Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

BÀI THƠ : 'KHÓC CHỒNG" NỔI TIẾNG CỦA NỮ SỸ TƯƠNG PHỐ

BÀI THƠ :

'KHÓC CHỒNG" NỔI TIẾNG CỦA NỮ SỸ TƯƠNG PHỐ

Từ nỗi đau riêng, nữ sĩ Tương Phố đã viết nên ‘Giọt lệ thu’ bất hủ trong văn đàn Việt Nam.

Nữ sĩ Tương Phố sinh ngày 14/7/1900 ở Bắc Giang, nguyên quán ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Bà có tên thật là Đỗ Thị Đàm. Do bà chào đời tại Đồn Đầm xã Phượng Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh  Bắc Giang nên bà được đặt tên là Đàm để nhớ địa danh ấy (chữ Đàm nghĩa Hán văn là Đầm).

Sinh ra trong một gia đình Nho học, thân sinh của bà là nhà nho Đỗ Duy Phiên và bà Nguyễn Thị Yêm. Thân mẫu bà hiếm hoi, chỉ sinh được hai người con gái là Tương Phố và Song Khê. Hai chị em lúc nhỏ được cha dạy chữ Hán rồi học tiếng Pháp tại trường công lập ở tỉnh nhà Hưng Yên. Sau đó, bà Đỗ Thị Đàm lên học tại trường nữ Sư phạm Hà Nội.

1.jpg
 Nữ sĩ Tương Phố.

Năm 1915, khi đang là sinh viên trường Sư phạm Hà Nội, bà kết hôn với ông Thái Văn Du - sinh viên trường y, em ruột cụ Thái Văn Toản - Thượng thư Bộ Lại, triều Nguyễn thời Bảo Đại), người làng Quy Thiện, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị rồi sinh sống tại Hà Nội.

Hạnh phúc vừa chớm nở, Đỗ Thị Đàm sống cùng chồng chưa đầy một năm thì ông phải sang Pháp để học tiếp về y khoa. Sau đó, khi bà sinh con trai mới 6 ngày thì chồng bà là y sĩ Đông Dương nên Pháp điều đi tham chiến trong cuộc chiến tranh Pháp - Đức (1914-1918). Sang Pháp một thời gian, ông Du không chịu nổi giá rét mùa đông nên bị bệnh lao phổi rất nặng phải đưa về Huế điều trị rồi mất tại đó. Đường sá xa xôi cách trở, khi người vợ trẻ vào đến nơi để chịu tang chồng thì đã đến kỳ lễ cúng thất tuần, không được nhìn mặt chồng lần cuối. Tương Phố khi ấy mới đôi mươi, ôm nỗi buồn đơn lẻ nhớ thương người chồng xấu số đã viết những vần thơ lẫn trong những câu văn cảm thán mà thành tuyệt tác mang tên Giọt lệ thu nức tiếng một thời: Trời thu ảm đạm một màu/Gió thu hiu hắt thêm rầu lòng em/Trăng thu ngả bóng bên thềm/Tình thu ai để duyên em bẽ bàng…

Bút danh Tương Phố ngay từ đầu đã để lại ấn tượng trên văn đàn, dẫu chưa ai biết được bà là ai. Có thể nói nữ sĩ đã đem tiếng lòng cá nhân, đem tình cảm riêng tư sẻ chia với muôn kiếp người như một cách thi ca hóa, bất diệt hóa tình yêu và nỗi đau duyên phận.  Chính vì thế, cái tên Tương Phố từ đó đã đóng dấu trên văn đàn một thông điệp mang nỗi buồn trần thế.

2.jpg
 Tác phẩm 'Giọt lệ thu' nổi tiếng trên văn đàn.

Giọt lệ thu được hoàn thành từ mùa thu năm 1923, nhưng mãi 5 năm sau, đến năm 1928, nữ sĩ Tương Phố mới gửi đăng trên tạp chí Nam Phong. Câu chuyện tình duyên ngắn ngủi đầy nước mắt được viết bằng văn xuôi, xen lẫn những đoạn thơ lục bát và song thất lục bát đã làm cho nhiều người trong xã hội nước ta lúc bấy giờ vô cùng xúc động và ngưỡng mộ tài năng văn thơ của bà, đã tạo nên được những nỗi niềm rung động trái tim thân thiết với bao người đến thế. Tác phẩm này không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang xa tận nước ngoài. Từ những năm 30 của thế kỷ trước, nữ thi sĩ Pháp Jeanne Duclos-Salesses đã dịch Giọt lệ thu sang tiếng Pháp đăng trên báo Le Moniteur d’Indochina. Nhà danh cầm người Pháp De Gironcourt đọc được bài thơ này đã viết bản nhạc Khúc ca trên mộ. Năm 1940, khi sang Việt Nam, ông đã tìm đến Phúc Yên (Vĩnh Phúc) để thăm bà Tương Phố và tặng bà bản nhạc này.

Sau Giọt lệ thu, nữ sĩ Tương Phố viết tiếp Tái tiếu sầu ngâm, Khúc thu hận, Mưa gió sông Tương… Dường như, cả sự nghiệp của bà chỉ xoay quanh nỗi niềm thương nhớ người chồng xấu số, cũng là để khóc thương chính thân phận mình. Đặc biệt, tuy chỉ viết về nỗi lòng riêng nhưng thơ Tương Phố đã có nhiều thành công, nhất là những bài lục bát và song thất lục bát. Khi viết tập sách Nét bút giai nhân, nhà thơ Quách Tấn đã xếp nữ sĩ Tương Phố ngồi chung chiếu thơ với Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Ngọc Hân Công chúa. Ông cho rằng trong Giọt lệ thuMưa gió sông Tương có nhiều câu tuyệt tác có thể đặt cạnh Chinh phụ ngâm, Ai tư vãn mà không thấy thẹn.

di-nh-n-thi-s-tng-ph-ti-lt.jpg
 Di ảnh nữ sĩ Tương Phố ở Đà Lạt.

Năm 1954, bà di cư vào Nam cùng với con trai, sinh sống tại thành phố Đà Lạt rồi sống và gắn bó ở đó gần 20 năm. Nhiều lần bà muốn cùng con trai ra Huế thăm lăng mộ của ông Thái Văn Du nhưng vì thời chiến tranh đi lại khó khăn và mất liên lạc với người thân ngày xưa ở quê chồng nên không biết đâu mà tìm. Năm tháng trôi qua, bà cứ canh cánh bên lòng một nỗi niềm thương nhớ, day dứt.

Nữ sĩ Tương Phố mất năm 1973 và được chôn cất trên một đồi thông  dưới chân đèo Mimosa thuộc dãy Langbiang. Từ khi bà nằm xuống, ngọn đồi ấy mang tên Tương Sơn như để nhắc nhớ về người nằm  đó - nữ sĩ Tương Phố.

KHÓC CHỒNG
 
Ngoảnh lại trời Nam lệ chứa chan
Lửa hương thôi đã lỗi muôn vàn
Thương chàng vỡ lỡ đường danh vọng
Tủi thiếp bơ vơ nỗi đoạn tràng
Chiếc bách dòng trôi e sóng cả
Nửa chăn bụi lấp ngại canh tàn
Từ đây non nước người xa vắng
Chi xiết lòng em mộng bẽ bàng
Nữ sĩ Tương Phố.

Tương Phố

Giọt lệ thu

Bao giờ quên được mối tình xưa 
Sinh tử còn đau mãi đến giờ 
Giấc mộng tìm nhau tìm chẳng thấy 
Mênh mang biển hận, hận không bờ 

Trời thu ảm đạm một mầu 
Gió thu hiu hắt thêm rầu lòng em 
Trăng thu bóng ngả bên thềm 
Tình thu ai để duyên em bẽ bàng 

Sầu thu nặng lệ thu đầy 
Vì lau san sát hơi may lạnh lùng 
Ngổn ngang trăm mối bên lòng

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG

 
VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG
 Nguồn từ tác giả Trần Áng Sơn.
 
Nguyễn Thị Hoàng (sinh 1939) là một nhà văn, nhà thơ nữ Việt Nam. Bà sinh ngày 11/12/1939 tại Huế. Năm 1957, bà chuyển vào sinh sống ở Nha Trang rồi đến năm 1960 bà vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và Luật nhưng bà bỏ ngang, không học hết mà lên Đà Lạt dạy học.
Đến năm 1966, bà chuyển sang chuyên tâm viết tiểu thuyết. Cùng với văn xuôi, Nguyễn Thị Hoàng còn tham gia sáng tác thơ và từ đó bà trở thành một người nổi tiếng trong giới văn nghệ chuyên viết về những mâu thuẫn nội tại của giới trẻ Sài Gòn trong suốt thập niên 1960. Theo Phạm Chu Sa, Nguyễn Thị Hoàng là một trong những nhà văn nữ tài năng thật sự và tên tuổi đã được khẳng định ở miền Nam trước 1975. Bà có những tiểu thuyết với giọng văn trau chuốt bóng bẩy và là một trong vài tác giả có sách bán chạy nhất thời đó
Sau sự kiện 30/4/75, bà hầu như biến mất khỏi giới nghệ thuật và sống một cuộc sống yên lặng đến tận 1990, khi bà cho ra đời Nhật ký của im lặng. Vào năm 2007, bà lại xuất hiện qua một tùy bút nhan đề “Nghĩ từ thơ Thái Kim Lan” được đăng trên Tạp chí Văn hoá Phật giáo (số xuân Mậu Tí, 12/2007).\
Tác phẩm văn xuôi : Tác phẩm đầu tay của bà có nhan đề Vòng tay học trò được dưới bút danh Hoàng Đông Phương. Đây là một tiểu thuyết hiện sinh mô tả vấn đề tình yêu, tình dục giữa một cô giáo tên Tôn Nữ Quỳnh Trâm và học trò Nguyễn Duy Minh được đăng dưới hình thức nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa. 9 Ng Thi hoang 6Tác phẩm trở thành một trong những tác phẩm gây tranh cãi nhất thời kỳ này, và về sau được tái bản nhiều lần.
Ngoài “Vòng tay học trò” (1966), Nguyễn Thị Hoàng còn sáng tác nhiều tác phẩm khác. Một số tác phẩm khác :
Trên thiên đường ký ức (1967) – Tuổi Saigon (1967) – Vào nơi gió cát (1967) – Cho những mùa xuân phai (1968) – Mảnh trời cuối cùng (1968) – Ngày qua bóng tối (1968) – Về trong sương mù (1968) – Ðất hứa (1969) – Một ngày rồi thôi (1969) – Vực nước mắt (1969) – Tiếng chuông gọi người tình trở về (1969) – Vết sương trên ghế hồng (1970)
Các tập thơ: Sầu riêng (1960) – Kiếp đam mê (1961) (theo Wikipedia)
 
VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG VÀ TIỂU THUYẾT “VÒNG TAY HỌC TRÒ”
Trần Áng Sơn.
 
Trong số những nhà văn nữ ở miền Nam, trước 1975 – Nguyễn Thị Hoàng là nhà văn nữ có sức sáng tác sung mãn nhất, bà viết rất đều tay, văn phong riêng biệt, thắm đẫm cảm xúc. Văn thật như chính cuộc sống của nhà văn…
Người theo dõi ngòi bút của bà, đều cảm nhận Nguyễn Thị Hoàng có hoài bão lớn, và để thực hiện, tôi có cảm giác nhà xuất bản Hoàng Đông Phương, bước đi đầu tiên đặt nền tảng cho một sự nghiệp, mà tác giả có khát vọng trở thành nữ tiểu thuyết gia hàng đầu Mỹ, Pearl Buck.
Tôi viết những dòng này, thời điểm – trong tay – không có 1 tác phẩm nào, như một tài liệu, để gọi nói có sách, mách có chứng. Nhưng, vì quá yêu ngòi bút của bà, khởi đi từ chi tiết rất xa xăm – bài thơ Lạ rứa ! – do 1 người bạn ở Huế chép tặng 1957 – tôi thực hiện cuộc trở về trong sương mù, viết bằng ký ức, cảm xúc. Cũng rất có thể, tôi bị lạc lối, nhưng tấm lòng dành cho bài thơ Lạ rứa ! vẫn như xưa.
Từ 1967 đến 1970, bà đã xuất bản được 16 tác phẩm , 2 tái bản, quả là con số kỷ lục, khó 1 nhà văn nào dám ước mơ theo kịp ! Nói một cách khiên cưỡng, liệu có thể ví bà với nhà văn Lê Văn Trương, nhà văn độc nhất vô nhị, số tác phẩm lên tới con số 200 trong 59 năm hiện hữu ở cõi tạm, Lê Văn Trương để lại cho đới 125 tác phẩm trong số 200 cuốn. Ông là một hiện tượng, có lẽ còn lâu lắm mới có người thứ 2 theo kịp.
Trở về Nguyễn Thị Hoàng, đó là tên thật , bút hiệu khác Hoàng Đông Phương, nữ sinh Trung học nữ Đồng Khánh (Huế) sinh viên năm thứ 2 Đại học Luật, Văn khoa Saigon. Bà từng là giáo sư việt văn (trung học) ở Đà Lạt. Viết tiểu thuyết từ năm 25, quả tài năng Nguyễn Thị Hoàng, được xem như, một bối cảnh mang dáng dấp tàng kinh các- chỉ cần nhớ lại bài thơ Lạ rứa! đã là 1 chứng minh có tài năng, khi cỏn ngồi trên ghế nhà trường.
Tôi nghĩ, Nguyễn Thị Hoàng có thể tự nhủ như thế, khi đặt tay lên tác phẩm, cảm thấy chữ nghĩa trong từng trang sách đang ngỏ lời tri ân đối với người đã viết ra , tạo cho chúng cuộc sống vĩnh cửu. Đó là phút giao cảm giữa tác giả và tác phẩm.
9 Ng Thi hoang 3Là nhà văn, nhà thơ, nếu chưa được những giây phút ấy, thì kể ra là điều đáng tiếc, và nên xem lại, mình đã tạo ra những đứa con tinh thần ấy trong khung cảnh nào ? …
Hình như, tôi vừa mộng du trên trang giấy, đi tìm một Nguyễn Thị Hoàng của ngày xửa, ngày xưa.
Sau 1975, tôi gặp một Nguyễn Thị Hoàng hơi hơi khác, thậm chí, có lúc tự hỏi, phải chăng đây còn là Nguyễn Thị Hoàng – Hòang Đông Phương ? Trước mặt tôi, là 1 người đàn bà có dáng dấp sang trọng, sành điệu, có đôi nét như mệnh phụ, phu nhân ? Một Nguyễn Thị Hoàng như thế, thì thật khó gần, và cho đến bây giờ, tuy gặp vài lần, nhưng tựa hồ chẳng hề quen ! Cái cảm giác gìn giữ, khi đọc bài thơ Lạ rứa ! Hình như nó đang luồn lách xa khỏi tiềm thức của tôi. Tôi nhớ có 1 lần, khi Euro 1982 vừa kết thúc, bình luận về đá banh (lúc ấy chưa dùng từ bóng đá) là mốt – người ta nói về đá bóng ở bất cứ nơi nào, dễ dàng đi đến chỗ dễ đồng cảm. … tôi nghĩ về Nguyễn Thị Hoàng từa tựa là một trong số ấy !
Tôi gặp bà ở Câu lạc bộ, khi đang ngồi cùng Phong Sơn, trên bàn có bia hơi. Phong Sơn rủ tôi cùng ngồi chung bàn và giới thiệu Nguyễn Thị Hoàng. Trước tôi, khi ấy, Nguyễn Thị Hoàng, với cách trang phục, như cố níu kéo thời gian chậm lại. Bà nói chuyện say sưa về bóng đá, về đội tuyển Pháp, sau khi đoạt chức vô địch Euro 82, nói về thủ môn J.Bat (…) .
Ngồi đối diện với Nguyễn Thị Hoàng, nghe say sưa nói chuyện bóng đá, ngắm nhìn gương mặt, tôi chợt liên tưởng đến nét quí phái, đài các trong gia đình cự phú. Bỗng dưng, tôi cảm thấy có 1 khoảng cách so với Nguyễn Thị Hoàng …! Tr Blogger 2Người phụ nữ đắm say trong thế giới hình tượng Vòng tay học trò đâu rồi ?! …
Mấy năm sau, cánh cửa văn học hé mở, không khí văn chương nhộn nhịp hẳn lên. Tôi cặm cụi viết, bù lại thời gian đã mất. Nguyễn Thị Hoàng cũng hoàn thành tác phẩm NHẬT KÝ,với độ dày 5, 6 trăm trang? Nguyễn Thị Hoàng rất tự tin thành công, như từng thành công trong quá khứ.
Và, NHẬT KÝ đã nhận lãnh ngay hậu quả của chủ quan thô thiển. Nguyên nhân thì nhiều, lịch sử luôn luôn là bài học bổ ích, một bậc thầy luôn luôn công bình, nghiêm khắc !
Lâu rồi, không gặp lại Nguyễn Thị Hoàng. Gần đây, tôi ghé thăm Phong Sơn, lại được nghe anh nhắc tới người đàn bà đẹp, theo cách gọi riêng tôi. Mới đây thôi, Nguyễn Đạt cho tôi xem chân dung ảnh Nguyễn Thị Hoàng chụp chung với Nguyễn Thị Thụy Vũ… và dĩ nhiên có cả Nguyễn Đạt – tôi mừng, vì nhận thấy trong ảnh, vẫn còn một Nguyễn Thị Hoàng như thuở nào – nhưng duyên bút nghiên đã lạt phai. Đúng, biết lẽ nào bỗng dưng tôi thở dài rồi !
 (theo Trần Áng Sơn)

 


 
 

Kiễn Trúc sư : NGÔ VIẾT THỤ


 

KIẾN TRÚC SƯ NGÔ VIẾT THỤ 
(Sưu tầm ,nguồn từ Wikipedia) 
 

NgôViếtThụ(1926–2000) viện sĩ danh dự của viện kiến trúc Hoa Kỳ ,là một kiến trúc sư nổi tiếng người Việt Nam. Ông là tác giả nhiều công trình kiến trúc hiện đại như Nhà thờ Phủ Cam, Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn,...
Tiểu sử
Ông sinh ngày 17 tháng 9 năm 1926, tại làng Lang Xá, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955.
Ông lập gia đình với bà Võ Thị Cơ từ năm 1948, trong khi theo học dự bị kiến trúc tại trường Cao đẳng Kiến trúc tại Đà Lạt (tên cũ của Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở tại Thành phố Đà Lạt). Ông bà có tám người con, trong đó có một người con, tiến sĩ Ngô Viết Nam Sơn, cũng là một kiến trúc sư và đô thị gia và hiện đang làm công tác tư vấn thiết kế và giảng dạy tại Việt Nam, Á Châu, và Bắc Mỹ.
Hoạt động ở Âu châu
Trong giai đoạn 1950–1955, ông là sinh viên ngành kiến trúc tại trường Mỹ thuật Quốc gia Paris Hoa Kì. Năm 1955, ông nhận giải nhất Giải thưởng lớn Rôma về kiến trúc, thường được gọi là khôi nguyên La mã, và tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G.. Trong thời gian 1955–1958, ông lưu trú tại Biệt thự Medicis của viện hàn lâm Pháp tại Roma để làm nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc. Các triển lãm kiến trúc, quy hoạch, và hội họa hàng năm của ông và các bạn khôi nguyên La mã trong suốt ba năm, đều được vinh dự có tổng thống Pháp và Ý đến cắt băng khánh thành.
Hoạt động thời Việt Nam Cộng hòa
Bảng đồng ở Dinh Độc Lập, một trong những công trình kiến trúc quy mô nhất của Ngô Viết Thụ
Từ năm 1960, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về Việt Nam Cộng Hòa làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Chính quyền và dư luận lúc ấy rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính quốc gia mới. Rất tiếc là vì lý do thời cuộc và kinh phí eo hẹp, dự án này không thực hiện được.
Ông mở văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ tại 104 Nguyễn Du và số 8 Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Ông thiết kế nhiều đồ án quy hoạch có giá trị khác như Quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức (1962), Quy hoạch cảnh quan Công trường Mê Linh năm 1961 cùng với nhà điêu khắc Nguyễn Văn Thế, Quy hoạch Hội chợ Quốc tế và thiết kế kiến trúc khu nhà triển lãm chính của Việt Nam tại Thủ Đức (hoàn tất thiết kế nhưng không xây dựng do thời cuộc, 1963), đồ án quy hoạch cho khoảng chừng 30 đô thị, tỉnh lỵ, và thị xã mới tại miền Nam Việt Nam (trong đó có Quảng Tín, Vị Thanh, Cheo Reo).
Ông là thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG (Société des Architectes Diplômés par le Gouvernement) từ 1955 và thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt Nam từ năm 1958. Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) đồng lúc với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin. Sau năm 1975, Ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh các nhiệm kỳ I, II, III, và IV. Ông là thành viên tổ chuyên gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thời gian đương nhiệm của ông Kiệt.
Ông đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Nổi bật là Dinh Độc Lập (1961–1966),[1][2] Viện Đại học Huế (1961–1963), Viện Nguyên tử Đà Lạt (nay thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) (1962–1965), Khu công nghiệp An Hòa Nông Sơn, Nhà máy dệt Phong Phú, Khách sạn Hương Giang 1 tại Huế (1962), Nhà thờ chính tòa Phủ Cam (1963), Xây dựng mở rộng Khu Hội nghị Quốc tế tầng trên cùng của Khách sạn Majestic,
Thương xá Tam Đa (Crystal Palace), trường Đại học Nông nghiệp Thủ Đức (1975).
Ngoài ra ông còn là tác giả của các công trình Tòa Đại sứ của Việt Nam tại Anh (1959), Biệt thự góc Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch (trước là tư gia của ông bà Ưng Thi, nay là Tòa Lãnh Sự Trung Quốc), Chung cư Pháp góc đường Điện Biên Phủ và Trần Quốc Thảo, Tháp Tiêu Năng Khu cửa ngõ vào Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh từ đường Điện Biên Phủ, Trung tâm Innotech (1975), Quần thể Việt Nam Quốc Tự (chỉ xây dựng được khoảng 1/8 vì lý do thời cuộc), Quy hoạch Kiến trúc Khu Thánh địa La Vang (với điêu khắc của điêu khắc sư Nguyễn Văn Thế), và Câu lạc bộ Thủy Thủ Quảng Ninh.
Đáng tiếc là một số công trình quan trọng của ông đã bị thay đổi thiết kế nguyên bản vì lý do kinh phí hay lý do khác, do đó chỉ giữ được phần nào quy mô chứ không còn thể hiện đúng phong cách thiết kế của ông, như Nhà thờ chính tòa Vĩnh Long (1963), Trụ sở Hàng không Việt Nam (1972), Nhà thờ Bảo Lộc (1995).
Ông cộng tác với nhiều kiến trúc sư khác trong các công trình trường Đại học Y khoa Sài Gòn (trưởng nhóm kiến trúc sư Việt Nam, cộng tác với nhóm kiến trúc sư Mỹ Smith Hinchman & Grylls từ Michigan), Cung Nghệ thuật Quốc tế tại Paris (cộng tác với các kiến trúc sư Oliver Clément Cacoub và Paul Tournon), và Chợ Đà Lạt (chỉnh sửa lại mặt tiền và tổng thể thiết kế trước đó của kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức, bổ sung thêm thiết kế cầu nổi, khách sạn, và các khu phố lầu bao quanh chợ, quy hoạch mới tổng thể chợ với công viên và đại lộ chính đi vào chợ, 1958–1962).
Hoạt động sau năm 1975
Sau năm 1975 Ngô Viết Thụ ở lại Việt Nam và thiết kế Ty Thủy lợi Đắc Lắc (1976), Bệnh viện Sông Bé 500 Giường (1985), Khách sạn Century Huế (1990), phác thảo chùa Trúc Lâm Đà Lạt (sau này do một nhóm kiến trúc sư Lâm Đồng tiếp tục thực hiện phần khai triển chi tiết và thi công). Trên quy mô rộng hơn, ông cộng tác trong Quy hoạch Tổng Mặt Bằng của Hà Nội (đến năm 2000), và Quy hoạch Hải Phòng. Ông là thành viên ban giám khảo quốc tế trong cuộc thi thiết kế quy hoạch Nam Sài Gòn (1993).
Qua đời
Ông đột ngột qua đời ngày 9 tháng 3 năm 2000 tại nhà riêng số 22 Trương Định, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh do đột quỵ.
Đóng góp nghệ thuật
Bức tranh Sơn hà cẩm tú thái bình thảo mộc của Ngô Viết Thụ trưng bày tại Dinh Độc Lập, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, ông còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội họa với các bức tranh nổi tiếng Thần tốc, Hội chợ, Bến Thuyền, và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong Dinh Độc Lập, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m. Ông tổ chức nhiều triển lãm cá nhân về quy hoạch, kiến trúc, điêu khắc, và hội họa, trong đó có triển lãm tại Tòa Đô chính (1960), tại Nhà Triển lãm Công viên Tao Đàn (1963) và tại Viện Kiến trúc Philippines ở Manila (1963), triển lãm lưu động tại Viện Smithsonian và một số thành phố khác tại châu Âu (hàn lâm viện Pháp tại Rome và Paris 1956, 1957, 1958) và tại Mỹ (1963).
Ông cũng là một nghệ sĩ điêu khắc (tác phẩm điêu khắc kim loại đặt trước toà đô chánh, nay không còn), và thành thạo các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, và là một nhà thơ có tài, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.
Nguồn sưu tầm từ Internet,

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

TẠ TỴ, VỚI HÀ NỘI (1921-2004)

TẠ TỴ, VỚI HÀ NỘI 
 

Tạ Tỵ (1921-2004) tên thật là Tạ Văn Tỵ, sinh ngày 3-5-1921 (tức ngày 26-3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Trong giấy khai sinh của ông ghi ngày 24-9-1922, vì khai muộn mất một năm. Từ khi còn là một sinh viên, Tạ Tỵ đã thành danh khá sớm. Năm 1941, nhờ nhận một giải thưởng tranh, ông được đến thăm kinh đô Huế.
Năm 1943, ông tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Và cũng năm này, bức tranh “Mùa hè” của Tạ Tỵ đoạt một giải thưởng của Salon Unique.
Năm 1946, chiến tranh nổ ra giữa Việt Minh và Pháp, Tạ Tỵ cùng với nhiều hoạ sĩ VN khác, đã tham gia mặt trận Việt Minh chống Pháp và ông là người thầy dạy mỹ thuật đầu tiên trong Liên khu 3. Tác phẩm “Nhớ Hà Nội” năm 1947 (20×25 cm) được Tạ Tỵ vẽ trong giai đoạn này.
Tháng 5-1950, Tạ Tỵ rời khỏi vùng kháng chiến để trở về Hà Nội. Ông viết cho một người bạn rằng “Cách suy nghĩ của tôi không hợp với kháng chiến sau mấy năm chung sống với họ”. Bắt đầu từ đầu thập niên 1950, ngoài tài vẽ chân dung hí hoạ, ông còn sáng tác trên nhiều lĩnh vực khác, như: truyện, thơ, kịch bản, bút ký...
Năm 1951, ông triển lãm 60 bức tranh tại Hà Nội. Sau 1954, ông vào Nam và sống ở Sài Gòn. Ở đây ông đã phục vụ trong quân đội VNCH với cấp bậc sau cùng là trung tá trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị. Năm 1956, ông triển lãm hơn 60 bức tranh đầu tiên tại Sài Gòn. Và năm 1961, ông triển lãm lần thứ hai 60 bức tranh lập thể và trừu tượng cũng ở nơi đó.
Năm 1975, sau thời gian học tập cải tạo, ông cùng vợ con vượt biển đến Malaysia và đi định cư tại Hoa Kỳ. Trong thời gian sống tại nước ngoài, Tạ Tỵ lại tiếp tục sáng tác. Năm 2003 sau khi vợ ông qua đời tại Mỹ, ông quyết định trở về VN với ước vọng sống những ngày cuối cùng ở quê hương mình. Vào 10 giờ sáng 24-8-2004 (mùng 9-7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, quận 5, TP.HCM, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.
Sự nghiệp của ông, về hội họa:
- 1951: triển lãm 60 bức tranh tại Hà Nội.
- 1956: cuộc triển lãm hơn 60 bức tranh đầu tiên tại Sài Gòn.
- 1961: Cuộc triển lãm lần thứ hai 60 bức tranh lập thể và trừu tượng ở Sài Gòn.
Tác phẩm của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện nghệ thuật quốc tế ở Tokyo, San Francisco, New York và Paris.
Về văn chương:
- Những viên sỏi (tập truyện, NXB Nam Chi tùng thư, 1962)
- Yêu và thù (tập truyện, NXB Phạm Quang Khai, 1970)
- Mười khuôn mặt văn nghệ (nhận định văn học, NXB Nam Chi tùng thư, 1970)
- Phạm Duy còn đó nỗi buồn (NXB Văn sử học, 1971)
- Cho cuộc đời (thơ, NXB Khai Phóng, 1971)
- Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay (nhận định văn học, NXB Lá Bối, 1972)
- Bao giờ (tập truyện, NXB Gìn vàng giữ ngọc, 1972)
- Nghĩ (tạp văn, NXB Khai Phóng, 1974)
- Ðịa ngục (hồi ký, NXB Thằng Mõ, 1985)
- Khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi (hồi ký, NXB Thằng Mõ, 1990)
- Xóm nhà tôi (tập truyện, NXB Xuân Thu, 1992)
Tạ Tỵ là một nghệ sĩ đa tài. Ban đầu ông có vẽ sơn mài, cùng thời kỳ với những họa sĩ như Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Nguyễn Tư Nghiêm... Nhưng ông được biết đến nhiều hơn cả khi đi theo trường phái tranh lập thể. Tạ Tỵ là người gắn bó và đi đầu trong phong cách hội họa lập thể ở VN từ thập niên 1940 đến 1960; sang thập niên 1970, ông chuyển sang phong cách trừu tượng.
Tuy sống trong thời kỳ hai miền VN chia cắt, nhưng người ta không tìm thấy bóng dáng chiến tranh trong hội họa Tạ Tỵ. Một mảng tranh được công chúng biết đến nhiều là những bức ký họa do Tạ Tỵ vẽ về những nghệ sĩ mà ông quen biết. Những bức chân dung các nghệ sĩ như Đái Đức Tuấn, Vũ Hoàng Chương, Trịnh Công Sơn... có thể tìm thấy nhiều trên sách báo miền Nam VN trước 1975 và được giới nghệ sĩ đánh giá cao.
Ngoài hội họa, ông còn nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực sáng tác: truyện, thơ, kịch bản, bút ký... Trong hơn nửa thế kỷ sáng tác, Tạ Tỵ đã để lại nhiều tác phẩm với các thể loại khác nhau.
Ðề tựa cho tuyển tập truyện ngắn “Những viên sỏi” của Tạ Tỵ xuất bản lần đầu tiên, nhà văn Nguyễn Hoạt viết: “Tôi nhận thấy trong con người Tạ Tỵ cũng như trong tác phẩm văn chương của anh, cái đáng yêu nhất, đáng quý nhất vẫn là ‘Tình thương’ chân thành, một ‘Tình thương’ do sự khích động qua xúc cảm mà bật ra, chứ không phải là một thứ văn chương hời hợt, giả tạo”.
Nguồn ảnh bài  : sưu tầm từ Internet &FB Nguyễn Phú Yên
 


 
THƠ TẠ TỴ
NHỮNG CON ĐƯỜNG HÀ NỘI
 
Nửa đêm không ngủ
Nhớ về Hà Nội mến thương
Hà Nội ơi Hà Nội
Tương tư thức trắng canh trường
Hà Nội của tôi
Của một triệu người lìa Hà Nội
Bỏ quê hương bỏ cả phố phường
Đánh mất tuổi thơ, chôn vùi kỷ niệm
Bỗng đêm nay sống lại trong tôi
Những con đường Hà Nội mến thân ơi
Hỡi những con đường
Có từ lúc tôi ôm bầu sữa mẹ
Những vỉa hè quen thuộc tự ngày xưa
Những vỉa hè phơi nắng dầm mưa
Chân chập chững theo chiều tay mẹ dắt
Rồi nhớn lên
Giữa những con đường dằng dặc
Tiếp nối nhau theo bờ ngói xiêu xiêu
Tiếp nối nhau như tay của người yêu
Truyền hơi thở khi gió mùa đến sớm
Những con đường
Những con đường rờn rợn
Tiếng chân người lạnh lẽo gõ đêm khuya
Nghe than van từng điệp khúc não nề
Nghe rỉ rả mưa phùn lầy lội
Nghe rụng xuống dưới chân tường sám hối
Những thân tàn rũ gục chết mùa đông
Từng âm thanh gờn gợn buốt trong lòng…
Hà Nội, ôi Hà Nội!
Hà Nội của tôi
Với hình ảnh mẹ già khắc khoải
Với em thơ mòn mỏi đếm ngày xanh
Vọng tiếng thời gian bóng xế ngang mành
Nghe thương nhớ nghẹn ngào trong ngực
Đường phố cũ chôn vùi uất ức
Thanh xuân nào e ấp giữa bàn tay
Vào chợ đời đánh mất tuổi thơ ngây
Nhìn mắt trắng buồn tênh cười thế sự
Những con đường
Ôi, những con đường cũ
Chiều phế hưng nằm ngủ dưới thời gian
Lớp bụi đời phủ trắng màu tang
Trong im lặng của bao người Hà Nội
Mà năm tháng chưa xóa mờ tội lỗi
Cứ đêm đêm từ năm cửa ô xa
Hát vọng về theo những canh gà
Tiếng sênh phách hú hồn ma quỷ
Bánh xe nghiến mặt đường rền rĩ
Tóc ca nhi chảy ướt vũng bùn nhơ
Hà Nội ơi! Vỡ nát cả mong chờ
Hà Nội, chao ôi Hà Nội
Hà Nội với những con đường đọng tím
Những con đường câm nín
Những con đường chết lịm ở tim tôi.
Tuổi hoa niên từng hát khúc yêu đời
Và nhảy múa khắp nẻo đường Hà Nội
Bao thương mến với bao nhiêu bối rối
Trôi về đây tàn phá cõi tâm linh
Trắng đêm thâu, trắng cả khối chân tình
Từng xác lá thu về vàng lối cỏ
Mùa úa héo dâng đầy đôi mắt nhỏ
Em ơi em! Có biết thuở nào khuây
Nhớ thương nhau qua những cánh đêm gầy
Nhìn gương mặt hãi hùng sau giấc ngủ.
Ôi, Hà Nội
Ôi những con đường cũ
Đâu hàng Bông hàng Trống với hàng Khay
Đâu hàng Đào khoe nõn những bàn tay
Những đôi mắt nhìn nhau sầu ly cách
Nước Hồ Gươm còn xanh màu cẩm thạch?
Tà áo ai còn đẹp buổi hoàng hôn?
Nhớ thương xưa nhạt nắng những khung tường
Nghiêng nghiêng xuống mặt hồ ôm bóng nước
Những con đường
Những con đường năm trước.
Của ngày xưa, xa lắm Hà Nội ơi
Đêm nay về ngự trị giữa lòng tôi
Đêm nay về, với năm cửa ô nghẽn lối.
Thao thức mãi, từng canh gà báo vội
Rạng đông nào gối lệch tóc đêm sâu
Ở ngoài kia, bóng tối đã phai mầu!..
(trích thi phẩm Cho cuộc đời, 1966)
 
THƯƠNG VỀ NĂM CỬA Ô XƯA
 
Tôi đứng bên này vĩ tuyến
Thương về năm cửa ô xưa
Quan Chưởng đêm tàn dẫn lối
Đê cao hun hút chợ Dừa
Cầu Dền mưa dầm lầy lội
Gió về đã buốt lòng chưa?
Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ
Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cầu Giấy đường hoa phượng vĩ
Nhớ nhung biết mấy cho vừa…
Cửa ô ơi, cửa ô
Năm ngả đường đất nước
Trôi từ vạn nẻo sông hồ
Nắng mưa bốn hướng đổ vào lòng Hà Nội
Gục đầu nhớ tiếng võng đưa!…
Có biết chăng ai, mái tóc bồng bềnh chảy xuôi ý đẹp
Có nhớ chăng ai, lệ nào ướt đẫm tình người
Tê tái tiếng cười
Từng cánh hoa đời khép lại
Thương về năm cửa ô xưa!…
(1955).
 

 

Nhà thơ CUNG TRẦM TƯỞNG ( 02/1932- 10/2022)

   Nhà thơ CUNG TRẦM TƯỞNG

 qua đời hôm qua 9-10/2022. tại Mỹ, hưởng thọ 90 tuổi.

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng


Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả nhiều bài thơ nổi tiếng như “Mùa thu Paris”, “Chưa bao giờ buồn thế” (nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành “Tiễn em”), “Khoác kín” (Phạm Duy phổ nhạc thành “Chiều đông”)… qua đời ngày 9/10 tại Minnesota, Hoa Kỳ.
BBC News Tiếng Việt đã trao đổi với nhà thơ Huy Tưởng, nhà thơ Phan Ni Tấn, nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ, và nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc về di sản của thi sĩ Cung Trầm Tưởng.
Vài nét tiểu sử
Theo thica.net, nhà thơ Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thức Cần, sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 15 tuổi, và năm 17 tuổi vào Sài Gòn.
Năm 1952, ông sang Pháp học và tốt nghiệp Kỹ Sư tại Trường võ bị Không quân ở Salon-de-Provence.
Ông về nước năm 1957 và phục vụ trong không quân cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong năm này, ông có hai bài thơ xuất hiện trong tập “Đất đứng” của nhóm Quan Điểm, là “Mùa thu Paris” và “Vô đề” (thơ trường thiên).
Năm 1958, ông chủ trương tờ Văn Nghệ Mới và cộng tác với nhiều tạp chí như Sáng Tạo, Hiện Đại, Nghệ Thuật, Văn, Khởi Hành… Trong thời gian này, một số tác phẩm của ông được Phạm Duy chuyển thể thành nhạc.
Sau 1975, ở Sài Gòn, ông bị tù cải tạo 10 năm. Ông sang Hoa Kỳ định cư năm 1993, và ở đó tới khi qua đời ngày 9/10 vừa qua.

Bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên
Nhà thơ Phan Ni Tấn nói với BBC Việt ngữ ngày 12/10: “Tính từ năm 1959 tới năm 2012, nhà thơ Cung Trầm Tưởng đã xuất bản bảy tập thơ trong và ngoài nước có thể nói quá đủ để nhà thơ tạo nên một sự nghiệp thơ đồ sộ có giá trị trên văn đàn thi ca Việt Nam.
Thập niên 50, thơ Cung Trầm Tưởng đã có sắc thái rất mới và lạ, từ hình ảnh, ngôn từ và nhạc điệu luôn luôn được tác giả diễn tả bằng một tâm trạng kỳ thú với tất cả sự rung cảm chân thành. Ngay những sáng tác đầu tay, ông đã hiển lộ những tài hoa, sâu sắc, chân thật với chính mình và với người.”
Nhà thơ Huy Tưởng nói với BBC Tiếng Việt ngày 12/10:
“Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, trước sau như một người bộ hành, một tâm thức khám phá luôn hăm hở hướng về phía trước dù vẫn phải bước đi trên con đường có sẵn. Các thể loại cổ điển được ông thay biến nhẹ nhàng, linh hoạt, không khiên cưỡng thái quá mà tinh tế, tài hoa từ tiết tấu đến ngôn ngữ.
“Cung Trầm Tưởng cũng như nhiều thi sĩ cùng thời khác như Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên…đã đi ngang qua nhiều giai đoạn từ bình an đến khốc liệt của lịch sử nước nhà nên dòng thơ của ông cũng được phân chia thành hai thời kỳ rõ rệt: trước 1975, trữ tình và lãng mạn, chịu ảnh hưởng dòng thơ mới của Âu Châu nhất là các nhà thơ Pháp, góp phần làm tươi mới bầu khí còn bị vướng víu bởi nền thơ ca tiền chiến."
"Những tiết tấu mới lạ trong thơ ông đã làm nên khúc rẽ mạnh mẽ trong chuyển biến song hành đáng kể trên lãnh vực âm nhạc đối với nhạc sĩ Phạm Duy."
"Sau 1975, ông viết về chế độ tù ngục cùng đời sống vật vờ, kham khổ của đồng bào bị áp bức dưới sự cai trị hà khắc của chế độ độc tài, con người trở nên cam khó và vô vọng. “Những dấu chân ngang trên một triền phiếm định” là một trong năm tác phẩm tiêu biểu được viết và san định từ khi bị cầm tù cho đến lúc định cư tại Hoa Kỳ.”

Thơ phổ nhạc:

Bài thơ này được Phạm Duy soạn thành ca khúc “Tiễn em”
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc nói với BBC Việt ngữ ngày 11/10:
“Cung Trầm Tưởng là một nhà thơ nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975. Nổi tiếng vì thơ ông hay."
"Nổi tiếng còn vì thơ ông có phong vị lạ, hiếm thấy ở thuở ấy: khung cảnh và những mối tình ở Paris."
"Nhưng nổi tiếng nhất là khi nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc. Người ta có thể không đọc thơ ông, nhưng người ta không thể không nghe những bài hát phổ từ thơ của ông. Đó là những bản nhạc được xem là hay nhất của Phạm Duy. Sự kết hợp giữa thơ và nhạc làm lay động lòng người và, tôi đoán, làm tên tuổi Cung Trầm Tưởng sẽ còn lại mãi.”
Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ lại nghĩ khác. Nói với BBC Việt ngữ ngày 13/10, ông cho rằng: “Về thơ phổ nhạc, theo quan điểm của tôi, thì thơ Cung Trầm Tưởng vẫn là thơ và ai phổ nhạc thì đó là nhạc của họ."
“Thơ thứ thiệt không bao giờ liên quan tới nhạc hay nói một cách khác nhờ nhạc để nổi tiếng thì thơ của Cung Trầm Tưởng càng không, vì thơ Cung Trầm Tưởng khi bạn đọc lên đã đầy âm nhạc, vậy nên có thể nói các nhà âm nhạc đang “hát thơ” thì đúng hơn…"
"Với một thi sĩ đẹp sang cả như Cung Trầm Tưởng thì âm nhạc chỉ là một người bạn chung đường, mỗi người là một nỗi buồn không thể chia lìa trên cõi đời thi ca hoa mộng…”

Từ Hà Nội vào Sài Gòn:

Nhà thơ Phan Ni Tấn nói “Nhà thơ Cung Trầm Tưởng tuy sinh tại Hà Nội nhưng ông sớm quyết định bỏ vào Sài Gòn là một ý thức hệ vô cùng sáng suốt.”
Nhà thơ Huy Tưởng cho rằng “Quyết định rời bỏ quê nhà để vào miền Nam tự do đã làm nên một định phận hoàn toàn trái ngược nếu ông còn lưu lại Hà Nội: Sẽ không ai biết Cung Thúc Cần hay một thi sĩ Cung Trầm Tưởng là ai và làm gì (?), có chăng thì cũng chỉ một văn công nhạt nhòa đi về lập lờ sớm tối, nép mình trong lầm lũi, bất an, vô định…như một Văn Cao, Quang Dũng, Trần Dần, Lê Đạt…”

Di sản tác phẩm của nhà thơ Cung Trầm Tưởng:

Cung Trầm Tưởng bắt đầu làm thơ năm 15 tuổi (1947) và có tập thơ đầu tay tên là “Sóng đầu dòng” (chưa in).
“Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup Laubat (nay là Trung Học Lê Quý Đôn).
- Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học tại Trường Kỹ Sư Không Quân ở Salon-de-Provence.
Năm 1957, ông tốt nghiệp trở về nước làm trong ngành không quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.”
“Trong năm này, hai bài thơ của ông là “Mùa Thu Paris” và “Vô Đề” (thơ trường thiên) xuất hiện trong tuyển tập Đất Đứng của nhóm Quan Điểm (gồm Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng), và đã làm người đọc chú ý.
Năm 1958, ông đứng ra chủ trương tờ Văn Nghệ Mới và cộng tác thường xuyên cho các tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Nghệ Thuật, Văn, Khởi Hành…”
“Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc một số bài thơ của ông, đó là những bài “Mùa Thu Paris”, “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” (Phạm Duy gộp lại và lấy tên là “Tiễn Em”),
“Bên Ni Bên Nớ”, “Khoác Kín” (Phạm Duy lấy tên “Chiều Đông”), “Kiếp Sau”, “Về đây”…. Tổng cộng trong 13 bài thơ trong tập Tình Ca của ông thì sáu bài Phạm Duy chọn phổ nhạc.”
Vẫn theo Wikipedia, “Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về khí tượng, đậu tiến sĩ khí tượng học tại Đại Học Saint Louis. Sau đó, ông trở về Sài Gòn tiếp tục làm trong binh chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc cuối cùng là trung tá (1975).”
“Các tác phẩm của Cung Trầm Tưởng đã in: Tình Ca (Nhà xuất bản Công Đàn, Sài Gòn, 1959); Lục bát Cung Trầm Tưởng (Nhà xuất bản Con Đuông, Sài Gòn, 1970); Lời Viết Hai Tay (Nhà xuất bản Imn, Bonn, 1994; thơ tù cải tạo); Bài Ca Níu Quan Tài (tác giả tự xuất bản, Minnesota, Hoa Kỳ, 2001; thơ tù cải tạo); Một hành trình thơ (Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia, Hoa Kỳ, 2012).”
Nhưng có lẽ, một trong những đoạn thơ của Cung Trầm Tưởng được người đời nhớ nhất là “Lên xe tiễn em đi/Chưa bao giờ buồn thế/Trời mùa đông Paris/Suốt đời làm chia ly…” trong bài “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.
 
CHƯA BAO GIỜ BUỒN THẾ
 
Cung Trầm Tưởng
Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly
Tiễn em về xứ mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn
Không còn gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách
Ga Lyon đèn vàng
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng
Hôn nhau phút này rồi
Chia tay nhau tức khắc
Khóc đi em, khóc đi em
Hỡi người yêu xóm học
Để sương thấm bờ đêm
Đường anh đi tràn ngập lệ buồn em... oOo Tác phẩm của Cung Trầm Tưởng đã in:
-Tình ca (Nhà xuất bản. Công đàn, Sài Gòn, 1959)
-Lục bát Cung Trầm Tưởng (Nhà xuất bản. Con đuông, Sài Gòn, 1970)
-Lời viết hai tay (Nhà xuất bản. Imn, Bonn, 1994; thơ tù cải tạo)
-Bài ca níu quan tài (tác giả tự xuất bản, Minnesota, Hoa Kỳ, 2001; thơ tù cải tạo)
-Một hành trình thơ (Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia, Hoa Kỳ, 2012)
Bài và ảnh: Nguồn :Sưu tầm từ Internet. 


 

GS.NGUYỄN VĂN TRUNG, VỊ THẦY ĐÁNG KÍNH CỦA NHIỀU THẾ HỆ SINH VIÊN VĂN KHOA


VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN TRUNG, VỊ THẦY ĐÁNG KÍNH , VỪA QUA ĐỜI LÚC 21g30 NGÀY 19-10 (giờ CANADA), THỌ 92 TUỔI.
Ngô Thế Vinh



________
NGUYỄN VĂN TRUNG, NHÌN LẠI MỘT HÀNH TRÌNH TRÍ THỨC LẬN ĐẬN
Ngô Thế Vinh
Nguyễn Văn Trung sinh ngày 26-9-1930, tại làng Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; còn có bút hiệu là Phan Mai và Hoàng Thái Linh. Xuất thân trường Dòng Puginier và chủng viện Hoàng Nguyên trước khi chuyển qua học Chu Văn An, Hà Nội. Từ 1950 đến 1955 ông được gửi đi du học Âu châu, ban đầu ở Pháp rồi qua Bỉ, đậu cử nhân triết học Đại học Louvain, Bỉ. Năm 1955 về Sài Gòn dạy trường trung học Chu Văn An, và sau đó là Đại học Huế.
Năm 1961 ông trở lại Bỉ, trình luận án tiến sĩ về Phật Học cũng tại Đại học Louvain với đề tài: “La Conception Bouddhique du devenir, Essai sur la notion du devenir selon la Stharivanâda.”
Về nước ông dạy Triết và Văn ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn và Đại học Huế. Tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn, ông là Trưởng ban Triết Tây phương, có thời gian được bầu làm Khoa trưởng Đại học Văn khoa Sài Gòn (1969).
Sau 1975, không được trở lại giảng dạy, ông chỉ có thể làm công việc nghiên cứu văn học và triết học tại Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TP. HCM, với một chuyển hướng quan trọng, ông tập trung vào nghiên cứu văn hóa miền châu thổ Sông Cửu Long với thành quả là bộ sách "Lục Châu Học", ông cũng có công phát hiện cuốn sách quốc ngữ đầu tiên: "Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản", do cơ sở J. Linage Saigon xuất bản năm 1887, tiến tới phủ nhận tác phẩm "Tố Tâm" xuất bản năm 1925 ở ngoài Bắc bấy lâu vẫn được xem là áng văn quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.
Mười tám năm sau 75, từ cuối 1993 Nguyễn Văn Trung đã cùng với gia đình rời Việt Nam, sang đoàn tụ với người con trai lớn Nguyễn Quốc Bảo là boat people đang định cư tại Montréal, Canada. Và sau đó, Nguyễn Văn Trung vẫn có những chuyến về thăm Việt Nam, sang Mỹ và Pháp.
Trong loạt bài Nhìn những chặng đường đã đi qua, khi đã qua khá xa tuổi “cổ lai hy”, Nguyễn Văn Trung viết: “… tôi sống một đời sống ít nhiều khắc khổ, một cách tự nguyện, không nghiện rượu, thuốc lá, cà phê, chỉ nghiện hay say mê một thứ: cầm bút viết, không hẳn vì người đọc mà trước hết vì chủ yếu tôi sống thì phải viết, như phải ăn phải thở, thế thôi.” [3] Nhu cầu viết với Nguyễn Văn Trung như một phong cách sống, chỉ có điều những tập “Nhận Định” 8- 9-10 và những trang viết của ông về sau này, do tuổi tác đã không còn những nét sắc sảo cuốn hút như phong độ của tuổi thanh xuân.
Ở miền Nam giai đoạn 1955-1975, Nguyễn Văn Trung không chỉ là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu phê bình mà ông còn là một nhà báo, viết mấy trăm bài báo đủ mọi thể loại, là một cây viết phân tích bình luận nổi tiếng về chính trị, xã hội và văn hoá; rất có ảnh hưởng trên tầng lớp tuổi trẻ thanh niên sinh viên, cùng các bước nhập cuộc với các hoạt động xã hội và dấn thân.
Trong giới trí thức Công giáo, nổi trội có ba người là Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung và Nguyễn Ngọc Lan được xem là nhóm Công giáo khuynh tả, phản chiến, kêu gọi hòa bình, hòa hợp và hoà giải dân tộc – cụm từ thời thượng gọi họ là Thành phần thứ Ba. Nguyễn Văn Trung đã cùng một số đồng nghiệp tham gia tuyệt thực đòi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trả tự do cho các sinh viên tranh đấu – trong đó có cả đám sinh viên cộng sản nằm vùng và ông cũng từng là thành viên trong Chủ tịch Đoàn Ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (1970).
TÁC PHẨM
Nguyễn Văn Trung có một sự nghiệp trước tác phong phú và đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực: từ sách giáo khoa, tới sách nghiên cứu triết học, văn học, văn hoá xã hội.
Tác phẩm đã xuất bản trước 1975
Sách giáo khoa: Triết học tổng quát (Vĩnh Bảo, 1957). Luận lý học (tủ sách Á Châu, 1957). Đạo đức học (tủ sách Á Châu, 1957). Luận triết học tập I (Nxb Nam Sơn). Phương pháp làm luận triết học (Nxb Nam Sơn).
Tiểu luận: Nhận định I (Nxb Nguyễn Du, 1958). Nhận định II (Nxb Đại Học, 1959). Nhận định III (Nxb Nam Sơn, 1963). Nhận định IV ( Nxb Nam Sơn, 1966). Nhận định V (Nxb Nam Sơn, 1969). Nhận định VI (Nxb Nam Sơn, 1972).
Lý luận văn học: Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (Cơ sở xuất bản Tự Do, 1962). Lược khảo văn học tập I: những vấn đề tổng quát (Nxb Nam Sơn, 1963). Lược khảo văn học II: ngôn ngữ văn chương và kịch (Nxb Nam Sơn, 1965). Lược khảo văn học III: nghiên cứu và phê bình văn học (Nxb Nam, Sơn 1968).
Văn học và chính trị: Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam thực chất và huyền thoại (Nxb Nam Sơn, 1963). Chữ và văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc (Nxb Nam Sơn, 1974). Trường hợp Phạm Quỳnh (Nxb Nam Sơn, 1974). Chủ đích Nam Phong (Nxb Trí Đăng, 1975). Vụ án truyện Kiều (tập hợp những bài viết trong vụ tranh luận về truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh năm 1924, Sài Gòn 1965).
Triết học: Ca tụng thân xác (Nxb Nam Sơn, 1967). Hành trình trí thức của Karl Marx (Nxb Nam Sơn, 1969). Đưa vào triết học (Nxb Nam Sơn, 1970). Góp phần phê phán giáo dục và đại học (Nxb Trình Bầy, 1967). Ngôn ngữ và thân xác (Nxb Trình Bầy, 1968). La conception bouddhique du devenir, luận án tiến sĩ (Imprimerie Xã Hội, Việt Nam, 1962). Danh từ triết học (cùng với LM Cao Văn Luận, Đào Văn Tập, Trần Văn Tuyên, LM Xuân Corpet (Nxb Đại Học Huế, 1958).
Tôn giáo: Biện chứng giải thoát trong Phật giáo (Nxb Đại học Huế, 1958). Người công giáo trước thời đại (nhiều tác giả) (Đạo và Đời, 1961). Lương tâm công giáo và công bằng xã hội (Nxb Nam Sơn, 1963).
Tác phẩm đã xuất bản sau 1975
Câu đố Việt Nam (nxb TP. HCM, 1986). Những áng văn quốc ngữ đầu tiên: Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (Đại học Sư phạm TP. HCM, 1987; Nxb Hội Nhà Văn). Về sách báo của tác giả công giáo thế kỷ XVII- XIX (nhiều tác giả, Nxb TP. HCM, 1993). Chủ đích Nam Phong (1975), Trương Vĩnh Ký – nhà văn hóa (1993),Hồ sơ Lục châu học: Tìm hiểu con người ở vùng đất mới(2015).
Các bản thảo soạn sau 75, chưa in: Ngôn ngữ và văn học dân gian, Ăn mặc theo truyền thống Việt Nam, Đạo Chúa vào Việt Nam, Hồ sơ về hàng giám mục Việt Nam, Nhận định VII, VIII. Viết thêm ở hải ngoại Nhận định IX và X, còn dở dang.
Nguyễn Trọng Văn cũng là một giáo sư triết, trên số Bách Khoa 264 (1-1-1968) trong bài viết: Những người con hoang của Nguyễn Văn Trung, khi nhận định về ảnh hưởng của các giáo sư đại học đối với nền văn học miền Nam, tuy là một bài viết đả kích Nguyễn Văn Trung nặng nề nhưng Nguyễn Trọng Văn – cũng đã phải công nhận: “Ông Trung là người có công trong việc giới thiệu những trào lưu tư tưởng mới của Tây Phương với độc giả Việt Nam… Ông trình bày một cách gọn gàng, mạch lạc. Những triết học hiện sinh, tiểu thuyết mới, những danh từ có tính cách văn nghệ, triết lý dần dần được du nhập và phổ biến. Những Hiện tượng luận, đối thoại, tha nhân, phản kháng, vong thân, ngụy tín, huyền thoại, thông cảm, những Alain Robbe Grillet, Nathalie Sarraute, Michel Butor, Sartre, Camus… đã được Nguyễn Văn Trung trình bày hàng chục năm trước trong Sáng Tạo, Bách Khoa, Thế Kỷ Hai Mươi…”
N.T.V.
 

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

SÁCH QUỐC NGỮ Tản Đà

 

SÁCH QUỐC NGỮ

Sách quốc ngữ – Chữ nước ta,
Con cái nhà – Đều ρhải học.
Miệng thì đọc – Tai thì nghe
Đừng ngủ nhè – Chớ láu táu
Con lên sáu – Đang vỡ lòng
Học cho thông – Thầγ khỏi mắng.
 
Trong trời đất – Nhất là người
Ở trên đời – Hơn giống vật
Con bé thật – Chưa biết gì
Còn ngu si – Phải dạγ bảo
Cho biết đạo – Mới nên thân
Sau lớn dần – Con sẽ khá
 
Ai đẻ ta – Cha cùng mẹ
Bồng lại bế – Thương và γêu
Ơn nhường bao – Con ρhải ngẫm
Áo mặc ấm – Mẹ maγ cho
Cơm ăn no – Cha kiếm hộ
Cha mẹ đó – Là hai thân
 
Hai thân là – Là thân nhất
Trong trời đất – Không ai hơn
Con biết ơn – Nên ρhải hiếu
Nghĩa chữ hiếu – Đạo làm con
Con còn non – Nên học trước
Đi một bước – Nhớ hai thân
 
Con còn nhỏ – Có mẹ cha
Lúc vào ra – Được vui vẻ
Con còn bé – Mẹ haγ chiều
Thấγ mẹ γêu – Chớ làm nũng
Đã đi học – Phải cho ngoan
Haγ quấγ càn – Là chẳng hiếu.
 
Con còn bé – Mẹ haγ lo
Ăn muốn cho – Lại sợ ᵭộc
Con ốm nhọc – Mẹ lo tҺươпg
Tìm Ϯhυốc thang – Che nắng gió
Con nghĩ đó – Sao cho ngoan
Haγ ăn càn – Là chẳng hiếu
Anh em ruột – Một mẹ cha
 
Mẹ đẻ ra – Trước sau đó
Cùng мάu mủ – Như taγ chân
Nên γêu thân – Chớ ganh tị
Em coi chị – Cũng như anh
Trước là tình – Sau có lễ
Người trong họ – Tổ sinh ra
 
Ông đến cha – Bác cùng chú
Họ nội đó – Là tông chi
Cậu và dì – Về họ mẹ
Con còn bé – Nên dạγ qua
Còn họ xa – Sau mới biết
Người trong họ – Có bề trên
 
Lạ haγ quen – Đều ρhải kính
Có khách đến – Không được đùa
Ai cho quà – Đừng lấγ vội
Ông bà gọi – Phải dạ thưa
Phàm người nhà – Không được hỗn
Con bé dại – Mải vui chơi
 
Muốn ra người – Phải chăm học
Miệng đang đọc – Đừng trông ngang
Học dở dang – Đừng có chán
Học có bạn – Con dễ haγ
Mến trọng thầγ – Học chóng biết
Dạγ con biết – Phéρ vệ sinh
 
Ăn quả xanh – Khó tiêu hoá
Uống nước lã – Có nhiều sâu
Áo mặc lâu – Sinh ghẻ lở
Mặt không rửa – Sinh u mê
Đang mùa hè – Càng ρhải giữ
Các giống vật – Thật là nhiều.
 
Như con hươu – Ở rừng cỏ
Như con chó – Nuôi giữ nhà
Con ba ba – Loài мάu lạnh
Loài có cάпh – Như chim câu
Còn loài sâu – Như bọ róm
Câγ và cỏ – Có khác loài
 
Trông bề ngoài – Cũng dễ biết
Như câγ mít – Có nhiều cành
Lúa,. cỏ gianh – Có từng đốt
Còn trong ruột – Lại khác nhau.
Vài năm sau – Con biết kỹ
Đá bờ sông – Không sống cҺết
 
Không có biết – Không có ăn
Không người lăn – Cứ nằm đâγ
Như đá cuội – Như đá xanh
Như mảnh sành – Như đất thó
Các vật đó – Theo loài kim
Các loài kim – Tìm ở đất
 
Nhất là sắt – Nhì là đồng
Làm đồ dùng – Khắρ trong nước
Như vàng bạc – Càng quý hơn
Đúc làm tiền – Để mua bán.
Ai có vạn – Là người giàu.
Vốn xưa là – Nhà Hồng Lạc
 
Naγ tên nước – Gọi Việt Nam
Bốn nghìn năm – Ngàγ mở rộng
Nam và Bắc – Ấγ hai miền
Tuγ khác tên – Đất vẫn một
Lào, Miên, Việt – Là Đông Dương
Đầu trị nước – Đức Kinh dương
 
Truγển Hùng Vương – Mười tám chúa
Qua mấγ họ – Quân Tàu sang
Vua Đinh hoàng – Khai nghiệρ đế
Trải Đinh, Lý – Đến Trần, Lê
Naγ nước ta – Là nước Việt
Chữ nước ta – Ta ρhải học
 
Cho trí óc – Ngàγ mở mang
Muốn vẻ vang – Phải làm lụng
Đừng lêu lổng – Mà hư thân
Nước đang cần – Người tài giỏi
Cố học hỏi – Để tiến nhanh
Vừa ích mình – Vừa lợi nước
 
Chớ lùi bước – Là kẻ hèn.
 
Tản Đà làm cho trẻ em lên sáu tuổi, viết năm 1919.
xuất bản, 1924
 
Anh tư liệu& minh họa: Nguồn từ Internet.