Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Tim sen và tác dụng...; 24 món ăn kỵ nhau-cải bắp...

TIM SEN (Lien tam)

- TIM SEN ( mầm) nằm giữa hạt sen: vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm khử phiền, chỉ huyết sáp tinh. Dùng làm thuốc dược ghi trong sách Thực tính bản thảo (đời cuối nhà Đường). Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: 
trong tim sen có asparagin và ít alkaloit chứng 0,06%, neulumbin 0,4 liensinin(Dược tài học 1946),Isoliensinin, neferin, lotusin, methylcorypallin, pronuciferin (Dược học tạp chí 1966, 86:75), demetylcoclaurin (Chem. Pharm Bull 1970,18:2564)
Trên súc vật thực nghiệm, Liên tâm có tác dụng giãn mạch ngoại vi, hạ áp. Trên lâm sàng, dùng trị chứng sốt cao mê man, chảy máu cam, phối hợp với Sinh địa, Mao căn, Tê giác để lương huyết chỉ huyết, dùng trị chứng thận hư hoạt tinh, di tinh phối hợp với Tang phiêu tiêu, Sa uyển tử, Kim anh tử .Liều thường dùng: 1,5 - 3g sắc uống.
 - TIM SEN (Sao Vàng): Có tên khoa học là Tropaeolum Majus (tên của một loại sen núi , sen cạn tốt hơn sen nước ở Đồng Tháp Mười rất nhiều , bởi nó có tác dụng gia tăng sức khoẻ , trấn an tinh thần . ổn định tâm lý cho những người vốn đang lo lắng vì chất độc hoá học màu da cam diocine . Nhưng với những người ở trường hợp nhẹ thì chỉ cần cho lạc tiên (chùm bao) một vị thuốc rất dễ tìm, ở đâu cũng có , tươi khô đều dùng được từ 8-12g . Còn việc dùng tim sen sao vàng( không còn màu xanh và không cháy đen) hoặc không sao thì lại như người đang dùng dao 2 lưỡi (không sao sẽ không khử độc tố trong đó)
 – Kém ăn ít ngủ , cơ thể suy nhược : 

* Kém ăn : Cho thêm ngay vị vỏ quýt , có tên khoa học là Citrus Deliciosa Tenore 3 gr, hoặc vị thanh bì (vỏ bưởi hay vỏ cam có tên khoa học là Rutanceae , bỏ lớp xanh ở ngoài cùng) rồi cho vào thang để kích thích ăn uống .
-Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, nếu mất hoặc thiếu ngủ, cơ thể sẽ mệt mỏi, khó chịu.  
Hiện nay có loại Nam dược MIMOSA gồm 5 loại thảo dược (gõ trên Google để biết thêm)   .
 Khi ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn, khi đó, sức khoẻ được phục hồi nhanh chóng. Những người thiếu ngủ thường hay cau có, dễ hờn giận, tinh thần kém minh mẫn. Có những người thiếu ngủ vì cơ thể không được bình thường. Nhiều loại thuốc ngủ là thuốc an thần làm cho người ta bớt lo lắng suy nghĩ nhưng dùng lâu cũng có hại. Do đó, ta có thể dùng phương pháp đơn giản, không có hại và rất dễ thực hiện, ít tốn kém mà ai cũng có thể tự mình lấy để dùng: ĐÓ LÀ NƯớC TIM SEN (SAO VÀNG).

- Tim sen: vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao. Tim sen pha uống như trà chữa bệnh mất ngủ, an thần. Hoặc bạn hãy áp dụng cách làm sau: Lấy khoảng 1/2 kg hạt sen khô, giã vỡ, rồi rang lên với một chút muối, chú ý giã rang nhỏ lửa sao cho hạt sen hơi vàng là được. Sau đó bạn cho vào lọ đậy kín, mỗi ngày ăn một vốc nhỏ trước khi đi ngủ, áp dụng đều đặn bạn sẽ cải thiện giấc ngủ của mình rất tốt.

- Tâm sen tính hàn, có tác dụng thanh tâm trừ phiền muộn, dùng để an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh và huyết áp cao. La phan nam giua hat sen, vi dang co tac dung ha huyet ap, tri sot cao me sang… tim sen da co ban trong cac sieu thi nen rat de tim. Neu khong chu y chua benh thi pha chung voi cac loai tra giup an ngu duoc, dac biet tot cho nguoi cao tuoi. Ngoai ra, tim sen con chua duoc chung hoa mat chong mat, tim dap nhanh nen thuong duoc ham voi nuoc soi dung thay tra hang ngay.
Xem bản tiếng việt đầy đủ tại đây
 :http://60s.com.vn/index/1805158/20112008.aspx
TIM SEN chữa tiểu đường
Tôi đã dùng nhiều loại thuốc nam, lá Đuôi Ong, trà khổ qua, trà sen ..... uống cả Aloe Vera, nhưng không thấy hiệu nghiệm.
Tôi có 10 anh chị em và tôi là anh cả, nhưng tôi là người bị tiểu đường sau cùng. tôi bị cách đây 2 năm. Cách nay 6 tháng, tôi uống Tim Sen thấy hiệu nghiệm vô cùng. Và tất cả anh chi em chúng tôi đều có kết quả tốt như nhau.
MUA TIM SEN ở tiệm thuốc bắc, đã phơi khô, đem về SAO cho vàng nhưng không được cháy. (Nếu cháy thì bỏ, không dùng. Không SAO uống không đúng thuốc, không hay.)
Đun sôi chừng 6 muổng canh (khoảng 100cc) Tim Sen với 2.5 lít nước, sau khi sôi để lửa nhỏ sôi 20 phút để chất thuốc trong Tim Sen tan ra hết. Mỗi ngày uống chừng 4 ly, sáng trưa chiều tối, nghĩa là mỗi ngày uống khoảng 2 lít. Uống như uống trà vậy.
Nên uống sau mỗi lần ăn cơm. Nếu thấy lợt thì thêm Tim Sen. Ban đầu uống thấy đắng, sau thấy hết đắng và cảm thấy nghiền. Uống khoảng 1 tuần lể thì thấy kết quả tốt. Ngày nào cũng uống, không được quên. Mỗi ngày nhớ hâm sôi, nếu không sẽ bị thiu.
Nếu không uống chừng 4 ngày, vì đi xa không mang theo, khi uống trở lại phải uống 1 tuần lể mới thấy trở lại kết quả tốt.
Một điều quan trọng thứ 2 là phải ĂN KIÊNG.
Lúc chưa uống Tim Sen, mỗi ngày tôi ăn 5 lần, mỗi lần chỉ ăn 1/2 chén cơm. Bây giờ tôi có thể ăn mỗi lần hơn 1 chén cơm.
cách 4 giờ ăn 1 lần. Ăn rau cải nhiều rất tốt. Cử đường 100%, cơm ăn 1 chén đầy thôi.
Sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ đo đường lên đến 160, như thế là tốt. Nếu lên quá 160 sau khi ăn 2 giờ thì phải ăn bớt tinh bột lại. (cơm, bánh mì, bắp, khoai lan, khoai mì, khoai tây .....đều là tinh bột.
Nếu đã ăn cơm thì không ăn thêm bánh mì, nếu đã ăn 1 ổ bánh mì nhỏ thì không ăn thêm cơm ..........)
Lúc trước mỗi buổi sáng, bụng đói, tôi đo đường lên tới 140, bây giờ đo chỉ còn 95, ngày nào cũng vậy. THẾ LÀ TỐT .
Người bình thường, không bệnh, đo đường ở trong khoảng từ 95 đến 115.
Xin chú ý là các bạn phải cử ăn đường 100%, lâu lâu có thể uống 1 ly cà phê sửa hoặc ăn trái cây ngọt, một tí ti thôi !
Uống TIM SEM là quan trọng, NHƯNG kiêng cử còn quan trọng hơn nhiều.

- Tim Sen: ( Dùng cho người thực nhiệt) Tim sen vị đắng, nhập tâm, tâm bào kinh. Tác dụng của nó là hạ nhiệt. Hạ nhiệt tim, thận, tỳ, phế. Vì vậy những người bị thực nhiệt uống vào thì hỏa hạ xuống; trong người cảm thấy sảng khoái, ngủ được.
* Những người bị âm hư,( không nên dùng) uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch. Nam thì bất lực sinh lý (Dysfonction Érectille), nữ thì kinh nguyệt xáo trộn. Ngoài ra tim sen   nếu không sao đúng sẽ có độc tố. Độc tố này làm hủy hoại tế bào óc, thận và tim.
 
24 Món Ăn Kỵ Nhau

Bạn đã biết gan lợn không nên xào chung với giá? Không uống sữa bò với các loại quả họ cam, quýt… nhưng còn những loại thực phẩm khác nữa? Và làm sao để dễ nhớ? Nào, hãy cùng nhẩm đọc thuộc bài thơ dưới đây nhé!
 
Mật ong, sữa, sữa đậu nành?
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!
 
Gan lợn, giá, đậu nực cười?
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!
 
Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!
 
Thịt dê, ngộ độc do đâu?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!
 
Ba ba ăn với dền, sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!
 
Động kinh, chứng bệnh rành rành?
Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!
 
Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!
 
Thịt gà, rau cải có câu?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!
 
Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
 
Cải thìa, thịt chó xào vô?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
 
Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
 
Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
 
Đường đen pha sữa đậu nành?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!
 
Thịt rắn, kị củ cải xào?
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!
 
Nôn mửa, bụng dạ không yên?
Vì do hải sản ăn liền trái cây!
 
Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!
 
Nước chè, thịt chó no say?
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!
 
Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!
 
Khoai lang, hồng, mận ăn vô?
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!
 
Ai ơi, khi chưa dọn mâm?
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
 
Giàu Vitamin C chớ có tham (1)
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!
 
Ăn gì? ăn với cái gì?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
 
Chẳng may ăn phải, vài giờ?
Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
 
Quý nhau mời tiệc lẽ thường!
 
Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!
Sưu tầm

ĂN UỐNG / DINH DƯỠNG
KHẢ NĂNG CHỮA LÀNH KỲ DIỆU CỦA RAU BẮP CẢI
Post image for Recipe: Fermented Cabbage Juice
http://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/bap-cai-1.jpg
http://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/bap-cai-2.jpg
http://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/bap-cai-3.jpg
http://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/bap-cai-4.jpg
Sau khi bạn đọc xong bài này, thì khi ngồi ở bàn ăn lần tới, bạn sẽ nhìn đĩa rau BẮP CẢI với sự trân trọng và sự hiểu biết về đặc tính giúp cơ thể tự chữa lành thật không ngờ của bắp cải.

-Tiến sĩ Blanc viết như sau vào năm 1881:
“Vào năm 1880, một người đánh xe ngựa ở một làng nhỏ nước Pháp bị ngã xuống đất, và bánh xe cán qua chân anh. Tai nạn này thường xẩy ra vào thời bấy giờ. Hai bác sĩ cho rằng cưa chân là việc cần thiết phải làm. Một bác sĩ giải phẫu được mời đến hội ý, ông đồng ý, và cuộc giải phẫu ấn định vào sáng hôm sau. Nhưng lúc 5 giờ chiều hôm đó, cha sở, Loviat Claude, khuyên mẹ anh lấy lá bắp cải đắp vào chân bị thương cho anh. Hiệu qủa kỳ diệu là anh ngủ ngon suốt đêm. Khi anh vừa thức giấc, cũng là lúc các bác sĩ đến để sửa soạn cho việc cưa chân, họ nhận thấy anh có thể di chuyển chân được. Lớp bắp cải được lấy ra để lộ bắp chân không còn sưng nữa và màu sắc cũng khá hơn. Tám ngày sau, chân anh khỏi hoàn toàn và anh đi làm trở lại.”


-Bắp cải thông thường đã góp phần quan trọng cho sự sống của con người hơn 4000 năm. Dược tính của bắp cải, căn cứ trên kinh nghiệm thực tế, có nền tảng khoa học. Hippocrates nói rằng các y bác sĩ không nên ngần ngại theo ý kiến của dân gian những gì hữu ích cho y học. Bây giờ chúng ta biết rằng y học truyền thông dân gian về bắp cải đã đã đứng vững với thời gian và thử nghiệm khoa học.
 Hai báo cáo y học khác sử dụng bắp cải đáng chú ý:
 - Một thợ làm đồng hồ bị nấm eczema ở cả hai bàn tay đau nhức nhiều trong một năm khiến anh không thể làm việc được. Hai bàn tay bị viêm cấp tính, móng tay tách khỏi nền móng, muốn rụng ra. Đắp lá bắp cải cho anh hai lần mỗi ngày, trong vài ngày đã giúp giảm đau, vì dòng nước trong được rút vào trong thuốc lớp đắp. Tiếp tục đắp như vậy trong hai tháng, anh được khỏi hẳn.

-Năm 1875, một ông 75 tuổi bị hoại tử mạch máu ở bắp chân và bàn chân bên phải. Da đã đen lại và phía trước bàn chân đang thối rữa. Người ta dùng lá bắp cải đắp chung quanh chân, da chân đã đổi từ màu đen sang màu nâu rối màu đỏ, sau cùng trở về màu khỏe mạnh tự nhiên. Ba tuần sau, bác sĩ Blanc viết trong hồ sơ là anh đã tiến triển đáng kể. Vẫn chưa khám phá vì đâu lá bắp cải có được tính chất chữa lành qúy gía như vậy.

- Chúng ta chỉ biết rằng lá bắp cải có sức rút máu mủ cách đặc biệt. Nhờ rút ra được chất độc lỏng từ những vùng nhỏ, mà bắp cải đẩy mạnh sự chữa lành và làm liền da, vì vậy ngăn ngừa được các biến chứng phức tạp. Thành tích lâu dài trong lịch sử qua việc chữa trị dùng lá bắp cải, với nhiều bệnh khác nhau, từ những thương tích đơn giản đến phức tạp, đau thấp khớp, đau dây thần kinh mặt, nhức đầu, loét chân, bệnh than (anthrax), và nhiều bệnh khác. Bắp cải tươi sống trong món salad, nước ép, hoặc hấp, đều có các đặc tính trội vượt hẳn cho rất nhiều loại bệnh khác nhau.

-Hippocrates đặc biệt ưa chuộng rau bắp cải. Khi bệnh nhân bị đau bụng dữ dội, ông liền cho toa ăn một đĩa rau bắp cải luộc với muối.


-Erasistratus dùng bắp cải như phương thuốc hiệu năng để chữa bệnh tê liệt.
Pythagoras, và triết học gia khác, viết sách, trong đó họ đề cao các tính chất tuyệt vời của bắp cải. Cato cho rằng bắp cải chữa trị mọi bệnh; và ông sử dụng nó như là một thuốc chữa bách bệnh để bảo vệ gia đình khỏi các bệnh dịch. Cato cho biết thêm rằng người La Mã suốt trong 600 năm dùng bắp cải mà không cần đến sự trợ giúp nào của thầy thuốc. Thầy thuốc phải đi nơi khác để sinh sống.


-Người La Mã sùng bắp cải để chữa nhiều bệnh nội thương lẫn ngoại thương khác nhau như thuốc xổ, thưốc khử trùng, thuốc đắp. Lính La Mã đắp bắp cải lên vết thương của họ. Rembert Dodens, bác sĩ Hà Lan thời Maximilian II, và Rudolph, năm 1557 đã viết trong quyển 'History of Plants - Lịch sử các loài thực vật' như sau:
"Nước ép bắp cải làm mềm bụng và giúp dễ xổ. Nó làm sạch và chữa trị những vết loét cũ. Nước ép bắp cải trộn với mật ong là xi-rô chữa khàn giọng và ho. Lá, khi nấu chín đắp trên các vết loét mãn tính (chronic ulcers), làm dịu và chữa lành chúng, và hỗ trợ trong việc làm tan bướu và làm lành các vết thương.


-Các bác si ngành Y ở Paris đã viết vào năm 1829 (Universal Dictionary of Materia Medica):

"Bắp cải là một trong các thứ mua dùng có giá trị qúy báu nhất của con người. Nó chống lại bệnh còi do thiếu vitamin C (scurvy), nó ngăn chặn bệnh gút, các lá non mềm được đắp lên các vết thương và hạt trị giun sán."
- Một bác sĩ trong những năm của thế kỷ XIX đã phòng ngừa cho ông và gia đình qua nhiều năm chống lại các bệnh dịch mùa đông nhờ ăn rau bắp cải luộc hàng ngày.
Ông đề nghị cách chữa cảm lạnh và viêm thanh quản như sau: 500 g nước ép bắp cải đỏ, 3 g nghệ, 250 g mật ong và đường, tất cả nấu lên cho thành xi-rô. Mỗi lần uống 1 muỗng canh hòa trong một ly nước trà, ngày 3-4 lần.


-Tiến sĩ Blanc viết:
"Bắp cải là liệu pháp chữa trị cho người nghèo, không gì đơn giản hơn bắp cải. Dùng đắp bên ngoài rất dễ, hiệu qủa nhanh chóng và không có hại. Người ta có thể thấy ngay được tận mắt. Các lợi ích rất nhiều, và tôi thách bất cứ ai tìm ra một lý do nào chính đáng cho việc không nên dùng bắp cải trong trị liệu.” 
- Việc chuẩn bị bắp cải như sau:

Rửa lá hoặc ngâm vài phút trong nước được vắt vào một lát chanh. Lau khô, dùng dao hay kéo cắt bỏ phần sườn cứng ở giữa.

Nếu muốn đắp lên vết loét hay vết thương nhạy cảm: dùng cái chày hay chai nước lăn tròn trên lá cho lá dập ra, nước bắp cải sẽ chảy ra trên mặt, sẵn sàng để đắp. Một, hai hay ba lần đắp tùy theo tình trạng vết thương. Lấy miếng vải dầy phủ lên trên và tiếp tục việc đắp trong vài gìơ, thường là cả đêm, hay suốt ngày nếu đau nhức làm cho không ngủ được.Nếu vết loét sưng và ngứa, ngâm lá bắp cải trong dầu dừa, (hay dầu oliu, dầu mè) 30 phút. Việc này sẽ làm dịu mô viêm cũng như chống nhiễm trùng và hỗ trợ việc chữa lành. Khi đắp lá bắp cải trên vết thương nhiễm trùng, ung loét, hay nấm eczema rỉ nước nhớ đắp các lớp chồng lên nhau như lợp mái nhà để có chỗ cho máu mủ, chất lỏng chảy ra giữa các lớp. Khi điều trị đau lưng, đau khớp, hoặc các bệnh khác nhau do dây thần kinh hoặc bàng quang, thuốc đắp lá bắp cải giúp thuyên giảm nhanh chóng.
Thuốc đắp được chuẩn bị như sau:
nấu sôi 20 phút 2-4 lá bắp cải với 2 lát hành tây và 3-4 nắm cám gạo mì với 1 chút nước. Khi nước cạn, cho vào gạc băng và đắp nóng trong 1-2 giờ, hay cả đêm. (Không bao giờ đắp nóng lên vùng bụng đau nhức). Chỉ có bác sĩ mới chần đoán chính xác nguyên nhân của chứng đau bụng này, và đắp nóng lên vùng viêm ruột thừa hay nhiễm trùng buồng trứng có thể có hại).
 Bác sĩ Garnett-Cheney, giáo sư tại Trường Y khoa Stanford, xuất bản một báo cáo liên quan đến việc sử dụng nước ép bắp cải trong điều trị loét dạ dày. Trong 65 trường hợp được báo cáo, có 62 trường hợp được chữa khỏi vào cuối tuần thứ ba. Bắp cải được dùng để chữa bệnh thiếu máu của động vật thí nghiệm gây ra bởi một chế độ ăn uống chỉ dùng sữa. Trong nghiên cứu tại Đại học Texas. Tiến sĩ W. Shive chiết xuất từ ​​bắp cải một chất mà ông gọi là Glutamine, hữu ích trong việc điều trị chứng nghiện rượu và loét dạ dày. Bắp cải có giá trị vô vàn đối với phụ nữ mang thai, cho bệnh nhân thiếu máu, mệt mỏi, nhiễm trùng, bị ký sinh trùng đường ruột, có sạn, và viêm khớp.
Chúng tôi liệt kê một số bệnh mà bắp cải được sử dụng để chữa trị:

-MỤN TRỨNG CÁ :
Thoa lên mụn nước ép bắp cải trước nếu muốn, rồi đắp lá bắp cải. Ăn bắp cải hay uống nước ép cũng hữu hiệu.
-NGHIỆN RƯỢU : Ăn bắp cải, hấp chín hoặc ăn sống và uống nước ép bắp cải.
-THIẾU MÁU :
Uống một hoặc hai ly nước ép bắp cải mỗi ngày.
-PHỎNG : Đắp lá bắp cải nghiền trên vùng bị phỏng để giảm đau và gia tăng việc chữa lành.
-XƠ GAN : Uống nước ép bắp cải và ăn bắp cải sống hoặc hấp chín.
- VIÊM ĐẠI TRÀNG : Đáp 3 hoặc 4 lớp lá bắp cải trên bụng mỗi buổi tối băng lại để không rớt qua đêm. Đồng thời uống nước ép giữa các bữa ăn.
-TÁO BÓN : Uống vài ly nước luộc bắp cải mỗi ngày.
-TIÊU CHẢY : Đắp lá bắp cải trên vùng bụng ban ngày, đắp tiếp lớp mới băn đêm và uống nước bắp cải luộc.
-NHỨC ĐẦU : Đắp lá bắp cải lên trán và sau gáy của em, để qua đêm. Đáp trên vùng gan cũng có thể là cần thiết.-
-CÔN  TRÙNG CẮN : Xoa một lá bắp cải nghiền trên vết cắn.BỆNH -
THẬN : Đắp lá bắp cải trên vùng thận suốt đêm và vài giờ trong ngày.
- ĐAU BỤNG KINH NGUYỆT : Đắp lá bắp cải trên vùng bụng dưới trong vài giờ.
- BONG GÂN: Buộc 3-4 lá bắp cải dầy chung quang vùng bị bong gân, để suốt đêm.

Lần tới khi bạn thấy cây bắp cải tầm thường, hãy nhớ rằng nhiều người qua nhiều thế kỷ đã dùng nó để được chữa lành các loại bệnh thể lý.
LM Hoàng Minh Thắng & Đình Tứ & Kim Tuyến
Chuyên viên thảo dược
------------------------------------------------
NGOÀI RA BẮP CẢI CÒN ĐƯỢC CHẾ BIẾN RA NHIỀU MÓN NGON THẬT TUYỆT

Lạ miệng ngon cơm với canh chua bắp cải - Nội Trợ - Dạy nấu ăn gia đình - Món ăn gia đình
CANH CHUA BẮP CẢI
BẮP CẢI GIẢM BÉO AN TOÀN .
Bắp cải rất giàu chất dinh dưỡng và nhiều chất có lợi cho sức khỏe như vitamin K, A & C. Bên cạnh đó, bắp cải cũng chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim. Bắp cải cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.
1. Ngăn ngừa sự phát triển bệnh ung thư
Bắp cải chứa một số chất có thuộc tình ngăn ngừa bệnh ung thư như lupeol, sinigrin, diindolylmethane (DIM), indole-3-carbinol (I3C) và sulforaphane. Những loại chất này giúp tăng cường enzyme và ức chế sự phát triển của khối u. Các hợp chất I3C và sulforaphane trong cải bắp đã được chứng minh là làm tăng tác dụng chống ung thư của loại thuốc hóa trị Taxol.
Một nghiên cứu trên phụ nữ Trung Quốc đã chỉ ra, chế độ ăn có các loại rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh, súp lơ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
2. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Bắp cải là một trong những phương thuốc tự nhiên giúp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Một nghiên cứu của trường Đại học Y Stanford đã chứng minh nước ép rau bắp cải rất hiệu quả trong việc chữa trị viêm loét dạ dày tá tràng. Đặc tính chống loét có trong cải bắp là nhờ lượng glutamine cao có trong loại rau này.
3. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Bắp cải là loại rau có chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Vì vậy, bắp cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các gốc tự do.
4. Ngăn chặn nguy cơ đục thủy tinh thể
Trong bắp cải cũng chứa nhiều beta-carotene, loại chất chống lại sự thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác và ngăn chặn đục thủy tinh thể. Vì vậy, bổ sung bắp cải vào chế độ ăn là cách để bạn chăm sóc đôi mắt.
5. Giảm cân
Bắp cải là sự lựa chọn tuyệt vời đối với những người đang giảm cân. Một chén cải bắp nấu chín chỉ chứa 33 calo. Chính vì vậy, mà bạn có thể ăn thật nhiều cải bắp để tránh cảm giác đói. Ăn cải bắp vừa giúp bạn không tăng cân lại vừa giúp bạn tránh tình trạng thiếu chất.
6. Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Nghiên cứu gần đây cho thấy bắp cải đỏ có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Bắp cải đỏ có chứa vitamin K và anthocyanin,một chất chống oxy hóa giúp làm giảm mảng bám trênnão, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
7. Chữa táo bón
Nếu bạn đang bị chứng táo bón hành hạ thì hãy bổ sung rau bắp cải vào chế độ ăn hàng ngày. Bắp cải rất nhiều chất xơ, một loại chất đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy mà bắp cải là loại thực phẩm trị chứng táo bón hiệu quả.
8. Chăm sóc da
Các chất oxy hóa có trong bắp cải giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do. Gốc tự do chính là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu lão hóa da. Vì vậy, để làn da láng mịn và săn chắc hãy thường xuyên tiêu thụ bắp cải.
9. Giảm đau nhức cơ bắp
Rất ít người biết bắp cải có tác dụng giảm đau nhức cơ bắp, nhưng đó là một trong những công dụng tuyệt vời của cải bắp với sức khỏe. Trong bắp cải có chứa rất nhiều axitlactic, loại chất giúp làm dịu các cơn đau cơ bắp.
 
In God Love & Blessing
Derrick Dzung T  Nguyen
      
        
 Tải ngày 01.01.2011

2 nhận xét: