Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Nguyễn Hoàng SG HM tháng 12-2011

Chào Thầy cô và các anh chị em,
Sáng nay chủ nhật 25.12.2011, gia đình Nguyễn Hoàng Saigon có buổi sinh hoạt cuối năm 2011 tại Hoa Viên Thạch Hản số 115 Lâm Văn Bền Quận 7 TPHCM thay vì Cafe Cây đa công viên Lê Thị Riêng như thường khi (Vì hôm nay Cây đa bận phục vụ cho 1 đơn vị khác đã đăng ký trước từ lâu)
Tuy hơi xa cho một số anh chị em nhưng Thạch Hản là một nơi rộng rãi trữ tình, chủ nhân -anh Võ Đông (Võ Thành Nam)- là một CHS Nguyễn Hoàng, rất vui mừng và dành nhiều ưu ái cho anh chị em Nguyễn Hoàng chúng ta
Đến dự chúng tôi thấy có thầy Đỗ Tư Nhơn và phu nhân từ Quảng trị vào, thầy Lê Hửu Thăng và phu nhân vẫn còn ở VN cũng tranh thủ đến sinh hoạt với anh chị em, ngoài ra điểm những anh chị mới đến lần đầu, hôm nay thấy khá đông như anh Hoàng Văn Ân (em trai thầy Hoàng Văn Liệu), chị Lê Thị Thanh, anh chị Hoàng Thường, chị Lê thị Sen, chị Nguyễn thị Mộng Thu, chị Ngọc Ánh (dâu Nguyễn Hoàng), anh Nguyễn Trường Thành, anh Nguyễn Đăng Trường, anh Trần Đình Hiền, anh Hồ Ngọc Thọ NH6471 từ Đà lạt về, anh Nguyễn Bá Sành, anh Hoàng Văn Thắng từ Mỹ về, một vài anh chị đã từng sinh hoạt với Cây đa nhưng do cuộc sống, nay cũng tranh thủ đến sinh hoạt với anh chị em như anh Nguyễn Đăng Hạnh, anh Lê Chính, anh Hồ Sĩ Trân (anh trai cô Tú vợ thầy Nhơn), anh Ngô Ngọc Hồng (đang còn ở lại VN), cùng gần 50 anh chị em sở tại thường xuyên sinh hoạt hàng tháng
Sau phần giới thiệu, BTC đã mời thầy Lê Hửu Thăng và thầy Đỗ Tư Nhơn lên trao hoa và thiệp chúc mừng sinh nhật cho các anh Trần Ngọc Ty, Quách Đình Dũng, chị Cao thị Nguyên và chị Ngọc Lan những người có ngày sinh trong tháng 12, cả hội trường cùng nhau hát bài Happy birthday chúc mừng các anh chị
BTC cũng không quên trao thư và ngõ lời cảm ơn đến anh chị Thủy An, chị Tôn Nữ Mai Trang, anh chị Lê Đình Ân, anh Hoàng đức Nghiêm, anh Nguyễn đăng Hậu, những người đã hổ trợ hiện kim và hiện vật cho hoạt động của BLL trong ngày tri ân thầy cô giáo trong tháng 11 vừa qua tại nhà hàng Bích câu và phương tiện sinh hoạt trong thời gian sắp tới
TB Nguyễn văn Trị thông báo cho anh chị em thông tin họp mặt đầu xuân :
Thời gian : 17 giờ ngày thứ bảy 04.02.2012 tức ngày 13 tháng 01 Nhâm thìn tại nhà hàng Kim Thanh đường 3/2 Quận 10 TPHCM
Thiệp mời : BTC đã thiết kế 2 mẫu sẵn chuyền cho anh chị em góp ý để lấy mẫu đi in và phân phối cho anh chị em
Chương trình năm nay gồm có :
* Tranh tài nấu ăn được tổ chức vào sáng 31.12.2011 tại nhà anh Nguyễn Văn Trị số 56 Nguyễn Văn Linh Q.7 TPHCM, mỗi nhóm đăng ký thi tài sẽ được nhận 100.000 đ của BTC để mua vật liệu thực phẩm, tiêu chí để chấm thi là đủ no cho 4 người ăn, hợp vệ sinh và trình bày đẹp, mời quý anh chị tham gia và những người không tham gia đến dự, cổ vũ và dùng cơm trưa với BTC (xin đăng ký trước với gia đình để tiện sắp xếp)
* Tranh giải cờ tướng : năm nay BTC mở rộng cho các kỳ thủ Nguyễn Hoàng ở các tỉnh lẻ tham gia , xin liên lạc với anh Văn Kế Thế ĐT 0918281951
* Giao lưu văn nghệ : Mời quý anh chị em đăng ký với Quang Tuyết ĐT 0903101954 để sắp xếp chương trình
* Sau ngày họp mặt BLL tổ chức buổi du xuân miền Tây vùng đồng bằng Nam Bộ để kết nối anh chị em 3 ngày 2 đêm, đến nay đã có 37 anh chị đã đăng ký, chỉ còn 6 chổ nữa, ai muốn tham gia xin đăng ký Quang Tuyết
Tiếp theo anh Trị cũng phổ biến những tin vui trong tháng như :
* Các NH khắp nơi đã tổ chức đám cưới cho con
* Gia đình NH Lê Văn Thiệu quê Gio Linh mới định cư tại Mỹ theo diện HO 31 có 1 người con đỗ Tiến sĩ và 2 người lấy Master về công nghệ thông tin đã thành lập 1 Cty điện tử sản xuất bộ Cảm ứng Thông minh cho bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ 
* Cháu Nguyễn Hoàng Anh Thư con của Nguyễn An NH6471 đoạt giải Giọng ca vàng 2011 của Trung tâm Asia Hoa Kỳ, đã được Trung tâm này ký hợp đồng cộng tác chính thức với vị trí ca sỹ chuyên nghiệp
và những tin Nguyễn Hoàng đang bị bệnh phải điều trị như anh Hồ Doãn Uyên, anh Võ Công Diên, anh Bùi phước Vĩnh, đặc biệt có anh Nguyễn Lam nguyên TB liên lạc Nguyễn Hoàng Hàm Tân bị tai nạn giao thông đang điều trị chấn thương sọ não tại BV Phan Thiết, và sẽ chuyển viện vào Saigon nếu tình hình không khả quan. Các anh chị đã cùng nhau đóng góp chia sẽ cho gia đình anh Lam với số tiền lên đến trên 4 triệu đồng (cụ thể BLL sẽ thông báo sau)
Anh Võ Văn Cẩm báo cáo tình hình học bổng năm nay, được sự đóng góp hổ trợ của các Mạnh thường quân khắp nơi, BTC sẽ xét cấp 30 suất học bổng cho các cháu, mỗi suất 1 triệu đồng. Đề nghị các anh chị có con đang theo học ĐHCĐ tranh thủ nộp đơn cho BTC để kịp xét và trao giải vào ngày họp mặt đầu năm 
Chị Phan thị Bích thủ quỹ cũng thông báo tin vui đến anh chị em là sáng nay Thủ quỹ đã nhận được các khoản tiền hổ trợ học bổng cho các cháu từ :
* Gia đình thầy Lê Văn Quýt : 3.000.000 đ
* anh chị Thúy An :                2.000.000 đ
* anh Nguyễn đăng Trường    5.000.000 đ
* chị Nguyễn Thị Sen (Canada) : 200 dollar Canada
* Ngoài ra anh Lê Đình Ân đăng ký ủng hộ 6.000.000 đ sẽ trao tiền sau
Để giúp BLL có điều kiện điều hành sinh hoạt, các anh chị sau cũng đã đóng góp hổ trợ :
* anh chị Thúy An :       1.000.000 đ
* anh Hoàng văn Thắng : 500.000 đ
* anh Võ Thành Nam (hoa viên Thạch Hãn) : 500.000 đ
Xin cảm ơn tất cả các anh chị
Thầy Đỗ tư Nhơn cũng tranh thủ mượn diễn đàn để phát biểu cảm tưởng của NH Quảng Trị nói chung và cá nhân Thầy nói riêng, cảm ơn sự hổ trợ của các ACE Nguyễn Hoàng khắp nơi mỗi khi BLL Nguyễn Hoàng Quảng trị kêu gọi nhờ giúp đỡ, cuối cùng thầy hát bản Vì tôi cần thấy em yêu đời của Trịnh Công Sơn để tặng phu nhân và các học trò nữ thân yêu của thầy cũng như anh chị em tham dự
Sau hết là phần giao lưu và hát Karaoke mà chủ Hoa Viên Thạch Hãn tạo điều kiện cho đồng môn Nguyễn Hoàng, xin cảm ơn NH Võ Thành Nam
Xin gởi đến quý thầy cô và các anh chị những hình ảnh ghi được trong buổi sinh hoạt
Kính chúc một năm mới an lành, hạnh phúc
Trần Văn Hảo
 
Đứng : anh Hồng, anh Hoàng, chị Loan, chị Thuần, chị Lê, 
Quang Tuyết, Bích, Phi Phi, Kim Chi, chị Ân, Bích Lan, Ngọc Chung
Ngồi : Hữu Giáo, Ngọc Lan, Thị Ngĩa, chị Sâm, Thành Nhân, anh Ty
Hoàng Văn Ân
chị Lê thị Thanh
anh Thành, anh Nghiêm và vợ chồng anh Hoàng Thường
chị Lê Thị Sen
chị Nguyễn Thị Mộng Thu
anh Nguyễn trường Thành
chị Thường-cô Ngọc Ánh-chị Thu
anh Nguyễn Đăng Trường, anh Kỳ
anh Trần Đình Hiền
Hồ Ngọc Thọ và con gái
anh Dũng-anh Ty-chị Lan-chị Nguyên đang 
nhận hoa và thiệp của BTC
BLL đang tri ân những mạnh thường quân của NH Saigon
(anh Nghiêm đang trao bộ amply cho TB Trị)
anh Nguyễn Đăng Trường lên trao tiền hỗ trợ học bổng cho các cháu
Quách đình Dũng và Nguyễn Bá Sành  
 
Ngồi : chị Thúy An, chị Cao thị Nguyên
Đứng : Quang Tuyết, chị Sâm, chị Ngọc Lan, chị Lê, 
anh Hoàng, chị Oanh,chị Thuần 
anh Hoàng, chị Loan, chị Thuần, chị Lê, Quang Tuyết, Bích (đứng).
Ngồi : chị Lan
anh Hồng, anh Cẩm, anh Nam, Hảo, anh Trị  
Hồ Ngọc Thọ (đứng)
Con gái Thọ, chị Hảo, anh Hoàng văn Phùng 
Ngồi : anh Hoàng, anh Trị, chị Trị, con gái Trị
Đứng : Bích, chị Lan, chị Loan, chị Thuần, chị Bạch (vợ anh Lê văn Hạt) 
 Vợ chồng Nguyễn Văn Trị và 2 con
 cô Ngọc Ánh, chị Mộng Thu, anh Nguyễn Trường 
Thành, chị Lê Thị Sen, anh Hoàng Đức Nghiêm, 
Nguyễn văn Trị, anh Hoành Thường, chị Hoàng Thường,
chị Lê Thị Thanh, anh Hoàng Văn Ân
 Đứng : Giáo, anh Trường Thành, Hảo, Hoàng Thường,
 Đức Nghiêm, anh Hạt 
Ngồi : chị Bạch, Mộng Thu, chị Sen, Trị, chị Thường,
chị Thanh, anh Ân 
Trị, anh Trịnh đình Tá, anh Nguyễn đăng Trường,
anh Trần Đình Hiền 
Ngọc Chung, Bích Lan, Hữu Giáo chụp chung 
với thầy cô Đỗ Tư Nhơn 
 Hửu Giáo, Ngọc Thọ và vợ chồng Hảo
 Trần Hửu Giáo Xuân lộc-Đồng Nai
 Ngọc Thọ-Giáo-a. Phùng-a.Hoàng-thầy Nhơn-
a.Thắng-cô Tú-B.Lan-Chung-a.Hồng-c.Ngọc Lan-Nghĩa-Hảo
 Ngọc Thọ-Giáo-a. Phùng-a.Hoàng-a.Thắng-
thầy Nhơn-cô Tú-B.Lan-Chung-a.Hồng-a.Trân
 Chung-thầy Nhơn và phu nhân-Nghĩa-Bích Lan
 Chủ hoa viên Võ Thành Nam 
cùng Lê Văn Pháp và Lê quang Đức
 a. Nghiêm-c. Nguyên-c. Ngọc Lan-a.Thành
-thầy Nhơn-thầy Thăng-anh Ân
 c. Lan-a.Thắng-a.Định-a.Hạt-a.Hoàng
 a.Phùng-thầy Nhơn-cô Tú-anh Trân, chị Lan đứng sau 
 Trần Hữu Giáo-Hồ Ngọc Thọ NH6471
anh Hồ Sĩ Trân-anh Ngô Ngọc Hồng 
 thầy Nhơn-a. Hạt-a.Thắng-a. Đức
anh Định (đứng)
 cô Liên-thầy Thăng-Giáo-Thọ và con gái
anh Nguyễn Xiển đang đọc danh sách Mạnh thường quân hỗ trợ 
 thầy Nhơn qua chào anh Trường 
Hảo và chủ hoa viên -anh Nam

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Những ưu việt của thơ lục bát- Đỗ Đình Tuân



Những ưu việt của thơ lục bát  
Đỗ Đình Tuân

Thể thơ, bản thân nó chỉ là một loại khuôn hình của tác phẩm văn học. Cũng giống như khuôn hình làm bánh trung thu vậy. Nó hoàn toàn có thể dùng chung cho nhiều hiệu, nhiều hãng. Nhưng chất lượng của bánh trung thu không phụ thuộc vào cái khuôn đúc bánh, mà nó tùy thuộc vào phẩm chất các nguyên liệu và tài nghệ pha chế, chế biến của người làm bánh. Cố nhiên, nói cho công bằng, thì độ dày độ mỏng, độ vuông độ tròn, tỉ lệ cân đối hay không cân đối hay không cân đối, dáng vẻ bắt mắt hay không bắt mắt...có thể cũng có đóng góp một phần nào nhưng không quan trọng, không quyết định. Thể thơ lục bát cũng vậy. Nó vốn có từ trong dân gian. Nhiều người và qua nhiều đời đã dùng nó để đúc ra các bài ca, khúc hát...Nhưng phải đến Nguyễn Du , với tài năng lỗi lạc của mình, ông mơi đúc ra được một truyện Kiều tuyệt thế giai nhân. Trong quá trình đúc truyện Kiều, ông đồng thời cũng căn chỉnh, uốn nắn lại cho cái khuôn hình lục bát trở thành thuần khiết và điển phạm nhất. Với truyện Kiều, Nguyễn Du đã cùng mọt lúc tạo ra một "cú đúp", một thành công kép.
Nhưng vì sao khi viết truyện Kiều, Nguyễn Du lại chọn thể thơ lục bát? Thực ra thì Nguyễn Du cũng đã từng viết rất nhiều thơ chữ Hán theo thể thơ bát cú Đường luật. Ông cũng đã viết "Văn tế thập loại chúng sinh" nổi tiếng bằng thể thơ song thất lục bát. Trước ông đã có người dùng bát cú Đường luật để kể chuyện và không thành công. Nhiều người khác cũng đã dùng thơ lục bát để diễn nôm lại các câu truyện cổ nhưng cũng rất ít thành công về mặt nghệ thuật văn chương. Nhưng khi viết truyện Kiều, Nguyễn Du vẫn lựa chọn thể lục bát. Có lẽ là vì ông đã nhìn thấy những ưu việt hơn hẳn của thể thơ lục bát so với các thể thơ khác. Và quả đúng như vậy. Chỉ nói riêng về phép gieo vần của thơ lục bát dường như cũng nó cũng đã tổng hợp được mọi phép gieo vần của các thể thơ. Thực ra thì trong thơ cũng chỉ có hai phép gieo vần cơ bản là phép gieo vần lưng và phép gieo vần chân. Phép gieo vần lưng phổ biến thấy xuất hiện ở tục ngữ và các bài đồng giao thể 3 chữ, 4 chữ.

1-Học không hay, cày chẳng biết
2-Con rô cũng tiếc, con riếc cũng muốn
3-Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét
4-Chi vi chi vít Bán mít chợ đông Bán hồng chợ tây Bán mây chợ huyện Bán kiến chợ đào Bắt được anh nào .Thì xào anh ấy Ù à ù ập
 
Các chữ mang vần giống như các "ốc vít" để "chốt" các vế của câu tục ngữ lại
Câu 1, câu 2 chỉ có 2 vế nê chỉ cần 1 "ốc vít" thôi. Câu 1 là "chốt" trực tiếp, còn câu 2 là trường hợp có thêm cái "long đen"(con) độn giữa.
Câu 3 có 3 vế nên cần những 2 "ốc vít" để "chốt". Còn ví dụ 4 là một trong nhiều bài đồng dao chơi trò chi vi chi vít rất phổ biến trong dân gian thời xưa. Do làm theo thể "bốn chữ" nên các vế được ngắt ra thành các dòng thơ. Nhưng phép gieo vần thì vẫn là phép gieo vần lưng.
Phép gieo vần chân thường xuất hiện trong các thể thơ có số chữ trong câu ổn định như các thể thơ bốn chữ; năm chữ; sáu chữ; bảy chữ; tám-chín chữ...Theo phép gieo vần này thì các chữ mang vần nằm ở chữ cuối câu (chân). Nếu hai chữ mang vần nằm ở cuối hai câu liên tiếp thì gọi là gieo vần liên tiếp:

Rứa là hết! Chiều ni êm đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi
Bởi khác cảnh, hai đưa mình nghẹn nói
Em len lét, cúi đầu tay xách gói
Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te
Vẫn chưa thôi, lời day dứt nặng nề
Hàng dây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ...

Nếu hai chữ mang vần cách nhau một câu thì gọi là gieo vần gián cách:

Dưới gốc đa già, trong vũng bóng
Nămg mát đàn trâu ngấm nghĩ nhai
Ve ve rung cánh, ruồi say nắng Gà gáy trong thôn những tiếng dài.
 (Trưa hè-Bàng bá Lân)

Nếu trong một khổ thơ 4 câu mà hai câu giữa gieo vần liên tiếp, còn câu 1 và câu 4 gieo vần gián cách đôi, thì gọi là gieo vần ôm nhau:

Trên suối nhỏ chiếc cầu tre hẻo lánh
Tốp người qua, lẩy bấy vịn thanh ngang
Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang
Đùa với bóng chảy theo dòng nước lạnh.
(Nắng thu-Nam Trân)

Thơ bát cú Đường luật cũng là thể thơ sử dụng phép gieo vần chân trong đó câu1 với câu 2 là gieo vần liên tiếp. Các câu còn lại 2, 4, 8 là gieo vần gián cách...
Trong thể thơ lục bát thì lại cùng một lúc sử dụng cả hai phép gieo vần. Trong câu 8 của thơ lục bát có 2 chữ mang vần, thì chữ mang vần thứ nhất (chữ thứ 4 hoặc chữ thứ 6-riêng ở lục bát truyện Kiều thì chỉ là chữ thứ 6) vần với chữ thứ 6 của câu 6 trên. Đây chính là phép gieo vần lưng. Chữ mang vần thứ hai là chữ thứ 8 lại vần với chữ thứ 6 của câu 6 dưới. Đây lại là phép gieo vần chân. Hai chữ mang vần ở câu 8 lại luôn khác nhau về thanh điệu - riêng lục bát truyện Kiều thì còn khác nhau cả về khuôn âm nữa.

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
 Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen... 
Chính sự đắp đổi đều đặn của hai phép gieo vần chân-lưng đã làm cho thơ lục bát có một nhịp điệu nghe uyển chuyển nhịp nhàng. Và chính sự chuyển đổi thanh điệu và khuôn âm của hai chữ mang vần ở câu 8 đã làm cho hệ thống vần của thơ lục bát luôn chuyển hóa và thông thoáng, rất tự do và dễ liên kết. Làm thơ lục bát có vẻ như dễ, ai cũng có thể làm được có lẽ là vì thế chăng?
Nếu trong lục bát dân gian có xu hướng tự do hóa mình bằng cách mở rộng dung lượng câu và thay đổi cách gieo vần, thì lục bát truyện Kiều lại ổn định số lượng câu chữ và phép gieo vần. Nhưng tự do hóa mình bằng cách đa dạng cách ngắt nhịp trong nội bộ câu. Rất nhiều câu thơ trong truyện Kiều, nếu đem trình bày các dòng thơ theo nhịp thơ sẽ thấy nó hệt như những câu thơ tự do hiện đại:
-Hỏi tên
Rằng

Mã Giám sinh

Hỏi quê

Rằng

Huyện Lâm Thanh

Cũng gần
-Người lên ngựa
Kẻ chia bào

Rừng phong

Thu đã nhuốm màu quan san

-Cửa người
Đày đọa chút thân

Sớm

Ngơ ngẩn bóng

Đêm

Năn nỉ lòng...
Nhờ những đặc điểm trên mà thể thơ lục bát, đặc biệt là lục bát truyện Kiều, luôn uyển chuyển nhịp nhàng một cách ổn định. Đồng thời vẫn dễ co thắt, dễ duỗi dài. Tính đàn hồi này đã làm giầu có thêm khả năng diễn tả của thơ lục bát mà các thể thơ khác khó sánh kịp. Có thể nói thể thơ lục bát là một sáng tạo đặc sắc của thơ ca Việt Nam. Nó hết sức gắn bó với đời sống tâm hồn người Việt và cũng mang nhiều dấu ấn của tâm hồn và tính cách của con người Việt Nam vậy.
5/9/2011 Đỗ Đình Tuân

Lục bát dân gian  
Đỗ Đình Tuân

Theo thống kê của nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian thì có đến trên 90% ca dao, dân ca là thể thơ lục bát. Cũng có thể xem ca dao dân ca chính là nơi "nằm nôi" của thể thơ Lục bát và ở cái tuổi "nằm nôi" này Lục bát có những đặc điểm rất riêng của nó. Có lẽ vì ra đời trong môi trường truyền miệng và lại đồng hành cùng với nhiều hình thức diễn xướng dân gian khác nên Lục bát dân gian có khá nhiều dạng thức biến thể. Đó là dấu tích của sự chưa định hình hay là sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa thơ và các hình thức diễn xướng khác ?
Tuy đại bộ phân ca dao đã là trên 6 dưới 8 nhưng khả năng mở rộng dung lượng câu của lục bát dân gian còn khá lớn. Có những câu vẫn tồn tại ở cả hai dạng: nguyên dạng chúng là một cặp lục bát trên 6 dưới 8: "Yêu nhau mấy núi cũng trèo / Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua"; nhưng ở dạng biến thể, chúng lại thành một cặp lục bát trên 7 dưới 11 hoặc 13...: "Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo / Ngũ lục sông cũng lội thất bát (cửu thập lục)... đèo cũng qua". Trong ca dao ta có thể tìm được khá nhiều những câu tương tự:

-Anh tưởng nước giếng sâu anh nối sợi gầu dài
Nào ngờ nước giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây
- Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Lược thưa biếng chải, gương Tàu biếng soi
-Con gái ông Bang, con gái ông Phủ qua cũng không màng
Chỉ chuộng con bạn ngọc biết đá vàng, thủy chung...

Về cách gieo vần Lục bát dân gian cũng có 2 dạng biến thể. Dạng biến thể vần bằng thì thay đổi vị trí chữ mang vần của câu tám từ chữ thứ 6 lên chữ thứ 4. Ở vị trí này, chữ mang vần nhất thiết phải mang thanh huyền (trầm bình thanh) và để tương thích với nó các chữ thứ 8 bắt buộc phải mang thanh không dấu (phù bình thanh). Dạng biến thể này khá phổ biến trong Lục bát dân gian:

-Con cò mà đi ăn đêm
Đỗ phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông sẽ sáo măng.
-Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
-Đôi ta gặp gỡ nhau đây
Như đàn bò gầy gặp bãi cỏ hoang

Dạng biến thể vần trắc ít gặp hơn, nhất là ở hình thức nguyên dạng thì lại càng hiếm hoi:
-Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào.
Ở lối biến thể này, chữ mang vần của câu sáu (chữ thứ 6)và chữ mang vần của Câu tám (chữ thứ 6) không thay đổi vị trí nhưng lại thay đổi thanh điệu từ vần bằng sang vần trắc. Nhưng chỉ biến đổi được ở cặp đầu, ở những cặp tiếp theo (nếu có) bắt buộc lại phải quay về vần bằng như thường. Trong ca dao, dạng vừa biến thể vần trắc lại vừa mở rộng dung lượng câu phổ biến hơn:
-Sóng sậm sịch lưng chừng ngoài biển bắc
Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên

Anh muốn làm ngơ đi mà ngủ cũng chẳng yên

Sợ mưa già nước ngập biệt tựa con thuyền vào đâu.
-Cây cúc vàng nở ra hoa cúc tím
Em đi lấy chồng cởi yếm trả anh !

Cây cúc vàng nở ra hoa cúc xanh

Yếm của tôi mặc yếm gì anh anh đòi ?

-Có yêu thì yêu cho chắc
Bằng mà trục trặc thì trục trặc cho luôn

Đừng như con thỏ nọ nó đứng đầu chuông

Khi vui giỡn sóng khi buồn giỡn trăng.

-Mặt trời vừa lặn, mặt trăng vừa ló
Nè em Hai ôi, lại đây cho anh tỏ một đôi lời

Nước bèo gặp gỡ vậy thôi

Mai anh ra cửa biển, em sống đời biệt ly...
Tôi ngờ rằng đây chính là dạng trung gian chuyển từ Lục bát sang Song thất lục bát chăng ? Vì số lượng chữ trong câu, vị trí chữ mang vần, và thậm chí đến cả thanh điệu của vần đều có thể thay đổi, nên về cơ bản lục bát dân gian chưa có luật bằng trắc. Nói cách khác luật bằng trắc của lục bát dân gian cũng chưa ổn định.Chỉ có hai chữ mang vần của câu tám thì luôn phải đối xứng nhau về thanh điệu: nếu một chữ là thanh huyền thì chữ kia phải là thanh không dấu và ngược lại. Thông thường thì hai chữ mang vần là chữ thứ 6 và chữ thứ 8. Còn ở những câu thơ mở rộng dung lượng câu thì cũng khó xác định vị trí của nó. Nhưng thường thấy là các chữ thêm vào để mở rộng câu thơ vẫn nằm cả phía trước hai chữ mang vần. Vì thế mà hai chữ mang vần vẫn luôn luôn cách nhau một chữ: Một chữ cuối cùng của câu thơ và chữ kia cách nó một chữ và lui vào phía trong.
Lý do chính khiến cho lục bát dân gian chưa ổn định và nhiều biến thể có lẽ chỉ là vì nó được sáng tác và lưu truyền trong không gian truyền miệng. Người sáng tác cũng thường là ứng tác rồi xuất khẩu thành chương. Có khi lại là xuất khẩu thành chương trong một lần hát đúm, hát ví, hát phường vải, hát trống quân...Nếu là những câu hay, có giá trị thì nó sẽ được nhập tâm vào những người nghe nó. Có dịp thì những người nghe và thuộc nó lại đọc lại hoặc diễn lại ở một nơi khác cho nhiều người khác cùng nghe...Cứ thế mà những câu lục bát dân gian được lưu truyền trong xã hôi và luôn luôn sống ở trong lòng người đọc. Cho nên lục bát dân gian còn tự do và linh hoạt lắm. Nó có họ hàng với hầu hết các thể thơ ca dân gian khác. Nó chẳng khác nào một vị trưởng tộc trong họ hàng nhà thơ ca dân gian vậy. 
28/8/2011 Đỗ Đình Tuân

Lục bát truyện kiều  
Đỗ Đình Tuân

Từ cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, thể thơ Lục bát lại được các nho sĩ bình dân sử dụng để viết truyện, tạo ra một thể loại văn học mới thời bấy giờ, đó chính là Truyện thơ nôm. Thực chất đó chính là một dạng Tiểu thuyết cổ được viết bằng thể thơ Lục bát. Đa số loại truyện này thường khuyết danh, chỉ có Truyện Kiều và Lục Vân Tiên là còn thấy có tên tác giả. Truyện Kiều của Nguyễn Du chính là một đỉnh cao rực rỡ của loại Truyện thơ nôm, đồng thời cũng là một đỉnh cao rực rỡ của văn học Việt Nam. Thể thơ Lục bát đến truyện Kiều cũng được quy chuẩn và hoàn thiện hơn. So với Lục bát dân gian thì lục bát truyện Kiều không còn các dạng biến thể nữa. Có thể xem Lục bát truyện Kiều là một thứ Lục bát thuần khiết. Với 3254 câu Lục bát, Nguyễn Du đã huy động hầu hết các bộ vần trong tiếng Việt vào tác phẩm. Theo thống kê của Phạm Đan Quế thì trong truyện Kiều đã có những bộ vần như sau:
1-Vần a, oa: 155 cặp - 310 câu 2-Vần ai, oi, oai, ôi, ơi, ui, uôi, ươi: 266 cặp - 532 câu 3-Vần am, ôm, ơm, ươm: 6 cặp - 12 câu 4-Vần ăm, âm: 20 cặp - 40 câu 5-Vần an, oan, ơn: 50 cặp - 100 câu 6-Vần ă, ân, uân: 84 cặp - 168 câu 7-Vần ang, oang, uông, ương: 140 cặp - 280 câu 8-Vần ăng, âng, ưng: 25 cặp - 50 câu 9-Vần anh, ênh, inh, oanh, uynh: 116 cặp - 232 câu 10-Vần ao, eo, êu, iêu, iu, yêu: 111 cặp - 222 câu 11-Vần au, âu: 87 cặp - 174 câu 12-Vần ay, ây, oay, uây: 133 cặp - 266 câu 13-Vần e, ê, i, ia, oe, uê, uy, uya, y: 121 cặp - 242 câu 14-Vần em, êm, iêm, im: 9 cặp - 18 câu 15-Vần en, ên, iên, in, uyên, yên: 73 cặp - 146 câu 16-Vần iêng: 1 cặp - 2 câu 17-Vần o, ô, u, ua: 20 cặp- 40 câu 18-Vần on, ôn, uôn: 19 căp - 38 câu 19-Vần ong, ông, ung: 120 cặp - 240 câu 20-Vần ơ, ư, ưa: 71 cặp - 142 câu
Giống như Lục bát dân gian, mỗi cặp Lục bát truyện Kiều cũng gồm có ba chữ mang vần, nhưng ở Lục bát Truyện Kiều các chữ mang vần này có vị trí cố định: câu sáu có 1 chữ đó là chữ thứ 6, câu tám có 2 chữ đó là chữ thứ 6 và chữ thứ 8. Riêng hai chữ mang vần của câu tám phải:
-Đối xứng nhau về thanh điệu, nếu chữ này mang thanh không dấu thì chữ kia phải mang thanh huyền và ngược lại (điểm này cũng giống như Lục bát dân gian).
-Không được cùng vần, nhất là những chữ nguyên vần với nhau. Nói cách khác chúng phải luôn luôn khác vần nhau, vì nếu cùng vần thì sẽ xẩy ra hiện tượng chập vần, câu thơ ngang phè, khó lọt tai, chẳng hạn:
Hỏi rằng: "Nàng phải Nguyệt Nga,
Khá tua gắng gượng về nhà cùng ta.
Khi khuya nằm thấy Phật bà,

Người đà mách bảo nên già tới đây".

(Lục Vân Tiên)
Trong ca dao và nhiều bài Lục bát hiện nay vẫn thấy mắc khuyết tật này, nhưng trong suốt Truyện Kiều không thấy có bất cứ một trường hợp nào chập vần như thế cả. Có lẽ Nguyễn Du đã ý thức được điều này và loại trừ nó khỏi Lục bát truyện Kiều. Ta có thể tóm tắt quy luật gieo vần của Lục Bát Truyện Kiều như sau: chữ thứ 6 của câu tám vần với chữ thứ 6 của câu sáu trên, đổi vần và đổi thanh điệu sang chữ thứ 8 của câu tám rồi nối vần này xuống chữ thứ 6 của câu sáu dưới,... Cái chuỗi vần trong Lục bát Truyện Kiều chạy vòng vèo uốn lượn theo các chữ "Sáu-sáu,đổi vần và đổi thanh điệu, tám-sáu" rồi lại "Sáu-sáu, đổi vần và đổi thanh điệu, tám-sáu"...Nguyễn Du đã khai thác triệt để yếu tố đổi vần này làm Lục bát truyện Kiều khá tự do và linh hoạt. Từ đây ta cũng nhận ra một điều: chu kỳ gieo vần của Lục bát là bốn câu. Một cặp Lục bát mới chỉ là nửa chu kỳ. Nói cách khác muốn khép kín chu kỳ gieo vần của thơ Lục bát, vẫn cần phải có tối thiểu là bốn câu. Chẳng hạn:
Tẽn tò con sáo sang sông
Bờ bên này tưởng cũng không có gì

Tẽn tò con sáo bay đi

Lại bờ bên ấy có gì cũng không

(Đồng Đức Bốn)
Nhưng rất hiếm khi Lục bát khép kín chu kỳ như thế.Trái lại nó thường tồn tại ở dạng nửa chu kỳ để tạo ra một khả năng kết dính tùy ý hơn, tự do hơn với những nửa chu kỳ khác.
Tính đa năng của Lục bát Truyện Kiều còn được tăng cường thêm ở cách ngắt nhịp. Thông thường khi đọc thơ Lục bát người ta hay đọc theo nhịp 2 chữ một: câu sáu ba nhịp và câu tám bốn nhịp. Nhưng đúng ra, phải ngắt nhịp theo ý nghĩa của các cụm từ trong dòng thơ. Theo cách này ta sẽ thấy Lục bát truyện Kiều khá đa dạng về cách ngắt nhịp. Sau đây chỉ là vài vị dụ tiêu biểu:
-Rằng / năm Gia Tĩnh / triều Minh
Bốn phương phẳng lặng / hai kinh vững vàng.
-Êm đềm / trướng rủ / màn che
Tường đông / ong bướm đi về / mặc ai.
-Dập dìu / tài tử / giai nhân
Ngựa xe như nước / áo quần như nêm.
-Sè sè nấm đất / bên đường
dàu dàu ngọn cỏ / nửa vàng / nửa xanh.
-Hiên tà / gác bóng nghiêng nghiêng
Nỗi riêng / riêng chạnh tấc riêng / một mình.
-Hỏi tên / rằng / Mã Giám Sinh
Hỏi quê / rằng / huyện Lâm thanh / cũng gần.
-Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh
Giật mình / mình lại thương mình / xót xa.
-Làm cho / trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền / biết tay.
-Cửa người / đầy đọa chút thân
Sớm / ngơ ngẩn bóng / đêm / năn nỉ lòng.
-Rằng / Từ là đấng anh hùng
Dọc ngang trời rộng / vẫy vùng bể khơi...
Ở Lục bát Truyện Kiều cũng bắt đầu thấy xuất hiện luật bằng trắc (hài thanh). Hình như Nguyễn Du đã vận dụng luật "nhị, tứ, lục phân minh" của thơ Đường luật (thể khởi bằng) vào lục bát truyện Kiều thì phải. Cho nên ta thấy, các chữ thứ 2, và thứ 6 (cả ở câu sáucâu tám) phải luôn luôn là bằng; đối lại các chữ thứ 4 lại luôn luôn phải là trắc. Riêng ở câu sáu chữ thứ 2 có thể mang thanh trắc khi nó ngắt nhịp 3/3 và thường cũng là một phép tiểu đối (Mai cốt cách / tuyết tinh thần; Người nách thước / kẻ tay dao; Tưởng bây giờ / là bao giờ...) Đọc những câu Kiều dưới đây ta sẽ thấy rõ hơn:
Chén đưa nhớ bữa hôm nay  
Chén mừng xin đợi ngày này năm sau  
Người lên ngựa / kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm mầu quan san.
Sự cân đối về thanh điệu cùng với phép tiểu đối được sử dụng khá phổ biến và linh hoạt đã làm cho câu thơ Lục bát truyện Kiều chuông chắn vuông vức, rất mực thước. Có thể nói câu thơ Lục bát đến truyện Kiều mới phát triển thành luật, một thứ luật cũng chặt chẽ nghiêm nhặt không kém gì luật thơ Đường. Nhưng kỳ lạ thay chính những câu thơ Lục bát truyện Kiều, những câu thơ luôn luôn phục tùng đúng luật, lại là những câu thơ mềm mại, uyển chuyển và hay đến hiếm có. Như vậy là luật thơ không hề trói buộc thơ. Nó chỉ tạo điều kiện cho thơ hay hơn. Bởi vì suy cho cùng thì luật thơ chính là những khuôn hình mẫu mực nhất, tối ưu nhất mà thơ nên có và cần phải có. Trong lịch sử phát triển thơ ca, luật thơ chỉ thấy xuất hiện ở những thời kỳ phát triển đỉnh cao: ở Trung Quốc là trường hợp thơ Đường Luật và ở Việt Nam là Lục bát truyện Kiều. Có thể nói Lục bát truyện Kiều vừa khuôn mẫu mực thước lại vừa linh hoạt biến hóa. Với Lục bát truyện Kiều, Nguyễn Du đã phát huy tối đã khả năng diễn tả vốn có của câu thơ Lục bát. Nó có thể miêu tả, có thể kể chuyện, có thể bình luận triết lý...nó có thể đối thoại, cũng có thể độc thoại...Có thể diễn tả cái hùng, cái bi, cái cao thượng, cái hài hước...Khả năng diễn tả của Lục bát chẳng kém gì văn xuôi, thậm chí còn có thể hơn văn xuôi ở sự cô đọng và khả năng phổ cập...


Lục bát truyện kiều  
Đỗ Đình Tuân

Từ cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, thể thơ Lục bát lại được các nho sĩ bình dân sử dụng để viết truyện, tạo ra một thể loại văn học mới thời bấy giờ, đó chính là Truyện thơ nôm. Thực chất đó chính là một dạng Tiểu thuyết cổ được viết bằng thể thơ Lục bát. Đa số loại truyện này thường khuyết danh, chỉ có Truyện Kiều và Lục Vân Tiên là còn thấy có tên tác giả. Truyện Kiều của Nguyễn Du chính là một đỉnh cao rực rỡ của loại Truyện thơ nôm, đồng thời cũng là một đỉnh cao rực rỡ của văn học Việt Nam. Thể thơ Lục bát đến truyện Kiều cũng được quy chuẩn và hoàn thiện hơn. So với Lục bát dân gian thì lục bát truyện Kiều không còn các dạng biến thể nữa. Có thể xem Lục bát truyện Kiều là một thứ Lục bát thuần khiết. Với 3254 câu Lục bát, Nguyễn Du đã huy động hầu hết các bộ vần trong tiếng Việt vào tác phẩm. Theo thống kê của Phạm Đan Quế thì trong truyện Kiều đã có những bộ vần như sau:
1-Vần a, oa: 155 cặp - 310 câu 2-Vần ai, oi, oai, ôi, ơi, ui, uôi, ươi: 266 cặp - 532 câu 3-Vần am, ôm, ơm, ươm: 6 cặp - 12 câu 4-Vần ăm, âm: 20 cặp - 40 câu 5-Vần an, oan, ơn: 50 cặp - 100 câu 6-Vần ă, ân, uân: 84 cặp - 168 câu 7-Vần ang, oang, uông, ương: 140 cặp - 280 câu 8-Vần ăng, âng, ưng: 25 cặp - 50 câu 9-Vần anh, ênh, inh, oanh, uynh: 116 cặp - 232 câu 10-Vần ao, eo, êu, iêu, iu, yêu: 111 cặp - 222 câu 11-Vần au, âu: 87 cặp - 174 câu 12-Vần ay, ây, oay, uây: 133 cặp - 266 câu 13-Vần e, ê, i, ia, oe, uê, uy, uya, y: 121 cặp - 242 câu 14-Vần em, êm, iêm, im: 9 cặp - 18 câu 15-Vần en, ên, iên, in, uyên, yên: 73 cặp - 146 câu 16-Vần iêng: 1 cặp - 2 câu 17-Vần o, ô, u, ua: 20 cặp- 40 câu 18-Vần on, ôn, uôn: 19 căp - 38 câu 19-Vần ong, ông, ung: 120 cặp - 240 câu 20-Vần ơ, ư, ưa: 71 cặp - 142 câu
Giống như Lục bát dân gian, mỗi cặp Lục bát truyện Kiều cũng gồm có ba chữ mang vần, nhưng ở Lục bát Truyện Kiều các chữ mang vần này có vị trí cố định: câu sáu có 1 chữ đó là chữ thứ 6, câu tám có 2 chữ đó là chữ thứ 6 và chữ thứ 8. Riêng hai chữ mang vần của câu tám phải:
-Đối xứng nhau về thanh điệu, nếu chữ này mang thanh không dấu thì chữ kia phải mang thanh huyền và ngược lại (điểm này cũng giống như Lục bát dân gian).
-Không được cùng vần, nhất là những chữ nguyên vần với nhau. Nói cách khác chúng phải luôn luôn khác vần nhau, vì nếu cùng vần thì sẽ xẩy ra hiện tượng chập vần, câu thơ ngang phè, khó lọt tai, chẳng hạn:
Hỏi rằng: "Nàng phải Nguyệt Nga,
Khá tua gắng gượng về nhà cùng ta.
Khi khuya nằm thấy Phật bà,

Người đà mách bảo nên già tới đây".

(Lục Vân Tiên)
Trong ca dao và nhiều bài Lục bát hiện nay vẫn thấy mắc khuyết tật này, nhưng trong suốt Truyện Kiều không thấy có bất cứ một trường hợp nào chập vần như thế cả. Có lẽ Nguyễn Du đã ý thức được điều này và loại trừ nó khỏi Lục bát truyện Kiều. Ta có thể tóm tắt quy luật gieo vần của Lục Bát Truyện Kiều như sau: chữ thứ 6 của câu tám vần với chữ thứ 6 của câu sáu trên, đổi vần và đổi thanh điệu sang chữ thứ 8 của câu tám rồi nối vần này xuống chữ thứ 6 của câu sáu dưới,... Cái chuỗi vần trong Lục bát Truyện Kiều chạy vòng vèo uốn lượn theo các chữ "Sáu-sáu,đổi vần và đổi thanh điệu, tám-sáu" rồi lại "Sáu-sáu, đổi vần và đổi thanh điệu, tám-sáu"...Nguyễn Du đã khai thác triệt để yếu tố đổi vần này làm Lục bát truyện Kiều khá tự do và linh hoạt. Từ đây ta cũng nhận ra một điều: chu kỳ gieo vần của Lục bát là bốn câu. Một cặp Lục bát mới chỉ là nửa chu kỳ. Nói cách khác muốn khép kín chu kỳ gieo vần của thơ Lục bát, vẫn cần phải có tối thiểu là bốn câu. Chẳng hạn:
Tẽn tò con sáo sang sông
Bờ bên này tưởng cũng không có gì

Tẽn tò con sáo bay đi

Lại bờ bên ấy có gì cũng không

(Đồng Đức Bốn)
Nhưng rất hiếm khi Lục bát khép kín chu kỳ như thế.Trái lại nó thường tồn tại ở dạng nửa chu kỳ để tạo ra một khả năng kết dính tùy ý hơn, tự do hơn với những nửa chu kỳ khác.
Tính đa năng của Lục bát Truyện Kiều còn được tăng cường thêm ở cách ngắt nhịp. Thông thường khi đọc thơ Lục bát người ta hay đọc theo nhịp 2 chữ một: câu sáu ba nhịp và câu tám bốn nhịp. Nhưng đúng ra, phải ngắt nhịp theo ý nghĩa của các cụm từ trong dòng thơ. Theo cách này ta sẽ thấy Lục bát truyện Kiều khá đa dạng về cách ngắt nhịp. Sau đây chỉ là vài vị dụ tiêu biểu:
-Rằng / năm Gia Tĩnh / triều Minh
Bốn phương phẳng lặng / hai kinh vững vàng.
-Êm đềm / trướng rủ / màn che
Tường đông / ong bướm đi về / mặc ai.
-Dập dìu / tài tử / giai nhân
Ngựa xe như nước / áo quần như nêm.
-Sè sè nấm đất / bên đường
dàu dàu ngọn cỏ / nửa vàng / nửa xanh.
-Hiên tà / gác bóng nghiêng nghiêng
Nỗi riêng / riêng chạnh tấc riêng / một mình.
-Hỏi tên / rằng / Mã Giám Sinh
Hỏi quê / rằng / huyện Lâm thanh / cũng gần.
-Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh
Giật mình / mình lại thương mình / xót xa.
-Làm cho / trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền / biết tay.
-Cửa người / đầy đọa chút thân
Sớm / ngơ ngẩn bóng / đêm / năn nỉ lòng.
-Rằng / Từ là đấng anh hùng
Dọc ngang trời rộng / vẫy vùng bể khơi...
Ở Lục bát Truyện Kiều cũng bắt đầu thấy xuất hiện luật bằng trắc (hài thanh). Hình như Nguyễn Du đã vận dụng luật "nhị, tứ, lục phân minh" của thơ Đường luật (thể khởi bằng) vào lục bát truyện Kiều thì phải. Cho nên ta thấy, các chữ thứ 2, và thứ 6 (cả ở câu sáucâu tám) phải luôn luôn là bằng; đối lại các chữ thứ 4 lại luôn luôn phải là trắc. Riêng ở câu sáu chữ thứ 2 có thể mang thanh trắc khi nó ngắt nhịp 3/3 và thường cũng là một phép tiểu đối (Mai cốt cách / tuyết tinh thần; Người nách thước / kẻ tay dao; Tưởng bây giờ / là bao giờ...) Đọc những câu Kiều dưới đây ta sẽ thấy rõ hơn:
Chén đưa nhớ bữa hôm nay  
Chén mừng xin đợi ngày này năm sau  
Người lên ngựa / kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm mầu quan san.
Sự cân đối về thanh điệu cùng với phép tiểu đối được sử dụng khá phổ biến và linh hoạt đã làm cho câu thơ Lục bát truyện Kiều chuông chắn vuông vức, rất mực thước. Có thể nói câu thơ Lục bát đến truyện Kiều mới phát triển thành luật, một thứ luật cũng chặt chẽ nghiêm nhặt không kém gì luật thơ Đường. Nhưng kỳ lạ thay chính những câu thơ Lục bát truyện Kiều, những câu thơ luôn luôn phục tùng đúng luật, lại là những câu thơ mềm mại, uyển chuyển và hay đến hiếm có. Như vậy là luật thơ không hề trói buộc thơ. Nó chỉ tạo điều kiện cho thơ hay hơn. Bởi vì suy cho cùng thì luật thơ chính là những khuôn hình mẫu mực nhất, tối ưu nhất mà thơ nên có và cần phải có. Trong lịch sử phát triển thơ ca, luật thơ chỉ thấy xuất hiện ở những thời kỳ phát triển đỉnh cao: ở Trung Quốc là trường hợp thơ Đường Luật và ở Việt Nam là Lục bát truyện Kiều. Có thể nói Lục bát truyện Kiều vừa khuôn mẫu mực thước lại vừa linh hoạt biến hóa. Với Lục bát truyện Kiều, Nguyễn Du đã phát huy tối đã khả năng diễn tả vốn có của câu thơ Lục bát. Nó có thể miêu tả, có thể kể chuyện, có thể bình luận triết lý...nó có thể đối thoại, cũng có thể độc thoại...Có thể diễn tả cái hùng, cái bi, cái cao thượng, cái hài hước...Khả năng diễn tả của Lục bát chẳng kém gì văn xuôi, thậm chí còn có thể hơn văn xuôi ở sự cô đọng và khả năng phổ cập...


Lục bát sau truyện Kiều  
Đỗ Đình Tuân

Lục bát sau truyện Kiều phát triển đa dạng hơn, nhiều phong cách hơn và có xu hướng kết hợp sử dụng cả hai lối Lục bát truyện Kiều và Lục bát dân gian. Ngay trong cùng một tác giả cũng vậy. Tố Hữu là một ví dụ rõ nhất. Bên cạnh rất nhiều bài làm theo lối Lục bát truyện Kiều, ông cũng có không ít những bài làm theo lối Lục bát dân gian:
-Bà bủ nằm ổ chuối khô
Bà bủ không ngủ bà lo bời bời...

(Bà bủ)
-Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét nước làng em lo

Nhà em phơi lúa chưa khô

Thóc chửa vào bồ, sắn thái chưa xong

Nhà em con bế con bồng

Em cũng theo chồng đi phá đường quan...

(Phá đường)
Rồi lối biến thể vần trắc, được thay thế bằng lối Lục bát dán thất:
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền

Nhớ thương con bầm yên tâm nhé

Bầm của con mẹ vệ quốc quân.

(Bầm ơi)
Gần đây xu hướng đổi mới thơ Lục bát càng được xúc tiến tích cực. Hầu hết người làm thơ Lục bát, chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, nổi tiếng và chưa nổi tiếng, hình như đều cố gắng tìm kiếm sự đổi mới cho thơ Lục bát. Có thể kể ra mấy xu hướng chính sau:
-Xu hướng thay đổi cách trình bày dòng thơ. Theo cách này, bài Lục bát không trình bày theo lối truyền thống trên 6 dưới 8 nữa, mà trình bày theo nhịp thơ, kể cả những cách ngắt nhịp theo ngẫu hứng chủ quan của tác giả. Cách trình bày này đã làm hình thức hiển thị của bài Lục bát đa dạng và lạ mắt hơn nhiều. Khi thì nom chúng giống như một bài thơ leo thang, khi thì chúng được xếp thành như một hình tam giác, rồi một bông hoa...Chẳng hạn:
Một mình ngồi với một mình
Một mình nhấp chén

Một mình đầy vơi

Một người ngồi ngắm một người

Một chênh chao bóng

Một cười ngất ngư

Một thưa

Một gọi

Một ừ

Hết thời võng lọng...còn dư cái buồn

(Một mình đối bóng-Bùi Ngọc Trình)
-Xu hướng biến hình thành một thể thơ khác. Tôi mới thấy có một trường hợp của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Đó là bài Câu Hát Tản Mạn. Xin trích ra đây ít câu để bạn đọc dễ hình dung:
...
Tuổi hai mươi đấy chống gậy như già

Trẻ trai leo dốc hóa ra lưng còng

Đi rừng bạn hỡi chớ ngại đường vòng

Chớ e lối tắt lắm dòng suối sâu

Qua cầu nước dựng chớ đứng trông cầu

Run tay rơi mũ biết đâu mà tìm...
Nếu xu hướng thể nghiệm này thành công, được nhiều người thích và làm theo, thì ta sẽ có thêm một thể thơ mới thoát thai từ thơ Lục bát đó là thơ Bát bát, hoàn toàn khác với Thơ tám chữ vốn đã có trong thơ ca truyền thống.
-Xu hướng lạ hóa ngôn từ trong thơ. Theo cách này, người làm thơ thường tìm đến những kết hợp từ mới chưa hề có để làm lạ, làm mới thơ. Khá nhiều người tìm tòi theo hướng này . Sau đây chỉ là một ví dụ nhỏ:
Một trời hoang tưởng lơ mơ
Thoáng hồn ngọc bích ngẩn ngơ lối tình

Ngước trông mây trắng siêu hình

Lá xưa cũng tự lay mình mà thu.

(Thu-Hoàng Thế)
Xu hướng này quả là có tạo ra được sự mới, sự lạ, có làm cho người đọc dừng lại lâu hơn ở dòng thơ, câu thơ... tìm tòi, nghĩ ngợi. Nếu đem so với thơ hiện đại và hậu hiện đại thì còn dễ đọc chán. Nhưng dường như nó vẫn chưa tự nhiên và còn nhẹ. Từ những câu thơ hay, những bài thơ hay, những ngẫu hứng, những tìm tòi thành công, ta sẽ thấy ở trong đó cái mới với cái cũ, cái quen với cái lạ, cái thường và cái diệu...vẫn nằm chung với nhau, gắn bó trong tổ ấm "thi ảnh, thi nhạc":
Bao nhiêu là thứ bùa mê
Cũng không bằng được nhà quê của mình

Câu thơ nấp ở sân đình

Nhuộm trăng trăng sáng nhuộm tình tình đau

Nhuộm buồn những hạt mưa mau

Thành sao nở trằng vườn cau trước nhà

Nhuộm hương của các loài hoa

Thành mơn mởn tóc đuôi gà cho em.

Đồng Đức Bốn
Đã có biết bao nhiêu những câu thơ Lục bát viết về nhà quê rồi ? Vậy mà những câu thơ trên vẫn làm ta sửng sốt về cái mới cái lạ của nó. Nhưng đọc rồi, tĩnh tâm lại ta vẫn thấy nó gần gũi và quen thuộc lắm,... mà đẹp đến vô ngần. Ta sung sướng và hào hứng là vì thế. Cho nên có người từng cho rằng không nên phân biệt thơ cũ với thơ mới, thơ hiện đại với thơ không hiện đại,... mà chỉ nên phân biệt thơ hay và thơ dở, không phải là không có lý. Thơ hay sẽ sống mãi trong lòng công chúng và xây đài vinh quang cho nhà thơ. Thơ chưa hay thì sau khi hoàn thành "nhiệm vụ được giao" sẽ rơi vào quên lãng. Còn thơ dở thì tất nhiên sẽ chết yểu, không có bất kỳ một phương thuốc nào có thể cứu chữa được. Cái định mệnh khắt khe này của thơ mãi mãi là bất biến.
Lục bát Bút tre
Đỗ Đình Tuân
Bút Tre (Đặng Văn Đăng: 1911-1987) không cho mình là thi sĩ, ông chỉ nhận mình là "vè sĩ". Ông là người hay "xuất khẩu thành chương và chắp vần chắp vè. Thậm chí còn là một thứ vần vè thiếu gọn gàng sáng sủa. Cho nên đọc vần vè của ông thấy còn khá ức chế và cũng dễ nghĩ ông là người "văn hóa lùn". Nhưng thật ra không phải thế. Ông là một người rất có ý thức học hỏi và tiếp nhận linh hồn của văn hóa dân gian nói chung và thơ ca dân gian nói riêng. Từ đó ông cũng có một chủ trương rất rõ ràng trong việc tạo ra một lối ca vè mới:

Trăm năm ở một làng vè
Nghìn câu lục bát mấy đề vè nôm
Khi khuya sáng, lúc hoàng hôn
Bà con kể lại, xóm thôn vọng lời
Bút Tre nối bước những ai
Một dòng thơ mở đường quai kể vè
Năm năm dân dã lắng nghe
Một Bút Tre thành vạn Bút Tre các làng
(Thơ và giai thoại Bút Tre, Ngô Quang Nam, trang 67)
Bây giờ nhìn lại ta có thể thấy rằng ông đã hoàn thành cái mong muốn sáng tạo của đời ông là mở ra một dòng thơ mới, là đắp thêm một con đường quai trong lối kể vè dân gian: "Một dòng thơ mở đường quai kể vè". Nhưng con "đường quai kể vè" do ông khai mở là cái gì vậy? Theo tôi, đó chính là một lối gây cười hoàn toàn mới mẻ, độc đáo và dễ bắt chước, xin được tạm gọi là "công nghệ thơ Bút tre".
Trong văn học dân gian nói chung và thơ ca dân gian nói riêng vốn đã có nhiều lối gây cười kinh điển và truyền thống rồi. Mục đích, đối tượng, nội dung, mầu sắc của những tiếng cười ấy có thể rất khác nhau, nhưng tựu chung cái cung cách dùng để gây cười thường gặp là: hoặc sử dụng yếu tố tục, hoặc dùng lối nói cường điệu, hoặc sử dụng tổng hợp cả hai.

Hỡi cô cắt cỏ bên sông
Cái váy thì cộc cái lông thì dài
Thuyền chài nó trả quan hai
Thưa rằng không bán để dài quét sân.
Nhưng đến Bút Tre thì khác. Ông rất ít sử dụng lối gây cười truyền thống mà chủ yếu sử dụng một lối gây cười hoàn toàn mới mẻ do ông sáng tạo ra. Công cụ chính ông dùng để gây cười là cái khuôn hình của câu thơ Lục bát. Ông đã dùng cái khuôn hình câu Lục bát dân gian trên 6 dưới 8 làm một cái khuôn cứng. Sau đó ông biến quá trình làm thơ thành một quá trình ép chữ tùy tiện và ngẫu nhiên vào cái khuôn cứng ấy. Kết quả là đã xẩy ra những tình huống sau đây:
1.Trường hợp đầu tiên khi ép chữ vào Khuôn lục bát đến cuối câu sáu vẫn còn một phần của chữ thừa ra. Không sao, ông sẽ bẻ chữ ấy ra và cái phần còn lại ông nhét xuống đầu câu tám. thế là xẩy ra hiện tượng "Xuống dòng bạt mạng, ngắt câu ngang phè":
Cái lối "bẻ chữ tùy tiện" này hình như khá dễ bắt chước, cho nên sau câu còn khá trong sáng trên của ông, dân gian lập tức "nhái" cái "công nghệ "ấy và sản xuất thêm hàng loạt những câu tương tự, nhưng thường là dung tục hơn:
2.Lại có những trường hợp không thể bẻ chữ được, không thể uốn chữ từ cuối câu sáu xuống đầu câu tám được. Cũng không sao hết, ông sẽ cắt bỏ bớt chữ đi để cho vừa với cái Khuôn lục bát: 

Bây giờ đang đứng...
Trưởng ty Bút tre thơ phú tôi thì có sau
Cuối cùng xin nhắc một câu Văn hóa cơ sở là... đầu...chúng ta.
Nếu nói cho đủ thì sau chữ "đứng" phải có ít nhất là hai chữ nữa: hoặc là "cương vị" hoặc là "chức vụ"( vì ở cái cương vị ấy thì không thể đọc thơ tếu táo được); sau chữ "là" phải là ba chữ "nhiệm vụ hàng..." và sau chữ "đầu" phải có một chữ "của" nữa. 

--Trông xa cứ tưởng cô nàng.
Đến khi giáp mặt lại càng cô ta
4.Trường hợp phổ biến hơn trong cách gây cười của thơ Bút Tre là lối Cưỡng vần và cưỡng thanh điệu. Bất kể thanh điệu chữ mang vần là bằng hay là trắc, là thanh nổi hay thanh chìm, ông cứ ép tuốt tuồn tuột cả vào khuôn và bắt chúng phải theo vần và theo thanh điệu của Khuôn lục bát quy định
Ở ngoài đời chúng là cách mạng, nhưng vào thơ ông chúng phải thành cách màng. Tương tự ở ngoài đời chúng là Phú Thọ thì vào thơ ông chúng sẽ thành Phú Thò hoặc Phú Tho...
Dân gian cũng bắt chước lối cưỡng vần và cưỡng thanh điệu này của ông một cách rất thành thạo và sáng tác thêm rất nhiều câu khá lý thú:
 
-Không đi không biết Tam Đao (Đảo)
Đi thì chẳng biết nơi nào mà ngu ( ngủ )
Một giường nhốt những hai cu ( cụ )
Sướng khô (khổ ) đành chịu đến chu ( chủ ) nhật về. ...
Có thể nói Bút Tre là người đã phát minh ra cái công nghệ ép chữ vào khuôn thơ mà chủ yếu là khuôn thơ lục bát. Với công nghệ này quá trình làm thơ được đơn giản đi nhiều. Người làm thơ không cần phải bận tâm đến chuyện chọn vần, chọn chữ nữa mà chỉ cần biết bẻ chữ, chặt chữ và ép chữ... một cách tưởng như rất máy móc vụng về là được. Cho nên những con chữ khi vào thơ Bút Tre thường không còn giữ được cái dáng vẻ tự nhiên vốn có của nó nữa. Trái lại, chúng thường bị ép cho méo mó đi, cho vênh váo lên: con thì gẫy lưng, con thì dụt đầu ngoẹo cổ, con cụt chân, cụt tay...chí ít thì cũng ngơ ngơ ngác ngác như quạ vào chuồng lợn. Nhưng đó lại chính là sự thần diệu của thơ Bút Tre. Nhờ chúng mà câu thơ Bút Tre luôn có cái dáng vẻ ngô nghê, ngớ ngẩn làm người đọc phì cười. Nhưng ta cười là cười cái sự ngô nghê, ngớ ngẩn của câu thơ, chứ có cười chê gì ai đâu ? Có chăng thì cũng chỉ là chê tác giả làm thơ dở òm. Ai ngờ chính cái dở òm ấy lại là cái hay, cái làm cho người ta thích thú và dễ nghiện. Không phải là tất cả, nhưng phần lớn tiếng cười trong thơ Bút Tre là tiếng cười vui đùa. Nó chỉ làm nở môi, nở miệng và hớn hở lòng người đọc chứ không động chạm gì đến ai. Tiếng cười ấy cũng giống y như tiếng cười nổ ra khi ta xem trò bịt mắt bắt dê, thấy cái anh chàng bắt dê sắp túm được con dê rồi thì lại bỏ quay đi hướng khác. Hay thấy anh chàng làm dê vừa thổi còi chạy trốn thì lại đâm bổ vào chỗ anh chàng bắt dê để bị tóm cổ. Bản chất tiếng cười của thơ Bút Tre hồn nhiên và vô tư như vậy. Cho nên không phải ngẫu nhiên trong dân gian rất nhiều người thích đọc thơ Bút Tre vì nó vui, thích làm thơ kiểu Bút Tre vì nó dễ và cũng sẵn sàng hiến tặng những sáng tác của mình cho kho tàng thơ Bút Tre mà không cần phải giữ bản quyền. Người đọc thơ Bút Tre cũng như người làm thơ Bút tre chỉ cầu có vui thôi.
28/11/2009 Đỗ Đình Tuân
Nguồn : Chim việt cành Nam