Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

ĐÔI NÉT VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC TRIỆU PHONG (1960 - 1975). Nguyễn Văn Quang.

ĐÔI NÉT
VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC TRIỆU PHONG, 
TỈNH QUẢNG TRỊ (1960 - 1975).
Nguyễn Văn Quang .
 
( Bài viết & hình ảnh tư liệu trích từ Đặc san " KÝ ỨC TRƯỜNG XƯA I " NXB Thuận hóa năm 2010 ; từ trang 11-20,. Xin hân hạnh được chia sẻ lên trang để quý Thầy cô cùng ACE Đồng môn cùng quý thân hữu đọc và biết thêm về một ngôi trường THTP , khởi đầu là một phân hiệu của trường Trung học Nguyễn Hoàng Q. Trị).
 

I/- HOÀN CẢNH RA ĐỜI
Từ năm 1951 tại tỉnh lỵ Quảng trị có một trường Trung học tư thục duy nhất cho học sinh con nhà khá giả toàn tỉnh đến học. Đến năm 1952 được công lập hoá và đổi tên thành Trường Trung Học Quảng Trị, rồi đến năm 1954 thì lại đổi tên thành Trường Trung học Nguyễn Hoàng và tồn tại cho đến tháng 3/1975 .
Từ năm 1951, trong vùng kháng chiến của huyện Triệu Phong cũng đã hình thành một trường Trung học có tên là Trường Cấp Hai Triệu Phong, học theo hệ 10 năm. Trường hoạt động được 2 năm, địa điểm học lưu động theo tình hình chiến sự, đến đầu Xuân năm 1953 trường giải tán và lên Cùa, nhập với Trường Lê Thế Hiếu, hoạt động cho đến ngày đất nước bị chia cắt.
Hiệp định đình chiến Genève tạm chia Việt Nam thành 2 miền, tỉnh Quảng Trị ta cũng bị cắt làm hai! Dòng Hiền Lương chỉ có một, nhưng đôi bờ Hiền Lương lại theo hai miềnBắc v Nam. Trong tình hình thực tế của đất nước, con em ở vùng nông thôn phải chịu thất học rất lâu, khi mà các trường vùng kháng chiến đã giải tán và chính quyền miền Nam chưa mở trường Trung học ở các quận (huyện). Mãi đến năm 1960, bộ Giáo dục của miền Nam thời bấy giờ mới cho mở 01 lớp Đệ Thất (tức lớp 6 bây giờ) tại các quận Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ, Hải Lăng và thị xã Đông Hà. Các lớp này đều đặt dưới quyền quản lý của ông Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị.
Trường Trung Học Triệu Phong được khai sinh từ đó.
II/- SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Lớp đầu tiên (năm học 1960 -1961) phải qua một cuộc thi tuyển rất gay go. Học sinh nộp đơn dự thi là 492, nhưng chỉ lấy 50 người. Số thí sinh thi vào có độ tuổi chênh lệch nhau rất lớn. Có người đã 19, 20 tuổi phải làm khai sinh lại để được đi học! Thí sinh từ các địa phương trong huyện, một số xã của huyện Hải Lăng và Thị Xã Quảng Trị cũng về dự thi.
Lớp học đầu tiên đặt tại nhà thờ Họ Đỗ thôn Bích Khê, Triệu Long. Thầy giáo đầu tiên là Thầy Lê Công Trình, người quê ở Ninh Hoà, Khánh Hoà. Một mình thầy dạy tất cả các môn, ngoại ngữ của lớp là Pháp văn. Thầy lm cơng tc chủ nhiệm.
Qua năm học 1961-1962 trường được mở thêm 2 lớp đệ Thất, một lớp học ngoại ngữ Pháp, một lớp học Anh văn. Đầu năm học này có thầy Lê Công Trình, thầy Trịnh Ngọc Phòng (dạy Pháp văn), thầy Tơn Thất Ph dạy Nhạc, Tốn …Năm này, thầy Lê Công Trình quản lư trường trong khi chờ đợi bổ nhiệm Hiệu trưởng. Có thêm hai lớp nên phải mượn đình làng Cổ Thành và đình Hậu Kiên (xã Triệu Thành) cho có đủ chỗ học, chờ khi trường xây dựng xong trong khi chờ đợi trường đang xây dựng. Qua học kỳ 2, các lớp được chuyển về học trường mới đặt tại xóm Bèng, thôn Nại Cửu, Triệu Đông. Trường gồm có 05 phòng, 4 phòng dùng làm phòng học, 1 phòng ngăn hai cho Ban Giám hiệu và nhân viên văn phòng làm việc. Trường quay mặt ra tỉnh lộ 4. (Về sau, cùng với sự tăng lớp, trường xây thêm hai dãy nhà mỗi dãy gồm 4 phòng phía bên trái của dãy nhà chính, quay mặt ra sân). Cuối năm học này (1961-62) và đầu năm học sau, trường có thêm các thầy Đỗ Thanh Quang (dạy Toán), Thầy Nguyễn Quang Kế (Pháp văn),Thầy Hồ Văn Kham (Toán, Quôěc văn), cô Phan thị ngọc Tỉnh (Hoá), cô Phạm Thị Như Hoàn (Lý, Địa), cô Bùi Thị Gái (Toán, Sử), thầy Trương Quý Nghi (Vạn Vật), thầy Tôn Thất Văn (Vẽ), thầy Nguyễn Thiện Lữ (Vạn vật) ... Cuối năm 1962 thầy Lê Công Trình thuyên chuyển vào quê. Thầy ra đi, để lại nhiều tình thương mến trong lòng những học sinh hai khoá đầu tiên.
Năm học 1962-63 trường phát triển thêm 2 lớp Đệ Thất, như vậy có cả thảy 5 lớp: Hai Thất, hai Lục, một Ngũ. Và từ tháng 10 năm 1963 trường đã được tách khỏi sự quản lý của Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Hoàng. Thầy Đỗ Thanh Quang được cử làm Hiệu trưởng. Cuối năm học 1962-63, thầy Quang được thuyn chuyển đi trường khác, tạm thời bàn giao việc quản lư cho thầy Kham. Năm học 1963-64, tuyển thêm 2 lớp Đệ Thất; vậy là trường có tất cả 7 lớp. Thầy Phan Thanh Thiên được cử về làm Hiệu trưởng. Cô Phạm Thị Diệu Thanh (vợ thầy Hiệu trưởng) về dạy Vạn vật, thầy Trần Sĩ Tiêu dạy Quốc văn, thầy Tôn Thất Quỳnh Nam dạy Sử Địa. Thầy Phan Thanh Thiên làm Hiệu trưởng 6 năm học (từ NK-1963-64 đến NK-1968-1969). Cuối năm học này, thầy được thuyên chuyển vào Huế. Khoảng thời gian này việc học tập, sinh hoạt cũng như sự phát triển của trường rất ổn định và tốt đẹp. Tiếp đến có các thầy Đào Xuân Hịa (Quốc văn), Hoàng Ngân Hà (Anh văn), Tôn Thất Anh Thơng (CDGD), Thầy Văn Phong về trường năm học 1965-1966 và dạy các môn Anh, Pháp, Toán …
Từ năm học 1966- 67 đến năm học 1971-72, cùng với việc tăng thêm lớp, trường cũng phải tiếp nhận thêm thầy, cô: Cô Nguyễn Thị Quy (Q. văn), Cô Thi (Anh văn), Cô Nguyễn Thị Hường-ở Huế (Vạn vật), Thầy Nguyễn Văn Quang (Quốc văn, Anh văn), Thầy Trương Công Hổ (Toán), Cô Trịnh Thị Loan (Quốc văn), Thầy Hồ Trị (Toán), Thầy Đăňng LýŢ (Toaěn, Nhaňc), Thầy Hồ Đáp (Anh văn), Thầy Lê Mậu Duy (Toán), Thầy Thái Tăng Hạnh (Sử Địa), Thầy Trần Văn Kỳ (Quốc văn), Thầy Nguyễn Đình Hạnh (Anh văn), Thầy Đoàn Đức (Anh văn), Thầy Nguyễn Văn Hảo (Sử Địa), Thầy Bùi Ngọc Bửu (Anh văn), cô Hường -ở miền Nam (Sử), Thầy Nguyễn Văn Hoá (Q.Văn), Thầy Trần văn Bảo (Q,văn), Thầy Lê Chí Phóng (Anh văn), cô Nguyễn Thị Thanh Sử (Quốc văn) và cô Nguyễn Thị Sang (Sử Địa).
Thời Thầy Phan Thanh Thiên làm Hiệu trưởng, Thầy Nguyễn Quang Kế được cử làm Tổng Giám thị.
Năm học 1969-70, thầy Văn Phong được cử làm Hiệu trưởng thay thầy Phan Thanh Thiên. Thầy Nguyễn Quang Kế chuyển lên dạy Nguyễn Hoàng, và thầy Hồ Trị được cử làm Tổng Giám Thị thay thầy Kế.
- Năm học 1971-72, trường đã có đến 22 lớp: (7 lớp Sáu, 6 lớp Bảy, 5 lớp Tám và 4 lớp Chín); cũng trong năm học này trường được bộ cho chuyển thành trường Trung học Đệ nhị cấp, và cho đầu tư xây thêm một dãy nhà tầng gồm 10 phòng, địa điểm nằm ngay sau dãy nhà chính. Dãy nhà tầng này mới xây xong phần móng thì chiến sự 1972 xảy ra.
Chiến cuộc 1972 xảy ra tại Quảng Trị quá khốc liệt nên Trường cũng nghĩ học nửa chừng, Thầy trò theo nhau di tản người ra Bắc kẻ vào Nam... Cơ sở trường bị bom đạn tàn phá đổ nát. Sau đó, số học sinh sơ tán ra Bắc thì tiếp tục học ở vùng Giải phóng; số học sinh sơ tán vào Nam thì học các trường tại các trại tạm cư tại Đà Nẵng hoặc các trường của các tỉnh khác...
Năm 1975, sau ngày thống nhất đất nước, một ngôi trường tạm gồm 02 phòng học (làm bằng tranh, tre, nứa, lá) được dựng lên ngay trên nền cũ của trường, đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương mới hồi cư. Trường này có tên là trường Cấp 3 Triệu Phong. Qua năm 1976, trường Cấp 3 Triệu Phong chuyển lên cơ sở mới tại Thị xã Quảng Trị. Dân thôn Nại cửu đã đến khai hoang và làm nhà ở trên nền đất cũ của trường. Hiện nay không còn vết tích gì về ngôi trường Trung học Triệu phong cũ.
Trường Trung Học Triệu Phong được mượn một khu nhà vòm tại trại tạm cư Hoà Khánh để mở trường dạy cho con em Quảng Trị tạm cư tại địa điểm này và học sinh tạm cư cùng gia đình ở vùng Non Nước thì ghi danh học tiếp tại trường Nguyễn Hoàng.
Trường lúc này số học sinh tăng lên khoảng trên 40 lớp vì cĩ thm lớp 10,11 đệ nhị cấp. Trong vùng tạm cư học sinh tự đóng lấy bàn và ghế mang theo để ngồi học. Các phòng học chỉ được che chấn bằng cót tre hoặc ván ép rất sơ sài. Tuy nhiên học sinh rất chăm chỉ, chịu khó và ngoan ngoãn. Hết năm học 1972-73 thì thầy Văn Phong chuyển lên Ty Gio dục Trung – Tiểu học Quảng Trị. Thầy Hoàng Đằng về thay. Thầy Đằng làm Hiệu trưởng từ tháng 8 / 1973, và đến tháng 3 / 1974 thì đi vùng Kinh tế mới ở Bình Tuy, bàn giao chức vụ Hiệu trưởng lại cho thầy Nguyễn Văn Quang (nguyên là học sinh khoá đầu tiên của trường).
Sau hiệp định đình chiến 01/1973, đến tháng 10/1973 dân Quảng trị lần lượt trở về quê hương; Trường cũng được chuyển về học tại thôn Ngô Xá Đông thuộc xã Triệu Trung. Học sinh Triệu Phong hầu hết là con nhà nông nghèo, vốn cần cu, hiếu học nên dù khó khăn, nguy hiểm đến mấy họ cũng theo học đến cùng. Do vậy, số học sinh trở về quê đều đến tiếp tục ghi danh vào học. Lúc này trường lại phải đảm nhiệm thêm một cơ sở phụ ở quận Mai Lĩnh (Quận tách ra từ quận Hải Lăng). Lúc này trường vẫn duy trì đến lớp 11. Số lớp ở Triệu Phong là 10 lớp (4 lớp 6, 2 lớp 7, 1 lớp 8, 1 lớp 9, 1 lớp 10 và 1 lớp 11), với số học sinh là 436 em. Ở khu vực Mai Lĩnh có 5 lớp (2 lớp 6, 1 lớp 7, 1 lớp 8, 1 lớp 9) với số học sinh là 183 em.
Cộng cả hai cơ sở, năm học 1974-75 trường có 15 lớp với tổng số học sinh là 619 em. Tổng số thầy cô giáo là 21 ( 16 thầy, cô dạy ở khu vực Triệu Phong và 5 thầy, cô dạy ở khu vực Mai Lĩnh)
* Các thầy cô dạy ở Triệu Phong:
1- Nguyễn Đình Hạnh;
2-Võ Bùi;
3-Nguyễn Thanh Lành
4- Lê Hữu Nghị;
5-Nguyễn Ngọc Thông;
6- Thái Tao
7- Nguyễn Văn Trâm;
8-Đoàn Thy Bằng;
9- Dương Phúc Lô.
10- Nguyễn Ngọc Phụ;
11- Nguyễn Đức Mẫn;
12- Trần Văn Thuận;
13- Lê Văn Rơi;
14-Trần Thị Thanh Yên;
15- Nguyễn Thị Phước;
16- Hồ Thị An.
* Các thầy cô giáo dạy ở khu vực Mai Lĩnh:
1- Đỗ Bang;
2- Nguyễn Thị Thanh Sử
3- Nguyễn Thị Nhạn;
4- Lê Thị Liễu;
5- Hoàng Thị Lý
Năm 1973, một số thầy, cô của trường dạy tại Hoà Khánh, (Quảng Nam) đi kinh tế mới ở Bình Tuy, như các thầy : Hoàng Đằng, Hồ Trị, Đoàn Đức, Nguyễn Hữu Dũng ... và một số xin chuyển đi trường khác, không về theo trường như : Các thầy Hoàng Cao Anh Chí, Hoàng Mãi, Nguyễn Văn Hoá, Lê Văn Tường, Nguyễn Văn Bữu, cô Diệp Thị Mỹ Ái...
Vào đầu tháng 2 năm 1975, thầy Nguyễn Văn Quang được chuyển về dạy ở trường Trung học Nguyễn Hoàng và thầy Lê Ngọc Dinh về thay thầy Quang làm Hiệu trưởng. Đến tháng 3/1975 trường Trung học Triệu Phong chấm dứt việc dạy v học từ đó. Và sau tháng 3/1975, hầu hết thầy cô trường Triệu Phong cũ đều được tiếp tục giảng dạy cho đến lúc về hưu. Học sinh tiếp tục ghi danh vào học tại các trường trong tỉnh, tùy theo điều kiện và sức học tập của mình.
* Nhân viên Văn phòng:
Năm học 1961-62 Thầy Hồ Bính làm Kế toán kiêm công việc văn phòng. Thầy ở với trường suốt từ đầu đến ngày trường đóng cửa ( năm 1975). Chúng tôi xem Thầy như một người cha già của 15 thế hệ học sinh.
Đến năm 1969, thầy Hoàng Văn Hoà về làm nhân viên học vụ, văn phòng (kiêm giảng dạy). Năm 1970, có thêm thầy Nguyễn Thái Kham về làm nhân viên học vụ, văn phòng; anh Cp Hĩa lm ty phi.
Năm học 1973-74, thầy Nguyễn Đức Ngưỡng về làm Giám thị ở khu vực Triệu Phong, Cô Văn Thị Yến làm nhân viên văn phòng ở cơ sở Mai Lĩnh của trường.
*Nhân viên tạp vụ:
Đầu tiên là Bác Hồ Văn Thơm. Cũng như thầy Hồ Bính, bác Thơm ở với trường từ đầu đến cuối, là người rất dễ thương, tận tuỵ với công việc. Bc xem học sinh như con cháu mình. Năm học 73-74 có thêm 02 nhân viên tạp vụ là Nguyễn Như Việt và Văn Lành.
III/- DƯ ÂM VÀ HOÀI NIỆM
Trường Trung học Triệu Phong có tên từ 1960 đến 3/1975 (15 năm). Từ lc mới thnh lập, trường chỉ có 01 lớp, 01 thầy và 50 học sinh. Qua từng năm học, số lớp tăng dần, cho đến năm học 1971-1972, trường có 22 lớp với trn 1.000 học sinh v 42 gio vin. Năm học 1974-1975, lúc hồi cư, trường có 15 lớp với 619 học sinh và 21 giáo viên,
Qua 15 năm thăng trầm, với rất nhiều lần thay đổi do hoàn cảnh chiến tranh, trường luôn nổ lực hoạt động để đem lại hiệu quả học tập tốt nhất cho học sinh. Phụ huynh và nhân dân địa phương rất tin tưởng và nể trọng uy tín của trường. Số học sinh của Trung học Triệu Phong khi tiếp tục lên học trường Trung học Nguyễn Hoàng đều phát huy được truyền thống học tập của trường cũ nên rất được thầy cô giáo trường Nguyễn Hoàng khen ngợi. Trong 15 năm đó trường đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh có nền taŇng đaňo đýěc, hoňc vâěn tôět đęŇ xây dýňng x hội trong tương lai.
Một số học sinh được học tập từ Trung học Triệu Phong đã thoát ly theo Cách mạng và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ; một số khác thì bị động viên, đi lính cho chế độ miền Nam và nhiều anh em cũng đã vĩnh biệt chúng ta giữa tuổi thanh xuân!
May mắn là chúng ta, những người còn sống sót cho đến bây giờ! Bước chân vào đời, mỗi người một hoàn cảnh, một số phận và có những cơng việc lm khc nhau ty theo sự phn cơng của x hội. Nhưng thầy – trị Trung học Triệu Phong chng ta rất vui mừng v tự ho về cc CHS vẫn khơng ngừng phâěn đâěu học tập v ngày nay đang đem hết sức tài đóng góp xây dựng quê hương trong nhiều lĩnh vực. Nhiều người đ đaňt đęěn nhýŢng điňa viň cao quyě trong x hội, như: Đại biểu Quốc hội, Nhà giáo nhan dân, Tiến sĩ, Bác sĩ, Kỹ sư, Giám đốc, sỹ quan cấp cao trong quân đội, nhà doanh nghiệp thành đạt; nhiều anh chị em cũng đang tham gia công tác chính quyền cấp tỉnh, huyện, cho đến xã thôn… Một số anh chị em ra sinh sống ở nước ngoài cũng đ đem hết kiến thức, tài năng của mình để xây dựng gia đình hạnh phúc, giáo dục con cháu học hành và làm ăn rất thành công!
Kể từ khi trường thành lập đến nay đã tròn 50 năm, và qua bao biến cố lịch sử của đất nước, các cựu học sinh Triệu phong đi làm ăn, sinh sống khắp nơi; nhưng tình cảm thầy trò, tình cảm bạn bè, tình cảm dành cho mái trường Triệu Phong thân yêu ngày xưa, không bao giờ phai nhạt trong lòng mỗi người. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo” luôn được anh chị em trân trọng, giữ gìn. Một chữ là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy. Cựu học sinh Trung học Triệu Phong luôn luôn ghi lòng tạc dạ, và mong được có dịp bày tỏ nghĩa tình sâu nặng đó. Khi chưa có điều kiện tổ chức họp mặt cựu học sinh toàn trường qua nhiều thế hệ, một số lớp đã có những buổi họp mặt lớp hàng năm.
Tại quê nhà, có 1 lớp đáng trân trọng và đáng phục nhất, ấy là lớp của anh Hoàng văn Thông, (tức Hoàng Phóng, lớp 6/2 – 9/2, khoá 1968-1972). Lớp này đã tổ chức họp mặt đều đặn hàng năm kể từ năm 1996, đến năm 2010 này đã là lần họp lớp thứ 15. Tiếp đến l lớp của anh Trần Ứng (6/2-K 67-71), lớp anh Lê Dũng, lớp anh Đỗ Khắc Tào, …cũng trên dưới 10 lần họp lớp vào đầu Xuân hoặc giữa Hè hàng năm. Lần nào họ cũng quan tâm mời các thầy, cô giáo cũ cùng sum họp, chung vui, và để họ bày tỏ lòng biết ơn. Họ có nội dung chương trình rất tốt: Ôn kỷ niệm về trường xưa, bạn cũ, thăm hỏi khi ốm đau, khi có việc hiếu hỷ, trợ giúp bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, khuyến khích con cháu của cựu học sinh học tập, rèn luyện tốt. Lớp của anh Thông cũng đã thực hiện một tập kỷ yếu rất công phu và trang trọng về lớp Sáu 2 - Chín 2 của họ trong năm 2009.
Tại thành phố Hồ Chí Minh có một nhóm cựu học sinh Triệu Phong (nhiệt tình nhất là các anh Lê Bá Tâm, Ngô Hướng, Lê Anh Duy, Ngô Ho, L Bá Lư, V Kham, Lê Văn Chương) cũng làm một việc rất tình nghĩa là: Hàng năm, đến ngày Nhà Giáo Việt nam - 20/11 thì anh em rủ nhau cùng đến chúc sức khoẻ, tặng hoa Thầy- Cô Hiệu trưởng Phan Thanh Thiên, là hai thầy- cô của trường xưa đang an dưỡng tuổi già tại TP. Hồ Chí Minh.
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình! Cái gì cũng qua, cái gì cũng mất, chỉ có kỷ niệm là còn! Và có lẽ kỷ niệm thời học trò là hồn nhiên, trong sáng, và nên thơ nhất! Ngôi trường xưa đã tan tành theo bom đạn chiến tranh, nhưng hình ảnh thân thương của Trường, những tình cảm sâu nặng hướng về thầy xưa, bạn cũ thì không bao giờ phai mờ trong tâm trí của mỗi anh chị em cựu học sinh trường Trung học Triệu Phong xưa!
Nguyện vọng của anh em cựu học sinh chúng ta là xin chính quyền cho phép tổ chức một buổi họp mặt thân mật để thầy trò có dịp đoàn tụ, ôn lại tình cảm thầy xưa, bạn cũ; đồng thời thực hiện một tờ đặc san để kỷ niệm và lưu lại cho con cháu, giúp họ hiểu biết và tiếp nối truyền thống học tập, rèn luyện rất tốt đẹp của cha ông mình.
Do hoàn cảnh chiến tranh, hồ sơ về trường không còn, nên bài viết trên đây phần lớn là dựa vào ký ức và một ít ghi chép cá nhân của tôi, có tham khảo ý kiến một số Thầy , Cô và anh em cựu học sinh. Chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và nhầm lẫn. Rất mong được thông cảm, và xin quý Thầy, Cô cùng các bạn đóng góp thêm để bổ sung, điều chỉnh nhằm có được một bài viết về trường xưa hoàn chỉnh, chính xác hơn!
Chân thành cảm ơn.
Thị x Quảng Trị, Xuân Canh Dần - 2010.
Nguyễn Văn Quang
(CHS & CGV của Trường)
* ảnh tư liệu từ quý thầy cô &ACÉCH gửi về BBS. KUTX .
 


 







 







Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

MERRY CHRISTMAS AND HAPPY NEW YEAR - 2022- NHÂM DẦN

Trang Blog: "VĂN THIÊN TÙNG - HƯƠNG THỜI GIAN"

KÍNH CHÚC QUÝ TÁC GIẢ -  QUÝ THÂN THI HỮU CÙNG BẠN ĐỌCVÀ ĐÒNG QUÝ QUYẾN: "MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH - NĂM MỚI 2022 - TẾT NHÂM DẦN  HẠNH PHÚC ĐONG ĐẦY - VẠN SỰ  HANH THÔNG - CUỘC SỐNG NHƯ NHƯ Ý !"
 
 

 

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

NÉN TÂM HƯƠNG TIỄN BIỆT


NÉN TÂM HƯƠNG TIỄN BIỆT
(Niên trưởng VĂN THANH TRƯƠNG )
Nguyên là thi hữu trong nhóm Hoàng Gia trước đây, sau nhiều ngày hôn mê vì nhiểm Covid 19, đã qua đời chiều 17/12/2021 (Nhằm ngày 14/11 Âm Lich) tại thành phố Hồ Chí Minh.
 
Rời cõi tạm về miền miên viễn
Đây vần thơ vọng tiễn huynh đi
Lẽ đời "Sinh ký tử quy"
Thiên thu phách tán hồn di chốn bồng

Nơi tiên cảnh thong dong tận hưởng
Chặng đường trần chẳng vướng nào vương
Vần thơ năm tháng tỏ tường
Nhân hòa đức độ khiêm nhường bao dung

Đà tám tám mệnh cùng số tận
Chắc chả còn lận đận điều chi
Tiếc không được trối trăn gì
Dịch Cô vít vụt cướp đi mất rồi

Nắm tro cốt phách hồi linh tọa
Di ảnh kia khỏi tỏa hồn di
Tang gia hiếu quyến sầu bi
Thân bằng cố hữu lệ thi ứa tràn

Vườn thi cổ tỏa lan họa xướng
Có sư huynh niên trưởng THANH TRƯƠNG…
Vần thơ vọng bái tỏ tường
Đệ đây thay nén tâm hương tiễn người …
Quảng Trị, 21/12/21.
Văn Thiên Tùng.

HÌNH BÓNG THÂN YÊU
(Tưởng niệm anh Thanh Trương)
 
Bài xướng:
Vô cùng đau đớn trước tin buồn
Không thể nào ngăn giọt lệ tuôn
Huynh cả Thanh Trương rời cõi thế
Thi đàn Xướng Họa ngập sầu thương
Những ngày hội họp đầy lưu luyến
Bao buổi chuyện trò mãi vấn vương
Hình bóng thân yêu còn đọng mãi
Trong lòng thi hữu chốn văn chương.
Sông Thu, 17/12/2021.
 
HÌNH BÓNG THÂN YÊU ( y đề)
(Tưởng niệm thi huynh Thanh Trương)

Bài họa:
Mới nhận THI meo đọc xót buồn
Bàng hoàng THI đệ lệ rướm tuôn
Thanh Trương THI biệt đầy luyến tiếc
Gạo cội THI đàn đỗi mến thương
Tác phẩm THI Đường liên vận xướng
Diễn đàn THI họa tiếp vần vương
Hoàng Gia THI hội tình lưu luyến
Hình bóng THI huynh góp thắm chương.
Quảng Trị, 18/12/21.
Văn Thiên Tùn

 

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

Văn Thiên Tùng họa cùng quý thân thi hữu tháng 12/2021(P2)

Văn Thiên Tùng họa cùng quý thân thi hữu tháng 12/2021 ( P2) gồm các tác giả: Lê Ngọc Kha, Phượng Hồng, Hàn Mạc Nhiên, Cao Bồi Già, Nguyễn Xuân Dưỡng, Liêu Xuyên, Songquang Sông Thu, Hồng Vân, Chung Văn, Mailoc, sông Thu , Thiền Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh ( Huyền Không Tự-Huế), Hảo Mặc Nhiên , Duy Anh, ... (tiếp  P1).
 

CHÀO NĂM MỚI
Bài xướng:
Chào đón Nhâm Dần trở lại đây
Điểm tô “ba vạn sáu ngàn ngày”
Cho Xuân được giữ nhiều điều tốt
Để Tết mang về lắm dịp may
Rượu gạo hồn quê luôn ngập ắp
Tình thơ nghĩa bạn mãi đông đầy
Chúc mừng năm mới cầu trăm họ
Phú quý yên bình đẹp cảnh thay.
Lê Ngọc Kha.

ƯỚC NĂM SANG

Bài họa:
Ước cầu trăm họ Tết này đây
Năm điểm an khang hỷ mỗi ngày
Đó đó ….đây đây… tràn sức sống
Nhà nhà …chốn chốn … ngập điều may
Nhâm Dần hỷ hả tình chan chứa
Niên trọn thong dong nghĩa thắm đầy
Dịch họa thiên tai dừng, giảm thiểu
Nỗi niềm nhân thế muốn mong thay…
Quảng Trị, 31/12/2021.
Văn Thiên Tùng.

TẾT VIỆT TRỜI TÂY

Bài xướng:
Mỗi độ Xuân về tuyết lại sa
Giống như én liệng ở quê nhà
Nghĩ đời đây đó thương Nguồn Cội
Ngắm cảnh bàn thờ nhớ Mẹ Cha
Thăm viếng bạn bè không tấp nập
Sắm mua vật lễ chẳng rườm rà
Trời Tây Tết Việt nhìn đơn giản
Nhưng nghĩa tình còn mãi thiết tha.
Lê Ngọc Kha.
TẾT NHÂM DẦN

Bài họa:
Đông tàn bấc quyện đẫm mưa sa
Ấy tiết thường khi ở chốn nhà
Nhớ lắm người thân xa xứ sở
Thương nhiều bạn hữu biệt quê cha
Mâm cơm ngóng… ngóng … nào đâu có
Cổ tất trông …trông … bấy ruột rà
Tết Việt - Tết Tây nào có khác
Đồng vì hiểm dịch tấn …chưa tha! …
Quảng Trị, 31/12/2021.
Văn Thiên Tùng.

SÁNG TƯƠNG LAI

Bài xướng:
Sáng nào cũng ngắm nghía cây mai
Năm ngoái ngày xuân chẳng nụ cài
Giây phút dần trôi đà hết lịch
Ngày giờ lặng lướt có chờ ai
Cha ông giữ tục bền tâm huyết
Con cháu gìn phong hưởng phúc tài
Bao nụ hoa vàng trong lễ Tết
Lộc tài xanh biếc sáng tương lai …
Phượng Hồng.

GỐC MAI LƯU TRUYỀN

Bài họa:
Chăm chút bao đời dưỡng cội mai
Tán xòe cành mướt nụ mơn cài
Quanh năm tỉa nắn nom như ý
Đúng lịch trau bồi chẳng đợi ai
Tết điểm màu đơm vàng vượng phúc
Xuân sang sắc mẩy mượt dư tài
Đầu năm mồng một hoa bung cánh
Ắt lộc đáo đầy mãi đoái lai…
Quảng Trị, 29/12/2021.
Văn Thiên Tùng.

CÔ HAI

Bài xướng:
Cô hai xóm hạ cạnh làng đông
Quá tuổi ba mươi chửa lấy chồng
Đã hết ngày mơ cùng nguyệt hóng
Qua rồi tháng mộng với mây rong
Muôn niềm tẻ nhạt cung đàn ngóng
Chút thỏi an lành nốt nhạc mong
Đến buổi trăng lên ngồi sưởi ấm
Cô hai xóm hạ cạnh làng đông!
HMN.

Ả ÚT CHÒNG CHÀNH

Bài họa:
Ả Út chòng chành… mối ướm đông
Vậy nên đôi tám bước theo chồng
Ngây ngô nỏ biết chi khôn dại
Đỏng đảnh y đà cứ ruổi rong
Thiếp đảm chu tròn e thấy khó
Dâu hiền sành sỏi chẳng trông mong
Số trời tác hợp duyên se thắm
Ả Út chòng chành …mối ướm đông…
Quảng Trị, 29/12/2021.
Văn Thiên Tùng.

CHÀO 2022

Bài xướng:
Hai ngàn năm lẻ hai mươi hai
Hy vọng tân niên phúc mỗi ngày
Nỗi muộn tiệt tăm vùi quá khứ
Niềm vui bất tận sáng tương lai
Lòng già thanh thản trong như suối
Môi trẻ tươi cười nở tựa mai
Trăm họ muôn nhà chan hạnh phúc…
Thanh bình khắp chốn cõi trần ai…
Cao Bồi Già, 26-12-2021.

CHÀO NHÂM DẦN - 2022.

Bài họa:
Tý Sửu qua rồi đúng cặp hai
Tai ương tiếp diễn tính từng ngày
Đông chào năm điểm ca tăng tới
Tết cận xuân vần dịch mãi lai...
Lão tuổi ung dung đàm chuyện cũ
Trẻ trung định hướng luận ngày mai
Nhâm Dần đợi cửa tân niên ước
Mảnh hổ ly sơn quyét sạch… ai!...
Quảng Trị, 29/12/2021.
Văn Thiên Tùng.

TẾT TRỞ VỀ

Bài xướng:
Tiễn biệt Noel tết trở về
Mưa dầm rả rích cảnh buồn ghê
Tình yêu bỏ lại bao điều ước
Nỗi nhớ đành quên những hẹn thề
Bởi dịch toàn gieo vòng luẩn quẩn
Nên lòng cũng gạn thú đam mê
Xuân này ngẫm ngợi càng thêm chán
Khẩn nguyện yên bình ở chốn quê.
Cam Lộ, ngày 28/12/2021.
Nguyễn Xuân Dưỡng

DẦN CHẠM NGÕ

Bài họa:
Mai đào thấp thỏm ngóng xuân về
Cuối chạp ê chề rét đậm ghê
Tết vốn cận kề toan tính dỡ
Niên đang khép nép nuốt nhiêu thề
Rằng khi dịch bệnh thôi càn quấy
Lúc ấy chúng mình thỏa ái mê
Tý, Sửu vẩy chào Dần chạm ngõ
Năm tràn an thịnh phố, làng quê…
Quảng Trị, 29/12/21.
Văn Thiên Tùng.

TẾT DƯƠNG LỊCH BUỒN !

Bài xướng:
Dương lịch năm nay Tết kém màu
Cô Vi biến chứng quá thương sầu
Biển Đông dậy sóng tàn quân Chệt
Thế giới liền tay chống giặc Tàu
Nước Việt phong ba đầy hạm gộc
Sài gòn Đại dịch lắm nguồn đau !
Giáng Sinh cũng ít lần mua sắm…
Dương lịch năm nay Tết kém màu !
Liêu Xuyên.

TẾT NGHE ẢM ĐẠM

Bài họa:
Giáng Sinh đơn điệu ánh đèn màu
Thánh lễ buồn tênh cảm quạnh sầu
Cửa khẩu ngỗn ngang xe đậu bãi
Sân ga vắng vẻ khách đi tàu
Ép không số vọt gieo tai họa
Biến thể đâu ngừng giáng khổ đau
Xuân điểm Nhân dần nghe ảm đạm
Mong chi hưởng cái Tết đa màu …
Quảng Trị, 29/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
VẦN THƠ SẦU RỤNG 
 
Bài xướng:
Trống rỗng hồn ta chủ nhật buồn
Vần thơ ám ảnh ngại ngần tuôn
Thương người cõi vĩnh chân thư viễn
Cám cảnh gian trần buổi dịch ôn
Đây kẻ ngắm chiều trì nặng nỗi
Kia ai cỡi hạc thảnh thơi hồn
Gió im, cây lặng hoàng hôn xuống…
Quánh đặc, men sầu quánh đặc hơn
Cao Bồi Già, 19/12/2021.
 
VẦN THƠ KHUÂY KHỎA
 
Bài họa
Bài thơ xướng nhận họa khuây buồn
Cảm xúc dâng tràn nhã vận tuôn
Chạnh nhớ người vừa lìa cõi tạm
Lại rầu bạn mới nhiễm trùng ôn
Hai năm dịch phát lo bao đỗi
Bấy bận cách ly sợ hoảng hồn
Ngại lắm chẳng màng hè với hội
Quanh nhà - quẩn xóm vẫn an hơn…
Quảng Trị, 23/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
MÙA ĐÔNG ĐẦU TIÊN
(Ghi lại kỷ niệm ngày đầu đến Mỹ)
 
Bài xướng:
Tôi đến ngày đầu sống ở đây
Mùa Đông tuyết trắng đã rơi đầy !
Tiêu điều phố xá ,người không thấy
Xơ xác hàng cây ,chim chẳng bay
Xa tít núi đồi như ngủ lặng
Kề bên nhà cửa tựa mơ say
Cõi lòng lữ khách buồn tê tái
Nỗi nhớ quê nhà khó khoả khuây
songquang, 20211214.
 
MÙA THU KHỞI NGHIỆP
(Nhớ lại những ngày vào Sông Bé lập nghiệp)
 
Bài họa:
Khởi đầu lập nghiệp đến nơi đây
Đất đỏ miền đông hiểm thú đầy
Rú rậm chập chùng đồi phẳng tắp
Đường mòn luồn lách bụi mù bay
Lưng chiều giông chuyển nghe rầu rĩ
Sáng ửng sương nhòa thấy đắm say
Vạc nứa chòi tranh nằm quạnh quẽ
Ngóng về đất mẹ …nhớ khôn khuây…
Quảng Trị, 20/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
HÌNH BÓNG THÂN YÊU
(Tưởng niệm anh Thanh Trương)
 
Bài xướng:
Vô cùng đau đớn trước tin buồn
Không thể nào ngăn giọt lệ tuôn
Huynh cả Thanh Trương rời cõi thế
Thi đàn Xướng Họa ngập sầu thương
Những ngày hội họp đầy lưu luyến
Bao buổi chuyện trò mãi vấn vương
Hình bóng thân yêu còn đọng mãi
Trong lòng thi hữu chốn văn chương.
Sông Thu, 17/12/2021.
 
HÌNH BÓNG THÂN YÊU ( y đề)
(Tưởng niệm thi huynh Thanh Trương)
 
Bài họa:
Mới nhận THI meo đọc xót buồn
Bàng hoàng THI đệ lệ rướm tuôn
Thanh Trương THI biệt đầy luyến tiếc
Gạo cội THI đàn đỗi mến thương
Tác phẩm THI Đường liên vận xướng
Diễn đàn THI họa tiếp vần vương
Hoàng Gia THI hội tình lưu luyến
Hình bóng THI huynh góp thắm chương.
Quảng Trị, 18/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
NÉN TÂM HƯƠNG TIỄN BIỆT
(Niên trưởng THANH TRƯƠNG )
 
Rời cõi tạm về miền miên viễn
Đây vần thơ vọng tiễn huynh đi
Lẽ đời "Sinh ký tử quy"
Thiên thu phách tán hồn di chốn bồng
 
Nơi tiên cảnh thong dong tận hưởng
Chặng đường trần chẳng vướng nào vương
Vần thơ năm tháng tỏ tường
Nhân hòa đức độ khiêm nhường bao dung
 
Đà tám tám mệnh cùng số tận
Chắc chả còn lận đận điều chi
Tiếc không được trối trăn gì
Dịch Cô vít vụt cướp đi mất rồi
 
Nắm tro cốt phách hồi linh tọa
Di ảnh kia khỏi tỏa hồn di
Tang gia hiếu quyến sầu bi
Thân bằng cố hữu lệ thi ứa tràn
 
Vườn thi cổ tỏa lan họa xướng
Có sư huynh niên trưởng THANH TRƯƠNG…
Vần thơ vọng bái tỏ tường
Đệ đây thay nén tâm hương tiễn người …
 
Quảng Trị, 21/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
TÌNH BAY THEO GIÓ
 
Bài xướng:
Người bảo tình yêu tựa gió bay
Thủy chung, quyến luyến được bao ngày
Bướm còn quấn quít khi hoa thắm
Ong vội xa rời lúc nhụy phai
Nước lã vẫn ngon ngày bỏng khát
Rượu nồng cũng nhạt buổi mềm say
Ngây thơ thuở ấy tôi nào hiểu
Giờ biết thì đời đã đắng cay
Sông Thu, 14/12/2021.
 
HƯƠNG CHIỀU ĐÔNG GỢI
 
Bài họa:
Đông chiều xoan thoảng ngát hương bay
Ấy buổi hai ta nghéo hẹn …ngày
Dẫu có chia xa tình chả nhạt
Cho dù cách trở nghĩa đâu phai
Thề đồng giữ vẹn ân nồng thắm
Nguyện cố vun cùng ái đậm say
Câu chuyện nhân duyên nào toại ý
Nên đời chấp nhận nhuốm chua cay! …
Quảng Trị, 16/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
XUÂN...
 
Bài xướng:
Xuân nầy buồn lắm phải không Xuân?
Xuân, cảnh Covi...chẳng đón mừng...
Xuân, hỡi...chia ly...dòng lệ mặn,
Xuân, ơi!...tử biệt...tiếng lòng rưng...
Xuân, chờ mấy lúc tai ương đến...
Xuân, đợi bao lâu biến cố dừng...?
Xuân, đã mất rồi thời nhộn nhịp,
Xuân, đâu còn nữa...thuở tưng bừng...
Bạc Liêu, đêm 12/12/2021
Hồng Vân.
 
XUÂN CẦU NGUYỆN…
 
Bài họa:
XUÂN chớm sao buồn não vậy Xuân
ĐÔNG sang lặng lẽ có chi mừng
ĐÔNG tàng tưởng đón niềm vui tỏa
XUÂN hóng nghe chừng lệ ngấn rưng
ĐÔNG ngán ngao thay ca nhiễm mạnh
XUÂN mong muốn lắm Ép không dừng
ĐÔNG tàn bão dịch càn quét khắp
XUÂN nguyện bình an hạnh phúc bừng…
Quảng Trị, 12/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
CÒN NHỚ, CÒN THƯƠNG
 
Bài xướng:
Nhớ nhau từng phút lại từng giây,
Mạng ảo không nề vẫn đắp xây.
Cảm xúc anh mang hồn nắng ấm,
Duyên tình em tựa ánh trăng đầy.
Lạnh lùng đông đến cây cành rũ,
Rộn rã xuân về én nhạn bay.
Giải đất cong cong hình chữ S,
Còn thương, còn nhớ mộng còn say.
Chung Văn,10/12/2021. 
 
TRĂM THƯƠNG - NGẦN NHỚ! …
 
Bài họa:
Món nợ ta người thắm tính giây
Trăm thương ngần nhớ mãi đong đầy
Cho dù cảnh ngộ đâu bồi đắp
Cũng chẳng vơi nồng độ đậm xây
Tiết điểm luân mùa… năm cứ chuyển
Đông tàn xuân tới … nhịp nhàng bay
Dầu rằng cách biệt đôi châu lục
Sợi cảm dây tình tri kỷ… say!…
Quảng Trị, 12/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
LẠNH LÙNG MÙA THU !
 
Lòng đà nguội lạnh mặc thu sang
Không xót , không thương chiếc lá vàng .
Không để nhạc thu làm thổn thức ,
Hững hờ dế lạnh nỉ non than . 
 
Không nghe lanh lảnh vịt từng bầy ,
Man mác lưng trời lướt gió mây .
Bỏ lại đồng hoang bao tổ ấm ,
Bơ vơ lau lách tuyết rơi đầy ! 
 
Không còn xao xuyến mảnh trăng tan ,
Mặc cánh hoa rơi kiếp thũ phàng .
Mặc tiếng rừng chiều nai réo gọi ,
Không nhìn phố sá tím chiều hoang. 
 
Lạnh lùng không lắng tiếng mưa thu ,
Mặc gió thê lương khói mịt mù .
Mặc cánh chim ngàn đôi cánh mỏi
Mặc người chinh phụ khóc chinh phu! 
 
Chiêm chiếp trên cành bỗng cảm thương
Một con chim nhỏ lạnh trong vườn.
Bỗng nghe chai đá dường tan biến
Xao xuyến thu ơi nỗi đoạn trường!
Mailoc.
 
CHẠNH LÒNG THU SANG
 
Bài họa:
Chạnh lòng buộc phải tiễn thu sang
Gợi lắm thương yêu tuổi mộng vàng
Luống nghẹn ngào khi nhìn lá úa
Thêm buồn tiếng cuốc vẳng kêu than…
 
Chiều buông lụm vắng Bịp kêu bầy
Xám xịt lưng trời tảng … tảng mây
Xào xạc tầng không chim soãi cánh
Hàng lau nuột trắng sắc phô đầy
 
Đông về gợi những khúc ly tan
Thương cuộc tình thơ đến phụ phàng
Lặng lẽ từ ly nào giã biệt
Cung trầm trĩu nặng vợi hồn hoang 
 
Đêm dài thao thức nhặt trăng thu
Lượm ánh sao rơi biệt cõi mù
Ngẫm phận trách đời lần uẩn khúc
Lần trang tình sử chép công phu
 
Nét chữ buông lời nhớ với thương
Ngần bao kỷ niệm dệt sân trường
Hay ngày đi học theo nhau bước
Lắm buổi đùa chơi chạy khắp vườn…
Quảng Trị, 11/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
VÀO ĐÔNG
 
Bài xướng:
Trời se se lạnh buổi vào đông
Nắng đã nhạt phai bớt sắc hồng
Lãng đãng làn sương nhòa ngọn cỏ
Hắt hiu ngọn gió gợn dòng sông
Thèm nghe êm ái vòng tay ấm
Ước được mơn man ánh mắt nồng
Mở hộp điện thư tìm gặp bạn
Chút tinh dù ảo cũng hơn không.
Sông Thu,08/12/2021.
 
XUÂN GỌI
 
Bài họa:
Tiết chuyển hanh lùa chạn cuối đông
Hừng dương óng ánh nắng mai hồng
Long lanh giọt lóe neo bờ dậu
Sóng sánh bọt vờn dợn mặt sông
Gió thoảng thì thào hương tỏa lựng
Sương bay lất phất nhụy đơm nồng
Xuân kề Tết điểm tình thi thắm
Xướng họa nhịp nhàng … hữu hảo không?
Quảng Trị, 10/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
Ý ĐÔNG
 
Bài xướng:
Bút pháp bên trời chợt hoá mây
Ý tung vân vũ, gió ngàn bay
Vàng về lá nắng, mưa như sắt
Lạnh phủ cành đêm, nguyệt trở gầy
Lối cỏ, hương thiền, lan mấy nẻo
Hiên không, bóng núi, lửng ngàn Tây
Trần ai thánh thót, tình sương nước
Tiếng hạc sa đông, giếng cổ đầy !
Thiền Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh
( Huyền Không Tự-Huế )
 
LỜI ĐÔNG
 
Bài họa:
Nhạt nhòa sương khói quyện hòa mây
Thủy mặc tranh lồng thoáng hạc bay
Vách đá chênh vênh tùng cội khuỷu
Bờ sông mảnh khảnh trúc thân gầy
Hư không ảnh tựa Bồng Lai cõi
Cảnh xác tranh phô Cực lạc Tây
Thế thái nhân tình nào hóa tận
Tâm thiền tánh định nghiệm vơi đầy!...
Quảng Trị, 09/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
HOÀI MONG 
 
Bài xướng:
Gió rét mưa tuôn những hạt buồn
Quanh chiều lối sẫm nhuộm màu thuôn.
Đồi thưa thớt lá sương bồng cuống
Biển nhạt nhòa đưa sóng vọng cuồng
Giọng Đỗ Quyên khều đêm nát ruột
Nghe Bìm Bịp gọi nhói chiều buông
Hoài mong nắng đẹp hồn thơ trỗ
Cuộc sống an bình mãi vọng chuông!
Hảo Mặc Nhiên.
ƯỚC RẰNG
Bài họa:
Hai năm Cô vít giáng đau buồn
Nhịp sống theo đà chẳng sẻ suôn
Giãn cách khoanh vùng - khoanh cấp tập
Rào giăng ngoáy mũi - ngoáy quay cuồng
Xuyên canh cấp cứu giao đành nhận
Suốt buổi thông tầm ráng nỡ buông…
Chỉ ước cầu mong ngày hết dịch
Đồng mừng trống khởi lẫn khai chuông! …
Quảng Trị, 08/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
TRỜI SẮP LẬP ĐÔNG
 
Bài xướng:
Trời đã tàn Thu, sắp lập Đông
Nàng ngồi trên phiến đá, buồn trông...
Gió lên khiến héo tàn hoa Cúc
Sương xuống làm căm rét nụ Hồng
Mặt nước giăng tơ xanh bát ngát
Chân mây trải lụa xám mênh mông
Hoàng hôn bảng lảng, chim về tổ
Liễu rủ hồ gương, ngả bóng lồng
DUY ANH
Eola lake. Orlando Florida
Dec.1st 2021.
 
XUÂN CHỚM
 
Bài họa:
Xuân nằm vắt vẻo tiễn tàn đông
Nụ ướp hương nồng lóng hóng trông
Nắng sớm lèn xuyên vầng mây nhạt
Chiều buông phảng lóe ráng trời hồng
Sương nhòa - nhòa nhạt sông im ắng
Nguyệt ánh - ánh mờ khoảng quạnh mông
Én liệng chao vờn … vờn thỏa thích
Ngàn hoa mớm nhụy bướm săn lồng…
Quảng Trị, 08/12/21.
Văn Thiên Tùng