Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Bức tranh thêu L.sử VN...

Bức tranh lịch sử dài nhất Việt Nam
PDF
In
 

Bên cạnh bức tranh thêu tay dài hơn 30 mét tái hiện lịch sử Việt Nam 
qua 3 triều đại Đinh - Lê - Lý, còn có tấm bản đồ Việt Nam 
làm bằng 1000 con rồng vàng, thần Kim Quy làm bằng gốm 
tặng thủ đô Hà Nội.
Sau 1 năm lao động miệt mài, 1.000 công nhân, thợ thủ công của Ninh Bình
đã hoàn thành bức tranh thêu tay dài nhất Việt Nam, với chiều dài 33,3 mét 
và chiều rộng 3,3 mét. Qua 7 chương, bức tranh tái hiện những mốc son 
lịch sử của ba triều Đinh - Lê - Lý, từ khi Đinh Tiên Hoàng còn là cậu bé 
chăn trâu đến khi vua Lý Công Uẩn xuống Chiếu dời đô.
Chương 1: Cờ lau tập trận. 
"Đinh Bộ Lĩnh nuôi chí anh hùng, thời niên thiếu
cờ lau tập trận" ở thung Lau xã Gia Hưng (huyện Gia Viễn – Ninh Bình) 
khi ông còn đi chăn trâu cho chú. Ông mổ trâu khao quân, 
lấy lá chuối làm mâm,lấy da trâu làm nồi. Huyền thoại rồng vàng hiện lên 
cứu Đinh Bộ Lĩnh qua sông; thoát khỏi làn roi 
giận dữ của chú Đinh Dự.
Chương 2: Thống nhất giang sơn. 
"Vạn thắng Vương xuất binh nhất thống, buổi trưởng thành 
dẹp loạn sứ quân", diễn tả chủ soái 11 sứ quân dâng kiếm 
thuần phục Đinh Bộ Lĩnh, tôn vinh ông là Vạn Thắng Vương, 
non sông thu về một mối.
Chương 3: Đại lễ đăng quang. 
“Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo, 
Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” diễn tả cảnh Đức Vạn Thắng 
Vương Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, xưng là Đại thắng minh Hoàng đế, 
đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư vào 
năm Mậu Thìn (968). Ông là bậc Hoàng đế “Nhất thống thủy” 
(người mở đầu nền thống nhất Quốc gia Đại Việt”.
Chương 4: Hồn thiêng Đại Việt. 
Là chủ đề của cả bức tranh. 
Hơn 1000 năm trôi qua, dấu tích Hoa Lư nay chỉ còn là những lũy thành
và hai ngôi đền thờ vua Đinh và vua Lê, những ngọn cờ “Thái Bình” 
niên hiệu của vua Đinh vẫn tung bay phấp phới.
Chương 5: Trao áo long bào. 
Diễn tả cảnh năm 979 vua Đinh và 
con trưởng bị giết hại, Vệ Vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi
kế vị trung cảnh Nhà Tống lăm le phía Bắc, quân Chiêm Thành
gây hấn phía Nam hòng tiền đánh Hoa Lư, vận mệnh quốc gia 
ngàn cân treo sợi tóc. "Dương Thái Hậu một lòng vì nước, áo Hoàng Bào
nối chí vua Đinh" với tầm nhìn sáng suốt, bà đã trao 
Long Cổn nhà Đinh cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, 
đưa ông lên ngôi Hoàng Đế lãnh đạo quân dân chống giặc ngoại xâm.
Chương 6: Bạt Tống - Bình Chiêm. 
Khi được trao quyền hành trong tay, 
đức vua "Lê Đại Hành mười đạo ra quân, dòng Bạch thủy dìm sâu 
giặc Tống" trên sông Bạch Đằng và cửa ải Chi Lăng năm 981. 
Và đến năng 982 ông cầm quân đánh thẳng vào kinh thành Chăm Pa
buộc vua Chiêm quốc phải thuần phục Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành 
rất quan tâm phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Người tổ chức
lễ Tịch điền "Kỷ cương sắp đặt, dân an vui vác giáo cầm cày; 
lương thực gia tăng, nước hưng thịnh vững nền chắc móng".
Chương 7: Dời đô Hưng quốc. 
Tháng 7 năm Canh Tuất 1010, 
Lý Công Uẩn anh minh, dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, 
nhân thấy có rồng mây bay lên trước thuyền ngự, Đức vua cho đổi tên 
là Thành Thăng Long - kinh đô mở đầu nền văn minh Đại Việt. 
Với khí pháp dũng mãnh như rồng bay của đất nước trong 
vận hội mới, cuộc dời đô huyền thoại "nẻo đăng trình dậy đất 
trống chiêng, đường hộ giá rợp trời tàn lọng" với niềm vui, tự hào
"nhìn ra phía trước tiền đồ Thăng Long vạn thế thênh thang, 
ngoảnh lại đằng sau sự nghiệp Hoa Lư ba triều lồng lộng".
         Bản đồ Việt Nam làm bằng 1000 rồng vàng
Trong suốt 4 năm, 16 nghệ nhân xứ Quảng đã tỉ mỉ tạo nên 
tác phẩm "Thiên long Việt Đồ" với 1000 con rồng có hình dáng
khác nhau. Bức tranh được làm bằng gỗ mít mạ vàng, 
nặng hơn một tấn, cao 5,82 mét, rộng 3,18 mét.
Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Hoàng Sa
Cùng đảo Phú Quý
Và đảo Phú Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét