LỄ TRAO HỌC BỔNG
CHƯƠNG TRÌNH QUỸ BẢO TRỢ SINH VIÊN NGHÈO VƯỢT KHÓ VÀ HỌC GIỎI KỲ I- NĂM HỌC 2010-2011
Sáng hôm 1 tháng 9 năm 2010, tại Thị xã Quảng Trị, nhóm Thiện nguyện thuộc BLL Trường Trung học Nguyễn Hoàng (cũ) tại Quảng Trị tổ chức phát học bổng cho 18 sinh viên Quảng Trị nghèo vượt khó - học giỏi đang học tại các trường Đại học Huế và Đà Nẵng niên khóa 2010-2011.
Trong 18 xuất cấp lần này, gia đình thầy Lê Hữu Thăng bảo trợ 13 xuất, gia đình Ông bà Nguyễn Hữu Liêm là ( CHS NH - 10B2 -K10/72 ) bảo trợ 5 xuất.
- Đến dự buổi phát học bổng có : Thầy Lê hữu Thăng, Thầy Lý văn Nghiên, Thầy Đỗ Tư Nhơn, Cô Hồ Thị Tú và Cô Em; BLL cựu HS Nguyễn Hoàng tại Quảng trị; một số ACE.CHS Nguyễn Hoàng tại Đà nẵng (Thủy, Liễu và các em sinh viên được cấp học bổng cùng với phụ huynh. Đặc biệt có cháu Đông Quân con trai của Anh Lê Văn Chánh, CHS Nguyễn Hoàng theo mẹ là chị Nguyễn Thị Hòa từ Đà Nẵng ra Quảng Trị nhận học bổng.
Sau khi Anh Nguyễn Lớn, Trưởng Ban liên lạc trường trung học Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị phát biểu; các SV đựơc cấp học bổng ùa lên tặng hoa cho Thầy Lê Hữu Thăng; CHS.NH Văn Thiên Tùng, phụ trách nhóm thiện nguyện đọc bản tường trình công tác năm 2009-2010 của nhóm; lần lượt Thầy Lê Hữu Thăng, anh Nguyễn Lớn và Thầy Đỗ Tư Nhơn phát học bổng cho các SV; sau đó là những tâm tư của Anh Lê văn Hóa phụ huynh của SV Lê Minh Niên hiện đang học tại ĐHYD-Huế năm thứ 4 với mức điểm 8,48 giỏi trong mấy năm liền và SV Lê thị Niên ĐHKH-Huế- Khoa báo chí thay mặt sinh viên được cấp học bổng đọc lời tri ân đối với chương trình, mà đặc biệt là Thầy Lê Hữu Thăng người đã trăn trở và tìm kiếm một mô thức chuẩn để trực tiếp tác động đến những sinh viên trong diện mồ côi và nghèo khó lại học giỏi có điều kiện học tập tốt hơn trong bước đầu thành lập; và gia đình Ông Bà Nguyễn Hữu Liêm đồng trợ giúp...
Sau cùng Thầy Lê Hữu Thăng bày tỏ tâm tình trước toàn thể hội trường; với những lời lẽ thật mộc mạc, chân chất, là tiếng nói của một người đã từng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trên con đường học vấn cùng như trong đường đời, vươn lên để trở thành một CON NGƯỜI CỘNG ĐỒNG say mê trong công tác xã hội nhiều năm trước đây; một người luôn thấu hiểu sự vất vã của những gia đình nghèo khó đang nuôi con ăn học đang từ từ thấm sâu vào lòng người có mặt và trên khóe mắt mọi ai cũng thấy xót xa và cay cay...
Cả hội trường lặng thinh khi nghe Thầy kể 2 trường hợp vô cùng cảm động đó là trường hợp SV Nguyễn Thị Thu Sâm, mồ côi lẫn cha và mẹ, đang học năm tư ĐH Sư phạm Huế và trường hợp SV Phan Thanh An, không cha, mẹ bị mất 1 chân, tàn phế nặng , đang học năm 3 ĐH Bách khoa Đà Nẵng.- Khoa tài nguyên môi trường Thầy nghẹn ngào và thấy trên khóe mắt Thầy long lanh nước mắt, mọi người chẳng ai cầm được nước mắt
Kết thúc buổi phát học bổng cũng đã xế trưa. Một bữa cơm thân mật, chuyện trò đầm ấm đã đem lại sự gần gũi hơn nữa giữa thầy trò, giữa người được nhận và người cấp học bổng... Thầy đến thăm hỏi từng phụ huynh, vì đây là nhưng gia đình đều không may lâm vào hoàn cảnh khó khăn và nghèo khó; với em Phan Lam Phương mẹ là một cô nuôi dạy trẻ ở làng quê Thượng Xá , không bố một mình me Hường ngoài nghề nông ra còn phải chạy bữa để có tiền theo con hiện đang học năm thứ 4 trường ĐHYD -Huế , một trường có thời gian đạo dài nhất và chi phí cũng chẳng kém đối với các trường đại học khác, Thầy đã chụp ảnh lưu niệm với phụ huynh Nguyễn Minh Huy học tại ĐH kiến trúc ĐN , mẹ là CHS NH dạy tại trường Triệu Thượng đã bị tại nạn mất cách đây 6 năm khi Huy con là một học sinh THCS, bố bị thương tật mất 1 nữa cánh tay, còn 1 anh học Cao đẳng nhạc mới ra trường chưa có việc làm ...Điều đáng trân trọng và quý giá nhất là lương tâm con người đã được một lần nữa được đánh thức khi ra đi nghĩ về quê hương làng xã ...
Nguyễn Hiếu và Văn Thiên Tùng thực hiện
Sau đây là một số hình ảnh và nội dung bản tường trình về chương trình quỹ hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó và học giỏi tại Quảng Trị;học bổng NK 2010-2011 ngày 01/9/2010 trao cho 18 Sv hiện đang theo học các trường đại học tại Huế và Đà Nẵng .
Cô Lê Thị Dũng thành viên nhóm thiện nguyện dẫn chương trình
Trước lúc vào buổi lễ Thầy gặp gỡ riêng
Cô Lê Thị Hồ Hiệu trường Mần Non Triệu Đông. Công trình nhà sinh hoạt chống lũ của trường sáng nay vừa tổ chức nghiệm thu bàn giao cho năm học mới
Công trình do tổ chức VN Help tài trợCô Lê Thị Dũng thành viên nhóm thiện nguyện dẫn chương trình
Anh Lê Hóa đại diện các bậc phụ huynh có con em nhận học bổng phát biểu lời cảm tạ.
Sinh viên Lê thị Niên ĐHKH -Huế thay mặt 18 SV đọc lời tri ân
Thầy Lê Hữu Thăng tỏ bày tâm sự và dặn dò rất chi là cảm động
Thầy trực tiếp phát học bổng tận tay sinh viên
Ông bà Nguyễn Hữu Liêm không về dự được ; Anh Lớn trưởng ban BLL.NH tại Quảng Trị lên phát học bổng cho 5 Sv do gia đình ông bà Nguyễn Hữu Liêm bảo trợ
Trong tháng 6 /2010 Anh Liêm về VN xem xét tình hình và giải quyết cho trường Mầm Non Bích La Đông công trình nhà bếp chống lũ để phục vụ cho các cháu ăn trưa tại trường tốt hơn.( Trong ảnh Nguyễn Hữu Liêm đứng thứ 2 từ trái sang,anh Liêm là CHS NH K 6774)
Trong tháng 6 /2010 Anh Liêm về VN xem xét tình hình và giải quyết cho trường Mầm Non Bích La Đông công trình nhà bếp chống lũ để phục vụ cho các cháu ăn trưa tại trường tốt hơn.( Trong ảnh Nguyễn Hữu Liêm đứng thứ 2 từ trái sang,anh Liêm là CHS NH K 6774)
Các em Lê Minh Niên ( vắng mặt), Lê Thị Như Ngọc, Nguyễn Thị Hà và Lê Thị Niên nhận học bổng năm thứ 2
Chị Quỳnh Thủy, Chị An, Cô Tú và cô Em
Anh Nguyễn Lớn, Thầy Lê H.Thăng ,
Lê.T.Dũng,cùng hat giúp vui văn nghệ với đoàn ĐN Thanh Vân, Liễu ,Quỳnh Thủy, Thu Ba hát tặng
Thầy Đỗ Tư Nhơn cố vấn BLLNHQT đang say sưa hát
Lê.T.Dũng,cùng hat giúp vui văn nghệ với đoàn ĐN Thanh Vân, Liễu ,Quỳnh Thủy, Thu Ba hát tặng
Thầy Đỗ Tư Nhơn cố vấn BLLNHQT đang say sưa hát
Thầy chụp ảnh lưu niệm với gia đình NH Đà Nẵng
Anh N.H. Hoàng( Phó BLL NH) Thầy Thăng,Hóa,Ấn,Bác Thông,Tùng ( sau) ; Liễu,Dũng, A.Lớn,Trãi, Bác Trình ( trước)
Trước: hòa,An,cô Tú,Thủy,Dũng,Man
Sau: V.T.Tùng,H. Mãi, th.Thăngvà Nhơn,L.C.Huệ,Bác Thông,N.X.Hiền
Trái sang: Anh Hoàng, anh Hiến(6471)Thầy Thăng ,A. Lớn cùng 18 SV
Phải sang: Thầy Nghiên,cô Dũng...
Phải sang: Thầy Nghiên,cô Dũng...
Trái sang Anh Ng.X.Hiền,A. Lớn cùng SV
phải sang : A.Tùng, A. Hoàng, cô Dũng...
phải sang : A.Tùng, A. Hoàng, cô Dũng...
Cùng cháu Đông Quân và mẹ, Quỳnh Thủy; Sau Tùng và Thầy Thăng
Dưới ảnh toàn cảnh hội trường....
Hội trường bên phải : Chị An, cô Tú và cô Lê Thị Em GĐNH ĐNẵng
Hội trường bên trái
Toàn cảnh hội trường
Chị Nguyễn T.Hường và Lam Phương(ĐHYD 4)
Em Nguyễn Thiện Minh (ĐHYD 3) và Bố
Hội trường bên phải : Chị An, cô Tú và cô Lê Thị Em GĐNH ĐNẵng
Hội trường bên trái
Toàn cảnh hội trường
Anh Nguyễn Dũng ở P.An Đôn ,TXQT ( Nhan Biều cũ) |
là bố của em Nguyễn Minh Huy ĐHKT-ĐNẵng năm thứ 2
Anh Nguyễn Long là CHSNH K6774 đang chuyện trò với anh Dũng
PN của 2 người đều là CHSNH , Chị Sáo vợ anh Dũng đã bị tại nạn GT mất năm 2004
Chị Phan Thị Quy ở Nhan Biều 3 bị mất 1 chân lúc 18 tuổi do cuốc phải bom bi khi tham gia làm đường là mẹ Phan Thanh An SV năm thứ 2 ĐHBK ĐNẵng- Khoa môi trường
(Dân trí) - Khi em lên 3 tuổi, bỗng nhiên mắc chứng bệnh lạ, mọi người tưởng không thể cứu được. Do mẹ bị nhiễm chất độc da cam nên em bị ảnh hưởng, mắc chứng bệnh kinh phong. Thế nhưng, nhờ nghị lực, em đã đậu 2 trường ĐH.
Đó là lời tâm sự của em Lê Minh Niên con ông Lê Hoá và bà Ngô Thị Gái, trú tại xã Triệu Ái (Triệu Phong, Quảng Trị). Qua 12 năm học, sức khoẻ Niên không được như các bạn cùng trang lứa, nhưng em vẫn cố gắng đạt kết quả cao trong học tập. Điều kỳ diệu hơn, mùa thi đại học 2007-2008 này, em đã thi đỗ vào hai trường: ĐHSP Huế, khoa Toán với 22 điểm và ĐH Y khoa Huế, khoa Bác sĩ y học dự phòng với 20,75 điểm.
Em mơ ước được làm bác sĩ để có thể chống chọi với bệnh tật của mình, đồng thời có thể tìm được phương thuốc cứu chữa bệnh nhiễm chất độc da cam cho mẹ và bệnh tim của chị gái. Nhưng em đành phải từ giã ước mơ bởi hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.
Cuộc sống hiện tại của gia đình Niên chỉ dựa vào 5 sào ruộng, bố già yếu, lúc nào đi làm về cũng như người hụt hơi, còn mẹ bị nhiễm chất độc da cam do thời kỳ tham gia kháng chiến tại vùng Hải Thái, Linh Thượng (Gio Linh). Mỗi lần gội đầu cho mẹ, nhìn tóc rụng dần từng nắm, Niên không thể cầm lòng được.
Năm 2006, chị gái Niên đang là sinh viên năm thứ 2 Khoa tiểu học, Trường ĐHSP Huế thì phải nghỉ học vì bị bệnh tim bẩm sinh. Chị được đưa vào bệnh viện nhưng bác sĩ bảo chi phí mổ phải đến 35 triệu. Một con số quá lớn đối gia đình em.
Gia tài của gia đình chỉ có một con bò nhưng năm trước anh trai thi đỗ vào đại học đã bán mất rồi. Anh ấy vào học ĐH Bách khoa Đà Nẵng nhưng đâu được như các bạn sinh viên khác, ngoài giờ học ở giảng đường, anh phải đi dạy thêm để có tiền ăn học. Thương hoàn cảnh của anh, các chú trong đội bảo vệ ký túc xá nhà trường cho giữ xe mỗi trưa được 5-7 ngàn, nhiều lúc trong túi không còn một đồng, đói mờ cả mắt, nhưng anh vẫn cố gắng vượt qua.
Riêng em, hàng ngày sau các buổi học ở trường lại phải đi làm phụ giúp cùng cha việc đồng áng, hầu như hôm nào cũng phải đến hơn 10 giờ đêm mới vào bàn học bài, vừa mệt, vừa buồn ngủ, có khi gục xuống bàn lúc nào không hay. Ý thức được hoàn cảnh gia đình nên em luôn cố gắng, 12 năm liền em đều nhận được phần thưởng của nhà trường.
Là học sinh đam mê và giỏi các môn Vật lý, Toán và Hoá học, được nhà trường chọn vào đội tuyển ôn thi cấp huyện, cấp tỉnh nhưng nhà nghèo, anh chị lại đi học xa, bố mẹ già yếu lại hay đau ốm, em đành xin không tham gia.
Để có tiền đi thi ĐH, ngoài thời gian ôn thi, em đã đi làm phụ hồ kiếm được vài trăm để lên đường thực hiện ước mơ như bao học sinh khác. Với đoạn đường hơn 70 cây số em đã đạp xe vào Huế, ngày thi đại học xong trở về, hai đầu gối mỏi rã rời, nhưng nhìn thấy mẹ đứng ngóng từ ngoài ngõ, em cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
Hôm biết kết quả em thi đỗ hai trường đại học, cả nhà ai cũng mừng, nhưng trong em lại hiện lên hình ảnh mẹ ngồi ôm đầu vì cơn đau lại dầy vò.
Được vào đại học là niềm ước mơ cháy bỏng của Lê Minh Niên, song hoàn cảnh của gia đình đang đặt ra trước mắt em bao thử thách. Không chút bi quan, em đã thổ lộ với tôi mà cũng là những lời tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng để vượt qua tất cả bởi bên em còn có sự động viên của bố mẹ, anh chị và cả cộng đồng xã hội.
ĐẶNG TRIỆU ÁI RẤT MONG TẤT CẢ CÁC ANH CHỊ EM VÀ BẠN BÈ TRONG CỘNG ĐồNG BLOG CÙNG NHAU SAN SẺ YÊU THƯƠNG CÙNG LÊ MINH NIÊN NHÉ.
Bị bệnh nặng, vẫn đậu 2 trường ĐH
Tuesday, 25. March 2008, 16:29:47
(Dân trí) - Khi em lên 3 tuổi, bỗng nhiên mắc chứng bệnh lạ, mọi người tưởng không thể cứu được. Do mẹ bị nhiễm chất độc da cam nên em bị ảnh hưởng, mắc chứng bệnh kinh phong. Thế nhưng, nhờ nghị lực, em đã đậu 2 trường ĐH.
Đó là lời tâm sự của em Lê Minh Niên con ông Lê Hoá và bà Ngô Thị Gái, trú tại xã Triệu Ái (Triệu Phong, Quảng Trị). Qua 12 năm học, sức khoẻ Niên không được như các bạn cùng trang lứa, nhưng em vẫn cố gắng đạt kết quả cao trong học tập. Điều kỳ diệu hơn, mùa thi đại học 2007-2008 này, em đã thi đỗ vào hai trường: ĐHSP Huế, khoa Toán với 22 điểm và ĐH Y khoa Huế, khoa Bác sĩ y học dự phòng với 20,75 điểm.
Em mơ ước được làm bác sĩ để có thể chống chọi với bệnh tật của mình, đồng thời có thể tìm được phương thuốc cứu chữa bệnh nhiễm chất độc da cam cho mẹ và bệnh tim của chị gái. Nhưng em đành phải từ giã ước mơ bởi hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.
Cuộc sống hiện tại của gia đình Niên chỉ dựa vào 5 sào ruộng, bố già yếu, lúc nào đi làm về cũng như người hụt hơi, còn mẹ bị nhiễm chất độc da cam do thời kỳ tham gia kháng chiến tại vùng Hải Thái, Linh Thượng (Gio Linh). Mỗi lần gội đầu cho mẹ, nhìn tóc rụng dần từng nắm, Niên không thể cầm lòng được.
Năm 2006, chị gái Niên đang là sinh viên năm thứ 2 Khoa tiểu học, Trường ĐHSP Huế thì phải nghỉ học vì bị bệnh tim bẩm sinh. Chị được đưa vào bệnh viện nhưng bác sĩ bảo chi phí mổ phải đến 35 triệu. Một con số quá lớn đối gia đình em.
Gia tài của gia đình chỉ có một con bò nhưng năm trước anh trai thi đỗ vào đại học đã bán mất rồi. Anh ấy vào học ĐH Bách khoa Đà Nẵng nhưng đâu được như các bạn sinh viên khác, ngoài giờ học ở giảng đường, anh phải đi dạy thêm để có tiền ăn học. Thương hoàn cảnh của anh, các chú trong đội bảo vệ ký túc xá nhà trường cho giữ xe mỗi trưa được 5-7 ngàn, nhiều lúc trong túi không còn một đồng, đói mờ cả mắt, nhưng anh vẫn cố gắng vượt qua.
Riêng em, hàng ngày sau các buổi học ở trường lại phải đi làm phụ giúp cùng cha việc đồng áng, hầu như hôm nào cũng phải đến hơn 10 giờ đêm mới vào bàn học bài, vừa mệt, vừa buồn ngủ, có khi gục xuống bàn lúc nào không hay. Ý thức được hoàn cảnh gia đình nên em luôn cố gắng, 12 năm liền em đều nhận được phần thưởng của nhà trường.
Là học sinh đam mê và giỏi các môn Vật lý, Toán và Hoá học, được nhà trường chọn vào đội tuyển ôn thi cấp huyện, cấp tỉnh nhưng nhà nghèo, anh chị lại đi học xa, bố mẹ già yếu lại hay đau ốm, em đành xin không tham gia.
Để có tiền đi thi ĐH, ngoài thời gian ôn thi, em đã đi làm phụ hồ kiếm được vài trăm để lên đường thực hiện ước mơ như bao học sinh khác. Với đoạn đường hơn 70 cây số em đã đạp xe vào Huế, ngày thi đại học xong trở về, hai đầu gối mỏi rã rời, nhưng nhìn thấy mẹ đứng ngóng từ ngoài ngõ, em cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
Hôm biết kết quả em thi đỗ hai trường đại học, cả nhà ai cũng mừng, nhưng trong em lại hiện lên hình ảnh mẹ ngồi ôm đầu vì cơn đau lại dầy vò.
Được vào đại học là niềm ước mơ cháy bỏng của Lê Minh Niên, song hoàn cảnh của gia đình đang đặt ra trước mắt em bao thử thách. Không chút bi quan, em đã thổ lộ với tôi mà cũng là những lời tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng để vượt qua tất cả bởi bên em còn có sự động viên của bố mẹ, anh chị và cả cộng đồng xã hội.
ĐẶNG TRIỆU ÁI RẤT MONG TẤT CẢ CÁC ANH CHỊ EM VÀ BẠN BÈ TRONG CỘNG ĐồNG BLOG CÙNG NHAU SAN SẺ YÊU THƯƠNG CÙNG LÊ MINH NIÊN NHÉ.
Nguồn Blog đăng Triệu Ái
BAN LIÊN LẠC TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG (cũ)
tại Quảng trị
“ CHƯƠNG TRÌNH QUỸ BẢO TRỢ SINH VIÊN NGHÈO VƯỢT KHÓ - HỌC GIỎI ”
Quảng Trị, ngày 01 tháng 9 năm 2010
BẢN TƯỜNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2009-2010
CỦA NHÓM THIỆN NGUYỆN
Kính thưa quý vị quan khách !
Kính thưa Thầy Lê Hữu Thăng kính mến !
Kính thưa quý bậc phụ huynh,
các anh chị em trong nhóm thiện nguyện và các em sinh viên đã được xét cấp học bổng cho năm học 2010-2011 của chương trình.
I/ Nguyên nhân hình thành:
Qua thư và điện thoại và đặc biệt là lần về thăm quê trong dịp tết Canh Dần Thầy Lê Hữu Thăng đã từng tâm sự “ Ông Bà chúng tôi sau bao năm cật lực lao động ở quê người, nay có một ít đồng lương hưu nhưng xin dành dụm chút ít, đồng thời vận động thêm con cháu trong gia đình với ý định thành lập một nguồn vốn nhằm tài trợ cho con em Quảng Trị chúng ta có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang theo học tại các trường Đại học tại Đà Nẵng và Huế.
Với nguồn quỹ khiêm tốn của gia đình năm qua Thầy đã nhờ em Quỳnh Thủy hiện ở Đà Nẵng đảm nhiệm và đã giải quyết cho 4 sinh viên ở quê mình, hiện giờ Quỳnh Thủy do bận công việc, phần phải vào ra Quảng Trị để nuôi dưỡng mẹ già nên không đảm nhiệm được; vì vậy, Thầy nhờ các em đảm nhận cho việc nầy; sát cánh cùng sinh viên quảng Trị; thu thập thông tin từ các thân hữu những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nguồn quỹ này cùng đồng hành với cha mẹ sinh viên, giúp các em đỡ phần nào khó khăn trong học tập. Việc làm này tuy nhỏ nhưng đối với các em chắc rằng chẳng kém phần quan trọng trên chặng đường đại học, giảm bớt gánh nặng đeo đuổi cha mẹ tháng ngày trên đồng lúa ,nương khoai với đất trời mong được những mùa vàng bội thu, những cánh đồng trĩu nặng để nuôi con thành đạt nên người; các em là những CHS trường Trung học Nguyễn Hoàng và Thầy là CGC đồng thời có lúc là Trưởng ban điều hành công tác xã hội thuộc phân đoàn HTT Quảng Trị xưa kia. Việc nầy Thầy hy vọng các em sẽ đồng hành với sinh viên nghèo vượt khó mà học giỏi, bên cạnh các em Thầy nguyện sẽ là Mạnh thường quân tiên phong; sẽ vận động với nhiều người khác để có nhiều Mạnh thường quân khắp nơi, thấy và tự nguyện góp quỹ cho chương trình Quỹ bảo trợ này.
Mỗi lần về thăm quê nhìn những gia đình nông dân, bà con lối xóm họ hàng đang lao động đổ mồ hôi trên cánh đồng TÔI liên tưởng đến những ngày thơ ấu của mình được cắp sách đến trường cũng trong hoàn cảnh éo le, nghèo nàn và cha mẹ phải dồn hết sức lực, bà con lối xóm giúp đỡ mới có được tháng năm dài mài ghế nhà trường, trong đó bản thân phải rèn luyện và có ý chí tiến thân để khỏi phụ lòng mẹ cha xóm làng đang mong chờ con đến ngày thành đạt.
Dù vậy, hiện nay nhiều gia đình vì một lý do khách quan nào đó lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thấy con học giỏi mà lo sợ, sợ vì khi con đỗ đạt tính sao đây, vài ba sào ruộng, vài con lợn, đàn gà nho nhỏ là nguồn thu nhập ở nông thôn, trong lúc nhũng chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của gia đình lớn gấp bội, nuôi con học đại học ở xa nhà, nào tiền trường, tiền học ít nhất cũng 4 năm liền; mặc dù lúc này có nguồn quỹ cho Sinh viên vay vốn, nhưng vay lấy đâu ra nguồn để trả. Một khoản chi ngoài tầm tay với… …
II/ Kết quả hoạt động:
Nhóm thiện nguyện tại Quảng Trị đã ra đời thông qua những nội quy, quy định về việc điều hành quỹ đúng đối tượng và người thực việc thực; sau tết canh Dần Thầy đã bàn giao cho chúng tôi 5 bộ hồ sơ mà Chị Quỳnh Thủy đã nắm thông tin trong đợt nhập học năm 2008-2009 , tiếp đến chúng tôi thông qua bạn bè thân hữu; thông qua các tổ chức xã hội và đặc biệt trong đợt gặp mặt CGC và ACE CHS trường trung học Nguyễn Hoàng 20/6. Chúng tôi đã được một nguồn thông tin đều khắp những sinh viên đang gặp khó khăn, ròi săp xếp thời gian cùng nhau tiến hành khảo sát có ghi cả hình ảnh, sau đó chuyển nội dung thông tin qua để Thầy xem xét cho ý kiến sau cùng.
Từ đó đến nay, xem như hoàn tất việc lập thủ tục cho 18 các đối tượng lọt vào tiêu chuẩn là sinh viên nghèo vượt khó và học giỏi đang học tại các trường đại học tại Đà Nẵng và Huế. Trong đó có 4 hồ sơ tái cấp năm 2009-2010 và 14 hồ sơ cấp mới trong năm học 2010-2011; trong tổng số 22 hồ sơ, còn 4 hồ sơ như trường hợp con anh Tranh học tại TP.HCM ngoài địa bàn và 3 trường hợp khác là 1 em ra trường , 2 em gia cảnh còn khá hơn các em trên.
Được phân từ nguồn quỹ của gia đình ông bà Lê Hữu Thăng là 13 xuất và Gia đình ông bà Nguyễn Hữu Liêm cấp 5 suất, có trị giá tổng cộng 77 triệu đồng của năm 2010-2011. Học bổng bảo trợ cho các em suốt những tháng năm học tại trường đại học và được cấp phát mỗi năm 3 kỳ là đầu năm học, giữa và cuối năm học.
Kết quả trong 18 sinh viên được phân tích từ các thông tin sau:
1- Thuộc địa bàn các thôn, xã :
Những sinh viên thuộc địa bàn các xã Triệu Đại 1, Triệu Ái 1, Bích La Thượng - Triệu Long 3, Bích La Đông -Triệu Đông 3, Triệu Thượng 2, Thị xã Quảng Trị 1, Đại An Khê - Hải Thượng 2, Thượng xá -Hải Thượng 2, Hải Phú 1 , Cam Nghĩa- Cam lộ 1 và tại Đà Nẵng 1.
2- Sinh viên học đến :
+Năm thứ nhất ( NK 2010-2011) có 2 Sv.
+ Năm thứ 2 có 7 SV.
+Năm thứ 3 có 5 Sv và năm thứ 4 có 4 SV.
3.Sinh viên theo học tại :
+ Đại học Đà Nẵng có 6 Sv.
+ Đại học Huế 11 Sv và 1 Sv Đại học Đà Lạt.
3. Kết quả học tập và hành kiểm:
* Về học tập:
+ Giỏi 2 em là em Lê Minh Niên 8,48 và em Nguyễn Thiện Minh 8,83 thuộc SV ĐHYD Huế.
+ Khá : 6 Sv, Trung bình khá 4 Sv và 2 Sv mới trúng tuyển năm này.
* Hạnh kiểm:
- 100% SV đạt loại tốt.
Với khả năng nguồn quỹ hiện có các em nào khó khăn hơn sẽ được cấp toàn phần là 5.000.000đ, bán phần là 2.500.000đ/năm cho 10 tháng và chia 3 kỳ; con số này sẽ linh động theo nguồn quỹ từng năm để ấn định.
Phải nói đây là những sinh viên có truyền thống học tập tốt từ khi còn học ở bậc trung học, nên khi con đã đỗ đại học gia đình phải chạy theo. Những hoàn cảnh éo le như em Sâm ở Hải Thượng bố mất sớm, mẹ đau bệnh kinh niên phần lo chạy chữa thuốc chữa cho mình, vừa nuôi 2 con theo học đại học, nay tiền mất chị vẫn không qua khỏi , Chị Quy ở Nhan Biều 3 bị thương tật nặng mất 1 chân do cuốc phải mìn vẫn nuôi 1 con học tại ĐH BK ĐN, Em Nguyễn Minh Huy phường An Đôn, TXQT bố thương tật chỉ còn một tay,mệ mất khi còn nhỏ nhưng vẫn nuôi các con ăn học…, chị Minh Nhan Biều 3, chị Hòe ở Hải Phú một mình nuôi 3 con ăn học; trong đó 2 con đang học đại học, Chị Hường ở Thượng Xá một mình vừa làm ruộng vừa chạy buôn nuôi Lam Phương theo học Đại học Y dược đã 4 năm qua …
*Tóm lại: Đa phần các em tuy gia đình nghèo khó nhưng trong thang điểm học tập hầu hết là khá và giỏi ; trong đó em Lê Minh Niên ĐHYD - Huế là con anh Lê Hóa ở Triệu Ái đạt giỏi và giỏi xuất sắc trên 8 điểm trong 2 học kỳ, em Nguyễn Thiện Minh giỏi với mức điểm 8,83 …Ngoài ra các em khác cũng đạt khá và TB khá ; chưa có em nào bị lưu ban hoặc đạo đức yếu kém. Đây là kết quả bước đầu tạo niềm tin đến với quý Mạnh Thường quân, quý Gia đình bảo trợ, đẹp lòng với Họ tộc , Thôn làng , bà con anh chị em trong nhóm thiện nguyện, đang cùng gia đình và các sinh viên góp phần động viên các em chịu khó vươn lên trong học tập, tự tin trong cuộc sống, trong sinh hoạt nhằm hoàn thành chặng đường còn lại để thành đạt trong cuộc sống ;một ngày gần đây các em sẽ là những Bác sĩ, những kỹ sư, những nhà giáo có lương tâm, đạo đức trong làm việc nhằm giúp ích cho cộng đồng xã hội và quê hương đất nước mai sau.
Trên đây là một số điển hình của nhóm trong 2 năm qua về công tác triển khai chương trình quỹ bảo trợ ; tuy rằng chưa đồng khắp trong các quận huyện nhưng bước đầu để tìm cho được 1 sinh viên đúng tiêu chuẩn học đại học lại rất hiếm hoi.Nhưng do nguồn quỹ hạn hẹp nên năm học tạm thời ngừng lại ở con số 18 này.
Chúng tôi thấy những vùng có phong trào học tập tốt đều là “những vùng có kinh tế khá hơn,có điều kiện học tập thoải mái hơn mới mạnh tay cho con vào đại học; những vùng kinh tế thấp thì sinh viên đều là con của những gia đình khá giả và có thu nhập cao; gia đình nghèo khó đa phần là phải đi công nhân hoặc chỉ học trung cấp, cao đẳng …”…
III/ Nội quy và quy định :
Do nguồn quỹ có hạn nên để hội đủ điều kiện hưởng bảo trợ từ quỹ của chương trình các sinh viên được lần lượt hội đủ các điều kiện sau đây:
Bất cứ thông tin được thu thập từ nguồn nào, nhưng sinh viên đó phải là:
1 - Điểm thi :
Trúng tuyển cao đối với SV năm thứ nhất; có điểm kết quả học tập ưu tiên thứ tự từ : Giỏi , khá đến TB khá.
2. Hoàn cảnh gia đình ưu tiên theo thứ tự từ :
Gia đình mồ côi cha mẹ đến gia đình nghèo khó, đến nghèo và sau cùng có hoàn cảnh khó khăn.
Sau khi được nhóm khảo sát và đi đến kết luận được cấp mới thông báo tiến hành lập thủ tục đơn xin cấp và thông tin cần thiết của chương trình quy định mới thông báo cho Sv; số tiền cấp học bổng linh động tùy theo nguồn quỹ để ấn định mức trong năm cho mỗi sinh viên cụ thể là bán phần hay toàn phần.
3. Học bổng được cấp phát :
1 năm gồm 10 tháng có thể linh hoạt phát 2-3 học kỳ. Mỗi học kỳ Sv phải nộp kết quả học tập, xác nhận về đạo đức trong nhà trường mới được cấp phát học bổng; Sv trực tiếp đến nhận học bổng trong kỳ theo thời gian quy định mà các anh chị phụ trách thông báo cho các em.
4. Cuối năm học để chuẩn bị cho năm học mới sinh viên phải nộp kết quả học tập và nhận xét đạo đức trong năm; viết đơn xin tái cấp để cứu xét mức học bổng cho năm đến.
5. Sinh viên phải chấp hành đủ nội quy sau đây:
a- Về học tập:
Phải chăm chỉ, học tập tốt; không bị lưu ban; không được bỏ học trên 1 tháng mà không có lý do; các kết quả học tập phải từ TB khá trở lên.
b- Về đạo đức : Sinh viên phải:
- Có lối sông mẫu mực, gương mẫu, không đua đòi và ham chơi, tập trung thời gian cho việc học tập để đạt kết quả cao.
c- học bổng sẽ được thu hồi đối với:
- Sinh viên thay đổi trường trong thời gian cấp học bổng.
- Sinh viên có khoản tài trợ thường niên của tổ chức khác.
- Gia đình phải cam kết để sinh viên không vi phạm các nội quy cũng như quy định trên trong suốt thời gian được cấp học bổng.- Không hội đủ một trong các điều kiện trên tùy theo trường hợp sẽ bị giữ học bổng lại hoặc thu hồi và sẽ thông báo cho phụ huynh biết về việc con mình tại sao bị từ chối cấp học bổng tiếp tục.
IV/ Danh sách viên được xét cấp năm học 2010-2011:
Gồm 18 sinh viên ( có danh sách kèm theo)Những sinh viên được bảo trợ từ chương trình này đều thuộc diện gia đình mồ côi, neo đơn, nghèo khó và có hoàn cảnh khó khăn nên mới được xét cấp để cùng chắp nối nhịp cầu cho sinh viên tại giảng đường đại học. Vậy yêu cầu sinh viên phải tự kềm chế bản thân để thực hiện các điều khoản của nội quy. Hầu đáp ứng nguyện vọng của cha mẹ và có cơ hội để chương trình theo em suốt chặng đường đại học.Xin thay mặt nhóm thiện nguyện trân trong cám ơn đến tấm lòng vàng vì con em quê nhà đối với Gia đình ông Bà Lê Hữu Thăng, Gia đình Ông ba Nguyễn Hữu Liêm; cũng xin cảm ơn sự nhiệt tình của Bác Lê San thôn trưởng thôn Bích La Đông, Bác BĐH thông Bích La Thượng Triệu Long , Bác tộc trưởng Lê Mậu Biều, Thầy Lê Mậu Ấn và anh Lê Mậu Trãi đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm trong công tác giúp đỡ , tìm kiếm sinh viên đúng đối tường để hoàn thành công tác xét cấp đến ngày hôm nay; xin trân trọng cám ơn quý Thầy Cô và ACE CHS gia đình Nguyễn Hoàng Đà Nẵng và Huế; Đoàn công tác xã hội V N Help tại Huế, quý vị quan quan khách đã quan tâm bỏ chút thời giờ quý báu để về đây dự lễ phát học bổng hom nay. Xin được tiếp nhận những ý kiến bổ sung của quý vị quan khách, quý Bác trưởng tộc ,trưởng thôn, phụ huynh và sinh viên để chương trình này hoạt động ngày một tốt hơn và sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ nhiều hơn từ các Mạnh Thường quân, từ các tổ chức, cá nhân và đặc biệt là Thầy Lê Hữu Thăng đã trăn trở trong những năm qua từ một nguồn quỹ trong gia đình rất khiêm tốn từ 4 - 5 em, nay đã có 18 sinh viên được cấp học bổng; Giờ đây hình thành tên gọi “ Quỹ bảo trợ sinh viên nghèo vượt khó và học giỏi” dưới sự hỗ trợ điều hành tổng quát của BLL. Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị.
Từ đây, Ban liên lạc trường Trung học Nguyễn Hoàng ( cũ) tại Quảng trị tiếp nhận chương trình này. Mong rằng từ đây chương trình sẽ tiếp tục phát triển rộng khắp đến các xã trong toàn tỉnh và sẽ có nhiều Mạnh thường quân ủng hộ để những sinh viên Quảng Trị trong hoàn cảnh nghèo khó học giỏi sẽ có học bổng để vững bước vào giảng đường đại học một cách tự tin hơn đi đến thành đạt.
Thay mặt nhóm thiện nguyện đọc tường trình
Văn Thiên Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét