Thứ Năm, 7 tháng 9, 2023

GS.TS. BS TT. ƯU TÚ, TTND, AHLĐ, ... VĂN TẦN LÌA XA CÕI TẠM. ...

GS.TS. BS Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc nhân dân. Anh hùng lao động ,...VĂN TẦN LÌA XA CÕI TẠM. Gồm các thông tin từ : Phái Văn Thiên -Họ Văn Nhì, Nguyễn Phú Yên, Võ Văn Cẩm, Lê Chí Dũng - Nguyễn Từ  ...

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC 

 GS.TS.BS.TTUT, TTND.AHLĐ VĂN TẦN (1932-2023) ĐÃ QUA ĐỜI VÀO LÚC 10giờ 15 Ngày 04/8/2023, THƯỢNG THỌ 92 TUỔI.


1. PHÁI VĂN THIÊN - HỌ VĂN NHÌ làng Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị : VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC ĐỒNG KÍNH CHIA BUỒN CÙNG TANG HIẾU QUYẾN & NGUYỆN CẦU HƯƠNG LINH NGƯỜI QUÁ CỐ GS.TS.BS. Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc nhân dân., Anh hùng lao động VĂN TẦN sớm được  tịnh yên nơi Cõi vĩnh Hằng....
Trưởng phái: Văn Thiên Đức.


 
2.NGUYỄN PHÚ YÊN:
 GS.TS.BS. Văn Tần sinh năm 1932 tại Hải Lăng, Quảng Trị. Ông được tôn vinh là bác sĩ phẫu thuật động mạch giỏi nhất Việt Nam, phẫu thuật gan đứng thứ nhì cả nước và là bác sĩ Việt Nam đầu tiên thực hiện phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm ngực, phẫu thuật phình động mạch chủ bụng.
Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1965 và gắn bó với Bệnh viện Bình Dân từ năm 1972 đến nay. Ông là phẫu thuật viên chính trong hơn 30.000 trường hợp phẫu thuật, hầu hết là đại phẫu, có hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học giá trị.
Ca mổ nổi tiếng của GS.TS.BS. Văn Tần là Nguyễn Đức và người em trong cặp song sinh dính nhau Việt - Đức chào đời tại Kon Tum. Họ dính nhau phần bụng chậu, bộ phận sinh dục, hậu môn, có hai chân và một chân cụt. Ca phẫu thuật huyền thoại tách rời hai anh em diễn ra ngày 4/10/1988, trở thành dấu mốc son trong lịch sử y học Việt và được ghi danh vào sách kỷ lục Guinness thế giới. Ca mổ tách quy tụ đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi nhất Việt Nam lúc bấy giờ đã thành công tốt đẹp sau 15 giờ diễn ra căng thẳng với 3 phẫu thuật viên chính là các bác sĩ Trần Đông A, Trần Thành Trai và Văn Tần.
Ông đã là cố vấn chuyên môn của Bệnh viện Bình Dân (nguyên Phó Giám đốc), giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y Dược TP.HCM.
Linh cữu hiện được quàn tại số 99 đường số 19, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.HCM.
 
3. GĐ ĐINH XUÂN DŨNG:
 BS,GS,TS Văn Tần , Cựu HS Quốc Học IB2 1957-1958.
Cựu Nội Trú Các Bệnh Viện Sài Gòn 1964, Cư ngụ tại Đại Học Xá Minh Mạng lúc học Y Khoa 1960's, ít nọ́i tính tình điềm đạm ,gốc Hãi Lăng , Quảng Trị, Anh Hùng Lao Động .Một đời phục vụ nhân dân , không mở phòng mạch , là học trò "cưng" của Cố GS Phạm Biểu Tâm cựu Khoa Trưởng Y Dược Khoa Sài Gòn .
Vô cùng thương tiếc Huynh Trưởng Văn Tần đã ra đi , Thọ 92 .
Xin chia buồn cùng tang quyến và cám ơn bạn Trần Viết Ngạc thông báo.
Nguyện cầu hương linh Anh sớm siêu thoát .
San Jose 4/9/2023.NXD.


* GS BS VĂN TẦN LÌA XA CÕI TẠM.
* NỢ ANH MỘT LỜI CẢM ƠN. 
4. VÕ VĂN CẨM : 05/09/2023.
Anh Văn Tần người làng Long Hưng xã Hải Thượng huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, là Đồng môn trường Trung học Nguyễn Hoàng (THNH) với anh nhưng tôi sau anh đến 11 năm.
Khi tôi vào trường thì anh đã đi xa. Tôi may mắn gặp anh nhiều lần qua huynh Lê mậu Thống người gần nhà, mà tôi ngưỡng mộ về sự hiểu học của anh.
Anh Lê mậu Thống vào lớp đệ Thất NH năm 1951 cùng anh Văn Tần, Văn Phong, Lê mậu Tâm, Lê Quang Sấm, Nguyễn ngọc Bôi, Phạm hữu Nhân... Sau anh Hoàng xuân Định, Hoàng xuân Thiệu một lớp.
Thầy KTS Lê Bich dạy các anh nay còn sống và thường kể cho tôi nghe mỗi lần tôi đến thăm thầy. Theo thầy kể: Thầy đậu Tú Tài Toàn phần cùng khóa với thầy Thái mộng Hùng và được thầy Hùng mời ra dạy, có thầy Lê Văn Quýt và sau đó có thầy Lê đình Ngân. Thầy Bích chỉ dạy chưa tới 2 năm thì thầy qua học Kiến Trúc.
Thế hệ các anh hầu hết thành đạt và nay chẳng còn mấy người.
Anh Lê mậu Thống, Lê mậu Tâm người làng Bích la Thượng, các anh là tấm gương sáng hiểu học quanh vùng. Anh Thống tốt nghiệp Đại hoc Sư phạm Toán tại Đại học Huế, anh vào dạy ở Phan Thiết sau đổi vào trường Trung học đệ nhị cấp Chu Văn An Sài Gòn. Còn anh LM Tâm tốt nghiệp Sư phạm Triết.
Anh Văn Tần BS. Bị trưng tập vào quân đội cấp bậc Trung úy. Năm 1972 anh về học sau đại học.
Mến mộ các tài năng, nên tôi thường lui tới và trở nên thân thuộc.
Sau 1975 anh Thống làm HPhó trường THPT Nguyễn Thái Bình, Anh GSBS Văn Tần làm PGĐ BV Bình Dân.
Anh là một BS phẫu thuật nỗi tiếng không những trong và ngoài nước. Bàn tay vàng đã mỗ thành công cho một công nhan bị máy dập cán. Đặc biệt ca mổ song sinh Việt Đức.
Có lần tôi lên nhà gặp anh từ Phi trường trở về. Mọi thủ tục xuất cảnh qua Pháp học đã hoàn tất, không hiểu lý do gì bị an ninh không cho đi. Anh tức giận lắm nhưng đánh bỏ lỡ cơ hội.
Có lần tôi lên thăm anh sau thời gian anh nằm bệnh viện. Anh làm PGĐ bệnh viện Bình Dân, rất thương yêu nhân viên và lúc nào cũng tranh dành quyền lợi cho cán bộ của mình. Thời bao cấp khó khăn, nhiều nhân viên bỏ việc.
Ông tranh đấu BGD không cho thầu bái giữ xe mà để cán bộ nhân viên tăng thu nhập. Vì mất quyền lợi nên việc tư thù xảy ra. Trên đường đến bệnh viện anh bị kẻ xấu ám hại, may chuyện tử sinh anh qua khỏi. Làm việc nhân ái mà có quả không lành?.
Hai anh ở gần nhau nên tình đồng môn càng gắn bó.
Ngày tiễn biệt anh Lê Mậu Thống, tôi đón thầy Lê Bich và thầy Ngô Quang Chương. Hôm đó có anh Văn Tần.
Khi giới thiệu các thầy giáo của anh Lê mậu Thống đến viếng. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và nhiều thế hệ học trò của anh LMT đều đứng dậy để tiếp đón.
Thầy Lê Bich nghiêng mình tiễn đưa người học trò mà thầy yêu mến. Thầy khóc cho:
"Cảnh tre già khóc măng non".
"Cảnh lá xanh rụng xuống, lá vàng trên cây".
Sau lời tiễn biệt và lời chia sẻ của thầy. Không gian nhà tang lễ im lặng, tỏ lòng kính trọng thầy như thay lời cảm ơn.
Năm 1982, mẹ vợ tôi lâm bệnh nặng. BS Bách cho chuyến vào BV Chợ Rẫy.
Trong vòng mấy tháng, bà chuyến qua BV Phạm Ngọc Thạch, BV Ung Bướu, BV Bình Dân. Mỗi nơi cho biết một bệnh lý khác nhau.
Gia đình vơ tôi có 2 BS nỗi tiếng là BS Nguyễn Tăng Cơ và BS Nguyễn tăng Chuẩn (có tên đường trong BV TƯ) Huế, bạn cùng lớp với GS Phạm Biểu Tâm, Ngô gia Hy, Nguyễn Văn Út, Nguyễn đình Cát.
Nhờ mối quan hệ với các thầy và đặc biệt là thân tình với BS Lê khắc Thuần thanh tra Sở Y tế, nên bà già được chăm sóc kỹ.
Vào thời điểm đó chưa có máy móc hiện đại, như máy chụp cắt lớp mà chỉ chụp XQuang. Hơn 70 lần chụp Phim và các BS giỏi vẫn không đọc ra bệnh. Chỉ có một BS rất trẻ đọc khá chính xác sau khi sinh thiết có kết quả.
Tôi có bà dì lấy chồng anh em với BS Văn Tần, tôi thường lui tới, tôi từng chở BS Văn Tần trên xe Honda đến khám bệnh cho bà.
Vì sức khỏe quá yếu không ăn uống và khó thở, nên Anh GSBS Văn Tần không dám mỗ.
Nhiều tháng ở BV Ung bướu không thấy tiến triển.
Nhiều lần Hội chẩn, BS khuyên đưa bà về Huế. Gia đình đã chuẩn bị đầy đủ các phương tiện. Nhưng BS Nguyễn Sơn còn rất trẻ điều trị cho bà nói với tôi: "Đi về cũng chết, ở lại đây thì có vài % hy vọng". BS đánh liều loại thuốc "chống chỉ định ung thư: Ampicillin, Decason, Multivitamin" toa thuốc giống như toa thuốc trước đây của GSTS Nguyễn Khánh Dư. Phó GĐ Bệnh viện Chợ Rẫy (cấp dùng trên đường về Huế).
Chỉ uống 2 ngày thi sức khỏe bà khá lên, ăn uống được. Một tuần bà ngồi dậy và 20 ngày sau ca Đại phẫu thuật được thực hiện tại BV Bình Dân do BS Tần cầm dao. BS Thuần gây mê từ chối vì hệ số an toàn thấp. Do chân bà bị teo vì dùng nhiều Decason. BS Văn Tần nói: "Đây là bà chị tôi, tôi chịu trách nhiệm, xin chị giúp". Bà Thuần là BS gây mê hàng đầu Việt Nam.
Chúng tôi ngồi ngoài hành lang, để theo dõi. Không biết chuyện gì xảy ra?
Mới 3 giờ 30 sau. BS Tần ra gọi tôi và thông báo:
Mọi thủ tục hoàn tất, không can thiệp khối u.
* Đã làm sạch thành ngực.
* Nối lại các xương sườn đã cắt.
* Đã sinh thiết.
* Bướu nằm ở trung Thất giữa tim phổi,
* Hai lá phổi còn tốt.
* Mang mẫu sinh thiết đến trường ĐHYD xét nghiệm.
Tôi cảm ơn BS Tần, BS Thuần vă êkíp mỗ. Đợi kết quả xét nghiệm.
* Các phim đều không thấy một lá phổi vi thành ngực bị che bởi một lớp dơ.
* Decason là một loại thần dược chống viêm nhiễm với Ampicillin nên bà khỏe lại.
Mấy ngay sau, tôi mang kết quả xét nghiệm đến BS Tần. Với kết quả " Bướu ác tính ở Trung Thất". Vết thương ổn định bà chuyển về BV Ung Bướu để hóa trị.
Lúc này cần thuốc đặc trị. Ở VN khó kiếm, phải mua từ Pháp "Oncove".
Không phải ai cũng mua được. Gia đinh phải nhờ BS Truơng Xuân Nam GĐ Hồng Thập Tự VN, ông thường qua Pháp mua giúp với số tiền kinh hoàng.
Theo BS Sơn nghiên cứu tài liệu. Thì "U Ác Tính ở trung Thất chậm di căn", có can thiệp Thuốc kéo dài đến 20 năm. Sau nhiều đợt Hóa trị, bà về Huế sống tới 18 nữa mới qua đời.
BS Nguyễn Sơn lên trưởng khoa thì bị đột quỵ. Ôi cuộc đời nghiệt ngã. Một BS tài đức đang cống hiến tài sức của mình trở thành phế nhân. Đôi mắt của BS không thấy. BS còn dùng trí. Hàng ngày Ông đến thư viện BV Ung bướu để dịch các tài liệu nước ngoài, qua một cô thư ký đọc và chép khi ông dịch.Tôi thường lui tới thăm vị ân nhân này.
Hôm nay trước linh cữu của GSBS Văn Tần tôi thắp nén hương tiễn biệt một người anh, một người thầy, một ân nhân của gia đình, một Đồng môn, một người hy sinh cả đời mình cho sự nghiệp phục vụ sức khỏe cho cộng đồng. Tôi nguyện cầu linh hồn ông sớm về cõi Phật. Chúc anh ra đi thanh thản. Tôi thầm khấn "CÒN NỢ ANH MỘT LỜI CẢM ƠN"
Trong sổ tang, Đại diện đoàn Cựu HSNHSG đến viếng và tiễn đưa người anh Đồng môn đến nơi an nghỉ cuối cùng có " BS Lê phúc Khàn, PGSBS Lê Chí Dũng và anh Trần văn Hảo, tôi cũng ghi như thế. 
Xin vĩnh biệt anh GSBS VĂN TẦN.
VVC.
 


 
BS Lê phúc Khàn, PGSBS Lê Chí Dũng
Võ Văn Cẩm và anh Trần văn Hảo.
 
 
 
5. NGUYỄN TỪ : 
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC GS, TS, BS, TTND, AHLĐ VĂN TẦN
 (Văn Tần là anh ruột của thầy Văn Phong nguyên Hiệu Trưởng trường Trung học Triệu Phong trước 1972. Ông quê ở Long Hưng, Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị. Đương thời cha mẹ tôi rất ca ngợi ông và xem đó là tấm gương sáng cho con em trong xã nhà học tập. Trước 1975 Long Hưng thuộc xã Hải Thượng)
 
Tự hào mãnh đất Long Hưng
Người con ưu tú lẫy lừng ra đi
Rất nhiều báo chí tạc ghi
Tiếc thương vĩnh biệt Lương y, Anh hùng
Cho tôi gởi nén nhang lòng
Phân ưu tiễn biệt đưa Ông về Trời
Tây Phương Cực Lạc là nơi
Tái sinh tịnh độ con người như Ông
(Nguyễn Từ)

1 nhận xét:

  1. TT xin được giao lưu cùng anh Thiên Tùng....Chúc anh 1 ngày mới luôn vui.

    Trả lờiXóa