dẳng của bệnh này. Nhà mình có bố và bác đều bị gout. Được người ta mách cho dùng lá vối uống thay nước lọc hàng ngày. Kết quả xét nghiệm máu trở về bình thường. Thành viên này còn nhấn mạnh là dùng lá vối rồi thì không phải kiêng khem gì. Chia sẻ của này đã thu hút không ít người quan tâm và đánh giá là “quá hay”.
Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp. Do vậy, nếu dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Nhưng không điều trị hoàn toàn
Mặc dù khẳng định công dụng của lá vôi, nhưng lương y Hồng Minh cho rằng dùng lá và nụ vối sẽ hỗ trợ phần nào cho bệnh nhân gout nhưng không chữa hoàn toàn. Đó là bởi bệnh gout không chỉ do thực phẩm mà có thể vì nhiều nguyên nhân khác (như do gene, tiểu đường, tăng lipid máu…). Bởi thế, người bệnh không chỉ trông chờ vào lá vối mà cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Trước câu hỏi nên dùng lá vối tươi hay khô, lương y Hồng Minh đưa ra ý kiến: Lá vối ủ uống sẽ thơm ngon hơn nhưng để làm thuốc nên dùng lá tươi.
Mặc dù lá vối tốt cho sức khỏe nhưng lương y Bùi Hồng Minh khuyên những người quá gầy, sức khỏe suy nhược thì không nên dùng lá và nụ vối.
Một số bài thuốc khác từ vối

Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Nụ vối và lá vối ở đâu tốt?

Có lẽ đây là câu hỏi nhiều người quan tâm, Cây vối có ở rất nhiều nơi ở nước ta từ đồng bằng đến miền núi nhưng ở miền Bắc có nhiều hơn. Có thể chia ra làm 2 loại vối là vối ở đồng bằng và vối rừng. Vối rừng không ngon bằng vối ở đồng bằng, ở miền Bắc có một vùng có vối ngon có tiếng là Hải Hậu – Nam Định.
Tuy nhiên theo tôi được biết thì ngày nay tại Hải Hậu cũng có nhiều người trồng vối nhưng vối ở đây hiện nay là từ nhiều nguồn, nhiều nơi đổ về theo thương lái nên không biết còn giữ được chất lượng đảm bảo như trước đây không? Như quê tôi chỉ cách Nam Định một con sông Đáy, do việc buôn bán không phát triển nên nụ vối từ trước đến giờ chủ yếu do người Nam Đinh sang thu mua cho nên nó thành vối Nam Định.

Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối
Có người còn nói là có cả vối Trung Quốc hoặc người ta có thể pha những loại tạp chất khác vào nụ vối. Bản thân tôi cũng từng nghe nhiều người nói nhưng chưa từng được thấy vối Trung Quốc hay vối pha tạp chất giống nụ vối. Ai có hình ảnh về những sản phẩm này thì chia sẻ để mọi người cùng biết để tránh.
Vì vậy khi mua nụ vối hay lá vối thì cần mua ở những địa chỉ tin cậy, uy tín, biết rõ về nguồn gốc thì càng tốt. (Chúng tôi cung cấp nụ vối chất lượng tốt, bảo đảm chất lượng từ khâu thu hoạch, bảo quản cho đến tay người tiêu dùng từ Kim Sơn – Ninh Bình)
Phụ nữ sau khi sinh uống nụ vối rất tốt: Đây là kinh nghiệm của ông cha để lại, giúp cho tiêu hóa, ăn ngủ tốt, mau săn bụng…
Gỗ của cây vối dùng để làm nhà cũng rất tốt. Không biết trong gỗ vối có chất gì mà hầu như không bị mối mọt.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Bà bầu có nên uống nước lá vối tươi không?

Trước đây khi nền y học hiện đại chưa phát triển, việc kiêng cữ trong thời kì mang thai hầu hết đều dựa theo kinh nghiệm mà không dựa trên những luận chứng y tế. Một số địa phương thì cho rằng uống nước vối tươi không tốt cho sức khỏe của bà bầu. Một số địa phương lại cho rằng, uống nước vối tươi rất hữu ích cho thai kì. Vậy đâu là quan niệm đúng?
- Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
nước vối tốt cho bà bầu

Dựa trên những nghiên cứu và thí nghiệm của y học hiện đại, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng một số thành phần có trong lá vối tươi rất tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe bà bầu nói riêng. Theo đó, mẹ bầu uống nước lá vối khi mang thai con sinh ra sẽ có làn da trắng hồng, mẹ có được vóc dáng đẹp sau sinh và nhiều ích khác đi kèm.
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, trong lá và nụ vối có chứa một hàm lượng lớn chất tanin, khoáng chất, vitamin, tinh dầu và mùi hương rất dễ chịu. Đặc biệt, trong thực phẩm này còn chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Nước vối tươi có những đặc trưng khá giống với nước chè xanh do đó đây là nguồn dinh dương và dược tính rất cần thiết đối với thai kì. Chính vì vậy các nhà khẳng định, trong thời gian mang bầu, các bà mẹ nên uống lá vối tươi với hàm lượng vừa phải để có một sức khỏe hoàn hảo. Những tác dụng của thể cuả nước lá vối tươi
Chúng ta có thể điểm qua một số tác dụng chính yếu của lá vối tươi đối với sức khỏe của mẹ và bé trong thời kì mang bầu:
Ngăn ngừa tiểu đường cho mẹ bầu thời kì sau sinh:
Trong giai đoạn mang thai, cá mẹ bầu phải nạp một khối lượng khổng lồ thức ăn để chăm sóc bé và duy đảm bảo lượng sữa cho thời kì sinh nở. Điều này đã khiến cho các mẹ bầu dễ mắc phải nguy cơ thừa cần và mắc bệnh tiểu đường.

Trong lá vối tươi có chứa hàm lượng polyphenol cao và hoạt chất ức chế alpha-glucosidase có khả năng hạn chế sự hình thành của hàm lượng đường trong máu. Đồng thời, lá vối tươi còn giúp ổn định đường huyết, giảm lipid máu, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, trong thời kì mang bầu, mẹ bầu nên uống nước lá vối thường xuyên để tăng cường khả năng ngăn ngừa tiểu đường khi mang thai và sau khi sinh.
- Chống ô-xy hóa cho bà bầu:

Các nghiên cứu mới nhất của trường đại học OhiO đã chứng minh rằng nụ vối có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, chống ô-xy hóa, từ đó giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào tuyến tụy, đồng thời phục hồi các men chống ô-xy hóa trong cơ thể. Điều này giúp chống lại sự lão hóa của đồng loạt các bộ phận trên cơ thể mẹ bầu trong giai đoạn mang bầu. Các mẹ cầu có thể hạn chế được hiện tượng hở chân răng, rụng tóc, nhăn da. Tính năng này của vối tươi được đánh giá là tương đương với lá trà xanh.
- Lá vối tươi tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu:
Thành phần dược tính có trong lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp tăng cảm giác ngon miệng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Chất đắng có trong thành phần thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, trong khi đó tanin lại giúp bảo vệ niêm mạc ruột. Đây chính là điều mà các mẹ bầu rất cần vì trong giai đoạn mang bầu, số lượng thức ăn mà các mẹ bầu tiếp nạp nhiều hơn 1,5 đến 2 lần. Nếu không có chất xúc tác lợi tiêu hóa thì rất dễ xảy ra các trường hợp đầy hơi, chướng bụng.
- Uống nước vối giúp lợi sữa:
Sữa mẹ là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ so sinh và trẻ nhỏ. Nếu thời kì mang thai các mẹ có một chế độ sdinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần nuôi dưỡng lượng sữa dự trự ch thời kì sinh con. Nước vối tươi được cho là có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt là lợi sữa. Vì vậy, bà bầu nên có thói quen uống nước vối ngay từ những ngày đầu thai kỳ để giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời lợi sữa khi con được sinh ra. Các mẹ có thể nấu búp lá vối cùng với chân heo hay chân bò để ăn vào tháng gần ngày sinh để đảm bảo đủ lượng sữa cho bé sau khi sinh.
- Tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu:
Theo Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp tăng cảm giác ngon miệng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Chất đắng có trong thành phần thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, trong khi đó tanin lại giúp bảo vệ niêm mạc ruột,…
Dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng, nhưng ăn nhiều mà hấp thụ chẳng bao nhiêu hóa ra lại công cốc. Vì vậy, mẹ bầu lúc nào cũng phải chăm sóc hệ tiêu hóa để duy trì sức khỏe bản thân, đồng thời giúp bé cưng trong bụng phát triển toàn diện nhất.
- Ngăn ngừa tiểu đường trong thời gian thai kỳ:
Chứa hàm lượng polyphenol cao, khoảng 128mg/gram trọng lượng khô, và hoạt chất ức chế alpha-glucosidase, nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời, còn giúp ổn định đường huyết, giảm lipid máu, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
- Chống ô-xy hóa, đảm bảo sức khỏe bà bầu
Rất nhiều nghiên cứu kết luận rằng nụ vối có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, chống ô-xy hóa, từ đó giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào tuyến tụy, đồng thời phục hồi các men chống ô-xy hóa trong cơ thể.
- Uống nước vối giúp lợi sữa:
Nước vối có thể được ủ từ lá vối, nụ vối đã khô hoặc tươi… Các nghiên cứu khẳng định, trong nước vối có nhiều thành phần vitamin, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt là lợi sữa. Vì vậy, bà bầu nên có thói quen uống nước vối ngay từ những ngày đầu thai kỳ để giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời lợi sữa khi con được sinh ra.
- Nước vối giúp bà bầu làm đẹp:
Lấy lá vối đun nước hàng ngày để uống thay nước lọc. Mỗi ngày uống đều đặn 1 lít nước vối, sẽ giúp da đẹp mịn màng, hết sạch mụn, nó còn giúp đánh tan mỡ thừa, eo săn chắc. Nước vối có tác dụng rất tốt cho da mặt nhờn và hỗn hợp hoặc da có nhiều mụn, dễ nổi mụn. Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng, chát trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu vối có tính kháng khuẩn nhưng đặc biệt không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Do đó mẹ bầu uống rất tốt không những mẹ còn tốt cho con.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Bà bầu uống nước vối thế nào là đúng cách?
Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc hãm trong nước sôi như cách hãm trà xanh. Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.
Nên uống khoảng 1 ấm nước lá vối/ 1 ngày hoặc một ly nước lá vối/ 1 ngày là được. Không nên uống nhiều quá, sẽ không tốt cho hệ bài tiết.
Lá vối có tác dụng gì và ai cần kiêng lá vối:
Cây vối đã đi vào thi ca

Cây vối
Mẹ lên thành phố với con
Nhớ hoài cây vối vẫn còn dưới quê
Một năm may có dịp về
Mẹ ngồi bên gốc ủ ê nỗi buồn
Hắt hiu run rẩy cánh chuồn
Mây trời teo tóp mặt khuôn quê nhà
Quán hàng nước đầy Coca
Mẹ tôi ủ lá vối già làm vui
Thương cây gốc đã sần sùi
Ra đi Mẹ cứ ngậm ngùi vấn vương.
…Mẹ ơi!
Quê ta đêm nay có nặng hạt mưa giông
Ấm vối đặc chắc vẫn nồng trong giỏ
Tháng năm rồi vối trong vườn kết nụ
Cô láng giềng còn hái giúp mẹ không?…


http://lasen.com.vn/10-tac-dung-la-voi-nu-voi 


 lá vối
 Quả vối
 Nụ vối và hoa vối.