Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

ĐÔI NÉT VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC TRIỆU PHONG (1960 - 1975). Nguyễn Văn Quang.

ĐÔI NÉT
VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC TRIỆU PHONG, 
TỈNH QUẢNG TRỊ (1960 - 1975).
Nguyễn Văn Quang .
 
( Bài viết & hình ảnh tư liệu trích từ Đặc san " KÝ ỨC TRƯỜNG XƯA I " NXB Thuận hóa năm 2010 ; từ trang 11-20,. Xin hân hạnh được chia sẻ lên trang để quý Thầy cô cùng ACE Đồng môn cùng quý thân hữu đọc và biết thêm về một ngôi trường THTP , khởi đầu là một phân hiệu của trường Trung học Nguyễn Hoàng Q. Trị).
 

I/- HOÀN CẢNH RA ĐỜI
Từ năm 1951 tại tỉnh lỵ Quảng trị có một trường Trung học tư thục duy nhất cho học sinh con nhà khá giả toàn tỉnh đến học. Đến năm 1952 được công lập hoá và đổi tên thành Trường Trung Học Quảng Trị, rồi đến năm 1954 thì lại đổi tên thành Trường Trung học Nguyễn Hoàng và tồn tại cho đến tháng 3/1975 .
Từ năm 1951, trong vùng kháng chiến của huyện Triệu Phong cũng đã hình thành một trường Trung học có tên là Trường Cấp Hai Triệu Phong, học theo hệ 10 năm. Trường hoạt động được 2 năm, địa điểm học lưu động theo tình hình chiến sự, đến đầu Xuân năm 1953 trường giải tán và lên Cùa, nhập với Trường Lê Thế Hiếu, hoạt động cho đến ngày đất nước bị chia cắt.
Hiệp định đình chiến Genève tạm chia Việt Nam thành 2 miền, tỉnh Quảng Trị ta cũng bị cắt làm hai! Dòng Hiền Lương chỉ có một, nhưng đôi bờ Hiền Lương lại theo hai miềnBắc v Nam. Trong tình hình thực tế của đất nước, con em ở vùng nông thôn phải chịu thất học rất lâu, khi mà các trường vùng kháng chiến đã giải tán và chính quyền miền Nam chưa mở trường Trung học ở các quận (huyện). Mãi đến năm 1960, bộ Giáo dục của miền Nam thời bấy giờ mới cho mở 01 lớp Đệ Thất (tức lớp 6 bây giờ) tại các quận Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ, Hải Lăng và thị xã Đông Hà. Các lớp này đều đặt dưới quyền quản lý của ông Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị.
Trường Trung Học Triệu Phong được khai sinh từ đó.
II/- SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Lớp đầu tiên (năm học 1960 -1961) phải qua một cuộc thi tuyển rất gay go. Học sinh nộp đơn dự thi là 492, nhưng chỉ lấy 50 người. Số thí sinh thi vào có độ tuổi chênh lệch nhau rất lớn. Có người đã 19, 20 tuổi phải làm khai sinh lại để được đi học! Thí sinh từ các địa phương trong huyện, một số xã của huyện Hải Lăng và Thị Xã Quảng Trị cũng về dự thi.
Lớp học đầu tiên đặt tại nhà thờ Họ Đỗ thôn Bích Khê, Triệu Long. Thầy giáo đầu tiên là Thầy Lê Công Trình, người quê ở Ninh Hoà, Khánh Hoà. Một mình thầy dạy tất cả các môn, ngoại ngữ của lớp là Pháp văn. Thầy lm cơng tc chủ nhiệm.
Qua năm học 1961-1962 trường được mở thêm 2 lớp đệ Thất, một lớp học ngoại ngữ Pháp, một lớp học Anh văn. Đầu năm học này có thầy Lê Công Trình, thầy Trịnh Ngọc Phòng (dạy Pháp văn), thầy Tơn Thất Ph dạy Nhạc, Tốn …Năm này, thầy Lê Công Trình quản lư trường trong khi chờ đợi bổ nhiệm Hiệu trưởng. Có thêm hai lớp nên phải mượn đình làng Cổ Thành và đình Hậu Kiên (xã Triệu Thành) cho có đủ chỗ học, chờ khi trường xây dựng xong trong khi chờ đợi trường đang xây dựng. Qua học kỳ 2, các lớp được chuyển về học trường mới đặt tại xóm Bèng, thôn Nại Cửu, Triệu Đông. Trường gồm có 05 phòng, 4 phòng dùng làm phòng học, 1 phòng ngăn hai cho Ban Giám hiệu và nhân viên văn phòng làm việc. Trường quay mặt ra tỉnh lộ 4. (Về sau, cùng với sự tăng lớp, trường xây thêm hai dãy nhà mỗi dãy gồm 4 phòng phía bên trái của dãy nhà chính, quay mặt ra sân). Cuối năm học này (1961-62) và đầu năm học sau, trường có thêm các thầy Đỗ Thanh Quang (dạy Toán), Thầy Nguyễn Quang Kế (Pháp văn),Thầy Hồ Văn Kham (Toán, Quôěc văn), cô Phan thị ngọc Tỉnh (Hoá), cô Phạm Thị Như Hoàn (Lý, Địa), cô Bùi Thị Gái (Toán, Sử), thầy Trương Quý Nghi (Vạn Vật), thầy Tôn Thất Văn (Vẽ), thầy Nguyễn Thiện Lữ (Vạn vật) ... Cuối năm 1962 thầy Lê Công Trình thuyên chuyển vào quê. Thầy ra đi, để lại nhiều tình thương mến trong lòng những học sinh hai khoá đầu tiên.
Năm học 1962-63 trường phát triển thêm 2 lớp Đệ Thất, như vậy có cả thảy 5 lớp: Hai Thất, hai Lục, một Ngũ. Và từ tháng 10 năm 1963 trường đã được tách khỏi sự quản lý của Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Hoàng. Thầy Đỗ Thanh Quang được cử làm Hiệu trưởng. Cuối năm học 1962-63, thầy Quang được thuyn chuyển đi trường khác, tạm thời bàn giao việc quản lư cho thầy Kham. Năm học 1963-64, tuyển thêm 2 lớp Đệ Thất; vậy là trường có tất cả 7 lớp. Thầy Phan Thanh Thiên được cử về làm Hiệu trưởng. Cô Phạm Thị Diệu Thanh (vợ thầy Hiệu trưởng) về dạy Vạn vật, thầy Trần Sĩ Tiêu dạy Quốc văn, thầy Tôn Thất Quỳnh Nam dạy Sử Địa. Thầy Phan Thanh Thiên làm Hiệu trưởng 6 năm học (từ NK-1963-64 đến NK-1968-1969). Cuối năm học này, thầy được thuyên chuyển vào Huế. Khoảng thời gian này việc học tập, sinh hoạt cũng như sự phát triển của trường rất ổn định và tốt đẹp. Tiếp đến có các thầy Đào Xuân Hịa (Quốc văn), Hoàng Ngân Hà (Anh văn), Tôn Thất Anh Thơng (CDGD), Thầy Văn Phong về trường năm học 1965-1966 và dạy các môn Anh, Pháp, Toán …
Từ năm học 1966- 67 đến năm học 1971-72, cùng với việc tăng thêm lớp, trường cũng phải tiếp nhận thêm thầy, cô: Cô Nguyễn Thị Quy (Q. văn), Cô Thi (Anh văn), Cô Nguyễn Thị Hường-ở Huế (Vạn vật), Thầy Nguyễn Văn Quang (Quốc văn, Anh văn), Thầy Trương Công Hổ (Toán), Cô Trịnh Thị Loan (Quốc văn), Thầy Hồ Trị (Toán), Thầy Đăňng LýŢ (Toaěn, Nhaňc), Thầy Hồ Đáp (Anh văn), Thầy Lê Mậu Duy (Toán), Thầy Thái Tăng Hạnh (Sử Địa), Thầy Trần Văn Kỳ (Quốc văn), Thầy Nguyễn Đình Hạnh (Anh văn), Thầy Đoàn Đức (Anh văn), Thầy Nguyễn Văn Hảo (Sử Địa), Thầy Bùi Ngọc Bửu (Anh văn), cô Hường -ở miền Nam (Sử), Thầy Nguyễn Văn Hoá (Q.Văn), Thầy Trần văn Bảo (Q,văn), Thầy Lê Chí Phóng (Anh văn), cô Nguyễn Thị Thanh Sử (Quốc văn) và cô Nguyễn Thị Sang (Sử Địa).
Thời Thầy Phan Thanh Thiên làm Hiệu trưởng, Thầy Nguyễn Quang Kế được cử làm Tổng Giám thị.
Năm học 1969-70, thầy Văn Phong được cử làm Hiệu trưởng thay thầy Phan Thanh Thiên. Thầy Nguyễn Quang Kế chuyển lên dạy Nguyễn Hoàng, và thầy Hồ Trị được cử làm Tổng Giám Thị thay thầy Kế.
- Năm học 1971-72, trường đã có đến 22 lớp: (7 lớp Sáu, 6 lớp Bảy, 5 lớp Tám và 4 lớp Chín); cũng trong năm học này trường được bộ cho chuyển thành trường Trung học Đệ nhị cấp, và cho đầu tư xây thêm một dãy nhà tầng gồm 10 phòng, địa điểm nằm ngay sau dãy nhà chính. Dãy nhà tầng này mới xây xong phần móng thì chiến sự 1972 xảy ra.
Chiến cuộc 1972 xảy ra tại Quảng Trị quá khốc liệt nên Trường cũng nghĩ học nửa chừng, Thầy trò theo nhau di tản người ra Bắc kẻ vào Nam... Cơ sở trường bị bom đạn tàn phá đổ nát. Sau đó, số học sinh sơ tán ra Bắc thì tiếp tục học ở vùng Giải phóng; số học sinh sơ tán vào Nam thì học các trường tại các trại tạm cư tại Đà Nẵng hoặc các trường của các tỉnh khác...
Năm 1975, sau ngày thống nhất đất nước, một ngôi trường tạm gồm 02 phòng học (làm bằng tranh, tre, nứa, lá) được dựng lên ngay trên nền cũ của trường, đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương mới hồi cư. Trường này có tên là trường Cấp 3 Triệu Phong. Qua năm 1976, trường Cấp 3 Triệu Phong chuyển lên cơ sở mới tại Thị xã Quảng Trị. Dân thôn Nại cửu đã đến khai hoang và làm nhà ở trên nền đất cũ của trường. Hiện nay không còn vết tích gì về ngôi trường Trung học Triệu phong cũ.
Trường Trung Học Triệu Phong được mượn một khu nhà vòm tại trại tạm cư Hoà Khánh để mở trường dạy cho con em Quảng Trị tạm cư tại địa điểm này và học sinh tạm cư cùng gia đình ở vùng Non Nước thì ghi danh học tiếp tại trường Nguyễn Hoàng.
Trường lúc này số học sinh tăng lên khoảng trên 40 lớp vì cĩ thm lớp 10,11 đệ nhị cấp. Trong vùng tạm cư học sinh tự đóng lấy bàn và ghế mang theo để ngồi học. Các phòng học chỉ được che chấn bằng cót tre hoặc ván ép rất sơ sài. Tuy nhiên học sinh rất chăm chỉ, chịu khó và ngoan ngoãn. Hết năm học 1972-73 thì thầy Văn Phong chuyển lên Ty Gio dục Trung – Tiểu học Quảng Trị. Thầy Hoàng Đằng về thay. Thầy Đằng làm Hiệu trưởng từ tháng 8 / 1973, và đến tháng 3 / 1974 thì đi vùng Kinh tế mới ở Bình Tuy, bàn giao chức vụ Hiệu trưởng lại cho thầy Nguyễn Văn Quang (nguyên là học sinh khoá đầu tiên của trường).
Sau hiệp định đình chiến 01/1973, đến tháng 10/1973 dân Quảng trị lần lượt trở về quê hương; Trường cũng được chuyển về học tại thôn Ngô Xá Đông thuộc xã Triệu Trung. Học sinh Triệu Phong hầu hết là con nhà nông nghèo, vốn cần cu, hiếu học nên dù khó khăn, nguy hiểm đến mấy họ cũng theo học đến cùng. Do vậy, số học sinh trở về quê đều đến tiếp tục ghi danh vào học. Lúc này trường lại phải đảm nhiệm thêm một cơ sở phụ ở quận Mai Lĩnh (Quận tách ra từ quận Hải Lăng). Lúc này trường vẫn duy trì đến lớp 11. Số lớp ở Triệu Phong là 10 lớp (4 lớp 6, 2 lớp 7, 1 lớp 8, 1 lớp 9, 1 lớp 10 và 1 lớp 11), với số học sinh là 436 em. Ở khu vực Mai Lĩnh có 5 lớp (2 lớp 6, 1 lớp 7, 1 lớp 8, 1 lớp 9) với số học sinh là 183 em.
Cộng cả hai cơ sở, năm học 1974-75 trường có 15 lớp với tổng số học sinh là 619 em. Tổng số thầy cô giáo là 21 ( 16 thầy, cô dạy ở khu vực Triệu Phong và 5 thầy, cô dạy ở khu vực Mai Lĩnh)
* Các thầy cô dạy ở Triệu Phong:
1- Nguyễn Đình Hạnh;
2-Võ Bùi;
3-Nguyễn Thanh Lành
4- Lê Hữu Nghị;
5-Nguyễn Ngọc Thông;
6- Thái Tao
7- Nguyễn Văn Trâm;
8-Đoàn Thy Bằng;
9- Dương Phúc Lô.
10- Nguyễn Ngọc Phụ;
11- Nguyễn Đức Mẫn;
12- Trần Văn Thuận;
13- Lê Văn Rơi;
14-Trần Thị Thanh Yên;
15- Nguyễn Thị Phước;
16- Hồ Thị An.
* Các thầy cô giáo dạy ở khu vực Mai Lĩnh:
1- Đỗ Bang;
2- Nguyễn Thị Thanh Sử
3- Nguyễn Thị Nhạn;
4- Lê Thị Liễu;
5- Hoàng Thị Lý
Năm 1973, một số thầy, cô của trường dạy tại Hoà Khánh, (Quảng Nam) đi kinh tế mới ở Bình Tuy, như các thầy : Hoàng Đằng, Hồ Trị, Đoàn Đức, Nguyễn Hữu Dũng ... và một số xin chuyển đi trường khác, không về theo trường như : Các thầy Hoàng Cao Anh Chí, Hoàng Mãi, Nguyễn Văn Hoá, Lê Văn Tường, Nguyễn Văn Bữu, cô Diệp Thị Mỹ Ái...
Vào đầu tháng 2 năm 1975, thầy Nguyễn Văn Quang được chuyển về dạy ở trường Trung học Nguyễn Hoàng và thầy Lê Ngọc Dinh về thay thầy Quang làm Hiệu trưởng. Đến tháng 3/1975 trường Trung học Triệu Phong chấm dứt việc dạy v học từ đó. Và sau tháng 3/1975, hầu hết thầy cô trường Triệu Phong cũ đều được tiếp tục giảng dạy cho đến lúc về hưu. Học sinh tiếp tục ghi danh vào học tại các trường trong tỉnh, tùy theo điều kiện và sức học tập của mình.
* Nhân viên Văn phòng:
Năm học 1961-62 Thầy Hồ Bính làm Kế toán kiêm công việc văn phòng. Thầy ở với trường suốt từ đầu đến ngày trường đóng cửa ( năm 1975). Chúng tôi xem Thầy như một người cha già của 15 thế hệ học sinh.
Đến năm 1969, thầy Hoàng Văn Hoà về làm nhân viên học vụ, văn phòng (kiêm giảng dạy). Năm 1970, có thêm thầy Nguyễn Thái Kham về làm nhân viên học vụ, văn phòng; anh Cp Hĩa lm ty phi.
Năm học 1973-74, thầy Nguyễn Đức Ngưỡng về làm Giám thị ở khu vực Triệu Phong, Cô Văn Thị Yến làm nhân viên văn phòng ở cơ sở Mai Lĩnh của trường.
*Nhân viên tạp vụ:
Đầu tiên là Bác Hồ Văn Thơm. Cũng như thầy Hồ Bính, bác Thơm ở với trường từ đầu đến cuối, là người rất dễ thương, tận tuỵ với công việc. Bc xem học sinh như con cháu mình. Năm học 73-74 có thêm 02 nhân viên tạp vụ là Nguyễn Như Việt và Văn Lành.
III/- DƯ ÂM VÀ HOÀI NIỆM
Trường Trung học Triệu Phong có tên từ 1960 đến 3/1975 (15 năm). Từ lc mới thnh lập, trường chỉ có 01 lớp, 01 thầy và 50 học sinh. Qua từng năm học, số lớp tăng dần, cho đến năm học 1971-1972, trường có 22 lớp với trn 1.000 học sinh v 42 gio vin. Năm học 1974-1975, lúc hồi cư, trường có 15 lớp với 619 học sinh và 21 giáo viên,
Qua 15 năm thăng trầm, với rất nhiều lần thay đổi do hoàn cảnh chiến tranh, trường luôn nổ lực hoạt động để đem lại hiệu quả học tập tốt nhất cho học sinh. Phụ huynh và nhân dân địa phương rất tin tưởng và nể trọng uy tín của trường. Số học sinh của Trung học Triệu Phong khi tiếp tục lên học trường Trung học Nguyễn Hoàng đều phát huy được truyền thống học tập của trường cũ nên rất được thầy cô giáo trường Nguyễn Hoàng khen ngợi. Trong 15 năm đó trường đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh có nền taŇng đaňo đýěc, hoňc vâěn tôět đęŇ xây dýňng x hội trong tương lai.
Một số học sinh được học tập từ Trung học Triệu Phong đã thoát ly theo Cách mạng và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ; một số khác thì bị động viên, đi lính cho chế độ miền Nam và nhiều anh em cũng đã vĩnh biệt chúng ta giữa tuổi thanh xuân!
May mắn là chúng ta, những người còn sống sót cho đến bây giờ! Bước chân vào đời, mỗi người một hoàn cảnh, một số phận và có những cơng việc lm khc nhau ty theo sự phn cơng của x hội. Nhưng thầy – trị Trung học Triệu Phong chng ta rất vui mừng v tự ho về cc CHS vẫn khơng ngừng phâěn đâěu học tập v ngày nay đang đem hết sức tài đóng góp xây dựng quê hương trong nhiều lĩnh vực. Nhiều người đ đaňt đęěn nhýŢng điňa viň cao quyě trong x hội, như: Đại biểu Quốc hội, Nhà giáo nhan dân, Tiến sĩ, Bác sĩ, Kỹ sư, Giám đốc, sỹ quan cấp cao trong quân đội, nhà doanh nghiệp thành đạt; nhiều anh chị em cũng đang tham gia công tác chính quyền cấp tỉnh, huyện, cho đến xã thôn… Một số anh chị em ra sinh sống ở nước ngoài cũng đ đem hết kiến thức, tài năng của mình để xây dựng gia đình hạnh phúc, giáo dục con cháu học hành và làm ăn rất thành công!
Kể từ khi trường thành lập đến nay đã tròn 50 năm, và qua bao biến cố lịch sử của đất nước, các cựu học sinh Triệu phong đi làm ăn, sinh sống khắp nơi; nhưng tình cảm thầy trò, tình cảm bạn bè, tình cảm dành cho mái trường Triệu Phong thân yêu ngày xưa, không bao giờ phai nhạt trong lòng mỗi người. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo” luôn được anh chị em trân trọng, giữ gìn. Một chữ là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy. Cựu học sinh Trung học Triệu Phong luôn luôn ghi lòng tạc dạ, và mong được có dịp bày tỏ nghĩa tình sâu nặng đó. Khi chưa có điều kiện tổ chức họp mặt cựu học sinh toàn trường qua nhiều thế hệ, một số lớp đã có những buổi họp mặt lớp hàng năm.
Tại quê nhà, có 1 lớp đáng trân trọng và đáng phục nhất, ấy là lớp của anh Hoàng văn Thông, (tức Hoàng Phóng, lớp 6/2 – 9/2, khoá 1968-1972). Lớp này đã tổ chức họp mặt đều đặn hàng năm kể từ năm 1996, đến năm 2010 này đã là lần họp lớp thứ 15. Tiếp đến l lớp của anh Trần Ứng (6/2-K 67-71), lớp anh Lê Dũng, lớp anh Đỗ Khắc Tào, …cũng trên dưới 10 lần họp lớp vào đầu Xuân hoặc giữa Hè hàng năm. Lần nào họ cũng quan tâm mời các thầy, cô giáo cũ cùng sum họp, chung vui, và để họ bày tỏ lòng biết ơn. Họ có nội dung chương trình rất tốt: Ôn kỷ niệm về trường xưa, bạn cũ, thăm hỏi khi ốm đau, khi có việc hiếu hỷ, trợ giúp bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, khuyến khích con cháu của cựu học sinh học tập, rèn luyện tốt. Lớp của anh Thông cũng đã thực hiện một tập kỷ yếu rất công phu và trang trọng về lớp Sáu 2 - Chín 2 của họ trong năm 2009.
Tại thành phố Hồ Chí Minh có một nhóm cựu học sinh Triệu Phong (nhiệt tình nhất là các anh Lê Bá Tâm, Ngô Hướng, Lê Anh Duy, Ngô Ho, L Bá Lư, V Kham, Lê Văn Chương) cũng làm một việc rất tình nghĩa là: Hàng năm, đến ngày Nhà Giáo Việt nam - 20/11 thì anh em rủ nhau cùng đến chúc sức khoẻ, tặng hoa Thầy- Cô Hiệu trưởng Phan Thanh Thiên, là hai thầy- cô của trường xưa đang an dưỡng tuổi già tại TP. Hồ Chí Minh.
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình! Cái gì cũng qua, cái gì cũng mất, chỉ có kỷ niệm là còn! Và có lẽ kỷ niệm thời học trò là hồn nhiên, trong sáng, và nên thơ nhất! Ngôi trường xưa đã tan tành theo bom đạn chiến tranh, nhưng hình ảnh thân thương của Trường, những tình cảm sâu nặng hướng về thầy xưa, bạn cũ thì không bao giờ phai mờ trong tâm trí của mỗi anh chị em cựu học sinh trường Trung học Triệu Phong xưa!
Nguyện vọng của anh em cựu học sinh chúng ta là xin chính quyền cho phép tổ chức một buổi họp mặt thân mật để thầy trò có dịp đoàn tụ, ôn lại tình cảm thầy xưa, bạn cũ; đồng thời thực hiện một tờ đặc san để kỷ niệm và lưu lại cho con cháu, giúp họ hiểu biết và tiếp nối truyền thống học tập, rèn luyện rất tốt đẹp của cha ông mình.
Do hoàn cảnh chiến tranh, hồ sơ về trường không còn, nên bài viết trên đây phần lớn là dựa vào ký ức và một ít ghi chép cá nhân của tôi, có tham khảo ý kiến một số Thầy , Cô và anh em cựu học sinh. Chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và nhầm lẫn. Rất mong được thông cảm, và xin quý Thầy, Cô cùng các bạn đóng góp thêm để bổ sung, điều chỉnh nhằm có được một bài viết về trường xưa hoàn chỉnh, chính xác hơn!
Chân thành cảm ơn.
Thị x Quảng Trị, Xuân Canh Dần - 2010.
Nguyễn Văn Quang
(CHS & CGV của Trường)
* ảnh tư liệu từ quý thầy cô &ACÉCH gửi về BBS. KUTX .
 


 







 







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét