Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

NHSG HM 26.12.2010

 NGUYỄN HOÀNG SG HỌP MẶT THÁNG 12
CHỦ NHẬT - 26.12.2010
Kính quý thầy cô!
Các anh chị thân mến!
Chủ nhật cuối cùng của năm 2010, sáng 26.12.2010, đại gia đình Nguyễn Hoàng ở Saigon đã có dịp hội ngộ tại Café Cây đa theo định kỳ hàng tháng.
Đến dự kỳ này có những khuôn mặt mới như :AnhHuỳnh Minh Tiến, anh Hoàng Đình Quang, chị Trần Thị Đại, anh Lê Bá Điểm, anh Phan Khắc Nhật, anh Đoàn Triệu, anh Lê Chí Dũng, vợ anh Lê Thanh Tâm; đặc biệt là có sự tham dự của thầy Nguyễn Thiện, nguyên Giám học trường ta cùng phu nhân từ Nha Trang vào và thầy Thuấn PQ cô Nguyễn Thị Thanh. Ngoài ra đánh dấu ngày họp mặt cuối năm, chúng tôi nhận thấy có quý thầy cô cũng đến với học trò khá đông đủ như quý cô Thanh, cô Hồ Thị Tương, thầy Cao Xuân Yên, thầy Nguyễn Bảo, thầy Nguyễn Thanh Bá,  thầy  Cô Lê Hữu Thăng cùng hơn 50 anh chị em đồng môn. Mở đầu cho buổi sinh hoạt, BLL giới thiệu nhân vật mới đến, và nội dung các hoạt động của BLL trong tháng qua (thăm mẹ NH Bích Hường bị tai biến, thăm thầy Thích Pháp Tuệ ,em của NH Lê thiện Ngữ thay đệm cột sống tại BV Chấn thương chỉnh hình; thăm NH Lê Anh bị tai nạn giao thông; viếng điếu NH Nguyễn Văn Long tại Đức Linh Bình Thuận; giúp cô Lê thị Tiếp vợ của Cố Giáo sư Nghiêm sĩ Anh mổ tim, chúc mừng anh Võ Cẩm và chị Hoàng Thị Kim Oanh đã tổ chức đám cưới cho con,…).
Trước khi vào nội dung chính, trưởng ban Trị đã hâm nóng không khí sinh hoạt bằng cách : Trị hô “NGUYỄN HOÀNG”, tất cả anh chị em đáp “ĐOÀN KẾT”, Trị hô “NGUYỄN HOÀNG”, tất cả anh chị em đáp “THÂN THƯƠNG”, Trị hô “NGUYỄN HOÀNG”, tất cả anh chị em đáp “CHIA SẼ”. Hy vọng chúng ta sẽ thực hiện và duy trì trong ý nghĩa của các khẩu hiệu. Sau đó vì là ngày sinh hoạt cuối năm 2010, thủ quỹ Bích đã báo cáo thu chi tài chánh của BLL năm 2010. Tiếp tục BLL chúc mừng các NH có ngày sinh trong tháng 12 gồm chị Châu thị Tâm, chị Ngọc Lan và chị Cao thị Nguyên (sao tháng này các ông không chịu ra hè ?).
Anh Võ Cẩm phổ biến thông tin về học bổng của BLL trong năm nay, theo đó các cháu con em của NH Quảng trị chuyển hồ sơ cho BLL gồm Đơn xin học bổng có xác nhận hoàn cảnh gia đình của địa phương, phiếu điểm hay giấy báo trúng tuyển, photo CMND và photo thẻ sinh viên để tổng hợp xét duyệt. Cân đối số tiền tài trợ, có một tin mừng cho các cháu năm nay, giá trị học bổng được tăng từ 500.000đ năm 2009 lên 1.000.000 đ/người năm 2010.
Trưởng ban Trị tranh thủ báo cáo về tình hình chuẩn bị chương trình họp mặt Xuân Tân Mão, sơ khởi cho biết :
- Địa điểm: Nhà hàng Kim Thanh Quận 10, sức chứa 40 bàn x 12 người/bàn
-Thời gian: Chiều Thứ Bảy 19.02.2011 tức 17 tháng 01 Tân Mão
- Chi phí đóng góp: Các thành viên tỉnh lẻ về dự 100.000 đ/người, các NH Saigon tuỳ hỷ nhưng ít nhất là 150.000 đ/người. Phí trên được bao nước ngọt chưa tính bia
- Hình thức tổ chức: Nhẹ nhàng trong báo cáo để thời gian dành cho họp mặt, vui chơi với các hạng mục :
-Văn nghệ : Quang Tuyết và chị Sâm đầu mối lo vận động, lên chương trình, tập dợt và biểu diễn
- Thi đánh cờ tướng: anh Văn Kế Thế phụ trách
Bình chọn thơ văn hay trong Hương quê nhà số xuân Tân Mão 2011: bằng cách gởi mail hay nhắn tin cho BLL, kết quả sẽ được công bố và phát thưởng trong ngày họp mặt
-Cắm hoa: Chủ đề Mùa xuân, ca ngợi tình cảm thầy cô và đồng môn. Các tác phẩm sẽ được dùng trang trí trong ngày hội
Ngoài ra Ban tổ chức có ý định sẽ phát quà cho những vợ chồng là cựu HS Nguyễn Hoàng và chung sống với nhau được 40 năm trở lên, xin được tiếp nhận thông tin từ các thầy cô và các bạn
BLL cũng xin ý kiến với các thành viên dự buổi sinh hoạt về hình thức thiệp mời và huy hiệu tham dự buổi họp mặt đầu Xuân và rất mong các anh chị có kinh nghiệm trong tổ chức lễ hội tham gia vào Ban tổ chức để ngày hội đầu năm của chúng ta thành công, tạo được dấu ấn. Sau đó thầy Nguyễn Thiện phát biểu cảm tưởng với các thầy cô và các học trò, chị Tuyết Mai và anh Lê Văn Hạt - những học sinh đầu tiên trong nghề giáo của Thầy Thiện đã tranh thủ tặng hoa và chúc mừng Thầy. Cuối cùng là chương trình văn nghệ với sự góp vui bởi 2 giọng ca là anh Nguyễn Văn Ta và BS Lê Chí Dũng. Buổi sinh hoạt chấm dứt vào lúc 10 giờ cùng ngày. 
Xin gởi đến quý thầy cô và các anh chị những hình ảnh ghi được, vì số lượng hình nhiều, nếu hình nào không hiện ra, mong quý anh chị để trỏ vào hình đó, click chuột phải, đưa trỏ vào dòng showpicture, bấm chuột trái, hy vọng hình sẽ hiện ra từ từ. Kính chúc quý Thầy cô và các anh chị MỘT NĂM MỚI 2011 AN VUI trong tình thần NGUYỄN HOÀNG
Trần Văn Hảo  
 Thầy Nguyễn Thiện
 Hàng ngồi : Vợ anh Lê Thanh Tâm, Thành Nhân, Trần Văn Hảo,
Nghĩa, Kim Chi, Tuyết, Trị, anh Hạt  
Hàng đứng : anh Ta, anh Hoàng, thầy Yên, cô Liên PN thầy Thăng,
thầy Bá, cô Thanh, thầy Thuấn (chồng cô Thanh), thầy Thiện,
thầy Bảo, Nho, Phi Phi, Chung, cô Tương, Bích,
cô Thuỷ (PN thầy Thiện), chị Sâm  
 Cô Thanh, thầy Thuấn (PQ cô Thanh), thầy Yên 
 cô Thuỷ (PN thầy Thiện), cô Liên (PN thầy Thăng), cô Thanh
 Nguyễn Công Thụ, Lê Thanh Tâm cùng vợ, Thành Nhân
 thầy Thuấn, thầy Yên, anh Hoàng, anh Phái
 thầy Bảo, anh Hạnh, thầy Bá, Mừng, thầy Thiện
 thầy Yên và thầy Thiện
 anh Huỳnh Minh Tiến, anh Kỳ, anh Minh
 chị Trần Thị Đại, chị Ngọc Lan
 thầy Yên, anh Hoàng, thầy Thăng, anh Hạnh
 Chị Cao thị Nguyên
 chị Nguyên-chị Oanh
 chị Tâm-chị Lê-chị Hoa-chị Sâm-chị Nguyên-chị An-
chị Oanh-chị Liên Hoa-chị Định-chị Cúc
Hàng sau : là Lê bá Tâm, Dương Tường

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Bức tranh thêu L.sử VN...

Bức tranh lịch sử dài nhất Việt Nam
PDF
In
 

Bên cạnh bức tranh thêu tay dài hơn 30 mét tái hiện lịch sử Việt Nam 
qua 3 triều đại Đinh - Lê - Lý, còn có tấm bản đồ Việt Nam 
làm bằng 1000 con rồng vàng, thần Kim Quy làm bằng gốm 
tặng thủ đô Hà Nội.
Sau 1 năm lao động miệt mài, 1.000 công nhân, thợ thủ công của Ninh Bình
đã hoàn thành bức tranh thêu tay dài nhất Việt Nam, với chiều dài 33,3 mét 
và chiều rộng 3,3 mét. Qua 7 chương, bức tranh tái hiện những mốc son 
lịch sử của ba triều Đinh - Lê - Lý, từ khi Đinh Tiên Hoàng còn là cậu bé 
chăn trâu đến khi vua Lý Công Uẩn xuống Chiếu dời đô.
Chương 1: Cờ lau tập trận. 
"Đinh Bộ Lĩnh nuôi chí anh hùng, thời niên thiếu
cờ lau tập trận" ở thung Lau xã Gia Hưng (huyện Gia Viễn – Ninh Bình) 
khi ông còn đi chăn trâu cho chú. Ông mổ trâu khao quân, 
lấy lá chuối làm mâm,lấy da trâu làm nồi. Huyền thoại rồng vàng hiện lên 
cứu Đinh Bộ Lĩnh qua sông; thoát khỏi làn roi 
giận dữ của chú Đinh Dự.
Chương 2: Thống nhất giang sơn. 
"Vạn thắng Vương xuất binh nhất thống, buổi trưởng thành 
dẹp loạn sứ quân", diễn tả chủ soái 11 sứ quân dâng kiếm 
thuần phục Đinh Bộ Lĩnh, tôn vinh ông là Vạn Thắng Vương, 
non sông thu về một mối.
Chương 3: Đại lễ đăng quang. 
“Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo, 
Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” diễn tả cảnh Đức Vạn Thắng 
Vương Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, xưng là Đại thắng minh Hoàng đế, 
đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư vào 
năm Mậu Thìn (968). Ông là bậc Hoàng đế “Nhất thống thủy” 
(người mở đầu nền thống nhất Quốc gia Đại Việt”.
Chương 4: Hồn thiêng Đại Việt. 
Là chủ đề của cả bức tranh. 
Hơn 1000 năm trôi qua, dấu tích Hoa Lư nay chỉ còn là những lũy thành
và hai ngôi đền thờ vua Đinh và vua Lê, những ngọn cờ “Thái Bình” 
niên hiệu của vua Đinh vẫn tung bay phấp phới.
Chương 5: Trao áo long bào. 
Diễn tả cảnh năm 979 vua Đinh và 
con trưởng bị giết hại, Vệ Vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi
kế vị trung cảnh Nhà Tống lăm le phía Bắc, quân Chiêm Thành
gây hấn phía Nam hòng tiền đánh Hoa Lư, vận mệnh quốc gia 
ngàn cân treo sợi tóc. "Dương Thái Hậu một lòng vì nước, áo Hoàng Bào
nối chí vua Đinh" với tầm nhìn sáng suốt, bà đã trao 
Long Cổn nhà Đinh cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, 
đưa ông lên ngôi Hoàng Đế lãnh đạo quân dân chống giặc ngoại xâm.
Chương 6: Bạt Tống - Bình Chiêm. 
Khi được trao quyền hành trong tay, 
đức vua "Lê Đại Hành mười đạo ra quân, dòng Bạch thủy dìm sâu 
giặc Tống" trên sông Bạch Đằng và cửa ải Chi Lăng năm 981. 
Và đến năng 982 ông cầm quân đánh thẳng vào kinh thành Chăm Pa
buộc vua Chiêm quốc phải thuần phục Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành 
rất quan tâm phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Người tổ chức
lễ Tịch điền "Kỷ cương sắp đặt, dân an vui vác giáo cầm cày; 
lương thực gia tăng, nước hưng thịnh vững nền chắc móng".
Chương 7: Dời đô Hưng quốc. 
Tháng 7 năm Canh Tuất 1010, 
Lý Công Uẩn anh minh, dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, 
nhân thấy có rồng mây bay lên trước thuyền ngự, Đức vua cho đổi tên 
là Thành Thăng Long - kinh đô mở đầu nền văn minh Đại Việt. 
Với khí pháp dũng mãnh như rồng bay của đất nước trong 
vận hội mới, cuộc dời đô huyền thoại "nẻo đăng trình dậy đất 
trống chiêng, đường hộ giá rợp trời tàn lọng" với niềm vui, tự hào
"nhìn ra phía trước tiền đồ Thăng Long vạn thế thênh thang, 
ngoảnh lại đằng sau sự nghiệp Hoa Lư ba triều lồng lộng".
         Bản đồ Việt Nam làm bằng 1000 rồng vàng
Trong suốt 4 năm, 16 nghệ nhân xứ Quảng đã tỉ mỉ tạo nên 
tác phẩm "Thiên long Việt Đồ" với 1000 con rồng có hình dáng
khác nhau. Bức tranh được làm bằng gỗ mít mạ vàng, 
nặng hơn một tấn, cao 5,82 mét, rộng 3,18 mét.
Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Hoàng Sa
Cùng đảo Phú Quý
Và đảo Phú Quốc.

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

Ngày Về .Lê Thị Thanh Hằng

NGÀY VỀ
Vài dòng tặng các bạn 6-9/2 K- 67-71

Tôi bước xuống ga Đông Hà với khuôn mặt đầy mệt mỏi vì chuyến đi dài từ Sài gòn ra Quảng Trị. Nhưng với lòng náo nức muốm gặp lại quê hương  sau 34 năm xa cách, nên tôi nhờ ông Xã mượn xe gắn máy chở tôi về ngay làng Cổ Thành ( tức chợ Sãi). Trên đường đi ông Xã tôi giới thiệu cho tôi nơi này là trường Nguyễn Hoàng, đằng kia là chợ Quảng Trị, rồi chùa Tỉnh Hội, đập Rì Rì…. Mối cảnh vật cứ từ từ hiện ra trước mắt tôi kèm theo những kỷ niệm của thời thơ ấu. lòng tôi lại nao nao, tim tôi như thắt lại khi nhìn thấy những quang cảnh xung quanh. Mọi vật vẫn còn đây, nhưng người xưa thì nơi đâu? Xe chạy qua xóm Hà, cầu Sãi, nước của sông Vĩnh Định vẫn lững lờ trôi với một màu đục chứ không còn trong xanh  vì đang mùa nước lũ. Mái đình làng cũng không còn để rủ bóng rêu phong. Và đây là bến Miễu, nơi tụ lại giữa nhánh  sông Vĩnh Định và sông Thạch Hãn, cũng là nơi chúng tôi thường hò hẹn, vui chơi. Ngày đó quê tôi chưa có điện nên những đêm trăng sáng đối với chúng tôi rất là quý báu. 
Đi tiếp một đoạn ông Xã tôi bảo đến nhà rồi. tôi tròn xoe mắt ngạc nhiên nhìn quanh, đây không phải là nhà mình. Đâu rồi chợ Sãi, đâu rồi  cái dãy phố với những căn nhà san sát. Cây đâ, cây bồ đề, ngôi chùa Cổ Thành nơi tôi sinh hoaït gia đình Phật tử nằm ở đâu đây? Tôi hỏi nhưng tất cả đều im lặng. Tôi nghe tai tôi lùng bùng, mắt tôi nằng nặng; ông Xã tôi thấy vậy liền chở tôi qua khu Nghĩa địa chạy ra con đường đất đỏ mà tôi thường đi học. đến khi ông Xã tôi chỉ kia là quận, bên này là trường Triệu Phong, tôi lại càng sững sờ, trường Triệu Phong của tôi đã ngồi miệt mài 4 năm  đấy ư ? Sân trường đi đâu, cái dãy phòng  trong đó có lớp 9/2 của tôi về đâu? Tôi vẫn nhớ trong văn phòng thầy Văn Phong đang ngồi sau bàn Hiệu Trưởng làm việc, quý thầy Hạnh,thầy Hảo, thầy Hóa, thầy Quang… cô Thanh, cô Hoàn đang chuẩn bị lên lớp. Trong lớp 9/2 tôi, Kiệt, Hường, Thuần, ngồi do bài; bên kia có Hường, Hoa, Thủy, làm toán đằng sau các O Nhớ, Tâm, Thạnh bàn chuyện tương lai. Các bạn quê, Hiền, Lâm đứng ngoài sân, còn Bảo,Kim,Ứng, Nọ thì học bài. Bạn Tiễn lớp trưởng chuẩn bị sổ điểm danh. Âm thanh gọi tên như vẫn còn vang bên tai tôi. Nhìn sang bên quận tôi thấy ông lính sĩ quan xấu trai ngày nào theo tôi khi tan lớp đang mỉm cười. tôi giật mình tỉnh giấc khi nghe ông Xã  tôi gọi. Tôi vội ngồi lên xe mà đầu vẫn còn ngoái lại. xin tạm biệt… tôi sẽ trở về…
 Sãi - 10. 2010 
Lê Thị Thanh Hằng 6/2 K-67-71

GIẤC MƠ

Đêm qua tôi nằm mơ
Thấy về lại quê hương
Nơi tôi cất tiếng khóc
Góp mặt với mọi người

Hôm qua tôi lại mơ
Thấy đến trường họp mặt
Quý Thầy Cô tuy yếu
Cũng tươi cười như hoa

Bạn bè xúm xít quanh
Không còn như xưa nữa
Mặt giờ đã hơi mờ
Tóc hai màu tiêu muối

 Như tiếng nói tiếng cười
Vẫn vang vang không ngớt
Gương mặt ngời ngời sáng
Ánh mắt đầy thương yêu

Chỉ là giấc mơ thôi
Sao tôi nghe ấm áp
Tình thân của mọi người
Mãi vẫn còn trong tôi.
Tp. HCM 10/2010 ngày trở lại
Lê Thị Thanh Hằng
(USA)

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Mưa Huế- T.K.Đoàn

TRẦN KIÊM ĐOÀN
Mưa Huế
Thơ : Trần Kiêm Đoàn
Hình : DT/Sông Mây
Đường Nguyễn Công Trứ mờ ảo sau làn mưa với đầy xác lá vàng rơi
 
Nửa đời dầm mưa Huế
Nên tóc trổ hai màu
Về thăm mà không ghé
Mưa Huế thành mưa Ngâu


 Thuyền rồng trên sông Hương
 
Đò dọc tránh đò ngang
Mưa tràn quên vuốt mặt
Nếu bụi mờ trong mắt
Nhìn nhau bớt Hương Giang

Hàng đước và con đường lát đá
 
Mưa dầm trên ngọn đước
Bờ sông cũ nhớ người
Có một lần chờ đợi
Một lần là một đời
 Những chuyến xe
 
Mưa bay là mưa bụi
Xe chạy là xe qua
Ba mươi năm xa Huế
Mưa dầm hơn trong ta
Gánh nặng rau củ quả từ quê lên chợ bán
Huế một đời rứa đó
Ở lại và ra đi
Mưa dầm và nắng đổ
Bên nớ và bên ni
 2 vợ chồng ngư dân gỡ những con cá nhỏ hiếm mới chài lưới từ sông
Cá nhỏ nhánh sông xưa
Huế ơi là nhớ quá
Như điệu hò vay trả
Sướng khổ mấy cho vừa
 
 Người Huế vẫn tất tả ngược xuôi trong mưa
 
Người đi tìm hạnh phúc
Mưa tìm Huế mà rơi
Mưa dầm không có Huế
Mưa sẽ tiếc một đời
 
 
 
 
Du khách lại thích đến Huế vào mùa mưa hơn
 
Có đi quanh thế giới
Tìm mưa buồn khắp nơi
Không đâu hơn xứ Huế
Buồn là một nụ cười
Tận tình chỉ đường cho khách đi lạc trong mưa
Lạc đường trên đất Huế
Trong màn mưa lê thê
Là đúng đường lãng tử
Huế như tách cà phê
Dưới chân cầu Tràng Tiền là nơi trú mưa lý tưởng
 
Gầm cầu nơi trú mưa
Cũng là nơi vô tưởng
Huế là nhà không cửa
Đi nhớ ở không thương
Tách café ấm xua tan đi một phần cái lạnh và mưa dai dẳng ở Huế
 
Anh cố quên những quán cà phê Dung
Trên đường Hàn Thuyên một thời khói lửa
Cũng như thể cà phê Tôn, chị Lợi, Lạc Sơn, Tây Lộc, Tịnh Tâm
Lúc dấy động, lúc buồn thiu ngày có em trên đất Huế
Anh cũng cố quên những cơn mưa dầm lặng lẽ
Sướt mướt tỉ tê giữa đền đài hoang phế
Những ngây thơ tình sử không lời
Nhưng mưa vẫn là mưa muôn thuở một đời
Mà sống chết ở hai bờ sớm tối
Như ở Bắc Cali tím lịm suốt tuần nay nắng chờ mưa đợi
Trong cơn mưa có giọt nước nào mong
Và trong em nào biết còn hay không
Một nỗi nhớ tính ròng bằng thế kỷ
Không khách sáo không trơn lì như mộng mị
Mà thật hư chuyện kể 50 năm
Không gặp nhau đời vẫn có trong tâm
Vẫn khổ vẫn vui vẫn ngó đăm đăm về những cơn mưa Huế.
Elk Grove, tuần mưa Cali 6-12-2010
Trần Kiêm Đoàn