TRÒ CHƠI THUỞ XƯA (1)
( HTG Sưu tầm và tổng hợp)

TSQN – Tác giả của bài Cafe SanJose với lối viết thật hóm
hỉnh, đầy bất ngờ làm người đọc nhớ đến từng chi tiết theo phong cách
phóng sự. Cũng với phong cách này tác giả lại trình bày bài viết với chủ
đề tuổi thơ xưa và nay. Mời các bạn ghé đọc bài viết này để cùng nhớ
lại tuổi thơ một thời đi qua.
Tác giả: XYZ
Một buổi chiều cuối tháng mười, ngoài trời mưa tầm tã, mưa ướt đường ướt đất, mưa như xối như xả. Cứ tới cái ngày này là lại nhớ quay nhớ quắt tới mấy đứa bạn học cũ, không biết giờ này tụi nó ra sao rồi. Hai ngày nay vẫn chưa ôm được cái computer để mở mail. Hai đứa cháu ngoại cứ dành lấy cái computer của ngoại, đang chơi game với nhau rồi cãi nhau chí choé ở đằng kia, ồn ào như cái chợ. Giờ này mà bảo tụi nó đưa computer cho ngoại thì e rằng khó ơi là khó.
- Hai đứa bay chơi cái game gì mà chán như cơm nếp nát vậy. Hồi xưa ngoại còn nhỏnhư tụi bay, ngoại …
Hai đứa ngừng chơi game, cùng quay đầu tò mò hỏi:
- Hồi xưa ngoại còn nhỏ như tụi con, ngoại có chơi cái game này không ngoại?
- Ngoại hồi đó chưa có game như mấy đứa bây giờ nhưng có nhiều trò chơi dzui hơn nhiều. Hai đứa đưa computer cho ngoại dò mail rồi ngoại lên kiếm hình trò chơi hồi đó rồi ngoại kể cho hai đứa nghe.
Hai đứa nhỏ trúng kế ngoại, giao ngay computer rồi ngoan ngoãn ngồi im chờ đợi.
- Chả có đứa nào gởi mail hết! Cái tụi này hổng biết giờ này làm cái quái gì mà chảcó mail với miết gì hết. Về hưu hết rồi chớ có bận gì cho cam mà chả gửi mail cho tui.
- Ngoại check mail rồi đó ngoại. Giờ ngoại kể chuyện hồi xưa còn nhỏ ngoại chơi game gì đi ngoại.
- Ờ …ờ… Để ngoại kể. Để ngoại kể. Để ngoại nhớ lại coi…
Hồi xửa hồi xưa … cái hồi mà ngoại nhỏ như hai đứa bây giờ…lúc đó trò chơi nhiều ơi là nhiều. Trò chơi nào cũng có ít nhất hai người, còn nhiều hơn thì chia phe chia nhóm. Có phe bên này phe bên kia nên phải có người đi trước người đi sau, thành thử bắt đầu trò chơi bao giờ cũng phải :
1. OẲN TÙ TÌ:

- Oẳn tù tì có phải là one two three hông ngoại?
- Đúng rồi đó con. Oẳn tù tì hay có khi còn gọi là Đánh Tù Tì , Bao Tiếng Xùm hay Xù Xì Xụt Xịt. Trò chơi này dùng để phân biệt ai là người ưu tiên đi trước bằng cách dùng bàn tay giả làm một trong những cái này:
- Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm
- Cái Kéo: nắm 3 ngón tay cái, áp út, và ngón út lại, xong xòe 2 ngón tay còn lại thành hình cái Kéo.
- Cái Bao: xòe cả 5 ngón tay ra.
Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì trùm cái búa.
Bàn tay mỗi người được dấu sau lưng rồi cả hai cùng đọc:
“Oẳn tù tì ra cái gì ra cái đây?
hay xù xì xụt xịt như sau:
Xù xì xụt xịt
Hột mít lùi tro
Ăn no ó o
Ra gò té địt
là cùng đưa tay ra, rồi theo búa, kéo hay bao mà biết được bên nào thắng bên nào thua. Hai bên giống nhau thì chơi lại. Ai thắng thì được đi trước.
Rồi còn mấy trò chơi như:
2. ĐÁ GÀ:
Mỗi người gấp 1 chân của mình, chân còn lại nhảy lò cò đi đá chân của người khác. Ai té trước thì thua cuộc. Trò chơi này bắt chước trò chơi cho hai con gà đá nhau của người lớn.
- Eo ui! Mấy con gà dễ thương vậy mà sao cho tụi nó đánh nhau như vậy hở ngoại. Mấy người lớn ác quá đi! Con không thích trò chơi này.
3. U QUẠ:
Mới đầu người chơi vạch một đường phân chia biên giới, xong mỗi phe đứng trong vùng của mình. Oẳn tù tì xong thì bên thắng đi trước bằng cách cho một người chạy qua phía bên kia vừa chạy vừa kêu “u…u…” rồi tìm cách chạm vào đối phương xong rồi cố chạy về lại phía bên mình. Bên kia đổi lại tìm cách giữ không cho người “u…u” quay về cho đến khi hết hơi không kêu “u… u…” được nữa thì thua. Ngược lại, nếu người “u… u” thoát về được thì những người bị chạm đều bị loại.
.

4. NHẢY DÂY:

5. BÚNG THUN:
Mỗi người chơi bỏ ra từ 5 đến 10 sợi dây thun rồi trộn lên và thảy xuống đất. Sau đó 2 người sẽ dùng ngón tay dích dây thun nọ đè lên dây kia là ăn.
6. CHÙM CHÙM MA DA :
Cả đám oẳn tù tì xong, đứa nào thua cuối cùng thì bị làm Ma Da. Những đứa còn lại đứng trên cao gọi là bờ. Ma Da hô 1, 2, 3 thì ai cũng phải nhảy xuống đất Ma Da đang đứng nhưng phải coi chừng bị Ma Da chụp được. Bị Ma Da quơ tay trúng là đứa đó bị làm Ma Da rồi đứa làm Ma Da thành người chơi.
7. ĐÁNH TRỎNG:
Cây trỏng để đánh thường thường là “cây dong hoặc cây gòn”, chặt làm hai khúc, cây cầm đánh dài khoảng 5 hoặc 6 tấc gọi là cây đập đầu mào, cây ngắn 2 tấc gọi là cây đầu mào.

Rồi đào một lỗ dài hơn 2 tấc, sâu miễn sao để đầu mào nằm gọn vào lỗ, gạch phía trước lỗ một đường mức khoảng cách 6 hoặc 7 thước.
Đặt đầu trỏng ngắn nằm ngang trên miệng lỗ và lấy cây dài dích sao cho đầu trỏng ngắn bay ra khỏi mức sao cho bên kia không bắt được đầu trỏng. Bên kia bắt được thì người dích thua. Khi bên kia bắt không được thì người dích đặt cây trỏng dài nằm ngang trên lỗ, để cho bên kia lượm đầu trỏng ngắn nằm ở đâu thì từ chỗ đó chố vào, nếu trúng cây trỏng dài thì người đó thua.

8. BỊT MẮT BẮT DÊ:
Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.
Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

9. RỒNG RẮN LÊN MÂY:
Một người đóng vai thầy thuốc, số còn lại sắp hàng một, người sau nắm người trước. Rồi tất cả bắt đầu lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có ở nhà không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc không có nhà !
Rồng rắn lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có ! Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ như vậy cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
Thầy Thuốc: – Xin khúc đầu.
Rồng Rắn: – Những xương cùng xẩu.
Thầy Thuốc: – Xin khúc giữa.
Rồng Rắn: – Những máu cùng me.
Thầy Thuốc: – Xin khúc đuôi.
Rồng Rắn: – Tha hồ mà đuổi.
Rồng rắn trả lời xong là thầy thuốc tìm cách bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Người đứng đầu rồng rắn vừa chạy vừa dang tay, cố ngăn không cho thầy thuốc bắt được cái đuôi, còn cái đuôi phải chạy và tìm cách né thầy thuốc.
Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.

- Hồi thời Ngoại thì có trò Thiên Đàng Địa Ngục, Thiên đàng địa ngục hai bên, Ai khôn thì lại ai dại thì qua, Đêm nằm nhớ Chúa nhớ Cha, Đọc kinh cầu nguyện kẻo xa linh hồn, Linh hồn phải giữ linh hồn, Đến khi gần chết được lên thiên đàng… Cũng gần gần giống như Rồng Rắn Lên Mây, dzui lắm… .
10. Ô LÀNG:
Vẽ một hình chữ nhật với 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật là 2 hình vòng cung, đó là 2 ô làng cho mỗi bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.

Người thứ nhất đi với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ mình chọn, rồi rải đều từng viên một cho những ô vuông kể cả ô làng. Khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng dừng cách khoảng là một ô trống, chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài.
Những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và tới phiên người đối diện.
Người đối diện cũng đi như người đầu tiên. Cả hai thay phiên nhau đi cho đến khi người nào nhặt được phần ô làng và lấy được hết phần của người kia là thắng.

11. ĐÁNH THẺ:
Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một trái banh tennis.
Người đánh thẻ rải đều 10 cây thẻ xuống nền nhà, vừa tung trái banh lên thì tay cầm banh phải nhanh tay nhặt từng đôi gồm 2 thẻ, khi trái banh rớt xuống nền nhà và tung lên, tay phải bắt kịp trái banh không để rơi xuống đất lần nữa, và cứ thế cho hết số thẻ.
canh chụm: Bên đối phương dùng tay chụm 10 cây đũa thẻ vào một nhúm, người chơi thảy banh lên trong cùng một bên tay, lấy số thẻ làm sao để chừa lại số thẻ còn lại 2 thẻ,
canh quét: Cầm bó thẻ trong tay ngay đầu thẻ rồi thảy banh lên trong khi trái banh đang ở độ cao thì người chơi cầm bó thẻ quét như cầm chổi quét nhà vậy, quét qua, quét lại liền.
Canh chuyền: Cầm chặt bó thẻ để ngang người thảy banh lên trong khi banh đang ở độ cao thì người chơi xoay tròn 2 vòng bó thẻ và chụp cho kịp trái banh như những lần trước khi banh rơi xuống và được tung lên.
Canh giã: Cầm giữa bó thẻ, trái banh được tung lên cao và kịp dộng đứng bó thẻ xuống nền nhà 2 lần.

- Con thích trò chơi này đó ngoại. Để con lấy cái bó đũa của mẹ trong bếp với cái banh tennis của ba rồi con với mẹ chơi.
- Ừa! Để mẹ con về rồi con nói mẹ chỉ cho. Mẹ con hồi nhỏ chơi giỏi lắm đó.
12. ĐÁNH GỤ:
Con gụ làm bằng gỗ hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con gụ nào xoay lâu nhất là thắng, rồi còn dùng con gụ chọi vào mấy con gụ khác đang xoay nữa.

13. NHẢY CÒ CÒ:
Nhảy cò cò là nhảy với một chân.
Chỉ được dùng một chân để nhảy và không được đổi chân trong lúc đang nhảy. Nếu nhảy dẫm vào vạch hay đá quân cái không đúng ô hoặc ra ngoài ô thì bị loại, người khác vào chơi.
Người chơi vẽ dưới đất 7 ô vuông, được đánh số từ 1 đến 7. Người chơi dùng miếng mẻng trèng ném vào ô (theo thứ tự từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng), sau đó co một chân lên, nhảy cò cò vào trong ô. Người chơi phải hoàn tất hết các ô thì sẽ được “bói nhà”. Người chơi sẽ quay lưng lại và ném miếng mẻng trèng vào trong ô, nếu rơi vào ô nào thì sẽ được xây nhà ở đó.

14. ÔNG ĐI QUA BÀ ĐI LẠI :
Nhiều hay ít người chơi cũng được, chia làm hai phe.
Người cầm đầu trong toán chơi gọi là mẹ, người làm mẹ chơi hay và cao lớn nhất trong toán, người mẹ đi trước hoặc nhảy đầu tiên.
Bắt đầu chơi, hai bên bao tiếng xùm bên nào thắng đi trước.
Bên thua hai người ngồi đối diện nhau, một người ngay một cẳng ra phía trước, bàn chân thẳng đứng gót chân chạm đất là canh một.
Bên ăn nhảy qua canh một, người làm mẹ nhảy qua trước và đọc “đi canh một”, tất cả tụi con nhảy theo và lập lại câu “đi canh một” và vòng nhảy về cũng vậy, người cầm đầu cũng nhảy trước và đọc “về canh một” tụi con cũng nhảy qua sau và làm theo được hết rồi cứ như thế bên thua chồng cẳng lên canh 2, ngồi đối diện gác cẳng lên hàng tiếp tục lên canh 3 và canh 4, cứ như thế mà nhảy qua nhảy lại trong lúc miệng đọc đi hết canh này đến canh kia. Người nào không nhảy qua mà đụng chân thì chết ngồi đó chờ hết bàn chơi tiếp.
Xong canh bốn, thì tới canh búp, canh nở, canh tàn và sau cùng là canh gươm.

- Trò này dzui à ngoại. Để ba mẹ về rồi mình chơi trò này nghe ngoại. Mà ngoại! Giờ ngoại nhảy được tới búp hông dzậy ngoại?
- Ơ…ơ… Lâu quá không chơi, ngoại cũng không biết nữa!
15. TẠT LON:
Gồm một cái lon và mỗi đứa một chiếc dép.
Bao tiếng xùm, ai thua thì ra giữ lon.
Cái lon được đặt cách xa khoảng 5m có làm dấu và đứa thua ra giữ lon.
Tất cả còn lại dùng dép tạt sao cho cái lon văng đi xa, tạt xong chạy lên lấy lại dép rồi quay về, còn đứa giữ lon chạy lấy lon và đặt đúng chỗ cũ xong cố chạm đứa lấy dép. Đứa bị chạm thì phải ra thế đứa giữ lon.

16. BẮN BI:

- Bắn bi là cầm mấy viên bi rồi ném hả ngoại?
- Không phải ném bi mà bắn bi con. Cái bàn tay túm lại như thế này thế này với hòn bi bên trên rồi dùng ngón cái búng hòn bi đi. Hoặc xoè bàn tay ra ngón cái chấm đất, bàn tay kia cầm viên bi để ngay đầu ngón giữa bàn tay chấm đất xong cong ngón tay giữa nhắm bắn ra. Ông Năm Hủ Tiếu hồi nhỏ bắn bi cừ lắm đó!
- Còn ngoại, ngoại giỏi môn gì hở ngoại?
- Ngoại giỏi … ơ … ơ …”năm…mười…mười lăm…”
17. NHẢY NGỰA:

18. “NĂM…MƯỜI…MƯỜI LĂM…”
Một đứa nhắm mắt lại rồi đọc lớn “5…10…15…20….100″ trong khi những đứa khác chạy tản ra kiếm chỗ trốn.
Khi đứa bịt mắt đọc tới 100 thì mở mắt ra rồi đi tìm mấy đứa trốn.

- Trốn thì khó tìm lắm ngoại ơi! Ngoại nói ngoại chơi môn này giỏi. Chơi sao cho giỏi ngoại?
- Ơ…ơ… Hồi đó ngoại vừa đọc “năm…mười…mười lăm…”, ngoại vừa mở mắt ngoại theo dõi mấy đứa trốn chỗ nào để ngoại chụp.
- Ngoại ăn gian. Ngoại không fair play!
19 . THẢ DIỀU:

- Ngoại ơi ngoại! Thả diều thì tụi con cũng có chơi rồi ngoại à!
- Mà hồi xưa ngoại ngon hơn! Mấy cái diều ngoại đều tự làm hết!
- Chừng nào rảnh, ngoại chỉ cho tụi con cách làm nghen ngoại!
- Ừa. Ngoại sẽ chỉ. Mà… mà… ngoại hông biết kiếm đâu ra tre để làm đây!
- Hồi xưa còn trò chơi gì nữa không ngoại?
- Còn nhiều lắm mà ngoại không nhớ được. Còn cái trò chơi gì mà cắm hai cây đũa xuống đất, choàng cọng dây thun từ bên này sang bên kia, xong ngắt một cái gì đó mà ngắt cuống đi thì giống như con sâu rọm rồi đặt lên giữa cọng dây thun, xong mỗi đứa một đầu cọc đũa, cầm cục đá gõ gõ nhè nhẹ, cho hai con sâu rọm tiến đến gần nhau, con nào rớt xuống trước thì bên đó thua. Để ngoại email hỏi mấy người bạn thử có ai còn nhớ còn trò gì nữa hông? À, ngoại nhớ còn có cái trò này nữa nè:
20. TẮM MƯA:

- Ngoại ơi ngoại! Bên ngoài đang mưa kìa ngoại. Ngoại với tụi con ra ngoài tắm mưa đi ngoại.
- Hổng được đâu! Tắm mưa rồi lỡ mấy đứa cảm là ba má mấy đứa bay la ngoại.
- Ba má không la đâu ngoại. Tụi con mạnh ù hà, chỉ có ngoại là yếu thôi. Hay là như dzầy, ngoại bận áo mưa xong ra tắm mưa với tụi con nghe ngoại. Ngoại… Ngoại…
- Ờ… ờ… Mấy đứa chờ chút! Để ngoại đi vô ngoại lấy cái áo mưa.
.
XYZ
http://tayson12ab.wordpress.com/tag/hoctro/
HƯỚNG DẪN
1.Trò chơi .Mít mật mít dai
* Cách chơi :
Chơi theo nhóm, từ hai em trở lên.Một em đặt cái que lên hòn đá rồi tìm cách đánh thật mạnh cho que bắn sang bên kia. Một em khác chạy theo bắt que, nếu bắt được thì vào đánh que. Nếu không bắt được thì em đó phải nhắm mắt cho em kia đánh văng chiếc que đi nơi xa, rồi vừa đi vừa hát:
Mít mật mít dai
Là hai thứ mít
Vào làng xin thịt
Ra chợ xin xôi
Chú chẳng nghe tôi
Tôi bịt mắt chú
Ẩn đâu cho kín
Bao giờ lúa chín thì về.
2. Trò chơi : Rồng rắn
Cách chơi:
Các em xếp thành hàng nối đuôi nhau, em này nắm vào thân áo của em kia. Cả đoàn vừa đi dạo vòng tròn vừa hát đối đáp:
- Một em đóng vai thầy thuốc:
Rồng rắn lên mây
Có cây núc nác
Có nhà hiển ninh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
- Thấy thuốc : Trả lời không có nhà (Đi đâu đó…)
- Cả đoàn làm 2-3 lần như vậy . Đến lần cuối cùng :
Rồng rắn lên mây
Có cây núc nác
Có nhà hiển ninh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
- Thầy thuốc trả lời : Có nhà . Hỏi ta có việc gì ? TL : Chữa bệnh cho con.
Thầy thuốc : Nhưng phải cho ta một khúc.
Cho ta khúc đầu – TL Xương sẩu
Cho ta khúc giữa – TL máu me
Cho ta khúc đuôi – TLTha hồ thầy đuổi
* Người đứng đầu đoàn dang tay che ngăn không cho thầy thuốc bắt được . Đến khi bắt được thì thôi.
3. Trò chơi :Thả đỉa ba ba
* Cách chơi : Chơi theo nhóm , càng đông càng vui. Các em quây quần nhau lại thành vòng tròn và cùng nhau hát.
“ Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
………………..
Nhà ấy phải chịu”
Trong khi hát các em chỉ tay vào một bạn trong nhóm. Người được chỉ cuối cùng sẽ làm đỉa.
Cả nhóm tản ra ,xếp thành hai hàng đối diện, ở giữa tưởng tượng là một con sông. Em làm đỉa có nhiệm vụ đứng ở giữa sông và rình bắt các bạn chạy từ bên bờ này sang bên bờ kai. Chỉ cần ‘’ đỉa ‘’tóm được đúng người đang qua sôngthì người bị bắt sẽ phải làm thay bạn đó làm đỉa. Và lượt chơi mới lại bắt đầu.
Trò chơi tạo cho các em sự hồi hộp, nhiều bất ngờ và rèn luyện cho các em đôi chân nhanh,chạy khéo để tránh không bị ‘’đỉa’’ bắt .Vừa chạy qua sông, các em các em vừa reo hò hết sức vui vẻ.
4. Trò chơi : Bỏ khăn tay
Cách chơi: Cả nhóm quây quần thành vòng tròn. Sau đó cử ra một em đi xung quanh phía sau lưng các bạn.Trong khi đó , các bạn khác đồng thanh hát:
Mùi xoả mùi xoa
Ta cho xuống đất
Đứa nào sợ phất
Sừ lại phía sau
Đứa nào sợ đau
Mau mau chạy trốn
Lợi dụng các bạn không để ý , em này sẽ nhẹ nhàng bỏ khăn vào sau lưng của 1 bạn. Khi người được bỏ khăn biết được điều này thì ngay lập tức đứng dậy chộp lấy khăn và đuổi theo người vừa bỏ khăn với điều kiện phải đuổi theo vòng , không được đón đầu. Hay chạy ngược vòng. Còn em bị đuổi thì chạy thật nhanh ngồi vào chỗ trống của bạn đang đuổi mình là được . Nếu người bị bỏ khăn không biết sau lưng mình có khăn .Thì em bỏ khăn phải đi hết 1 vòng rồi lấy khăn vụt vào lưng người bị bỏ khăn và người bị bỏ khăn sẽ thua cuộc và đứng lên đi bỏ khăn thay cho người thắng.
. 5.Trò chơi: Cắp cua bỏ giỏ
* Cách chơi: Chơi theo nhóm nhỏ từ 3-5 em. Mỗi em chuẩn bị 10 viên sỏi và coi đó là những con cua. Góp tất cả số “ Cua” của cả nhóm lại thành 1 đống ở giữa sau đó các em ngồi xung quanh.
Sau khi oản tù tì, em nào thắng sẽ được chơi đầu tiên . Em đó sẽ vơ cả số cua và tung rải ra, làm như cua đang chạy tứ tung, rồi bắt đầu bắt cua bỏ vào giỏ, Hai tay úp cong vào nhau cho khít để làm giỏ còn hai ngón trỏ để duỗi thẳng cắp cua.Khẽ cắp không để rơi, không được chạm vào cua khác. Thả cua vào giỏ từng con một. Nếu rơi coi như bị thua và người khác tiếp tục. Cuối cùng đếm ai có số cua nhiều nhất sẽ chiến thắng
6.Trò chơi: Mèo đuổi chuột
* Cách chơi: Tập hợp lớp thành vòng tròn, tay dang ngang và nắm lấy bàn tay của nhau tạo thành lỗ “hổng” để cho “Mèo” và “ Chuột” đuổi nhau.
Chọn 1 em làm mèo, 1 em làm chuột đứng cách nhau 3m trong vòng tròn. Cuộc chơi bắt đầu , các em nắm tay nhau vừa lắc lư vừa hát:
“ Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Chạy vôi chạy mau
Mèo đuổi đằng sau
Trốn đâu cho thoát” Khi tiếng thoát vừa rứt thì chuột bắt đầu chỵa qua các lỗ hổng, khi đó mèo lập tức đuổi theo yêy cầu chuột chạy lỗ nào thì mèo phải chạy đứng vào lỗ đó. Khi nào Mèo chạm nhẹ được vào chuột thì khi đó mèo sẽ trở thành chuột và ngược lại Chuột thành mèo và tiếp tục đuổi nhau…
7. Trò chơi: Chồng đống chồng đe
Chuẩn bị: Kẻ 3-4 Vòng tròn đường kính 2-3m
Cách chơi :Chơi theo nhóm, mỗi nhóm từ. 4-6 em . Các em đứng thành vòng tròn ( Theo vòng đã vẽ) tay mắm thành nắm đấm, tay em này chồng lên tay em kia theo chiều cao dần. Sau đó cử ra một em vừa hát vừa chỉ lần lượt vào nắm tay của từng bạn:
“Chồng đống chồn đe
Con chim lè lưỡi
Nó chỉ người nào
Nó chỉ người này.”
Tiếng cuối cùng của bài hát rơi vài tay ai người đó vùng dậy đuổi bắt .Còn các em khác nhanh chóng chạy tản ra để trốn. Em nào bị bắt sẽ thay thế bạn mình làm người đuổi bắt.
8. Trò chơi Ô ăn quan. * Chuẩn bị
Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 25.
Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.
Luật chơi
Bàn chơi Ô ăn quan cho 2 người (2 phe)
Bàn chơi ô ăn quan đã sẵn sàng cho khai cuộc
Bắt đầu một lần rải quân, khi đến quân cuối cùng, những quân trong ô có đường bao lại được lấy lên để rải tiếp
Sau khi rải tiếp, ô có đường bao quân màu đỏ sẽ bị ăn, ô liền đó lại được lấy lên để tiếp tục rải
Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này ... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.
Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
Trong cách chơi truyền thống có sử dụng một số bài đồng dao, dưới đây là một bài trong số đó:
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng cúng Phật.
10 .Trò chơi : Đánh bi
*Luật chơi
Bi hòm, hay bi lồ: vẽ một vòng tròn hoặc hình vuông nhỏ (có đường kính hoặc cạnh khoảng 20-30 cm) gọi là hòm hay lồ, cách đó 1,5-2m vẽ một vạch thẳng. Mỗi người chơi góp một số lượng bi bằng nhau và cho vào hòm. Những người chơi lần lượt bắn bi cái từ vạch thẳng về phía hòm. Viên bi của người nào dừng lại ở gần hòm nhất nhưng không nằm trong hòm thì người đó được quyền chơi lượt đầu tiên và cứ như thế cho đến người cuối cùng. Trường hợp bi dừng lại trong hòm thì tính như nó dừng ngay tại vạch. Tiếp theo, người chơi bắn bi cái từ vị trí của nó vào những viên bi trong hòm nhằm đưa những viên bi đó ra ngoài. Những viên bi bị bắn ra khỏi hòm sẽ thuộc về người chơi. Khi khai cuộc, người chơi cũng được quyền bắn thẳng vào bi trong hòm, nếu có ít nhất một viên bi ở hòm bị đẩy ra ngoài và bi cái không dừng trong hòm thì người đó được tiếp tục bắn nữa. Người chơi mất lượt khi không đưa được viên bi nào ra khỏi hòm và/hoặc bi cái bị dừng lại trong hòm. Nếu đưa được bi trong hòm ra ngoài nhưng bi cái lại nằm trong đó thì những viên bi ấy được đưa trở lại vào hòm, thậm chí người chơi có thể bị "phạt" phải đưa thêm bi của mình vào. Những người chơi giỏi thường bắn bi sao cho bi trong hòm bắn ra ngoài còn bi cái bật trở lại rồi dừng ngay gần hòm để lần bắn tiếp theo thuận lợi hơn. Cuộc chơi kết thúc khi tất cả bi trong hòm đã hết. Cũng giống như đánh đáo, những viên bi người nào bắn bi khỏi hòm sẽ của người đấy. Kết thúc cuộc chơi thì có người còn bi, người hết bi. Trong thể thức này, người chơi hay dùng những viên bi cái to, nặng để có thể từ vạch bắn ngay được bi từ trong hòm ra ngoài.
Bi hào hay bi tàng: vẽ hai vạch thẳng song song cách nhau khoảng 2-3 m, gọi là hào. Một vạch làm điểm xuất phát còn một vạch là đích. Ở vạch đích có thể vẽ thêm một hình chữ nhật ở giữa, dài 20-30cm, rộng 7-10cm gọi là tương. Những người chơi lần lượt bắn bi từ vạch xuất phát sao cho bi dừng lại ở trong tương và càng gần vạch đích càng tốt nhưng không vượt quá vạch. Tiếp đến những người chơi sẽ xác định thứ hạng của những viên bi theo luật sau:
Bi ở trong tương xếp trên bi ở ngoài tương.
Cùng ở trong tương hoặc ngoài tương thì bi của ai gần vạch hơn sẽ xếp trên. Nếu bi vượt quá vạch thì thứ hạng được xếp ngược lại, viên bi nào xa vạch hơn sẽ xếp trên.
Khi có hai người trở lên cùng có bi dừng đúng vạch hoặc cách vạch một khoảng bằng nhau thì người nào bắn sau được xếp trên. Để do khoảng cách đến vạch trong những trường hợp khó xác định bằng mắt thường thì trẻ em hay dùng dây hay que để đo. Người xếp đầu tiên được quyền bắn bi của mình lần lượt vào những viên bi xếp từ thứ hai trở đi, nếu bắn trúng thì được "ăn" một số viên bi của người đó, nếu bắn trượt thì lượt chơi chuyển sang cho chính người có bi bị bắn. Do luật chơi như vậy nên khi thấy một người nào đó có khả năng xếp thứ nhất rất cao (ví dụ đã đưa được bi dừng đúng vạch và ở trong tương) thì những người chơi sau sẽ tìm cách gây khó khăn cho người đó bằng cách cố bắn bi sao cho thứ hạng của những viên bi xếp liền nhau càng xa nhau càng tốt. Việc này gọi là "giằng". Số lượng bi mà mỗi lần bắn trúng được "ăn" do những người chơi thỏa thuận với nhau. Nếu bi dừng ở trong tương thì được gấp lên theo một hệ số nào đó (phổ biến là gấp đôi bình thường), dừng ở trong tương nhưng lại ở đúng vạch đích lại được gấp lên tiếp.
Bi biển hay bi bể: những người chơi vẽ một đường khép kín co hình dạng bất kỳ và chu vi tương đối rộng. Khi bắt đầu cuộc chơi, những người tham gia tùy ý chọn vi trí đặt viên bi của mình ở trong hình vẽ đó. Thứ tự lượt chơi được xác định bằng "oẳn tù tì", những người chơi tìm cách bắn bi của người khác ra khỏi hình vẽ, người bị bắn ra mất cho người bắn một số bi theo thỏa thuận. Cái thú vị của thể thức này là rình rập nhau để chờ cơ hội khi bắn bi trong hình vẽ xác định, bắn đối phương không chắc trúng sẽ dẫn đến nguy cơ bi của mình lăn ra ngoài hoặc ở gần đối phương dễ bị bắn trúng. Hình vẽ cũng thường là hình đa diện lõm, người chơi khi bắn bi không được phép bắn viên bi của mình ra ngoài vạch kể cả viên bi đang trong hành trình và cuối cùng vẫn dừng lại trong hình.
Bi gẩy: là trò chơi của các bé gái, tên gọi phổ biến là khía - đùng, mô phỏng những động tác khi chơi. Thể thức này rất đơn giản, những người chơi góp vào số bi bằng nhau rồi "oẳn tù tì" để xác định người được chơi lượt đầu tiên. Người chơi rải cả nắm bi lên mặt đất sao cho càng đều càng tốt và khoảng cách giữa những viên bi vừa phải. Tiếp đến người chơi sẽ chọn ra một cặp bi, dùng bất kỳ ngón tay nào di trên mặt sân chơi ở khoảng cách giữa hai viên bi đó, gọi là khía. Nếu ngón tay chạm vào bi sẽ bị mất lượt còn nếu không, người chơi sẽ dùng ngón tay gẩy viên bi này vào viên bi kia, gẩy trúng (gọi là đùng) và cả hai không bị chạm vào bất cứ viên nào khác sẽ được "ăn" hai viên bi này, ngược lại thì mất lượt. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ bi đã bị "ăn" hết. Do khi rải thường có những viên bi nằm rất sát nhau, không thể khía được nên người chơi phải tìm cách "ăn" dần từng viên một để có thể ăn được nhiều bi. Bi gẩy còn được chơi bằng những
11.Trò chơi :U
Trò chơi u cần số người từ mười người trở lên, chia thành hai đội A & B. Mỗi bên có số đội viên đều nhau.
*Sân chơi : U được chơi trên khoảnh sân vuông rộng chia đôi, mỗi bên thuộc về một đội có lằn ấn định làm "biên giới". Ở hai đầu sân đối nhau là "ngục", thường đặt khoảng năm sải bước chân bên kia biên giới.
* Cách chơi :Trò chơi bắt đầu khi một đội viên bên A vượt biên giới qua B tấn công. Đội viên đó miệng phải phát âm "u..." liên tục, không được ngắt hơi và lớn đủ để đối phương nghe thấy. Trong khi đó bên B sẽ cố xúm vào bắt đội viên này. Nếu ghì được người đó và người này ngừng phát âm "u..." vì cạn hơi không về được bên A thì B đã bắt được tù nhân bên A. Tuy nhiên nếu đội viên bên A đụng được bất cứ ai bên B và trở về bên A an toàn trước khi đứt hơi "u" thì tất cả những người bên B bị đụng được coi như bị bắt sang A làm tù binh.
Tù binh thì đem giam vào "ngục".
Hai bên lần lượt vượt biên giới để bắt tù binh. Mỗi bên có thể cứu tù binh đồng đội được nếu xông vào đến ngục được và đụng được đồng đội đã bị bắt. Những người bị bắt thì dang tay nối nhau thành hàng dài để vươn ra gần biên giới hòng với được người sang cứu. Trong khi đó bên phòng thủ thì cố 1) bắt người đối phương và 2) ngăn không cho đối phương cứu được tù binh. Tất cả mọi diễn biến xảy ra trong khi người vượt tuyến tấn công kêu "u..."
Trò chơi chấm dứt khi một bên bắt được tất cả đội viên bên kia.
12.Trò chơi ``Xỉa cá mè``. Thuộc bài đồng dao “ Xỉa cá mè”:
Xỉa cá mè
Đè cá chép
Tay nào đẹp
Đi bẻ ngô
Tay nào to
Đi dỡ củi
Tay nào nhỏ
Hái đậu đen
Tay lọ lem
Ở nhà mà rửa
Cách chơi: Đứng (hoặc ngồi) thành vòng tròn quay mặt vào nhau, 2 tay chìa ra đọc bài đồng dao. Phụ trách đứng giữa vòng tròn vừa đi vừa khẽ đập vào bàn tay người chơi theo nhịp bài ca, mỗi tiếng đập vào một tay.
- Luật chơi: Tiếng cuối cùng “Rửa” rơi vào tay ai thì người đó phải ra khỏi hàng hoặc bị phạt phải làm một trò khác rồi mới được vào chơi.
13.Rồng rắn lên mây
* Cách chơi:
Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
- Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
14.Bịt mắt bắt dê
*Cách chơi:
Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.
Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.
Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng.
( Sưu tầm và biên soạn)
Đồng dao cung cấp cho các em kiến thức, không là kiến thức hệ thống như
tư duy người lớn mà là trình bày liệt kê, dừng lại ở những nét bề ngoài
dễ nhớ, dễ phân biệt, kích động trí tò mò ở trẻ em. Đó là công dụng đồ
vật: “Con trâu cày xiên, cái liềm gặt lúa”, phân biệt giống vật “Chàng
chàng lót ổ bụi tre, chèo bẻo lót ổ mái đình”. Hay dạy cho các em chơi
chữ, tập quan sát: “No lòng phỉ dạ là con cá cơm, không ướp mà thơm là
con cá ngát, liệng bay thấm thoát là con cá chim”. Phải chăng đây là
cách dạy từ ngữ vui nhộn phù hợp với các em, làm các em nhớ đến tên loài
vật xung quanh mình?
- Hai đứa bay chơi cái game gì mà chán như cơm nếp nát vậy. Hồi xưa ngoại còn nhỏnhư tụi bay, ngoại …
Hai đứa ngừng chơi game, cùng quay đầu tò mò hỏi:
- Hồi xưa ngoại còn nhỏ như tụi con, ngoại có chơi cái game này không ngoại?
- Ngoại hồi đó chưa có game như mấy đứa bây giờ nhưng có nhiều trò chơi dzui hơn nhiều. Hai đứa đưa computer cho ngoại dò mail rồi ngoại lên kiếm hình trò chơi hồi đó rồi ngoại kể cho hai đứa nghe.
Hai đứa nhỏ trúng kế ngoại, giao ngay computer rồi ngoan ngoãn ngồi im chờ đợi.
- Chả có đứa nào gởi mail hết! Cái tụi này hổng biết giờ này làm cái quái gì mà chảcó mail với miết gì hết. Về hưu hết rồi chớ có bận gì cho cam mà chả gửi mail cho tui.
- Ngoại check mail rồi đó ngoại. Giờ ngoại kể chuyện hồi xưa còn nhỏ ngoại chơi game gì đi ngoại.
- Ờ …ờ… Để ngoại kể. Để ngoại kể. Để ngoại nhớ lại coi…
Hồi xửa hồi xưa … cái hồi mà ngoại nhỏ như hai đứa bây giờ…lúc đó trò chơi nhiều ơi là nhiều. Trò chơi nào cũng có ít nhất hai người, còn nhiều hơn thì chia phe chia nhóm. Có phe bên này phe bên kia nên phải có người đi trước người đi sau, thành thử bắt đầu trò chơi bao giờ cũng phải :
1. OẲN TÙ TÌ:

- Oẳn tù tì có phải là one two three hông ngoại?
- Đúng rồi đó con. Oẳn tù tì hay có khi còn gọi là Đánh Tù Tì , Bao Tiếng Xùm hay Xù Xì Xụt Xịt. Trò chơi này dùng để phân biệt ai là người ưu tiên đi trước bằng cách dùng bàn tay giả làm một trong những cái này:
- Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm
- Cái Kéo: nắm 3 ngón tay cái, áp út, và ngón út lại, xong xòe 2 ngón tay còn lại thành hình cái Kéo.
- Cái Bao: xòe cả 5 ngón tay ra.
Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì trùm cái búa.
Bàn tay mỗi người được dấu sau lưng rồi cả hai cùng đọc:
“Oẳn tù tì ra cái gì ra cái đây?
hay xù xì xụt xịt như sau:
Xù xì xụt xịt
Hột mít lùi tro
Ăn no ó o
Ra gò té địt
là cùng đưa tay ra, rồi theo búa, kéo hay bao mà biết được bên nào thắng bên nào thua. Hai bên giống nhau thì chơi lại. Ai thắng thì được đi trước.
Rồi còn mấy trò chơi như:
2. ĐÁ GÀ:
Mỗi người gấp 1 chân của mình, chân còn lại nhảy lò cò đi đá chân của người khác. Ai té trước thì thua cuộc. Trò chơi này bắt chước trò chơi cho hai con gà đá nhau của người lớn.
- Eo ui! Mấy con gà dễ thương vậy mà sao cho tụi nó đánh nhau như vậy hở ngoại. Mấy người lớn ác quá đi! Con không thích trò chơi này.
3. U QUẠ:
Mới đầu người chơi vạch một đường phân chia biên giới, xong mỗi phe đứng trong vùng của mình. Oẳn tù tì xong thì bên thắng đi trước bằng cách cho một người chạy qua phía bên kia vừa chạy vừa kêu “u…u…” rồi tìm cách chạm vào đối phương xong rồi cố chạy về lại phía bên mình. Bên kia đổi lại tìm cách giữ không cho người “u…u” quay về cho đến khi hết hơi không kêu “u… u…” được nữa thì thua. Ngược lại, nếu người “u… u” thoát về được thì những người bị chạm đều bị loại.
.

4. NHẢY DÂY:

5. BÚNG THUN:
Mỗi người chơi bỏ ra từ 5 đến 10 sợi dây thun rồi trộn lên và thảy xuống đất. Sau đó 2 người sẽ dùng ngón tay dích dây thun nọ đè lên dây kia là ăn.
6. CHÙM CHÙM MA DA :
Cả đám oẳn tù tì xong, đứa nào thua cuối cùng thì bị làm Ma Da. Những đứa còn lại đứng trên cao gọi là bờ. Ma Da hô 1, 2, 3 thì ai cũng phải nhảy xuống đất Ma Da đang đứng nhưng phải coi chừng bị Ma Da chụp được. Bị Ma Da quơ tay trúng là đứa đó bị làm Ma Da rồi đứa làm Ma Da thành người chơi.
7. ĐÁNH TRỎNG:
Cây trỏng để đánh thường thường là “cây dong hoặc cây gòn”, chặt làm hai khúc, cây cầm đánh dài khoảng 5 hoặc 6 tấc gọi là cây đập đầu mào, cây ngắn 2 tấc gọi là cây đầu mào.

Rồi đào một lỗ dài hơn 2 tấc, sâu miễn sao để đầu mào nằm gọn vào lỗ, gạch phía trước lỗ một đường mức khoảng cách 6 hoặc 7 thước.
Đặt đầu trỏng ngắn nằm ngang trên miệng lỗ và lấy cây dài dích sao cho đầu trỏng ngắn bay ra khỏi mức sao cho bên kia không bắt được đầu trỏng. Bên kia bắt được thì người dích thua. Khi bên kia bắt không được thì người dích đặt cây trỏng dài nằm ngang trên lỗ, để cho bên kia lượm đầu trỏng ngắn nằm ở đâu thì từ chỗ đó chố vào, nếu trúng cây trỏng dài thì người đó thua.

8. BỊT MẮT BẮT DÊ:
Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.
Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

9. RỒNG RẮN LÊN MÂY:
Một người đóng vai thầy thuốc, số còn lại sắp hàng một, người sau nắm người trước. Rồi tất cả bắt đầu lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có ở nhà không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc không có nhà !
Rồng rắn lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có ! Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ như vậy cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
Thầy Thuốc: – Xin khúc đầu.
Rồng Rắn: – Những xương cùng xẩu.
Thầy Thuốc: – Xin khúc giữa.
Rồng Rắn: – Những máu cùng me.
Thầy Thuốc: – Xin khúc đuôi.
Rồng Rắn: – Tha hồ mà đuổi.
Rồng rắn trả lời xong là thầy thuốc tìm cách bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Người đứng đầu rồng rắn vừa chạy vừa dang tay, cố ngăn không cho thầy thuốc bắt được cái đuôi, còn cái đuôi phải chạy và tìm cách né thầy thuốc.
Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.

- Hồi thời Ngoại thì có trò Thiên Đàng Địa Ngục, Thiên đàng địa ngục hai bên, Ai khôn thì lại ai dại thì qua, Đêm nằm nhớ Chúa nhớ Cha, Đọc kinh cầu nguyện kẻo xa linh hồn, Linh hồn phải giữ linh hồn, Đến khi gần chết được lên thiên đàng… Cũng gần gần giống như Rồng Rắn Lên Mây, dzui lắm… .
10. Ô LÀNG:
Vẽ một hình chữ nhật với 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật là 2 hình vòng cung, đó là 2 ô làng cho mỗi bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.

Người thứ nhất đi với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ mình chọn, rồi rải đều từng viên một cho những ô vuông kể cả ô làng. Khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng dừng cách khoảng là một ô trống, chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài.
Những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và tới phiên người đối diện.
Người đối diện cũng đi như người đầu tiên. Cả hai thay phiên nhau đi cho đến khi người nào nhặt được phần ô làng và lấy được hết phần của người kia là thắng.

11. ĐÁNH THẺ:
Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một trái banh tennis.
Người đánh thẻ rải đều 10 cây thẻ xuống nền nhà, vừa tung trái banh lên thì tay cầm banh phải nhanh tay nhặt từng đôi gồm 2 thẻ, khi trái banh rớt xuống nền nhà và tung lên, tay phải bắt kịp trái banh không để rơi xuống đất lần nữa, và cứ thế cho hết số thẻ.
canh chụm: Bên đối phương dùng tay chụm 10 cây đũa thẻ vào một nhúm, người chơi thảy banh lên trong cùng một bên tay, lấy số thẻ làm sao để chừa lại số thẻ còn lại 2 thẻ,
canh quét: Cầm bó thẻ trong tay ngay đầu thẻ rồi thảy banh lên trong khi trái banh đang ở độ cao thì người chơi cầm bó thẻ quét như cầm chổi quét nhà vậy, quét qua, quét lại liền.
Canh chuyền: Cầm chặt bó thẻ để ngang người thảy banh lên trong khi banh đang ở độ cao thì người chơi xoay tròn 2 vòng bó thẻ và chụp cho kịp trái banh như những lần trước khi banh rơi xuống và được tung lên.
Canh giã: Cầm giữa bó thẻ, trái banh được tung lên cao và kịp dộng đứng bó thẻ xuống nền nhà 2 lần.

- Con thích trò chơi này đó ngoại. Để con lấy cái bó đũa của mẹ trong bếp với cái banh tennis của ba rồi con với mẹ chơi.
- Ừa! Để mẹ con về rồi con nói mẹ chỉ cho. Mẹ con hồi nhỏ chơi giỏi lắm đó.
12. ĐÁNH GỤ:
Con gụ làm bằng gỗ hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con gụ nào xoay lâu nhất là thắng, rồi còn dùng con gụ chọi vào mấy con gụ khác đang xoay nữa.

13. NHẢY CÒ CÒ:
Nhảy cò cò là nhảy với một chân.
Chỉ được dùng một chân để nhảy và không được đổi chân trong lúc đang nhảy. Nếu nhảy dẫm vào vạch hay đá quân cái không đúng ô hoặc ra ngoài ô thì bị loại, người khác vào chơi.
Người chơi vẽ dưới đất 7 ô vuông, được đánh số từ 1 đến 7. Người chơi dùng miếng mẻng trèng ném vào ô (theo thứ tự từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng), sau đó co một chân lên, nhảy cò cò vào trong ô. Người chơi phải hoàn tất hết các ô thì sẽ được “bói nhà”. Người chơi sẽ quay lưng lại và ném miếng mẻng trèng vào trong ô, nếu rơi vào ô nào thì sẽ được xây nhà ở đó.

14. ÔNG ĐI QUA BÀ ĐI LẠI :
Nhiều hay ít người chơi cũng được, chia làm hai phe.
Người cầm đầu trong toán chơi gọi là mẹ, người làm mẹ chơi hay và cao lớn nhất trong toán, người mẹ đi trước hoặc nhảy đầu tiên.
Bắt đầu chơi, hai bên bao tiếng xùm bên nào thắng đi trước.
Bên thua hai người ngồi đối diện nhau, một người ngay một cẳng ra phía trước, bàn chân thẳng đứng gót chân chạm đất là canh một.
Bên ăn nhảy qua canh một, người làm mẹ nhảy qua trước và đọc “đi canh một”, tất cả tụi con nhảy theo và lập lại câu “đi canh một” và vòng nhảy về cũng vậy, người cầm đầu cũng nhảy trước và đọc “về canh một” tụi con cũng nhảy qua sau và làm theo được hết rồi cứ như thế bên thua chồng cẳng lên canh 2, ngồi đối diện gác cẳng lên hàng tiếp tục lên canh 3 và canh 4, cứ như thế mà nhảy qua nhảy lại trong lúc miệng đọc đi hết canh này đến canh kia. Người nào không nhảy qua mà đụng chân thì chết ngồi đó chờ hết bàn chơi tiếp.
Xong canh bốn, thì tới canh búp, canh nở, canh tàn và sau cùng là canh gươm.

- Trò này dzui à ngoại. Để ba mẹ về rồi mình chơi trò này nghe ngoại. Mà ngoại! Giờ ngoại nhảy được tới búp hông dzậy ngoại?
- Ơ…ơ… Lâu quá không chơi, ngoại cũng không biết nữa!
15. TẠT LON:
Gồm một cái lon và mỗi đứa một chiếc dép.
Bao tiếng xùm, ai thua thì ra giữ lon.
Cái lon được đặt cách xa khoảng 5m có làm dấu và đứa thua ra giữ lon.
Tất cả còn lại dùng dép tạt sao cho cái lon văng đi xa, tạt xong chạy lên lấy lại dép rồi quay về, còn đứa giữ lon chạy lấy lon và đặt đúng chỗ cũ xong cố chạm đứa lấy dép. Đứa bị chạm thì phải ra thế đứa giữ lon.

16. BẮN BI:

- Bắn bi là cầm mấy viên bi rồi ném hả ngoại?
- Không phải ném bi mà bắn bi con. Cái bàn tay túm lại như thế này thế này với hòn bi bên trên rồi dùng ngón cái búng hòn bi đi. Hoặc xoè bàn tay ra ngón cái chấm đất, bàn tay kia cầm viên bi để ngay đầu ngón giữa bàn tay chấm đất xong cong ngón tay giữa nhắm bắn ra. Ông Năm Hủ Tiếu hồi nhỏ bắn bi cừ lắm đó!
- Còn ngoại, ngoại giỏi môn gì hở ngoại?
- Ngoại giỏi … ơ … ơ …”năm…mười…mười lăm…”
17. NHẢY NGỰA:

18. “NĂM…MƯỜI…MƯỜI LĂM…”
Một đứa nhắm mắt lại rồi đọc lớn “5…10…15…20….100″ trong khi những đứa khác chạy tản ra kiếm chỗ trốn.
Khi đứa bịt mắt đọc tới 100 thì mở mắt ra rồi đi tìm mấy đứa trốn.

- Trốn thì khó tìm lắm ngoại ơi! Ngoại nói ngoại chơi môn này giỏi. Chơi sao cho giỏi ngoại?
- Ơ…ơ… Hồi đó ngoại vừa đọc “năm…mười…mười lăm…”, ngoại vừa mở mắt ngoại theo dõi mấy đứa trốn chỗ nào để ngoại chụp.
- Ngoại ăn gian. Ngoại không fair play!
19 . THẢ DIỀU:

- Ngoại ơi ngoại! Thả diều thì tụi con cũng có chơi rồi ngoại à!
- Mà hồi xưa ngoại ngon hơn! Mấy cái diều ngoại đều tự làm hết!
- Chừng nào rảnh, ngoại chỉ cho tụi con cách làm nghen ngoại!
- Ừa. Ngoại sẽ chỉ. Mà… mà… ngoại hông biết kiếm đâu ra tre để làm đây!
- Hồi xưa còn trò chơi gì nữa không ngoại?
- Còn nhiều lắm mà ngoại không nhớ được. Còn cái trò chơi gì mà cắm hai cây đũa xuống đất, choàng cọng dây thun từ bên này sang bên kia, xong ngắt một cái gì đó mà ngắt cuống đi thì giống như con sâu rọm rồi đặt lên giữa cọng dây thun, xong mỗi đứa một đầu cọc đũa, cầm cục đá gõ gõ nhè nhẹ, cho hai con sâu rọm tiến đến gần nhau, con nào rớt xuống trước thì bên đó thua. Để ngoại email hỏi mấy người bạn thử có ai còn nhớ còn trò gì nữa hông? À, ngoại nhớ còn có cái trò này nữa nè:
20. TẮM MƯA:

- Ngoại ơi ngoại! Bên ngoài đang mưa kìa ngoại. Ngoại với tụi con ra ngoài tắm mưa đi ngoại.
- Hổng được đâu! Tắm mưa rồi lỡ mấy đứa cảm là ba má mấy đứa bay la ngoại.
- Ba má không la đâu ngoại. Tụi con mạnh ù hà, chỉ có ngoại là yếu thôi. Hay là như dzầy, ngoại bận áo mưa xong ra tắm mưa với tụi con nghe ngoại. Ngoại… Ngoại…
- Ờ… ờ… Mấy đứa chờ chút! Để ngoại đi vô ngoại lấy cái áo mưa.
.
XYZ
http://tayson12ab.wordpress.com/tag/hoctro/
TRÒ CHƠI THUỞ XỦA THUỞ XƯA( 2)
Trò chơi thuở xửa thuở xưa
Bây giờ nhìn lại thấy ưa quá chừng

Tuổi thơ thiếu thốn, không có gì chơi, có thể
ra vườn cắt tàu lá chuối về làm “súng” nổ lốp bốp
( đưa tay bẻ lên hết và gạt mạnh ai nổ to nhất là thắng.)

Chơi đồ hàng. Đóng vai bố, mẹ, con thành một gia đình
nhỏ xíu. Lấy lá dâm bụt làm tiền. Hái một xấp tiền
rồi đi chợ mua đồ ăn, cũng trả lại tiền...

Cười giòn tan với trò lia ống bơ
(nhiều nơi gọi là tạt lon)

Những con quay (con vụ)
không thể thiếu trong kỷ niệm tuổi thơ

Giàn ná làm bằng dây thun bắn đá, hoặc giấy xe tròng gấp lại

Cỏ gà và chọi cỏ gà, bông cỏ mần tràu có tên gọi là cỏ chỉ thiên

Ấu thơ của phần lớn những cô nàng sẽ có trò chơi nhảy dây

Còn của các anh chàng 8X chắc chắn có trò bắn bi

Làm diều bằng sách vở cũ. Không có
keo dán, dùng cơm nguội để dán diều

Trò chơi tìm số cực kỳ phổ biến trong lớp học

Súng phốc làm từ ống tre nhỏ thường gọi là bắn ống phốôc.
Cho quả xoan non hoặc giấy vụ vo trò vào làm
“đạn” bắn đau điếng, lá chuối non nhai nhuyễn nhét vào,
hạt trơng,"tức muốn chết"!
Kéo co bằng nhị hoa dâm bụt

Kéo co bằng nhị hoa dâm bụt

Đồng hồ tự chế từ lá dứa, lá chuối già
cũng có nhiều nơi làm bằng lá dứa gai, 
Cho chuồn chuồn cắn rốn vì
"niềm tin bất hủ": chịu đau rồi sẽ biết bơi

Đua tốc độ ngồi mo cau thi nhau kéo.
Đi bắt dế, chơi trò đá dế

Thảy mức ngáo

Trồng nụ trồng hoa
Trồng nụ trồng hoa

Trồng nụ trồng hoa

Chơi ô ăn quan

Búng thun

Đánh chuyền. 10 que tre cùng trái banh nỉ
là hội con gái có thể ngồi chơi cả chiều không chán

Đèn lồng tự chế từ những lon nước ngọt
đã xài qua. Đây cũng là sản phẩm trong một
bài học của môn Kỹ thuật thời tiểu học.
Nhảy dây
Nhảy lò cò
Chơi ô ăn quan
Trò chơi bịt mắt đánh trống
Kéo co
Chơi nu na nu nống
Trồng hoa trồng nụ
Bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian đến nay vẫn còn được trẻ yêu thích. Một trò nghịch ngợm khác là tạt lon.








Bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian đến nay vẫn còn được trẻ yêu thích. Một trò nghịch ngợm khác là tạt lon.
![]() |
"Trai quê" say sưa thi bắn ná. |
![]() |
Trò ít vận động chân tay là chơi cờ. |
![]() |
Chơi chọi cỏ gà. |
THỰC HIỆN CỦA TỪNG TRÒ CHƠI(3)
(Nguồn: Sưu tầm từ Internet)1.Trò chơi .Mít mật mít dai
* Cách chơi :
Chơi theo nhóm, từ hai em trở lên.Một em đặt cái que lên hòn đá rồi tìm cách đánh thật mạnh cho que bắn sang bên kia. Một em khác chạy theo bắt que, nếu bắt được thì vào đánh que. Nếu không bắt được thì em đó phải nhắm mắt cho em kia đánh văng chiếc que đi nơi xa, rồi vừa đi vừa hát:
Mít mật mít dai
Là hai thứ mít
Vào làng xin thịt
Ra chợ xin xôi
Chú chẳng nghe tôi
Tôi bịt mắt chú
Ẩn đâu cho kín
Bao giờ lúa chín thì về.
2. Trò chơi : Rồng rắn
Cách chơi:
Các em xếp thành hàng nối đuôi nhau, em này nắm vào thân áo của em kia. Cả đoàn vừa đi dạo vòng tròn vừa hát đối đáp:
- Một em đóng vai thầy thuốc:
Rồng rắn lên mây
Có cây núc nác
Có nhà hiển ninh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
- Thấy thuốc : Trả lời không có nhà (Đi đâu đó…)
- Cả đoàn làm 2-3 lần như vậy . Đến lần cuối cùng :
Rồng rắn lên mây
Có cây núc nác
Có nhà hiển ninh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
- Thầy thuốc trả lời : Có nhà . Hỏi ta có việc gì ? TL : Chữa bệnh cho con.
Thầy thuốc : Nhưng phải cho ta một khúc.
Cho ta khúc đầu – TL Xương sẩu
Cho ta khúc giữa – TL máu me
Cho ta khúc đuôi – TLTha hồ thầy đuổi
* Người đứng đầu đoàn dang tay che ngăn không cho thầy thuốc bắt được . Đến khi bắt được thì thôi.
3. Trò chơi :Thả đỉa ba ba
* Cách chơi : Chơi theo nhóm , càng đông càng vui. Các em quây quần nhau lại thành vòng tròn và cùng nhau hát.
“ Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
………………..
Nhà ấy phải chịu”
Trong khi hát các em chỉ tay vào một bạn trong nhóm. Người được chỉ cuối cùng sẽ làm đỉa.
Cả nhóm tản ra ,xếp thành hai hàng đối diện, ở giữa tưởng tượng là một con sông. Em làm đỉa có nhiệm vụ đứng ở giữa sông và rình bắt các bạn chạy từ bên bờ này sang bên bờ kai. Chỉ cần ‘’ đỉa ‘’tóm được đúng người đang qua sôngthì người bị bắt sẽ phải làm thay bạn đó làm đỉa. Và lượt chơi mới lại bắt đầu.
Trò chơi tạo cho các em sự hồi hộp, nhiều bất ngờ và rèn luyện cho các em đôi chân nhanh,chạy khéo để tránh không bị ‘’đỉa’’ bắt .Vừa chạy qua sông, các em các em vừa reo hò hết sức vui vẻ.
4. Trò chơi : Bỏ khăn tay
Cách chơi: Cả nhóm quây quần thành vòng tròn. Sau đó cử ra một em đi xung quanh phía sau lưng các bạn.Trong khi đó , các bạn khác đồng thanh hát:
Mùi xoả mùi xoa
Ta cho xuống đất
Đứa nào sợ phất
Sừ lại phía sau
Đứa nào sợ đau
Mau mau chạy trốn
Lợi dụng các bạn không để ý , em này sẽ nhẹ nhàng bỏ khăn vào sau lưng của 1 bạn. Khi người được bỏ khăn biết được điều này thì ngay lập tức đứng dậy chộp lấy khăn và đuổi theo người vừa bỏ khăn với điều kiện phải đuổi theo vòng , không được đón đầu. Hay chạy ngược vòng. Còn em bị đuổi thì chạy thật nhanh ngồi vào chỗ trống của bạn đang đuổi mình là được . Nếu người bị bỏ khăn không biết sau lưng mình có khăn .Thì em bỏ khăn phải đi hết 1 vòng rồi lấy khăn vụt vào lưng người bị bỏ khăn và người bị bỏ khăn sẽ thua cuộc và đứng lên đi bỏ khăn thay cho người thắng.
. 5.Trò chơi: Cắp cua bỏ giỏ
* Cách chơi: Chơi theo nhóm nhỏ từ 3-5 em. Mỗi em chuẩn bị 10 viên sỏi và coi đó là những con cua. Góp tất cả số “ Cua” của cả nhóm lại thành 1 đống ở giữa sau đó các em ngồi xung quanh.
Sau khi oản tù tì, em nào thắng sẽ được chơi đầu tiên . Em đó sẽ vơ cả số cua và tung rải ra, làm như cua đang chạy tứ tung, rồi bắt đầu bắt cua bỏ vào giỏ, Hai tay úp cong vào nhau cho khít để làm giỏ còn hai ngón trỏ để duỗi thẳng cắp cua.Khẽ cắp không để rơi, không được chạm vào cua khác. Thả cua vào giỏ từng con một. Nếu rơi coi như bị thua và người khác tiếp tục. Cuối cùng đếm ai có số cua nhiều nhất sẽ chiến thắng
6.Trò chơi: Mèo đuổi chuột
* Cách chơi: Tập hợp lớp thành vòng tròn, tay dang ngang và nắm lấy bàn tay của nhau tạo thành lỗ “hổng” để cho “Mèo” và “ Chuột” đuổi nhau.
Chọn 1 em làm mèo, 1 em làm chuột đứng cách nhau 3m trong vòng tròn. Cuộc chơi bắt đầu , các em nắm tay nhau vừa lắc lư vừa hát:
“ Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Chạy vôi chạy mau
Mèo đuổi đằng sau
Trốn đâu cho thoát” Khi tiếng thoát vừa rứt thì chuột bắt đầu chỵa qua các lỗ hổng, khi đó mèo lập tức đuổi theo yêy cầu chuột chạy lỗ nào thì mèo phải chạy đứng vào lỗ đó. Khi nào Mèo chạm nhẹ được vào chuột thì khi đó mèo sẽ trở thành chuột và ngược lại Chuột thành mèo và tiếp tục đuổi nhau…
7. Trò chơi: Chồng đống chồng đe
Chuẩn bị: Kẻ 3-4 Vòng tròn đường kính 2-3m
Cách chơi :Chơi theo nhóm, mỗi nhóm từ. 4-6 em . Các em đứng thành vòng tròn ( Theo vòng đã vẽ) tay mắm thành nắm đấm, tay em này chồng lên tay em kia theo chiều cao dần. Sau đó cử ra một em vừa hát vừa chỉ lần lượt vào nắm tay của từng bạn:
“Chồng đống chồn đe
Con chim lè lưỡi
Nó chỉ người nào
Nó chỉ người này.”
Tiếng cuối cùng của bài hát rơi vài tay ai người đó vùng dậy đuổi bắt .Còn các em khác nhanh chóng chạy tản ra để trốn. Em nào bị bắt sẽ thay thế bạn mình làm người đuổi bắt.
8. Trò chơi Ô ăn quan. * Chuẩn bị
Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 25.
Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.
Luật chơi
Bàn chơi Ô ăn quan cho 2 người (2 phe)
Bàn chơi ô ăn quan đã sẵn sàng cho khai cuộc
Bắt đầu một lần rải quân, khi đến quân cuối cùng, những quân trong ô có đường bao lại được lấy lên để rải tiếp
Sau khi rải tiếp, ô có đường bao quân màu đỏ sẽ bị ăn, ô liền đó lại được lấy lên để tiếp tục rải
Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này ... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.
Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
Trong cách chơi truyền thống có sử dụng một số bài đồng dao, dưới đây là một bài trong số đó:
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng cúng Phật.
10 .Trò chơi : Đánh bi
*Luật chơi
Bi hòm, hay bi lồ: vẽ một vòng tròn hoặc hình vuông nhỏ (có đường kính hoặc cạnh khoảng 20-30 cm) gọi là hòm hay lồ, cách đó 1,5-2m vẽ một vạch thẳng. Mỗi người chơi góp một số lượng bi bằng nhau và cho vào hòm. Những người chơi lần lượt bắn bi cái từ vạch thẳng về phía hòm. Viên bi của người nào dừng lại ở gần hòm nhất nhưng không nằm trong hòm thì người đó được quyền chơi lượt đầu tiên và cứ như thế cho đến người cuối cùng. Trường hợp bi dừng lại trong hòm thì tính như nó dừng ngay tại vạch. Tiếp theo, người chơi bắn bi cái từ vị trí của nó vào những viên bi trong hòm nhằm đưa những viên bi đó ra ngoài. Những viên bi bị bắn ra khỏi hòm sẽ thuộc về người chơi. Khi khai cuộc, người chơi cũng được quyền bắn thẳng vào bi trong hòm, nếu có ít nhất một viên bi ở hòm bị đẩy ra ngoài và bi cái không dừng trong hòm thì người đó được tiếp tục bắn nữa. Người chơi mất lượt khi không đưa được viên bi nào ra khỏi hòm và/hoặc bi cái bị dừng lại trong hòm. Nếu đưa được bi trong hòm ra ngoài nhưng bi cái lại nằm trong đó thì những viên bi ấy được đưa trở lại vào hòm, thậm chí người chơi có thể bị "phạt" phải đưa thêm bi của mình vào. Những người chơi giỏi thường bắn bi sao cho bi trong hòm bắn ra ngoài còn bi cái bật trở lại rồi dừng ngay gần hòm để lần bắn tiếp theo thuận lợi hơn. Cuộc chơi kết thúc khi tất cả bi trong hòm đã hết. Cũng giống như đánh đáo, những viên bi người nào bắn bi khỏi hòm sẽ của người đấy. Kết thúc cuộc chơi thì có người còn bi, người hết bi. Trong thể thức này, người chơi hay dùng những viên bi cái to, nặng để có thể từ vạch bắn ngay được bi từ trong hòm ra ngoài.
Bi hào hay bi tàng: vẽ hai vạch thẳng song song cách nhau khoảng 2-3 m, gọi là hào. Một vạch làm điểm xuất phát còn một vạch là đích. Ở vạch đích có thể vẽ thêm một hình chữ nhật ở giữa, dài 20-30cm, rộng 7-10cm gọi là tương. Những người chơi lần lượt bắn bi từ vạch xuất phát sao cho bi dừng lại ở trong tương và càng gần vạch đích càng tốt nhưng không vượt quá vạch. Tiếp đến những người chơi sẽ xác định thứ hạng của những viên bi theo luật sau:
Bi ở trong tương xếp trên bi ở ngoài tương.
Cùng ở trong tương hoặc ngoài tương thì bi của ai gần vạch hơn sẽ xếp trên. Nếu bi vượt quá vạch thì thứ hạng được xếp ngược lại, viên bi nào xa vạch hơn sẽ xếp trên.
Khi có hai người trở lên cùng có bi dừng đúng vạch hoặc cách vạch một khoảng bằng nhau thì người nào bắn sau được xếp trên. Để do khoảng cách đến vạch trong những trường hợp khó xác định bằng mắt thường thì trẻ em hay dùng dây hay que để đo. Người xếp đầu tiên được quyền bắn bi của mình lần lượt vào những viên bi xếp từ thứ hai trở đi, nếu bắn trúng thì được "ăn" một số viên bi của người đó, nếu bắn trượt thì lượt chơi chuyển sang cho chính người có bi bị bắn. Do luật chơi như vậy nên khi thấy một người nào đó có khả năng xếp thứ nhất rất cao (ví dụ đã đưa được bi dừng đúng vạch và ở trong tương) thì những người chơi sau sẽ tìm cách gây khó khăn cho người đó bằng cách cố bắn bi sao cho thứ hạng của những viên bi xếp liền nhau càng xa nhau càng tốt. Việc này gọi là "giằng". Số lượng bi mà mỗi lần bắn trúng được "ăn" do những người chơi thỏa thuận với nhau. Nếu bi dừng ở trong tương thì được gấp lên theo một hệ số nào đó (phổ biến là gấp đôi bình thường), dừng ở trong tương nhưng lại ở đúng vạch đích lại được gấp lên tiếp.
Bi biển hay bi bể: những người chơi vẽ một đường khép kín co hình dạng bất kỳ và chu vi tương đối rộng. Khi bắt đầu cuộc chơi, những người tham gia tùy ý chọn vi trí đặt viên bi của mình ở trong hình vẽ đó. Thứ tự lượt chơi được xác định bằng "oẳn tù tì", những người chơi tìm cách bắn bi của người khác ra khỏi hình vẽ, người bị bắn ra mất cho người bắn một số bi theo thỏa thuận. Cái thú vị của thể thức này là rình rập nhau để chờ cơ hội khi bắn bi trong hình vẽ xác định, bắn đối phương không chắc trúng sẽ dẫn đến nguy cơ bi của mình lăn ra ngoài hoặc ở gần đối phương dễ bị bắn trúng. Hình vẽ cũng thường là hình đa diện lõm, người chơi khi bắn bi không được phép bắn viên bi của mình ra ngoài vạch kể cả viên bi đang trong hành trình và cuối cùng vẫn dừng lại trong hình.
Bi gẩy: là trò chơi của các bé gái, tên gọi phổ biến là khía - đùng, mô phỏng những động tác khi chơi. Thể thức này rất đơn giản, những người chơi góp vào số bi bằng nhau rồi "oẳn tù tì" để xác định người được chơi lượt đầu tiên. Người chơi rải cả nắm bi lên mặt đất sao cho càng đều càng tốt và khoảng cách giữa những viên bi vừa phải. Tiếp đến người chơi sẽ chọn ra một cặp bi, dùng bất kỳ ngón tay nào di trên mặt sân chơi ở khoảng cách giữa hai viên bi đó, gọi là khía. Nếu ngón tay chạm vào bi sẽ bị mất lượt còn nếu không, người chơi sẽ dùng ngón tay gẩy viên bi này vào viên bi kia, gẩy trúng (gọi là đùng) và cả hai không bị chạm vào bất cứ viên nào khác sẽ được "ăn" hai viên bi này, ngược lại thì mất lượt. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ bi đã bị "ăn" hết. Do khi rải thường có những viên bi nằm rất sát nhau, không thể khía được nên người chơi phải tìm cách "ăn" dần từng viên một để có thể ăn được nhiều bi. Bi gẩy còn được chơi bằng những
11.Trò chơi :U
Trò chơi u cần số người từ mười người trở lên, chia thành hai đội A & B. Mỗi bên có số đội viên đều nhau.
*Sân chơi : U được chơi trên khoảnh sân vuông rộng chia đôi, mỗi bên thuộc về một đội có lằn ấn định làm "biên giới". Ở hai đầu sân đối nhau là "ngục", thường đặt khoảng năm sải bước chân bên kia biên giới.
* Cách chơi :Trò chơi bắt đầu khi một đội viên bên A vượt biên giới qua B tấn công. Đội viên đó miệng phải phát âm "u..." liên tục, không được ngắt hơi và lớn đủ để đối phương nghe thấy. Trong khi đó bên B sẽ cố xúm vào bắt đội viên này. Nếu ghì được người đó và người này ngừng phát âm "u..." vì cạn hơi không về được bên A thì B đã bắt được tù nhân bên A. Tuy nhiên nếu đội viên bên A đụng được bất cứ ai bên B và trở về bên A an toàn trước khi đứt hơi "u" thì tất cả những người bên B bị đụng được coi như bị bắt sang A làm tù binh.
Tù binh thì đem giam vào "ngục".
Hai bên lần lượt vượt biên giới để bắt tù binh. Mỗi bên có thể cứu tù binh đồng đội được nếu xông vào đến ngục được và đụng được đồng đội đã bị bắt. Những người bị bắt thì dang tay nối nhau thành hàng dài để vươn ra gần biên giới hòng với được người sang cứu. Trong khi đó bên phòng thủ thì cố 1) bắt người đối phương và 2) ngăn không cho đối phương cứu được tù binh. Tất cả mọi diễn biến xảy ra trong khi người vượt tuyến tấn công kêu "u..."
Trò chơi chấm dứt khi một bên bắt được tất cả đội viên bên kia.
12.Trò chơi ``Xỉa cá mè``. Thuộc bài đồng dao “ Xỉa cá mè”:
Xỉa cá mè
Đè cá chép
Tay nào đẹp
Đi bẻ ngô
Tay nào to
Đi dỡ củi
Tay nào nhỏ
Hái đậu đen
Tay lọ lem
Ở nhà mà rửa
Cách chơi: Đứng (hoặc ngồi) thành vòng tròn quay mặt vào nhau, 2 tay chìa ra đọc bài đồng dao. Phụ trách đứng giữa vòng tròn vừa đi vừa khẽ đập vào bàn tay người chơi theo nhịp bài ca, mỗi tiếng đập vào một tay.
- Luật chơi: Tiếng cuối cùng “Rửa” rơi vào tay ai thì người đó phải ra khỏi hàng hoặc bị phạt phải làm một trò khác rồi mới được vào chơi.
13.Rồng rắn lên mây
* Cách chơi:
Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
- Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
14.Bịt mắt bắt dê
*Cách chơi:
Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.
Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.
Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng.
Trò chơi trẻ con ngày xưa (4)
![]() |
Trò chơi 5-10-15... |
Các nhà giáo dục băn khoăn, loay hoay đi tìm một phương pháp giáo dục
trẻ em thật sự có hiệu quả trong thời đại mà thông tin bùng nổ và kỹ
thuật điện tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ
em.
Làm sao có thể yên tâm với con em mình khi chúng hàng ngày vòi vĩnh tiền
bạc của cha mẹ để xúm xít bên những trò chơi điện tử, những karaoke,
hay vào những trang web không hợp với lứa tuổi? Cũng như trước đây, ta
đã từng chứng kiến sự tràn ngập của khối vuông rubic lăn tròn trên tay
chẳng những ở trẻ em mà cả người lớn nữa.
Ở đây, ta không nói chuyện được - mất trong những trò chơi đó. Nhưng có
lẽ hầu như chúng ta đã lãng quên một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả
mà chúng ta có sẵn: đó là kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em. Riêng về
lĩnh vực giáo dục, kho tàng này cung cấp nội dung và phương pháp giáo
dục “không thầy, không sách” tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn cả.
Đồng dao bao gồm nhiều loại: Các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong
các trò chơi, bài hát ru em... Trò chơi cũng lắm, như trò chơi vận động
(dung dăng dung dẻ, chơi khăng, đánh đáo), trò chơi học tập (đánh
chuyền, đánh ô), trò chơi mô phỏng (đi chợ, làm nhà), trò chơi sáng tạo
(xếp thuyền, đánh trận, chơi diều). Cả kho tàng phong phú ấy là phương
tiện giáo dục trí, đức, thể, mỹ cho các em. Qua đó phát triển tâm lý,
thể lực, trí tuệ trước mắt và nhân cách của các em trong tương lai.
![]() |
Trò chơi trốn tìm |
![]() |
Chơi ô ăn quan |
Thật vậy, ông bà ta nhận thức rằng để giáo dục trẻ em phải thông qua con
đường tình cảm là hiệu quả nhất. Đầu tiên là tình mẹ con tràn trề thấm
thía qua những bài hát ru “cục ta cục tác, con diều hâu hung ác, gà con ở
đâu, về mau mẹ ủ, mẹ con đông đủ, chẳng sợ diều hâu”. Rồi đến tình cảm
với những vật gần gũi: con gà, con chó, cái chổi, con dao... Trong lời
hát, truyền cho các em sự cảm thông nồng ấm. Dần dần, rộng ra một chút,
cho các em tiếp xúc với thiên nhiên rộng lớn bên ngoài. Rồi không ai
không buồn cười, thú vị khi em bé đút hạt xôi vào miệng dế mèn hay kết
những cánh hoa thành áo cho cào cào: “Cào cào giã gạo tao xem, tao may
áo đỏ, áo đen cho mày”. Từ tình yêu với con sâu, cái kiến, khi các em
lớn lên vài tuổi, tiếp xúc, tham gia công việc đồng áng với người lớn,
các em yêu cả những con chim, con cò, con trâu, con nghé... quanh mình.
Các bài đồng dao Gọi mẹ, Gọi nghé của trẻ mục đồng; đồng dao về chim, về
lá, về hoa quả... đều toát lên một tình cảm yêu thiên nhiên, yêu lao
động đậm đà bát ngát.
Bắn bi |
![]() |
Đá banh bàn |
![]() |
Chơi bông vụ, con cù |
![]() |
Dzích hình |
Chẳng những cung cấp kiến thức tự nhiên, đồng dao còn là một kho kiến
thức xã hội, về hội hè, đình đám, trong họ ngoài làng, về đồ ăn, thức
uống: “Những nồi cơm nếp, những tệp bánh chưng, mứt bí, mứt gừng, mứt
chanh, mứt khế”. Các em được chuẩn bị từ tuổi hoa niên những kiến thức
về nghề nghiệp trong xã hội sau này: “Ông thầy có sách, thợ ngạnh có
dao, thợ rèn có búa” hay: “Ai cày ruộng nuôi trâu, ai trồng dâu nuôi
tằm, ai hay nằm nhịn đói”. Đồng dao cũng dạy các em phê phán thói hư tật
xấu, sự lười nhác: “Cho đi học chữ- nhiều chữ ai vay, cho đi học nghề-
rằng nghề ở tớ, cho đi làm thợ- nói: nghề ấy buồn”... Thậm chí, các em
bé gái được đồng dao trang bị cho kiến thức nữ công gia chánh đặc biệt:
“Bắt được cua bấy đem về nấu canh, băm tỏi băm hành, xương sông lá lốt”,
hay “canh ốc thì ngọt, canh bứa thì chua”.
![]() |
Búng thun |
Đồng dao được các em hát trong lúc tổ chức trò chơi. Nhiều khi lời đồng
dao được hát, tổ chức trò chơi dường như không có đề tài nào tập trung,
gặp đâu nói đó, chỉ cốt cho vần vè, còn ý nghĩ chung thì rời rạc, câu nọ
xọ câu kia, chuyện này sang chuyện khác. Trẻ em vẫn thích thú vì nó phù
hợp với trí lực của các em, không thể đòi hỏi các em tư duy như người
lớn được. Đồng dao và trò chơi trẻ em được tiếp thu bằng ấn tượng về
ngoại vật chứ không phải bằng lý luận.
![]() |
Chơi đáo lỗ |
Có thể thấy việc học văn hóa cơ bản qua đồng dao và trò chơi không dạy
chữ, thế mà các em vẫn đếm, vẫn tính nhẩm, cộng trừ từ “chuyền một” đến
“chuyền chuyền mười”, từ “năm lên sáu” hay “bốn lên bảy” trong trò chơi
chuyền chuyền... Trò chơi “đánh ô ăn quan” dạy trẻ em tính nhẩm về chia,
trừ, quan sát chiều ngược, chiều xuôi để động não một cách tự lực chỉ
có bạn mà không có thầy. Thật là một cách giáo dục có ý nghĩa.
Đá cá lia thia |
![]() |
Đá kiến |
Trò chơi còn giáo dục thể lực ở trẻ. “Đánh chuyền” với động tác “nâng
lấy một, chộp lấy đôi, sang tay qua, ra tay chống” chẳng phải có tác
dụng luyện gân, các cơ ở cổ tay, cánh tay, khuỷu tay cho bé gái sao? Trò
“đánh khăng” ít nhiều là môn thể thao là sự vận động toàn diện kết thúc
với chạy, nhảy, đuổi bắt, cõng nhau. Còn bao trò chơi khác với cách
thức luyện tập khác nữa. Quan sát kỹ ta thường thấy các trò chơi thường
lặp đi lặp lại. Người lớn xem hay chơi có thể chán, nhưng với trẻ em đó
là một việc thú vị. Cùng cách chơi “Đuổi bắt” nhưng được các em biến hóa
xê dịch trong nhiều trò chơi... Qua trò chơi, các em được dịp rèn luyện
mắt, chân tay, luyện thính giác, khướu giác...
![]() |
Nu na nu nống Cái cống nằm trong Cái ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Bụt ngồi bụt khóc Con cóc nhảy ra Ông già ú ụ Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Tè he chân rụt. |
![]() |
Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Chấp chế đi tìm Ù à ù ập |
![]() |
Chơi đá dế |
Và
sau cùng đồng dao và trò chơi như những chất keo nối kết những tình bạn
trong sáng, ngây thơ giữa lũ trẻ với nhau mà ta khó tìm thấy trong
những trò chơi hiện đại ngày nay.
![]() |
Chơi cờ cá ngựa |
![]() |
Chơi cờ gánh |
![]() |
Chơi cướp cờ |
![]() |
Đá banh |
![]() |
Đá gà chọi |
![]() |
Đá gà hay đá ngựa |
![]() |
Đánh khăng |
![]() |
Đẩy cây |
![]() |
Chơi rải ranh |
![]() |
Chơi nhảy lò cò |
![]() |
Nhảy bao bố |
![]() |
Chơi nhảy cừu, nhảy ngựa |
![]() |
Chơi nhảy dây |
![]() |
Chơi ống thụt |
![]() |
Chơi bắn súng bằng cuống lá chuối |
![]() |
Tắm mưa |
![]() |
Chơi tạt lon |
![]() |
Thả diều |
![]() |
Đánh bài trét lọ nghẹ |
![]() |
Chơi U |