Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

MÂY VƯƠNG LỐI CHIỀU - Văn Thiên Tùng


MÂY VƯƠNG LỐI CHIỀU

Tập lưu bút  tuổi thơ hằng cất dấu
Gói trùm bao ký ức quá thân thương
Những buồn vui đâu đó mãi sương vương
Từng kỷ niệm ngọt ngào hoen lệ giấy

Những rung cảm tự hôm nào trổi dậy
Ý tơ vương xao xuyến khúc ân tình
Dòng suy tư lớp lớp tỏa lung linh
Chợt cuồn cuộn tuôn tràn sông ký ức

Những khoảng riêng đâu đó hoài đánh thức
Vốn hoài như một thuở chuốc vào đời
Tuổi vàng son ôm ấp của một thời
Đâu chính chắn nhưng ắp đầy mộng đẹp…

Lắm cuộc tình mấy ai nào nỡ khép
Bao trang thư vốn chắp cánh ấy nào
Những lời yêu - thương nhớ quả ngọt ngào
Đành bỏ ngỏ… để chuốc sầu chất nhớ…

Câu chuyện tình chuổi ngày thơ là đấy
Tuổi học trò nhiều ít vốn đà vương
Tuổi vào đời giăng lối trước cổng trường
Yêu rồi những dỗi - ghét hờn chất ngất!

Mối tình đầu rày xưa nồng vị chất …
Nhớ lâng lâng - thương chi lạ thương lùng
Bao lời yêu - bấy khắc giận mông lung
Mong đối mặt mới nguôi nguôi … vậy đó

Vốn nhân thế bao cuộc tình bỏ ngỏ
Ôm  sầu thương…mi ngấn ém châu trào
Chất trái ngang - ngang trái nuốt nghẹn ngào
Rồi lặng bước tiếp khúc đời trước mặt

Vậy là mối tình đầu đà chôn chặt
Là vết thương hằn cứa nát tim mình
Là nổi đau lây lất vốn vô hình
Nhưng đành đoạn … hẹn kiếp sau gặp lại    

Khi cổng trường… tiễn chân rời tuổi ái 
Cửa trường đời muôn hướng vội bật ra
Trước muôn vàn bão tố với phong ba
Sao biết được những điều gì phía trước

Nhân gian không ít người thầm nuối tiếc
Tuổi thơ đi chẳng một mảnh tình trao
Cảm xúc yêu hư thực ấy thế nào
Khi hạnh phúc mãi vời xa tầm với

Có lắm điều đâu như mình mong đợi
Mấy ai yêu lại thành lứa đôi đâu
Chút mây vương như vết cứa hằn sâu
Bổng đâu đó thoáng vật vờ xao động.  
Q.Trị,12.6. 2017
Mai Vân-VTT.

Ảnh minh họa : Nguồn từ Internet.





TIẾNG VIỆT TA ƠI! Văn Thiên Tùng

TIẾNG VIỆT TA ƠI!
(Kỷ niệm hơn 3 Thế kỷ phôi thai
& 100 năm hình thành Chữ Quốc ngữ). 


Ngàn năm Bắc thuộc cố cùng nhau
Sáng lập chữ Nôm quyết thoát Tàu
Bấy bận cải biên thời đại trước
Bao lần thay đổi những triều sau
Sỹ phu cẩn ghép âm hoàn thiện
Vương Chúa đồng so nghĩa thục làu
Bộ nét loại dần thanh tự Hán
Thịnh hành Quốc ngữ lắm công trau… 


Thịnh hành Quốc ngữ lắm công trau
Ký tự La - tinh dễ thuộc làu
Từ điển Việt - Bồ… dần chuẩn trước
Tiếng nhà âm nước tiếp theo sau
Chung lòng hợp soạn An Nam chỉnh
Hợp sức cách tân loát Hán Tàu
Đọc thạo viết thông tròn thế kỷ
Song đồng Âu - Á tiến gần nhau.
Mai Vân- VTT, 26/12/2019.


Ảnh minh họa:Nguồn từInternet. 





Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Định mệnh



ĐỊNH MỆNH

- Xót sợi nhớ một đời mắc nợ
Thương giọt buồn một thuở dầm mi
Duyên tình hỏi cớ chuyện gì
Chẳng thương chẳng nhớ sầu bi ngất đầy

Tuổi ngọc ngà thơ ngây khờ dại
Cho nên chi lại phải sự tình
Muộn khôn nên chẳng trách mình
Vâng lời thầy mẹ thuyền tình nổi trôi

Chuyện vợ chồng tựa vò tơ rối
Bước sang sông về với người ta
Hai người hai kẻ lạ xa
Làm sao hợp cẩn mặn mà gối chăn

Lúc cất bước mẹ căn thầy dặn
Ráng nghe con rồi hẳn quen dần
Con ơi chớ có ngại ngần
Dần dà đâu đó ngọt lành đến thôi…

Trách thầy mẹ sao hồi đó vội
Để chừ đây nên nổi như vầy
Ai nào thấu nổi tình đây
Sống ngần năm tháng ải nầy tình mang

Vốn duyên nợ đâu màng kết đặng
Chẳng khi nào sóng lặng biển êm
Ôm sầu đếm giọt châu đêm
Mắt quầng nét ủ môi mềm giăng vương

- Thôi đành quyết rẻ đường tách hướng
Chẳng màng chi chuyện vướng tơ duyên
Bao năm chất ngất muộn phiền
Cũng đành dứt mối nghiệp duyên để rồi…

Chấp nhận với phần đời quạnh quẻ
Cùng con thơ đỏ đẻ yên bề
Chẳng màng chi chuyện phu thê
Nỏ than chi phận đâu hề phong ba  

Rồi chợt bổng! tim đà như đã
Dẫu nay đời…  tóc ngã màu sương
Sao mà sợi nhớ như chừng
Trong lần thoáng gặp lại sương vương à…

Ngẫm xét mình trăng tà bóng xế
Sao tình đà tựa thể xuân son
Xa thời dóng ngóng mỏi mòn  
Nhớ thương thương nhớ thả hồn tận đâu…

Hay định mệnh bắc cầu tiếp bước
Tựa tình đầu dẫu lúc xế chiều
Khi gần trời đất đỗ xiêu
Say từng cung bậc men yêu dậy nồng…

Cảm ơn đời giang đôi cánh rộng
Dìu ta vào vườn ái tuyệt vời
Không như cái thuở thiếu thời
Sầu giăng phiền nhuốm bời bời tấm thân.
Mai Vân-VTT, .Q.Trị,16.6. 2017.
Ảnh minh họa: Nguồn từ Internét. 

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

MIẾU THƠ HUYỀN TRẦN . Văn Thiên Tùng


MIẾU THỜ HUYỀN TRÂN
  
Hói Sòng* điểm đến ngựa dừng chân
Đoàn kiệu vu quy nữ Chúa Trần
Xuống giá lên thuyền lòng ảo não
Lìa ngôi đăng chức dạ ngùi than
Quốc vương hoàng hậu ngầm môi đắng
Lễ sính hai châu ngẫm lệ tràn
Đại Việt từ đây thêm lãnh địa
Hoài ghi hiếu nghĩa một Huyền Trân

Hoài ghi hiếu nghĩa một Huyền Trân
Phận nữ đương thì sức sống tràn
Vâng lệnh cành vàng nào ta thán
Tuân lời lá ngọc chạnh ngùi than
Giang san tạc tích ân Bà Chúa  
Sử sách tôn vinh đức Thánh Trần
Ô - Lý hai châu ngàn dặm bước
Thuận đà Nam tiến chẳng chùn chân.
Mai Vân - VTT 05/12/2019.
*Hói Sòng xứ Bàu Đá, xóm Chùa, làng Kim Đâu, xã Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị ngày nay. Đoàn kiệu ngựa Vu quy đưa công Chúa Huyền Trân từ Thăng Long đến đây xuống bến Hói sòng rồi lên thuyền hoa  xuôi dòng sông Cam Lộ ( nay đổi tên sông Hiếu để tưởng nhớ người con Hiếu nghĩa đất nước Đại Việt)  về cửa Việt Yên theo hướng Nam đến kinh đô Vương quốc Chàm.  

 Miếu thờ Bà Chúa tại xóm Chùa- Kim Đâu- Kim an, quảng Trị, nơi con HoiSòng tiễn Bà xuống bến, lên thuyền xuôi ra của Việt Yên vào Kinh đô Đồ Bàn
 tổng quan Miếu thờ
 Quần thể khu Miếu thờ Bà Chúa tại Huế.

NGHĨA TRŨNG ĐÀN, Văn Thiên Tùng


NGHĨA TRŨNG ĐÀN

Lễ tế(1) thường niên Nghĩa Trũng Đàn
Hai lăm tháng Chạp nguyện hồn an
Thương bao mồ quạnh mưa xoi tróc
Xót lắm xương bày lũ xủa tan
Cũng bởi giang san đành bỏ xác
Hay vì đất nước đoạn vùi thân
Ngài Hoàng Hữu Lợi (2) đồng dòng tộc
Quyết khởi công quy lập mộ phần

Quyết khởi công quy lập mộ phần
Ơn người vì nước vốn quên thân
Một đời trận mạc trừ xâm loạn
Bấy lúc binh đao dẹp giặc tan
Nào kể phân tranh thời Trịnh Nguyễn
Hay khi thống nhất thưở Nam an
"Vong hồn vị quốc" đâu nương tựa
Đều được về  đây: "Nghĩa Trũng Đàn".
Mai Vân - VTT, 10/12/2019.
(1) Xuân Thu nhị Kỳ là 25 tháng Chạp và rằm tháng 6, hoặc 7
(2)Thuộc Hoàng tộc, làng Bích Khê, Triệu Phong, Quảng Trị.

ÂN ĐỨC TIỀN NHÂN , Văn Thiên Tùng


ÂN ĐỨC TIỀN NHÂN (1)

Ái Tử tiên Dinh thuở ấy mà
Một vùng tuyến ải cõi Nam ta
Rừng thiêng hiểm địa bao mầm họa
Khí chướng lâm nguy lắm bệnh tà
Hợp sức san biền khai đầm phá
Đồng lòng lấn biển chặn phong ba
Quần dân phú thịnh thừa lương thảo
Nguyện mãi cùng vương dựng nghiệp nhà.

Nguyện mãi cùng vương dựng nghiệp nhà
Thành cao thế vững dụng tài ba
Cát Dinh lũy chắc ngăn xâm tặc
Ngũ đạo tinh hùng đuổi nội tà
Quân binh dốc sức trừ giặc giã
Bàn dân tận lực hiệp lòng ta
Cò bay thẳng cánh Nam phương tiến
Bởi Chúa Tiên khai cõi đấy mà.
(1) 1553 Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đầu tiên vào nhậm trấn tại Dinh Ái Tử, sau đó ( 1558) Dinh Ái từ được dời về làng Trà Bát - Trà Liên - Triệu Phong- Q.Trị gọi là Cát Dinh.

 Pho tượng đồng Chúa Tiên tại bảo tàng tỉnh Quảng Trị
 các thàn dân bổn xứa tại vùng đất biên Ải dâng 9 vò nước lên Chúa khi vừa mới đặt chân đến đây,
 Miếu thờ Đại Thần Nguyễn Ư Dĩ ( Cậu ruột Chuá Nguyễn Hoàng và là người chăm lo dạy dỗ Đoan quân Công Nguyễn Hoàng.
 Tượng đồng Đại Thần Nguyễn ư Dĩ tại Miếu thờ hiện ở Làng Trà Liên, nơi tọa lạc Cát dinh ngày xưa.
 Miếu Trảo Trảo, bên bờ sông, nơi bến đòinh Cát ngãyưa  đường lên chợ hôm  tại Ái tử

 Chợ hôm ngày nay. tọa lạc trên nền đất chợ xưa tại Ái tử

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

NỔI LÒNG HUYỀN TRÂN ...


Nỗi lòng Huyền Trân
14/2/2016 10:50 UTC+7

(Công lý) - Trên đường thiên lý Bắc- Nam, đoạn Quốc lộ 1 giao nhau với Quốc lộ 9 đi về hướng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), có một bảng chỉ dẫn: “Miếu thờ bà Huyền Trân Công Chúa 500 mét”.
Một đoạn đường ngắn từ ngã ba Quốc lộ 9 đi vào, có nhiều ngôi nhà thờ họ quy mô và cổ kính, nhưng không biết miếu thờ Huyền Trân ở đâu. Đành phải hỏi thăm vậy! Và rồi, ở xóm Chùa, làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị, nằm ven bờ phía bắc Bàu Đá là miếu thờ công chúa Huyền Trân nhỏ bé, khiêm nhường.      

    Chính điện miếu thờ Huyền Trân công chúa 
Miếu thờ Huyền Trân  
Sách “Khâm Định Việt sử thông giám cương mục” ghi: “Bính Ngọ, năm thứ 14 (1306). Tháng 6, mùa hạ. Gả Huyền Trân công chúa cho Vua Chiêm Thành là Chế Mân, Chế Mân đem dâng đất châu Ô và châu Lý. Trước đây, Thượng hoàng đi du lịch đến một địa phương, nhân tiện sang chơi Chiêm Thành, hẹn gả con gái cho chúa Chiêm. Sau Chế Mân sai bầy tôi là bọn Chế Bồ Đài đệ tờ biểu dâng vàng, bạc, kỳ hương và các vật phẩm lạ để xin cưới. Quần thần trong triều đều nói là không nên gả, chỉ có Văn Túc vương Đào Thái chủ trương nên gả và Trần Khắc Chung tán thành. Chế Mân lại xin đem châu Ô, châu Lý để làm lễ cưới, lúc ấy ý vua mới quả quyết cho Huyền Trân công chúa về với vua Chiêm”.
Sử sách chỉ ghi mấy dòng như thế nhưng bao nhiêu nỗi niềm còn âm vọng qua trùng điệp thời gian. Cái ngày mùa hạ cách đây 710 năm, đoàn ngựa kiệu đưa Huyền Trân từ Thăng Long vào đất Chiêm Thành đã dừng ở bến sông này. Sông xưa, qua bao biến đổi bể dâu, giờ chỉ còn là bàu nước cạn.
Ông Hà Xuân Anh, sinh năm 1950, người đã hơn 30 năm trông coi, hương khói miếu thờ Huyền Trân, cho biết: Theo lời kể của các bô lão làng Kim Đâu thì miếu thờ công chúa Huyền Trân có cách đây gần 700 năm, sau khi công chúa xuống thuyền vào đất Chiêm. Miếu ngày xưa rất to, xây bằng gạch theo lối vòm cuốn thành ba tầng, mái lợp ngói liệt có đường cổ diêm; trước miếu có tam quan, sân gạch; trước nữa là một con đường rợp tre trúc, ngoài kia là bến sông... Miếu thờ đó đã bị bom đạn thời chiến tranh chống Mỹ phá hủy.
Ông Nguyễn Văn Thảo, trưởng thôn Kim Đâu, cung cấp thêm cho chúng tôi thông tin: Năm 1978, dân làng Kim Đâu góp sức xây dựng lại ngôi miếu thờ, chỉ là một nơi để hương khói, thờ phụng, đơn sơ mộc mạc. Năm 2009, ngôi miếu bị xuống cấp. Năm 2010, nhân một chuyến vào công tác tại Quảng Trị, khi về thăm miếu Huyền Trân công chúa, ông Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lúc bấy giờ đã kêu gọi các đơn vị trong ngành quyên góp, xây dựng lại miếu như ngày nay.
Ngôi miếu nhỏ bé, đơn sơ trên khuôn viên rộng chỉ vài trăm mét vuông, lát gạch Bát Tràng, có thành xây quanh, cửa vào bỏ ngỏ, có bình phong lớn đắp hình lân. Ông Hà Xuân Anh nói với tôi với vẻ thành kính: Hàng năm, dòng họ Trần ngoài Bắc đều vào đây thăm và cúng lễ, nhất là vào dịp giỗ bà Huyền Trân, nhằm ngày 24/11 Âm lịch.
Truyền thuyết
Có điều lạ, đối diện bên kia Bàu Đá, đối xứng với miếu thờ Huyền Trân công chúa là một cái giếng Chăm rất đẹp, với những thanh đá được đục mộng lắp ghép như hàng mộc. Giếng Chăm vẫn còn được lưu giữ cùng với miếu thờ Huyền Trân như chứng tích tấm lòng của công chúa vương triều Đại Việt với đất Chiêm Thành.
Huyền Trân công chúa về nhà chồng cũng là lúc hai châu Ô, Lý được sáp nhập vào lãnh thổ quốc gia Đại Việt. Địa giới hành chính hai châu được hoạch định từ Cửa Việt (phần phía nam của tỉnh Quảng Trị ngày nay) đến tận tỉnh Quảng Nam. Sau này, vùng đất hai châu Ô, Lý được đổi tên thành hai châu Thuận, Hóa.
Tương truyền, sau khi dừng chân ở vùng đất phía nam của Đại Việt, công chúa Huyền Trân xuống thuyền ở sông Cam Lộ, theo đường thủy đi ra Cửa Việt vào Nam. Từ đó, sông Cam Lộ được đổi tên thành sông Hiếu để ghi nhận tấm lòng hiếu nghĩa của công chúa Huyền Trân...
Trời chiều mưa lây phây, gió lạnh, chúng tôi vào miếu thắp hương vọng tưởng công chúa Huyền Trân, rồi ra đứng ở bậc thềm bên Bàu Đá và tự hỏi: Một ngày mùa hạ cách đây 710 năm, lúc dừng lại ở đây, trước khi về nhà chồng, chắc Huyền Trân công chúa cũng đã có những buổi chiều đứng lặng bên dòng nước này?.
Người đời đã ghi công sự hy sinh lớn lao của nàng: “Hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm/ Một gái thuyền quyên đáng mấy mươi”.Còn nàng, nàng nghĩ gì, hỡi Huyền Trân?. Trong sương chiều bảng lảng mặt nước Bàu Đá, tôi như nghe thổn thức điệu Nam Bình: “Nước non ngàn dặm ra đi/ Mối tình chi/ Mượn màu son phấn/Đền nợ Ô, Ly...”
Linh Giang
   
 Đền thơ Công Chúa Huyền Trânở Huế. ( 1&2)


Miếu Thờ Công Chúa Huyền Trântại Vùng Bàu Đá ( Hói Sòng) xóm Chùa, Làng Kim Đâu, xã Cam An - Cam Lộ 


Bạn đang đọc bài viết Nỗi lòng Huyền Trân tại chuyên mục Xã hội của Báo điện tử Công lý. Mọi thông tin chia sẻ, phản hồi xin gửi về hòm thư conglydientu@congly.vn, Hotline 091.2532.315 - 096.1101.678
 


https://congly.vn/xa-hoi/doi-song/noi-long-huyen-tran-137242.html

http://www.baoquangtri.vn/V%C4%83n-h%C3%B3a-Th%E1%BB%83-thao/modid/421/ItemID/138083

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

TRƯỜNG ƠI ! 60 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG. Văn Thiên Tùng


TRƯỜNG ƠI !
       60 NĂM
            MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

Điểm sử tích dần dà xót nổi
Bởi chiến tranh nên đổi tang thương
Mười lăm năm kết chặng đường
Sáu mươi năm điểm tên trường lưu danh

Thời khai mở đành rành quê quận
Với bao nhiêu lận đận đeo mang
Đồng là phiên hiệu Nguyễn Hoàng
Nhà thờ mượn tạm  - đình làng dạy kham

Hoàn cảnh vậy trò chăm thầy tốt
Đồng tận tâm chí cốt luyện rèn
Nhà thờ Họ Đỗ an nhiên
Dưỡng nuôi sư đệ qua niên lần rồi

Năm học đến có thời ba lớp
Đình Cổ Thành kết hợp Hậu Kiên
Thắm thoắt qua nửa học niên
Xóm Bèng trường chính giao nguyên năm phòng

Trường Trung học Triệu Phong rộng thoáng
Ngay cạnh đường cách khoảng rẻ vào
Sân chơi tứ phía tường bao
Trụ cờ chót vót cổng chào rỏ tên

Bốn phòng học luân phiên lịch biểu
Phòng cuối cùng tính liệu ngăn đôi
Thầy cô một nửa thảnh thơi
Nửa còn lại đấy là nơi văn phòng

Mỗi niên học luân vòng tuyển đủ
A - bờ - cờ thất - tứ vào ra
Bao mùa Hạ những chia xa
Bấy mùa khai giảng đậm đà nghĩa nhân

Trường thân thiện xa gần đồn đãi
Nhu cầu tăng buộc phải xây thêm
Bốn phòng vuông dãy kề bên
Từ nay tám lớp luân phiên học hành …

- Bổng thời thế !
               chiến tranh lan rộng
Tiếng bom rền pháo rúng gầm vang
Lặng nhìn quê phủ màu tang
Mạnh ai nấy chạy hàng hàng lấn chen

Nhìn khói lửa phủ đen làng mạc
Xót thị thành tan tác buồn đau
Tha hương nén lệ nuốt sầu
Nương thân xứ lạ nát nhàu ruột gan

Nhất - Nhị cấp đóng bàn ngăn lớp
Hòa Khánh nơi tập hợp trò thầy
Qua hai niên học giờ đây
Sau ngày đình chiến đồng quay trở về…

- Nhìn Hãn giang…
                        đầm đề nước mắt
Bởi đôi bờ chia cắt tạm thời
Hồi cư lắm cảnh buồn vơi!
Nửa còn đất sống -  nửa rời quê hương

Nửa không đất … đường đường lệ nhỏ
Đành tha hương ly tổ chốn phương
"Ngoáy"* nhìn đất mẹ thân thương
Ngùi ngùi nén khúc đoạn trường sầu rơi…

Kẻ về lại bời bời tấc dạ
Đắng lòng nhìn đất đá ngỗn ngang
Chung tay tái thiết xóm làng
Tháng ngày phục hóa đoạn trường gian nan

Trường lập mới xa gần đôi ngã
Điểm Long Hưng - điểm xã Triệu Trung …
Chiến tranh tái diễn đùng đùng
Dân tình tán loạn lại đồng tản di…

Tiếng súng trận đến thì vụt ngắt
Nước Việt đà thống nhất Bắc Nam
Hòa bình thương những tháng năm
Anh em ruột thịt đôi miền máu vơi!

Nay phục dựng xây đời sống mới
Trong  hoang tàn vun xới màu xanh
Dẫu đây trường cũ tan tành*
Góp tôn gạch vữa, tre tranh dựng trường…

Dòng thời cuộc khôn lường biến đổi
Trường mất tên định tuổi từ đây
Mười lăm năm ấy những ngày
Khắc ghi hình dáng trò thầy đượm hương…

Chừ nay dẫu muôn phương cách trở …
Ráng đồng về sẻ nhớ chia thương
Nghĩa tình năm tháng chung trường
Ngần bao kỷ niệm tỏ tường cùng nhau…

Nay vốn đã …
                    ngã màu sương gió
Sáu chục năm dẫu có đổi thay
Bốn tập ký ức ngất dầy
Sáu lần hội ngộ vơi đầy tỏa hương…

Đạo thầy trò muôn phương se thắt
Tình đồng môn thắt chặt mặn mà
Buồn vui …san sẻ gần xa
Ới a… ới ới… đậm đà nghĩa nhân

Sáu mươi năm vốn nhích dần
Đồng về hội ngộ một lần đông vui…
* Trên nền trường Trung học Nguyễn Hoàng cũ tại tỉnh lỵ Quảng Trị.
Văn Thiên Tùng- MV, 20/10/2019.
 
* Phương ngữ: Quay đầu nhìn lại ...