Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Dương Thị Bích Đào và các bài viết...

Gồm các bài viết: 
 3. Nắng còn trên đồi sim
2. Trở về chốn xưa
1.Rộn ràng ngày hội ngộ 

NẮNG CÒN TRÊN ĐỒI SIM
Dương Thị Bích Đào
Thùy Vân, một mình rảo bước xuống bờ biển gần ngôi trường nàng đang học, đó là trường trung học Nguyễn Hòang nằm trong trại tạm cư số năm Non Nước-Đà Nẵng. Nàng ngồi trên bãi biển trong một buổi chiều vắng lặng, nhìn về cuối chân trời, với ánh nắng ngã sang màu vàng cam, màu đỏ sẩm, đẹp lạ lùng, giữa tiếng sóng vỗ nhẹ vào ghềnh đá, vào bờ biển. Ngồi một mình nơi đây để ôn lại những kỷ niệm của những ngày đã qua, những kỷ niệm đẹp và êm đềm, mai đây nàng sẽ từ giã bãi biển Non Nước và không biết bao giờ nàng có dịp gặp lại, cuộc sống ở trại tỵ nạn làm cho tâm hồn nàng lớn dần lên, những suy nghĩ lớn hơn, nàng đứng lên và đi nhanh về trường. Tan trường, những tà áo trắng trinh nguyên lồng lộng trong gió biển, mái tóc dài ôm kín bờ vai, chiếc cặp ôm vào lòng, nàng đi qua phi đạo để trở về nhà.

Thời gian qua nhanh, ba tháng nghĩ hè sắp trôi qua, nàng đang chuẩn bị mọi thứ để ra Huế học tại trường trung học Đồng Khánh năm cuối cùng của bậc trung học vì trường Nguyễn Hòang không có giáo sư dạy môn tiếng Anh cho học sinh ban C kề từ khi Thầy Kế qua đời khi chiếc máy bay Boeing đưa Thầy từ Sài gòn ra Đà Nẵng bị lâm nạn. Nàng còn bao nhiêu việc phải làm, đi ra Huế nộp học bạ xin chuyển trường, thuê phòng trọ, may thêm áo dài, đan áo len vì ngòai Huế vào mùa Đông trời lạnh hơn, mua sách vở, rủ hai bạn cùng đi: Ngọc Anh và Kim Cúc.
.
Thùy Vân và hai bạn thuê được một phòng trong một ngôi biệt thự xinh xắn tọa lạc ở Phủ Cam Huế. Ngôi nhà này nằm trên con đường dài và hẹp, gần nhà Thờ Phủ Cam. Xung quanh bao phủ bởi hàng dậu bằng cây chè tàu, vườn trồng nhiều cây Samppuche, cây khế, cây bần quân, đặc biệt có nhiều cây bồ kết, thân cây cao, lá nhỏ trông giống như lá me, rũ xuống lung lay trứớc những ngọn gió thổi qua.Với nhiều tàng cây nặng trĩu lặng lẽ vươn ra phủ xuống trên mái nhà, trên hành lang, trên lối đi, hai bên hông nhà, những bậc tam cấp, trước hàng hiên. Có những cành cong xuống là đà trứơc mặt bao lơn có thể đưa tay với tới, những tàng cây bồ kết làm dịu đi cơn nắng gay gắt mùa hè. Những trái bồ kết còn xanh kết lại từng chùm, mỗi chùm khỏang mười đến mười lăm trái, có hình dáng như trái phượng nhưng nhỏ hơn nhiều, có nhiều hột, vào mùa này thì nó đang có màu xanh nhạt khi chín thì ngã sang màu đen tuyền. Người dân miến Trung dùng trái bồ kết từ bao đời nay, nó rất dễ dàng cho người phụ nữ khi gội đầu, chỉ cần bẻ nhỏ từng miếng bồ kết để trong một cái thau, đổ ít nước nóng vào ngâm hoặc để vào thau nước phơi nắng trong vòng ba mươi phút thì ta sẽ có nước gội đầu, hương nồng cay làm cho tóc óng mượt và đen bóng, nó cũng còn trị dứt chứng gàu trên tóc.

Ngôi nhà được xây theo lối kiến trúc của Pháp, bằng gạch nung đỏ, mái lợp ngói, với những cửa sổ lớn bằng kính có nhiều ô, rèm cửa sổ màu trắng bằng vải ren, bên ngòai thêm một lớp cửa gỗ lá sách tạo cho căn nhà ấm áp và sang trọng. Căn nhà chính có bốn  phòng ngũ rộng, đi lên bằng những bậc tam cấp, nối tiếp là bao lơn,  một cửa ra vào bằng gỗ quý. Ở giữa nhà là phòng khách với bộ ghế sopha bằng gỗ màu nâu sậm tiệp với các cánh cửa của các phòng ngũ. Tường sơn màu trắng, trên tường treo những bức tranh cổ điển. Kế nhà chính, là nhà bếp với những ngăn tủ* đựng đồ dùng cho việc nấu nướng và một bộ bàn có tám cái ghế dùng làm bàn ăn, trên mặt bàn phủ một cái khăn màu ngọc trai với những mũi thêu nổi lên những bông hoa hồng nhỏ. Đối diện với bàn ăn có một cửa sổ rộng làm bằng kính trông ra vừờn sau nhà. Một giàn hoa thiên lý được làm bằng tre, lọai hoa này dây leo, cây đâm nhánh tủa ra và leo lên giàn, lá nhỏ màu xanh lục, bông hoa thơm ngào ngạt kết từng chùm nở hé nụ nhỏ màu vàng chanh càng về khuya hương thơm tỏa đi khắp vườn, len qua khe cửa vào trong phòng mùi hương thoang thỏang êm dịu. Đứng ở cửa sổ này có thể nhìn ra vườn rộng với nhiều cây ăn trái, kế bên bếp là nhà vệ sinh và phòng tắm.
Nối tiếp nhà bếp bằng một hành lang dài  có mái che, là một dãy nhà ngang, mái lợp tôn, tường xây bằng gạch, có nhiều phòng mỗi phòng có cửa một cửa đi riêng và một cửa sổ nhỏ, có lẽ trước đây dành cho những ngừơi giúp việc nhà ở, hiện nay thì cho sinh viên thuê.
Khu vườn bên phải của ngôi biệt thự cũng có nhiều cây dừa thân cây cao tàu lá dừa thỏng xuống, trái kết lại từng buồng. Gần hàng dậu được trồng ít khóm thơm thi thỏang mới ra trái. Nhìn cách trưng bày của căn nhà chứng tỏ chủ nhân là một người phụ nữ đảm đang.

Chủ nhân của căn biệt thự là chị Hà góa phụ của một công chức sống với hai đứa con, một bé trai khỏang tám tuổi tên là: Huy, và một bé gái năm tuổi tên là Hạnh. Chị Hà khỏang ba mươi tuổi, nhưng trông chị già trước tuổi, đôi mắt to, với hàng my rậm có những vết quầng thâm do nhiều tháng năm dài mất ngũ, nước da ngâm đen, mái tóc dài kẹp lại gọn gàng. Mỗi buổi sáng trước khi đi làm chị đưa hai con vào trường học sau đó vội vã đến sở làm. Chị làm kế tóan cho một ngân hàng tư nhân, dáng người mảnh khảnh với chiếc áo dài màu tím hoa cà hay màu tím than, đôi khi màu đen, hiếm khi thấy chị mặc áo dài màu sáng, có lẽ cuộc đời của chị quá u buồn khi mà cái chết của người chồng quá cố đến một cách bất ngờ vào những năm trước.

Qua sự giới thiệu của chị Hà, nàng và hai bạn đều yên tâm khi sống ở trong căn nhà này. Thùy Vân  cùng hai bạn chuyển vào căn phòng trong ngôi biệt thự xinh xắn, cả ba cô gái đều hài lòng với chỗ ở mới đầy đủ tiện nghi, phòng ấm áp khi mùa đông và cũng mát mẽ khi mùa hè, khi trời mưa phùn đứng trên bao lơn nhìn ra ngòai đường cảnh đẹp vô cùng với màn mưa giăng giăng rơi xuống cây bồ kết, mưa giăng kín qua lối đi nhỏ vào sân vườn lát bằng bê tông sỏi, những viên sỏi nhỏ màu trắng nhô lên, những nụ hoa hồng, hoa tường vy nở rộn ràng trong nắng ban mai. Mỗi buổi sáng ba người bạn cùng nhau thả bộ đến trường chỉ mất khỏang mười lăm phút, từ dốc Phú Cam qua cầu đi thẳng trên một con đường làm bằng nhựa là đến trường.

Trường trung học Đồng Khánh Huế tọa lạc trên  đường Lê Lợi, mặt tiền nhìn ra dòng sông Hương trên một mãnh đất rộng bao bọc xung quanh với những bức tường xây bằng gạch cao khỏang chừng hai mét quét vôi màu hồng đậm. Trường học được xây theo lối kiến trúc Pháp với những dãy nhà lầu một tầng, một dãy lầu khỏang 12 phòng học rộng, trần rất cao, cửa sổ kính, mái lợp ngói, sàn lát bằng gỗ dày. Có nhiều cây xanh già cỗi theo năm tháng, những cây phượng, cây me, cây nhãn, làm bóng mát cho sân trường… Trong sân trường có nhiều lối đi nhỏ tráng bằng xi măng, song song những lối đi được trồng nhiều lọai hoa tùy theo mùa nở rộ, nhiều nhất là hoa hồng, hoa tường vy, cẩm chứớng, hoa thược dược, được người phu trường chăm sóc cẩn thận, bởi vậy ai đến thăm trường cũng tấm tắc khen ngợi, trông ngôi trường thật đẹp và nên thơ.

Đường Lê Lợi rất rộng với những hàng me tây cao lớn, có hai trường trung học nổi tiếng là Đồng Khánh và Quốc Học nằm song song với nhau cùng nhìn ra bờ sông Hương với những cây phượng vỹ nở hoa rộn ràng khi mùa hè đến, màu sắc đỏ au, rực rỡ biết bao!. Hai ngôi trường chỉ cách nhau một con đường nhỏ, một ngôi trường dành cho nữ sinh, một trường dành cho nam sinh. Cũng trên con đường này có Viện đại học Huế, thư viện, bệnh viện Trung Ương, trường Đại học Luật Khoa,Trường đại học Văn Khoa và Khoa học. Cũng đi dọc theo đường Lê Lợi này qua khỏi cầu Tràng Tiền phía bên phải là Trường Đại Học Sư Phạm, trường Kiểu Mẫu, kế tiếp phía bên trái sát bờ sông có Khách sạn Hương Giang rất nổi tiếng bởi vẽ đẹp kiêu kỳ của nó nằm bên dòng sông Hương lãng mạn nên thơ.Tất cả các cơ sở này đều theo lối kiến trúc của Pháp. Con đường này là tiêu biểu cho khu văn hóa, bên kia sông có con đường Trần Hưng Đạo, Đường Phan Bội Châu, chợ Đông Ba tiêu biểu cho khu thương mại.

Thành phố Huế có ba cây cầu bắc qua sông Hương, Cầu Tràng Tiền có sáu vài mười hai nhịp, sơn màu trắng bạc, cầu thứ hai, là cầu sắt chỉ dùng riêng cho xe lửa, hai cây cầu làm từ thời Pháp thuộc, kiểu dáng theo thiết kế của người Pháp. Để giảm bớt trọng tải cho cầu Tràng Tiên, vì nó đã bị gãy một nhịp trong cuộc chiến năm Mậu Thân nên vào đầu thập niên 70 Huế đã có thêm một cây cầu khác theo lối kiến trúc tân tiến hơn nhưng nó không đẹp bằng cầu Trường Tiền gọi là cầu mới.

Trường Đồng Khánh được đặt tên của một vị vua triều Nguyễn. Ngài lên ngôi năm 1885, lấy niên hiệu và Thụy hiệu  là Cảnh Tông-Thuần Hòang Đế, làm vua được ba năm, mất ngày 28 tháng 1 năm 1888 vào tuổi 24 tuổi.

Mùa đông ở Huế thường thì mưa dầm và trời lạnh, cũng rét buốt như ở Quảng Trị, nàng cùng hai bạn thường “cuốc bộ” đi học, nhiều lúc trong cơn mưa tầm tã, nhiều lúc lạnh rét căm căm. Thùy Vân thật sự cô đơn và trống vắng khi hai người bạn đã từ giã nàng để cùng gia đình đi định cư ở Hàm Tân, thuộc tỉnh Bình Tuy theo chương trình di dân khai hoang lập ấp của chính phủ dành cho đồng bào Quảng Trị đã không còn chỗ để hồi cư. Đó là vào giữa tháng 12 năm 1973.

Mùa hè đã đến, những con ve sầu ở trên những tàng cây trong sân trường kêu lên theo từng điệp khúc, một con ve xướng lên khúc nhạc; thế rồi hằng ngàn con ve khác cùng đáp lại một nhịp điệu kêu lên thật lâu không dứt tiếng, thật là ồn ào, nhiều lúc thầy phải ngưng giảng bài vì học sinh không nghe được. Lớp học 12C2 của nàng là phòng cuối trên dãy lầu phía bên trái của trường, cửa sổ mở rộng nhìn ra khỏang không gian bên ngòai có những cây nhãn, cây phượng cao lên đến lớp học, lũ ve trốn trong những vỏ cây, nằm ép mình trong những chiếc lá. Người ta nói con ve từ lúc ấu trùng nằm trong vỏ cây là 15 năm mới trưởng thành phát được tiếng kêu trong mùa hè đó….

Mùa thi Tú tài đã qua và Thùy Vân đã thi đậu, còn nổi vui mừng nào hơn, mười hai năm, quả là một khỏang thời gian quá dài của một người học trò cặm cụi với đèn sách, cơm áo cha mẹ cho đi học, biết bao thứ mà cha mẹ phải lo lắng, để khỏi buồn lòng cha mẹ với quyết tâm thi đậu tú tài nay đã đạt.

Thùy Vân trở về Thị tứ Hải Lăng, Quảng Trị, nơi gia đình nàng về hồi cư vào đầu tháng sáu vừa qua. Đây là một bãi đất cát trắng, không có cây xanh, người ta đổ thêm đất đỏ Ba-zan để làm những con đường chạy song song với nhau, trên những con đường dài này, những ngôi nhà được cất lên theo kiểu tiền chế, mái lợp tôn dợn sóng, vách bằng gỗ thông, nền nhà chưa được tráng xi măng, nó là nền đất nên nhiều bụi bặm, nhà nàng nhìn ra đường quốc lộ 1. Đêm đêm những con đôm đốm bay lập lòe trong màn đêm tối thẩm.
Một tỉnh lỵ Quảng Trị  được thu nhỏ được xây dựng lại trên vùng đất mới gồm có chợ và trường học, cư xá công chức, chùa và nhà thờ ...
Ba nàng đã về hưu. Giờ đây ba nàng không biết làm gì cho hết thời gian. Những ngày hè ở đây dài thê lê, nắng gay gắt, gió Lào thổi xuống bãi cát nóng bỏng.

Mùa hè, những cơn gió Lào từ dãy núi Trường Sơn thổi xuống, những ngọn gió nóng làm rát mặt, gió mang theo cát và hơi nóng làm cho ai cũng không muốn ra khỏi nhà nhưng Ba nàng không chịu ngồi ở không trong căn nhà tôn thấp và nóng, ba nàng đi lên rú để chặt gốc sim về làm củi nấu nướng, và rồi ba chị em nàng cũng theo ba lên rú. Từ bãi cát Thị Tứ đi bộ băng qua đường Quốc Lộ 1, có một đường mòn nhỏ, theo con đường mòn này đi miết khỏang một dặm thì đến một triền dốc rộng mênh mông tòan là những bụi sim mọc lấp xấp trên nền cát trắng xám, bên những cây cỏ dại, mùa hè hoa sim trổ bông màu tím ngan ngát, những cánh hoa tím bàng bạc lấp lánh sương đêm còn đọng lại đẹp vô cùng dưới bầu trời trong xanh của buổi sáng sớm làm cho tâm hồn nàng êm ái lạ thường, nàng hít thở không khí trong lành. Ba nàng bới những gốc sim, chị em nàng mổi người chặt cây sim ra từng nhánh nhỏ rồi bó lại từng bó. Ba nàng mồ hôi đẫm ướt tấm lưng, làn da vốn đã màu bánh mật nay lại càng nâu sậm hơn, các chị em nàng đều thương và kính trọng ba.

Dưới ánh nắng chói chang của bầu trời miền Trung, trên đôi vai nặng trĩu họ trở về nhà khi trời đã quá trưa, để lại sau lưng nắng vẫn còn trên đồi sim, nàng thích vẻ đẹp hoang dại của núi đồi, những ngày trôi qua trên đồi sim nàng cảm thấy vui hơn ở nhà. Cả tháng nay, cứ mỗi buổi sáng sớm khi ánh dương vừa ló dạng cả bốn cha con lên rú, Thùy Vân và hai em hóa trang bằng cách mặc chiếc áo lính trận màu xanh sậm, chiếc nón lá đội xụp cùng với mạng che mặt không ai biết đó là ba chị em nàng.
 Hôm nay là ngày cuối cùng của một tháng chặt củi sim vì còn mấy ngày nữa chị em nàng phải trở lại trường học cho niên khóa mới năm 1974-1975. Củi sim, gánh về phơi khô chất đầy trong căn nhà bếp, đó là thành quả lao động của họ trong một thời gian ngắn, chị em nàng rất vui khi đã làm được việc để Ba mình được vui lòng.

Mỗi buối sáng, ba nàng thường ngồi một mình trên bộ bàn có sáu ghế đặt ở giữa ngôi nhà nhìn ra ngòai trời với khỏang không gian truớc mà lo âu suy nghĩ: “Cuộc sống ở đây quá tạm bợ với căn nhà tôn vách ván trên bãi cát chơ vơ, làm gi để sinh sống, đất cát bạc thếch không có màu mỡ để trồng trọt cuối cùng người đi đến quyết định: Vào Nam tìm miền đất mới.”

 Mùa hè qua đi, mùa thu lại đến, các em của nàng đã trở lại trường học, trường Nguyễn Hòang được tọa lạc trên một khuôn viên rộng, trường vừa xây dựng xong, rộng rãi và thóang mát có tầng lầu và ban công rất đẹp, các em nàng rất thích thú khi được trở về trên quê hương, học trên mái trường thân yêu cùng thầy cô và bè bạn cũ.

Thùy Vân trở lại Huế để ghi danh học Luật tại trường ĐH Luật khoa Huế, nàng hy vọng sau này sẽ xin được một việc làm trong một ngân hàng tư nhân, nếu có được hai chứng chỉ về môn kinh tế của trường Luật. Nàng vẫn ở lại trong căn phòng trọ của ngôi biệt thự ở Phú cam, chỉ có một mình thôi, không có bạn cùng phòng. Nàng phải chi tiêu dè xẻn vì số tiền mẹ cho quá ít ỏi, không dám mua gì ngòai thức ăn và trả tiền phòng. Một buổi sáng đến giảng đường, nàng gặp lại người bạn học cùng lớp 12, cô ấy tên là Lan Anh nhà ở đường Phan Đình Phùng, nên giờ đây nàng có bạn để đi học vào buổi sáng, trưa về trên cùng một con đường.

Thuỳ Vân trở về Thị tứ Quảng Trị vào dịp lễ Noel năm 1974, Vân trả lại phòng trọ cho chị Hà, giã từ trường Luật, từ giã người bạn gái Lan Anh, giã từ đường Lê Lợi với những buổi tan trường với nắng vàng loang đỗ, hàng cây me tây rợp bóng, đường Lê Lợi thân thiêt quá!. Gia đình nàng không còn ở lại Quảng Trị mà sẽ vào miền Nam sinh sống trong một vài tháng tới.

Đó là một ngày cuối năm thời tiết se lạnh nhưng có nắng hanh vàng, trong một bữa tiệc đám cưới của chị Lê người cùng xóm ngày trước ở Quảng Trị. Đám cưới chị Lê và anh Khánh tổ chức trong căn nhà chỉ có bốn bàn cho hai họ, Thùy Vân gặp một người đàn ông, anh ta chững chạc với chiếc áo sơ mi màu xanh, quần tây màu nâu nhạt, mang đôi dày màu nâu, chiếc áo lạnh bằng da màu xám, trông anh rất lịch thiệp, anh ấy cao lớn, nước da trắng, chiếc mũi cao, vầng trán rộng, đôi mắt sáng. Anh ấy đến bên Vân và làm quen.
-Chào cô bé, cô bé học trường Nguyễn Hòang phải không?
- Dạ, không, tôi học ở Huế.
- Cô bé học trường nào?
- Dạ, Trường Luật.
- Tôi có thể biết được tên cô không?
- Dạ, tên Thùy Vân.,
-Tên rất đẹp
-Vân gọi tôi là Huy
-Dạ vâng.
- Nhà Thùy Vân ở đâu?
- Dạ, phường đệ tam.
-Khi nào có dịp tôi sẽ đến thăm.
Tết năm Ất Mão năm 1975
Ngòai trời mưa phùn và gió lạnh, hai cô em gái: Thùy Hương và Thảo Nguyên che dù đi chúc tết bà con và bạn bè, không khí Tết có vẽ ảm đạm như bầu trời mưa phùn ngòai kia khiến cho nàng không muốn đi đâu hết. Ngồi một mình trong căn phòng bé nhỏ của bốn chị em nàng, suy nghĩ vẫn vơ đến nhiều chuyện. Người thanh niên mà nàng đã gặp trong dịp đám cưới chị Lê.
Huy đến thăm nhà nàng trong dịp tết cổ truyền vào buổi tối ngày mùng hai tết, nàng cũng chưa biết được anh đang học trường nào hoặc làm gì, ba mẹ nàng nói chuyện với anh rất là hợp ý, thế rồi, vào cuối tuần anh thường đến nhà chơi, thỉnh thỏang xin phép mẹ cho nàng ra ngòai quán uống nước, ngồi nói chuyện ở những quán cà phê nhỏ ở ven đường, thị Tứ này bây giờ chưa có điện, bởi vậy không có đèn đường, đường sá tối căm, nhà nhà thắp đèn dầu, ánh sáng le lói hắt qua khe cửa sổ.
Chị Quỳnh Hoa trở lại trường học sau hơn một tuần về nhà ăn tết. Chị vẫn ở lại Huế học cho đến khi ra trừong, truờng có khu nội trú nên mẹ không lo lắng nhiều mỗi khi gia đình chuyển vào Nam sinh sống.

Vầng trăng tròn mười sáu nhẹ nhàng tỏa sáng, Huy và nàng sóng bước bên nhau dưới ánh trăng soi sáng vằng vặc xuống những mái tôn dợn sóng bàng bạc, rọi xuống những con đường đất đỏ Bazan, cảnh trí ấy thật mờ ảo như một màn sương mù của buổi sáng mùa thu này nào ở tỉnh lỵ Quảng Trị thuở xưa. Hai người đi xuyên qua khu chợ của thị xã để đưa Vân về nhà, dưới chân cát trắng xóa cùng với ánh trăng tạo nên một khung cảnh nên thơ. Vân trong bộ đồ tây, áo sơ mi màu trắng ngắn tay, quần tây màu hồng nhạt, khóac thêm một chiếc áo len màu hồng phấn trông nàng xinh hơn, dịu dàng hơn, nàng yên lặng đi bên anh, ánh trăng thượng tuần chiếu sáng khắp bầu không gian yên tỉnh đến lạ thường, cả khu Thị Tứ đang chìm đắm trong giấc ngũ, chỉ mới chín giờ đêm thôi mà mọi nhà đều cửa đóng im lìm, trông nơi đây như là một tiền đồn heo hút nào đó, hay một vùng sa mạc hoang vu, cảnh vật quá lạnh lẽo, quá cô đơn và buồn tẽ. Sao tự dưng tỉnh lại cho dân về định cư nơi đây, bởi chỉ cách quốc lộ một khỏang chừng 700 mét, bên kia đường quốc lộ là những dãy mồ hoang lớp lớp của những nạn nhân chết trong chiến sự  mùa hè năm 1972, nàng suy nghĩ mà không thể hiểu được. Tại sao?
-Về nhà thôi anh, ngày mai gia đình em vào miền Nam, anh đừng đến tiễn nhé! Thùy Vân nói nhỏ.
Huy nắm tay nàng xiết chặt và dặn dò:
-Thùy Vân nhớ giủ gìn sức khỏe, anh sẽ thường viết thư cho em.
-Dạ, em hiểu.
Di chuyển vào Nam.
Đó là ngày mùng 3 tháng 3 năm 1975 cả gia đình nàng lên xe đi vào Sài Gòn, đúng như ba nàng đã định, sau hai ngày xe chạy và ngừng để nghĩ qua đêm tại phòng trọ, cuối cùng gia đình nàng đã đến Long Thành bình yên. Ngòai vườn, nắng đã lên cao trên những cây chôm chôm đầu mùa trĩu quả, cuộc sống mới của gia đình nàng trên một mảnh vườn rộng với một căn nhà nhỏ.

Savannah, ngày 9/4/2012
DTBD.
Có thể đọc bài này tại link dưới:
 
TRỞ VỀ NƠI XƯA

 Dương Thị Bích Đào


Vào một buổi sáng của tháng năm năm1976, trên bến xe đò tại ngã bảy Sài Gòn, Thùy Vân chen chân sắp hàng trước quầy bán vé để mua một vé xe trở về quê hương Quảng Trị. Đây là bến xe đò chạy đường Quốc Lộ Nam- Bắc, tên của hảng xe tư nhân vẫn còn đề bảng “Phi Long Tiến Lực.”

Thùy Vân đưa tờ giấy phép đi đường của địa phương cấp để mua vé xe theo giá chính thức, hơn một tiếng đồng hồ mới đến lượt nàng mua vé. Mua được tấm vé nàng mừng khôn xiết để vào trong túi áo và gài lại cẩn thận, ra khói quầy bán vé nàng rảo bước đi lại trong bến xe, ngước mắt nhìn trên những mui trần của những chiếc xe đò đã chất đầy ắp nào là xe đạp, phụ tùng xe đạp, thau, xô, rỗ rá, bằng nhựa màu sắc đẹp bóng lóang làm từ mủ cao su thiên nhiên, những đồn điền cao su đặc biệt được trồng ở vùng miền đông Nam bộ (miền Đông Nam bộ). Có những lọai hàng như xà phòng, bột giặt, bột ngọt, kem đánh răng, đường, các lọai vải như vải lụa, vải ka-tê, vải gấm và các loại vải khác được sản xuất từ các nhà máy khu công nghiệp Biên Hòa và các cơ sở sản xuất của người Hoa sinh sống ở Sài Gòn- Chợ Lớn. Những phụ tùng thay thế, nguyên vật liệu để sản xuất được nhập khẩu từ trước vẫn còn lại trong kho, trong các cửa tiệm trên thị trường miền Nam lúc bấy giờ.

Thùy Vân bước lên xe và tìm được một chổ ngồi thích hợp cùng với  một ít hành lý mang theo gồm mấy bộ đồ, một ít thực phẩm khô như bột đậu xanh, đậu nành, một ký đường, một cây thuốc lá để đi thăm anh Huy người yêu của nàng đang học tập cải tạo tại trại Ái Tử. Nàng tựa lưng vào ghế, xe từ từ chuyển bánh ra khỏi thành phố theo đường quốc lộ 1. 
Trời chợt đổ mưa, cơn mưa rào ầm ầm trút xuống đường nhựa, hai bên đường nước chảy xiết, những đường cống dẫn nước thóat thường hay bị nghẽn làm cho nước mưa không thể chảy xuống cống mà tràn lên đường, đôi khi nước mưa cũng có thể làm ngưng trệ giao thông vài giờ, ngòai trời mưa vẫn nặng hạt, các cửa kính đã kéo xuống, xe vẫn tiếp tục chạy cho đến tối thì đến đèo. Trời đã tạnh mưa, vượt qua đèo này là đến thành phố Nha Trang, xe đang dừng lại dưới chân đèo Rù Rì.  Người chủ xe đò là một phụ nữ khỏang sáu mươi tuổi, bà ta bước xuống xe và thắp nhang khấn vái ở một cái miếu bên kia đường mong muốn được an tòan cho cả chiếc xe khi lên đèo vì xe chở quá tải. Trời đã tối hẳn, ánh sáng chỉ là những tia sáng đèn pha của các chiếc xe chạy ngược chiều hắt lên le lói. Thùy Vân cố chợp mắt để hy vọng tìm một giấc ngũ nhưng không sao ngũ được, nàng mơ màng rồi những ký ưc lần lượt trở về trong tâm trí nàng.

Quê hương của nàng có thành phố nhỏ thơ mộng nằm bên dòng sông Thạch Hãn êm đềm, nước trong vắt gợn sóng lăn tăn, đôi khi thay màu bạc bởi nước lũ cuồn cuộn tràn về chảy xiết qua những cánh đồng, làng mạc rồi đổ ra biển đông. Với con đường Gia Long lộng gió, vào mùa hè trời nóng oi bức, khi chiều đến người dân thường ra đây ngồi trên những chiếc nghế đá bên cạnh những gốc cây để hóng gió hay ngắm nhìn hòang hôn vào lúc ánh sáng mặt trời xuống thấp chiếu lấp lánh trên làn nước màu xanh ngắt ấy đẹp vô cùng.

Trên mảnh đất đau thương và định mệnh đó, chiều ngang chỉ là một con số km ít ỏi, tính từ dãy núi Trường Sơn đến Cửa Việt khỏang 30km, tòan là những đồi cát trắng xám, đất đai bạc thếch không màu mỡ người dân mong muốn đến mùa lũ, với cơn nước lụt từ nguồn đổ về màng theo ít tôm cá của núi rừng, đem theo màu mỡ của phù sa, phủ cho ruộng lúa xanh hơn, cho trái bắp ngọt ngào hơn, cũng như được mùa hơn, để giảm bớt đi cực khổ phải ăn cơm ghé sắn, ghé khoai, điều mà người dân mong ước có đủ lúa gạo ăn trong năm và cho con cái đến trường học, được vào học trường Trung Học Nguyễn Hòang là niềm tự là hào của bậc làm cha mẹ.


 Như một định mệnh khắc khe trút xuống với người dân Quảng Trị vốn đã nghèo nay lại càng tan nát hơn. Đó là mùa hè năm 1972, bom đạn đã cày xới tan hoang thành phố nhỏ bé nhưng đầy thơ mộng yêu thương của nàng, tất cả mọi người đều chịu chung số phận: Nhà cửa tan nát, phố xá điêu tàn, có nhiều gia đình mất mát cả người thân yêu của mình, cuộc chiến ấy đã cướp đi bao nhiêu mạng sống của người dân tay lấm chân bùn, bao đời họ đã sống một đời cơ cực trên quê hương cày lên sỏi đá. Thóat được khỏi vòng lửa đạn, người dân ra đi tứ xứ để mưu sinh, bây giờ cuộc chiến đã chấm dứt một số người dân đã trở về nơi xưa gầy dựng lại từ đầu, nàng rất mong muốn nhìn tận mắt cảnh vật như thế nào?.


 Chiếc xe đò đưa Thùy Vân về quá khứ, xe đang đi trên đèo Hải Vân, phong cảnh thiên nhiên nơi đây đẹp quá! rực rở biết bao! dưới bầu trời miền Trung nắng vàng chiếu xuống vùng biển Lăng Cô trước mặt với cát thì trắng ngần như tuyết, xa xa những làng chài với những chiếc ghe nhỏ đang thả cho thuyền trôi nhẹ trên vùng biển với làn nước trong vắt. Chiếc tàu suốt hành trình Bắc Nam  đang ôm lượn theo sườn đèo Hải Vân như một con trăn khổng lồ vào niên kỷ xa xưa, cảnh vật thật mỹ lệ làm sao! nàng luôn nhìn ra hai bên đường, nhìn xuống biển sâu với một màu xanh êm dịu.


 Sắp đến Huế rồi, Huế bây giờ ra sao? Có còn rộn ràng tiếng nói cười líu lo của những  cô nữ sinh trường Đồng Khánh với những tá áo trắng tung bay trên đường Lê Lợi? Có còn trường Đại học Luật khoa ngày nào mà mỗi buổi sáng nàng cùng cô bạn gái Lan Anh ngồi bên giảng đường ghi chép bài thầy giảng? Bao nhiêu câu hỏi ùa vào tâm trí nàng, nàng không thể tự trả lời những câu hỏi mình đặt ra, trong chốc lát nữa thôi chiếc xe đò sẽ đến Huế.

Xe vừa đến An Cựu, nàng nhìn hai bên đường, đường phố thưa thớt người qua lại, xe đang di chuyển trên chiếc cầu Mới bắc ngang qua sông Hương, dòng nước trong xanh vẫn lững lờ trôi, thấp thóang trên dòng nước trong xanh ấy những chiếc thuyền nan bé nhỏ xuôi theo dòng nước trôi đi.

Xuống xe, nàng đón chiếc xe xích lô để về khu nội trú của chị Quỳnh Hoa. Khu nội trú có hai dãy lầu một tầng đối diện nhau, ở giữa là một cái sân rộng xây theo lối kiến trúc của Pháp nằm khiêm nhường trên con đường Trưng Trắc, đó là tên đường cũ, có lẽ bây giờ đã đổi lại tên khác. Chị của nàng đang học năm cuối của ngành nữ hộ sinh. Hai chị em gặp lại nhau vui mừng khôn xiết, có bao nhiêu điều mà hai chị em nàng kể cho nhau nghe đến quá khuya mới đi ngũ.


Nàng thức dậy sớm, bên ngòai trời mưa lâm râm chị Quỳnh Hoa cùng với hai người bạn và Thùy Vân đi ra phố Huế, đến Ngân hàng để đổi tiền, đường phố giờ đây lặng lẽ, cảnh đìu hiu, người dân buồn bã, lo lắng, cảnh vật trông điêu tàn hơn bao giờ hết. Bây giờ là đầu tháng năm nhưng sao trên đường phố vắng bóng tà áo trắng thướt tha ngày nào, có lẽ học sinh đã thay đổi đồng phục. Nhìn qua Phu văn Lâu trên những cành cây phượng những bông hoa nở rộ màu đỏ thắm làm cho tâm hồn nàng rưng rưng xúc động.


 Ngân hàng đông đúc khách hàng đến đổi tiền, lạ lùng là không ai cởi áo mưa mặc bên ngòai mà cứ để vậy cho dù những giọt nước mưa vẫn còn bám trên áo, rơi xuống sàn nhà. Khách hàng không xếp hàng để vào đổi tiền mà cứ chen chúc nhau mạnh ai nấy xô đẩy để đến quầy đổi tiền. Vào thời điểm đó ở Sài Gòn xài tiền của chính phủ lâm thời CHMNVN phát hành trong khi từ Huế đi ra thì xài tiền màu đỏ do Việt Nam dân chủ cộng Hòa ấn hành, vì thế nàng cần phải đổi tiền để chi tiêu trong mấy hôm ở lại Huế và đi Quảng Trị.

Hôm sau, sáng thứ bảy, chị Quỳnh Hoa và nàng đón xe đò để về Quảng Trị, nàng hy vọng sẽ gặp được anh Huy ở trại cải tạo, có lẽ anh sẽ ngạc nhiên lắm! anh sẽ vui mừng biết bao khi gặp lại nàng, nàng đang nôn nóng gặp lại anh.


Hôm nay trời lại nắng, chiếc xe đò màu vàng đen ấy đưa hai chị em về quê hương, trên con đường xưa cũ còn lại những vết hằn do bom đạn tàn phá chưa được tu sửa, nào là ổ gà, ổ voi, chiếc xe chạy rất là mệt nhọc. Xe đi qua Phong Điền, An Lỗ, người dân đang làm ruộng, có lẽ cuộc sống của họ đã trở lại bình thường sau bao lần chạy lọan, qua Mỹ Chánh, đến khu thị tứ mà năm 1974- 1975 gia đình nàng về hồi cư ở trên bãi cát trắng như sa mạc đó, bây giờ nhìn lại trống vắng, một số người dân đã tháo gỡ những căn nhà để đi định cư nơi khác, còn lại một ít căn nhà trên đồi cát trắng.


Nàng nhìn ra ngòai cửa kính để nhìn cảnh vật hai bên đường, xe đang chay đến cầu Dài nơi mà bốn năm về truớc trận chiến mùa hè đỏ lửa đã biết bao nhiêu mạng người vùi thây chốn đó. Vào năm 1974, những vị Hòa Thượng, Đại Đức,Tăng Ni Phật tử từ Huế, Sài gòn đến nơi đây lập chay đàn cầu siêu cho các oan hồn còn lẩn khuất đâu đó. Đi ngang qua nơi đây cảnh vật vẫn còn xác xơ, với những bụi sim mọc lấp xấp trên nền cát trắng xám, không ai mà không ngậm ngùi khi nhớ đến bốn câu đối đã ghi trên các tấm liễn khi các thầy tụng kinh giải oan khiên cho nạn nhân xấu số:


- “Đây Đại lộ kinh hoàng ghi lắm cảnh bi thương
Muôn thuở khôn vơi niềm tủi hận"
- " Nọ dòng sông Bến Hải khơi bao nguồn sóng gió
Ngàn thu luống chạnh nỗi chia ly.”


Hai chị em nàng bước xuống xe đò, theo con đường cũ Hồ Đắc Hanh để vào trung tâm tỉnh lỵ  Quảng Trị cũ. Trên con đường Duy Tân ngày nào rộn ràng tiếng cười nói của học sinh của trường TH. Nguyễn Hòang mà giờ đây thì hòan tòan im vắng, nàng ngơ ngác như đang lạc bước vào chốn hoang sơ nào, cả một thành phố hòan tòan sụp đổ như những bức ảnh mà phóng viên chiến trường năm xưa đã đăng tải trên báo chí. Nàng đang đi trên hoang tàn đổ nát lòng buồn man mác nhờ đến hai câu trong bản nhạc, Khói trời mênh mông của Trịnh Công Sơn.


“Ta về nơi đây phố xưa dấu đạn
Con đường bên sông cỏ lá buồn tênh.”


Hai chị em mong muốn đến thăm lại ngôi nhà thân yêu nhưng không thể đi được, bởi những hố bom, những đống gạch vụn, từng tầng bê tông, cốt sắt đang nằm ngổn ngang trên những con đường, những bụi cỏ gai, lau lách lấp đầy lối đi, mà biết đâu đó những trái bom bi nằm lẫn khuất trong lùm cây bụi cỏ, nên hai chị em ngồi xuống bên vệ đường gần trường học năm xưa để nhớ lại từng con đường, từng lối đi, từng dãy phố như đang hiện lên trong đầu nàng rỏ nét, nàng nhìn về đường Trần Cao Vân nơi mà ngày xưa có căn nhà nhỏ của gia đình nàng, khỏang cách chỉ độ tám trăm mét mà xa như nghìn trùng cách trở. Nhìn cảnh vật đó nàng muốn khóc thật nhiều để tâm hồn nàng lặng dịu hơn, hai chị em đứng dậy và tiếp tục đi theo con đường Duy Tân để về làng, qua làng Trí Bưu; hai bên đồng ruộng người dân đang cấy lúa, chợt nàng nghe tiếng goi: Thùy Vân! Thùy Vân! nàng dừng lại trông thấy bạn Hồng đang cấy lúa, bạn ấy trước cùng học 12c nhưng khác truờng ở Huế. Từ giã bạn, hai chị em nàng men theo bờ của dòng sông Vĩnh Định để về làng Bích La Đông. Đây là quê ngọai của nàng. Người dân làng đã hồi cư về sống trong những căn nhà mới dựng lên bằng tre, mái lợp tranh sơ sài trên mảnh vườn củ đã bị bom đạn tàn phá, cây cối bị cắt lìa, không có ai bà con để thăm bởi họ đã ra đồng làm ruộng. Hai chị em ra nghĩa địa để thắp nhang cho những người thân đã khuất, tiếp tục đi qua làng nội, cũng ra ngòai đồng tìm mộ của người thân để thăp nhàng, cuối cùng hai chị em trở lại Hải lăng nơi có người dì đang ở tại khu cư xá công chức cũ.


Xe chạy đến ngã ba vào Hải Lăng, nàng chia tay với chị Quỳnh Hoa, chị trở lại trường học, còn nàng một mình xuống xe đò đi bộ đến cư xá, rất may mắn cho nàng bời dì vẫn còn ở nhà với hai đứa con, dượng đã đi học tập cải tạo, cuộc sống của dì cũng quá cơ cực bởi đồng lương giáo viên quá eo hẹp. Tối hôm đó có người anh họ, tên anh là Hòang cũng từ Sài gòn ra để đi thăm người anh trai đang cải tạo ở trại tù số hai Ái Tử, nàng quá đổi vui mừng không còn lo lắng điều gì khi ngày mai nàng ra ÁiTử.


Bữa cơm tối đạm bạc của dì chỉ có một ít cơm, phần còn lại là bột mì đen cán mỏng cắt thành từng miếng nhỏ hấp trên nồi cơm, nhìn hai đứa nhỏ trông rất tội da mặt xanh xao vì thiếu chất dinh dưỡng, ngòai việc đi dạy cấp I tại trường dì không biết làm gì hơn để kiếm thêm chút đỉnh tiền sinh sống, ngày qua ngày với tiêu chuẩn của nhà nước cấp phát gạo và bột mì đen. Dì cũng không có đủ tiền để đi thăm dượng một lần ở trại cải tạo ngòai miền Bắc.


Nàng thức dậy thật sớm để cùng người anh họ đi ra Ái Tử. Hai người đón được chiếc xe đò chạy tuyến đường Huế -Đông Hà, họ lên xe và may mắn còn chổ ngồi, xe chạy khỏang 20 phút thì đến địa phận Ái Tử.

Những tia sáng đầu tiên của một ngày bình minh vừa ló dạng, từ biển đông rực lên một màu đỏ thắm chiếu sáng lung linh, trong màn sương mờ đục đó Thùy Vân bước xuống xe đò khi xe vừa dừng lại bên phải của con đường QL1, nàng cùng người anh họ băng qua bên kia đường để đi lên trại cải tạo.


Con đường đất đỏ hiện ra trước mắt nàng, đó là một con đường mòn hai bên đường sương rơi còn đọng lại trên cỏ, thỉnh thỏang có những đám lau lách hay những bụi tranh. Nàng cùng anh họ vượt nhiều cây số đường với nhiều sỏi đá dưới ánh sáng bình minh mổi lúc càng tỏ rạng, đường đi lên dốc càng đi càng lên dốc, có nghĩa đây là những ngọn đồi, gió thổi lồng lộng, có những bụi sim với hoa màu tím đẹp dưới bầu trời trong sáng êm ả. Nàng bước đi nhanh hơn để theo kịp anh họ của nàng đi nhanh quá. Nàng trong bộ đồ bằng vải ka-tê màu đen với chiếc mũ màu xanh biển, đôi giầy sandal nên nàng đi nhanh và cảm thấy dễ chịu, hơn hai tiếng đồng hồ họ đã đến trước cổng trại hai. Sau khi trình giấy tờ xin thăm viếng người anh họ, tên anh là An, anh đi ra trong chiếc áo nhà binh bạc màu và quần tây cũ. Anh gầy hơn nhiều so với trước đây trong những năm trước, cuộc thăm viếng chỉ kéo dài khỏang 30 phút, nàng không thấy ai canh gác và cũng không thấy ai thăm viếng những người tù khác.


Từ giã anh An, hai anh em nàng đi theo còn đường mòn cũ, đường đi xuống dốc, cảnh vật cũng trơ trọi, trên cánh đồng rú rộng mênh mông này không có ai ngòai hai người, nàng cố đi thật nhanh để xuống trại bốn mong muốn gặp lại anh Huy. Anh đang làm gì? hôm nay là ngày chủ nhật anh có ở láng trại không? cuộc gặp gỡ này làm cho anh bất ngờ lắm, nàng suy ngĩ về anh nên không cảm thấy mệt hay khát nước gì cả, cứ đi vậy cho đến trưa, nới đây có một con suối chảy rộng, với những cây tre nhỏ mọc hai bên bờ suối, bất chợt nàng nhìn thấy một người thanh niên đang tắm ở suối, đến gần hơn nàng nhận ra là anh Hùng, anh ấy trước cũng học trường Nguyễn Hòang, nhà ờ đường Lý Thái Tổ, nàng không dám tới gần, anh họ bảo:

-Vân chờ anh ở đây, để anh đi trình giấy.

Khỏang 15 phút anh Hòang trở ra anh chưa kịp nói gì thì nàng hỏi:

-Mình vào thăm phải không anh?

-Không! Huy đi lao động làm muối ở biển Hà La rồi.

Còn nổi buồn nào hơn nữa nàng quá hy vọng để gặp lại anh nhưng bây giờ thì nàng đâu biết cách nào để đi biển Hà La thăm anh Huy.

Anh Hòang nói:

-Vân! đừng buồn nữa, đưa quà cho anh để anh nhờ người bà con ở gần đây gởi cho Huy.

-Dạ.

Nàng và anh Hòang đến nhà của một người cô bà con với anh, bà cô đó sống trong một căn nhà làm bằng phên tre mái lợp tranh, nàng không hiểu tại sao bà ấy lại sống trong cánh rừng rú này đất đai khô cằn, ruộng vườn không có thực sự thì nàng không hiểu tại sao?, sau này nàng biết được bà cô của người anh họ có người con gái lấy chồng bộ đội bởi vậy bà và người con gái sống xa xôi hẻo lánh như vậy từ trước, bây giờ người chồng của cô con gái là cán bộ làm việc ở Ái Tử.  Bà cô cho uống nước hai anh em lại từ giã bà cô để trở về Hải Lăng, cuộc hành trình của nàng không đem lại cho nàng một chút may mắn nào.
Nàng thu xếp hành lý từ giã dì, đi bộ ra đường QL1 để đón xe đò vào Huế, hy vọng nàng sẽ mua được vé xe trở về Sài gòn vào ngày mai, tiếp tục cuộc sống ngày qua ngày vào rừng làm rẩy ở Long Thành nơi mà gia đình nàng vào đây sinh sống từ mùa hè năm năm trước. Ngồi trên chiếc xe đò nàng không buồn ngắm cảnh vật hai bên  đường mà nhắm mất lại để dòng suy tư trở về trong tâm trí của nàng.
Không biết bao giờ nàng có dịp trở lại đây thăm anh Huy? nàng vẫn hy vọng một ngày nào đó anh sẽ trở về và gặp lại nàng, nàng vẫn luôn cầu mong cho anh được bình yên.
Ngày mai, khi trở lại Long Thành cuộc sống của nàng vẫn ngày qua ngày bàn chân thon băng qua những con suối, băng qua những cánh rừng già rậm rạp, có những tàng cây cao lớn che khuất ánh sáng mặt trời, ánh sáng chỉ chiếu xuyên qua tàng cây già cổi. Đôi khi, ánh tà dương xuống nàng nhìn thấy những áng mây chiều giăng giăng bao phủ những ngọn đồi trước mặt, càng đi sâu vào rừng những con vắt có thể bám vào da thịt bất cứ khi nào, mấy chị em nàng nhờ có chiếc áo lính (treillis) của những người lính quẳng lại trên đường chạy loạn mà mẹ nàng đã nhặt về, giặt cẩn thận và cất  sau vườn, cũng nhờ chiếc áo lính đó che mưa che nắng cho chị em nàng.
 Trong cánh rừng sâu có một rừng tre rộng mênh mông, nàng cùng ba và hai em gái cứ bước đi trên con đường dài quanh co trên triền dốc, có lúc chặt tre, có lúc cưa cây củi , cuộc sống rất vất vã nhưng nàng và hai em chưa bao giờ khóc chấp nhận những đổi thay trong cuộc sống của mình. Văn hào Shakespeare đã nói rằng:” Liều thuốc duy nhất cho những người khốn khổ là niềm hy vọng,” cũng như trong cuốn sách nào cũng có nói: “Đừng tuyệt vọng, trong cái rủi lại có cái may, trong mất lại có còn, những gì hiện hữu quanh ta là sự mất còn của tự nhiên trong vòng luân hồi khép kín.”.Chấp nhận nhọc nhằn và tương lai mờ mịt ,biết đâu một ngày nào đó hạnh phúc sẽ mỉm cười với mình.
  Mùi hương của lá xanh, mùi của cỏ hoa, thỉnh thỏang nàng cũng thấy những cánh lan rừng đẹp rực rở kiêu sa màu vàng, màu tím, làm cho nàng cảm thấy rưng rưng trong buổi chiều lộng gió.
Vào lúc này ba nàng thường vào rừng để chặt những cây tre đem về bán mua thực phẩm, thường khi vận chuyển thì các em nhỏ hơn cũng vào rừng để phụ giúp các chị vận chuyển những cây tre đã được chặt, hai người một cây, vác lên vai đi theo những con đường mòn nhỏ rồi ra đến con đường lớn, khi nào chặt đủ khỏang 100 cây thì chở về bằng chiếc xe kéo có hai bánh do sức người kéo và đẩy. Cuộc sống mới đưa đẩy gia đình nàng vào bế tắc của mưu sinh, bằng cách này hay cách khác kiếm lương thực để thóat cảnh chết đói, xung quanh nhà nàng, tất cả các gia đình khác đều có cuộc sống tương tự, áo rách quần xài, lương thực khan hiếm, cuộc sống trở về thời kỳ đồ đá, khi mà bàn tay con người phải làm tất cả, dụng cụ lao động rất là đắt đỏ để mua một cái cuốc, cái cào, hoặc cây rựa quả  là một sự khó khăn nói chi đến dùng trâu ngựa để kéo cày hay vận chuyển.

Song song với việc kiếm tiền bằng cách bán tre hay bán những khúc gổ dùng để làm củi, ba nàng cũng phát hoang một mẫu đất trong rừng hoang vu để trồng trọt, đốn đi những gốc cây  nhỏ, cành lá, tàng cây, chặt đi những bụi cỏ gai, cào lại chất lên từng đống sau đó đốt cháy để lại mảnh đất màu đỏ sẩm rất tốt cho hạt lúa, bắp đậu nẩy mầm, mẹ nàng cũng gieo thêm các lọai giống rau quả như dưa leo, bầu bí, trái cây như: đu đủ, chuối, để kiếm thêm tiền đi chợ.


Thường thường, mỗi lần vận chuyển tre ra khói khu rừng âm u tịch mịch thì trời đã về khuya, ánh trăng đã lên cao chiếu sáng ngời trên không gian vô tận, có lẽ là 12 giờ đêm hoặc là khuya hơn nữa, sau đó đem tre đến vựa để bán với giá tiền vào thời điểm đó: một cây tre mua được một kg gạo. Việc chặt tre rất là khó vì ba nàng phải leo lên gần ngọn cây tre khác, chặt đi những cành, lá, gai, chặt hết những cây có dây leo bám vào thân tre sau đó xuống đất chặt gốc cây rồi từ kéo cây tre ra ngòai. Đó là một việc làm hết sức nguy hiểm vì sợ nhất là gió thổi mạnh và những con rắn Càm chạp lửa ở đâu đó trong bụi tre phóng ra bất cứ lúc nào.


Chiều hôm đó, mây đen vần vũ, tiếng sét đánh và những tia chớp lóe lên những ánh sáng ở tận chân trời, nhưng trời vẫn chưa mưa. Nàng vẫn mong cơn mưa rào đổ xuống cho những hạt giống vừa gieo xuống nẩy mầm sớm hơn, để khỏi lo âu phiền muộn khi mà nắng hạn kéo dài sẽ mất đi những thúng hạt giống đắt đỏ hiếm hoi. Không bao lâu bầu trời trở nên xám ngắt, trời như sắp tối, cảnh vật như trơ trọi giữa cánh rừng già.

Những giọt nước đầu tiên rơi xuống trên mái tranh, vài ngọn gió thổi tới, mưa rơi xuống lớn hơn, gió thổi mạnh, nước mưa tạt vào chòi ướt lạnh. Sau một tiếng sấm như long trời lở đất mưa trút xuống ào ào như thác đổ, mấy cha con ngồi trong chòi nhìn mưa rơi. Cây cối oằn xuống trong tiếng gào thét của trời đất, nước chảy xối xả trước căn chòi như muốn kéo phăng căn chòi nhỏ bé của ba nàng. Cơn mưa kéo dài hơn hai tiếng mà chưa dứt. Thảo Nguyên nói nhỏ:

-Có lẽ mình phải ở lại trong rẩy thôi ba ạ.

Ba nàng trả lời nhưng người vẫn nhìn ra ngòai trời để đóan khi nào trời tạnh.

-Các con sẽ ở lại, vì nước ở suối 3 dâng lên cao các con không thể bơi qua được, còn ba sẽ về nhà để mẹ các con không lo lắng.

Nhìn mưa rơi, nét mặt người trở nên rạng rở lạ thường, trận mưa rào này sẽ làm cho vụ mùa tốt tươi hy vọng sẽ có lương thực trong ba tháng tới, giảm bớt phần nào lo lắng, ba nàng chợt nói:

-Cơn mưa này làm cho đất đai màu mỡ hơn, cám ơn ông trời, thôi ba về các con ở lại cẩn thận.

Ngòai trời mưa lâm râm, ba nàng lặng lẽ rời khỏi cái chòi để trở về nhà trong một buổi chiều âm u lạnh lẽo của núi rừng già, đường trơn trợt, người phải lội qua ba con suối rồi đến vùng đất cao hơn và sẽ về đến nhà mất khỏang hơn ba tiếng đồng hồ.


Chiều hôm đó, ba chị em nàng ở lại trong rẩy, đây là lần đầu tiên ở lại rẫy, họ không cảm thấy sợ hãi điều gì, cảm thấy thân quen, và gần gũi. Thảo Liên nhóm lửa bếp nấu cơm làm cho căn chòi ấm áp hơn. Trong căn chòi có sẳn nồi nấu cơm, một thùng đựng nước để nấu ăn, một ít gạo, một ít khoai mì xắt nhỏ phơi khô, một hủ mắm, một ít gia vị, một ngọn đèn dầu nho nhỏ, một hộp diêm, một cái giường làm bằng tre, một chiếc võng, trên giường tre có sẵn mùng, mền, chiếu, gối. Trời đã tạnh mưa, nàng ra ngòai rẩy hái một ít rau dền để nấu một nồi canh ăn cho mát. Rau dền cơm, đó là một lọai rau thường mọc hoang trong vườn, trong đất rẫy. Rau dền cơm cây thấp, thân mềm, lá nhỏ, cọng trắng lá xanh nên phân biệt với lọai rau dền có lá và thân đều màu đỏ tía cũng là lọai rau mọc xen lẫn trong lúa, trong bắp, trong cỏ, khi nấu có màu đỏ tươi trông rất đẹp mắt. Mưa xuống thì rau dền mọc nhanh hơn và cũng mềm mại ngon ngọt hơn.


Đêm đã xuống. Đêm bao la phủ xuống trùng điệp núi rừng, chỉ có một đốm sáng nhỏ của ánh đèn dầu chiếu le lói trong căn chòi xiêu vẹo này. Lát nữa đây ánh đèn dầu sẽ tắt chỉ còn bóng đêm đen huyền bí của đất trời. Thảo Liên và Thảo Nguyên nằm ngũ ngon lành, nằm xuống bên cạnh em gái không bao lâu bất chợt nàng cảm thấy đau nhói ở trên đầu bên trái, cảm giác đau này nàng đã bị một lần, nhưng lần này thì đau nhiều hơn, đó chính là con bò cạp đã chích nàng, cảm giác đau vô cùng tận, không gian như lắng đọng chỉ nghe âm thanh của gió của lá cây xào xạc, ngọn đèn dầu đã tắt, biết làm sao hơn khi ở đây không có thuốc men gì hoặc có dầu gió  để xức vào, cũng không thể tìm thấy con bò cạp, người ta nói khi con bò cạp chích mình tìm cách giết nó xong bôi nó lên vết chích thì cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng hơn, cuối cùng nàng mò mẩm trong đêm tối kiếm được củ nghệ và chà xát lên vết bò cạp chích, nàng vẫn còn thấy đau, chợt nhớ ra mẹ nàng có để một ngọn đèn bằng dầu “Mù u” trong cái chén nhỏ để đâu đó gần bếp nấu ăn, nàng ngồi dậy, bật diêm lên ánh sáng đủ cho nàng thấy cái đèn nhỏ xíu nằm sát bếp. Châm lửa lên, ngọn đèn có ánh sáng mờ xanh, nàng lấy dầu mù u xoa lên đầu, chà xát thật mạnh, dần dần cơn đau giảm nhiều hơn. Nàng nhìn ra ngòai trời, bầu trời đen đặc, cả không gian chìm ngập trong bóng tối, chỉ nghe tiếng côn trùng kêu, con ểnh ương, tiếng vượn hú trong rừng sâu hơn, chung quanh khu đất khai hoang này chỉ có 3 gia đình, cái chòi của nhà nàng, của nhà chú Thương, và của nhà ông Sẻ, nhưng chòi này cách chòi kia cả ngàn mét.

  Cuộc sống của nàng như vậy, cứ mổi buổi sáng sớm thức dậy ăn vội chén bắp là cùng ba và hai em đi vào rừng, lúc đó không biết là mấy giờ chỉ biết nghe gà gáy là thức giấc, nhà không còn cái đồng hồ nào nữa, những vật dụng đã lần lượt ra đi để đổi lấy đồng tiền mua thực phẩm, giờ đây nhà nàng thuộc lọai vô sản thực sự khi mà trong nhà chỉ có vài kg gạo, ít thúng bắp, đời sống quá bấp bênh, nàng không biết làm gì để giúp cho ba mẹ, ngày qua ngày, bàn chân thon dẩm lên những cánh rừng già, bờ suối, triền dốc, thung lũng, nương rẫy, những tháng năm dần trôi, nàng lặng lẽ đếm thời khắc qua nhanh.



Chiếc xe đò đã đưa nàng đến Huế vào buổi chiều trời nắng đẹp, nàng đón xe xích lô để về khu nội trú, ở ại với chị Quỳnh Hoa đêm nay rồi ngày mai nàng sẽ lên xe trở lại Sàigon, bất chợt mấy câu thơ hiện ra trong đầu nàng:


Trở về nơi chốn xưa

Trời như đang sắp mưa
Mong gặp lại người xưa
Trên con đường nắng đổ

Đâu còn áo trắng bay.
Trở về nơi chốn xưa
Thị tứ buồn lưa thưa
Năm, ba ngôi nhà gỗ

Trên đồi cát trắng bay
Hiu hắt không người quen.
Bơ vơ em một mình
Biết tìm anh phương nao?
 




Savannah March, 2 / 2013.
Bich Đào.

RỘN RÀNG NGÀY HỘI NGỘ
        Dương Bích Đào
Trời Savannah đã gần cuối Thu, hai hàng cây Phong ở trước Apartment đang thay lá, đổi màu, từ xanh, vàng, sang màu cam, rồi màu đỏ sẩm, màu đ như màu rượu chát, đẹp lạ lùng. Mưa nhỏ nhẹ bay trên thành phố vắng, như mưa phùn ở Huế với ngọn gió heo may lành lạnh, làm cho tôi nhớ những cơn mưa ở Huế vô cùng, mưa rơi trên những cây Bồ kết, trên những cây khế, cây bần quân vvv…. trưc sân vườn nhà trọ năm nao ở Phú Cam.
 Còn bây chừ, mưa rơi lất phất qua khung ca kính, rơi trên những cây Sồi, cây Thông, cây Phong, trên những cánh hoa Penssé đủ màu sắc, mỏng manh yếu đuối, những giọt c mưa còn đọng lại trên những cánh hoa lung linh huyền ảo .
Trời se lạnh nhưng không but giá như cách đây hai tuần, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe tiếng gió hú trên những ngọn cây, âm thanh rờn rợn, mà mùa Thu năm trước, tôi cứởng là tiếng rít của bánh xe nghiền trên đường phố. Lá rụng phủ đầy gốc cây, màu đỏ ối, rơi rớt trên cỏ, trên hoa, trên Parking, trên đường phố nhỏ. Mổi buổi sáng, một người Mễ thổi những lá Thu, rồi gom lại trong những cái bao, chở đến một nơi nào đó.
Đã từ lâu lắm rồi, cò lẽ từ đầu thập niên 90. Hội ái hữu cựu học sinh Nguyễn Hòang ở Sàigòn đã bắt đầu họp mặt, và như thế mỗi độ Xuân về Tết đến, cũng có một lần tao ngộ, và trong tôi có nhiều lý do để rồi không đi dự được, nhưng trong tâm khảm của tôi, vẫn mong muốn có một ngày được họp mặt.
Bây giờ cơ hội này mà bỏ qua thì biết bao giờ gặp lại Thầy Cô và bạn bè thân thương trong suốt nhiều thập niên không gặp, mặc dù gia đình tôi vừa sang định cư ở Hoa Kỳ chưa tròn một năm, điều này làm tôi bao đêm suy nghĩ, cuối cùng hai vợ chồng tôi quyết định đi dự: “Họp mặt liên Tờng Tỉnh Quảng Trị “ tại Houston, Texas.
Sáng Thứ sáu ngày 4/7/08, trời trong và mát, tôi cùng chồng và vợ chồng em gái tôi Bích Liên lên phi trường của Thành phố Savannah, để đi Alanta, sẽ quá cảnh ở đó 1h30, rồi tiếp tục bay qua Houston, lòng tôi cảm thấy bồi hồi xúc động. Phi cơ của hảng hàng không Airtran rời phi đạo lúc 11h50, cả bốn chúng tôi ngồi gần nhau, hai ông cột chèo cũng từ lò luyện Nguyễn Hòang nên chấp nhận lời đề nghị của chị em tôi một cách vui vẻ.
Chúng tôi ngồi đợi ở phi trường Alanta, có một ngưi đàn ông đi tới, nở nụi tươi,và hỏi:
- Có phải hai chị là Bích Đào và Bích Liên không ?
Em tôi đáp nhanh:
- Dạ vâng! Sao anh biết ?
- Tôi là Trạch nghe Thầy Thăng nói sẽ gặp hai chị tại phi trưng này, và tôi nghĩ đúng là hai chị rồi .
Trò chuyện không bao lâu chúng tôi lại lên phi cơ để đi Houston.
 Phi cơ giảm dần tốc độ, đang lượn bay trên nền trời Texas, qua khung cửa kính nhỏ của phi cơ, nhìn xuống, từng tầng mây trắng xóa, rồi dần dần lộ ra những rừng cây xanh thẳm, những xa lộ rộng thênh thang, từng lớp lớp xe nối đuôi nhau chạy ngược xuôi, cảnh trí thật ngọan mục, miên man suy nghĩ máy bay đã chạm đất rồi, bất chợt tôi nghe tiếng cell phone của chồng tôi. Chồng tôi nói:
- Cô Nhàn gọi, em nghe đi
Nhàn nói reo vui trong điện thọai:
- Bích Đào à, Nhàn không đi đón BĐ đưc, anh Hương chồng mình sẽ tới phi trường đón, anh mặc áo sọc, nhớ nghe Bích Đào.
Tôi vui mừng trả lời bạn:
- Bích Đào biết, sẽ nhận ra anh Hương, bye .
Sau khi nhận hành lý, trời chợt đổ mưa, mt cơn mưa rào trút xuống thành phố Houston, làm cho bầu trời mát mẻ, xua tan cái nóng rực lửa vốn sẳn có của Texas.
Anh chị Minh, trước đây bạn cùng phi đòan với chồng của Bích Liên đến và nói :
- Anh chị về đâu, tụi em đưa về luôn cho tiện.
Tôi cám ơn nhã ý của chị. Cơn mưa rào đã vội vả ra đi, chúng tôi đứng gần đường xe ra vào của cửa check hành lý, không bao lâu anh Hương lái xe đến đón vợ chồng tôi, anh xuống xe và nói :
- Bích Đào và anh Thi lên xe đi, tôi đưa về!
Tôi vui mừng và nói :
- Dạ vâng.
Anh Hương nói giọng Huế trầm ấm, rất là Huế. Như vậy là vợ chồng em gái tôi về với anh chị Minh, anh Hương đưa chúng tôi về khu thương xá Hng Kông 4, nơi đây có cửa tiệm Bussiness của Nhàn, cô bạn gái năm xưa, ba mươi sáu năm bây giờ gặp lại. Khi bước vào cửa tiệm hình ảnh đập vào mắt tôi là một cô gái khỏang ời tám tuổi giống Nhàn như là một bản sao, đó là Nhàn của mấy chục năm về trước, đôi mắt to đen láy, mũi cao thanh tú, nưc da ngâm đen, tóc dài đen óng, nụi xinh tươi cởi mở .
Chúng tôi ngồi bên nhau ở ghế sofa trong cửa tiệm, nói chuyện kể cho nhau nghe về một thời áo trắng năm xưa, ôn lại những kỷ niệm khi đi học, có khi trời mưa to gió lớn, rét buốt, lạnh căm căm, đến trưng là ướt hết, không có áo mưa nào che được gió tạt, thổi mạnh, thỉnh thỏang có nước lụt, phải xăn quần lên, khi đi qua cái đập ở gần chùa Tỉnh Hội, nước mênh mông, chảy cuồn cuộn, nhiều lúc đến trường, nhưng Thầy, Cô ở Huế không ra dạy, cả bọn chúng tôi đạp xe đi loanh quanh thành phố.
Và cũng tại ghế sofa này, tôi cũng gặp lại bạn Huệ cùng chồng và con gái, con rể, gặp các anh chị niên trưởng ở các bang khác đến, vợ chồng anh chị Mai từ Việt Nam sang, anh chị Lộc, thầy Đông, Vợ chồng chị Mỷ Tín …..từ Philadenphia đến, Bác Quang, trong ban tổ chức dù đã ngòai tám mươi, nhưng vẫn lái xe lên xuống phi trường để đón đồng hương ..
Chồng tôi gọi điện cho anh Đô biết chúng tôi đã đến, anh Đô vui vẻ mời vợ chồng tôi về nhà anh, tôi từ giả bạn để đến nhà anh Đô theo lời mời, hẹn bạn tối gặp lại .
Anh chị Đô rất hiếu khách. Chị Quỳnh My vợ anh Đô vừa đẹp người, và đảm đang, chuẩn bị chu đáo một bữa tiệc đầy đủ thức ăn ngon, sau này tôi được đọc những đỏan văn do chị viết, tôi rất nỡng mộ chị, lời văn nhẹ nhàng thánh thóat ảnh hưởng triết học Phật giáo Phương Đông. Ở đây tôi gặp lại chị Thanh Hà, chị Tần quê ở chợ sãi, nơi mà ngày xưa vào thp niên 60 gia đình tôi đã nhiều năm sinh sống, các chị vẫn trẻ đẹp cho dù tháng năm dài chồng chất .
Trái qua phải: Thi (ông xã Bích Đào), Bích Đào, Huệ, Ông xã Huệ, Nhàn, Hương (ông xã Nhàn)
Từ giã anh chị Đô, vợ chồng tôi lên xe anh Hương về nhà bạn, buổi tối hôm đó có Huệ ở khách sạn sang chơi, ba đứa chúng tôi ngồi bên nhau ríu rít chuyện trò cho đến khuya, Nhàn để cho tôi ngũ một mình trong phòng đọc sách, bạn ân cần đem mền gối và dặn dò :
- Bích Đào ngủ đây nghe, nhớ đóng cửa lại, vì ngòai kia các chú vẫn còn thức để đánh bài, đổ xâm hường, ngủ cho ngon, vì cả ngày đi mệt rồi.
Tôi nói :
- Nhàn đừng lo, mình sẽ ngũ được .
Anh Hương rất ân cần, nên nhiều anh chị niên trưởng đã về nhà anh ngủ lại, một phòng dành cho các chị, chị Mỹ Lệ, chị Đòan, chị Lộc, có chị người ở Đà Lạt làm dâu QT nhưng tôi không biết tên, còn lại Thầy Đông, Anh Lộc, chú Khiếu, chú Kha từ Boston và anh Thi ngủ ở phòng Karaoke.
Trái qua phải, hàng đầu: Thi, Đông, Phúc, Sử, Kha. Hàng sau: Toàn, Lộc, x, Lệ, Huệ, Đào, Nhàn, Hương.
Sáng thứ bảy 5/7/08, Nhàn thức dậy sớm, chuẩn bị càfê và nước trà. Anh Mừng, anh Đô, Anh Út, Anh Hồng đến nhà bạn, chuyện trò vui vẽ, tôi cảm thấy tình cảm ấm áp của quê hương khi gặp các anh chị niên trưởng ở đây. Tôi cùng Nhàn với chị Bình và vợ anh Út luộc gà làm gỏi để đãi tiệc buffet vào chiều nay. Nhàn mua mấy chục con gà từ nông trại mang đến, trông rất ngon lành không thua gì gà mái dầu ở Việtnam, Nhàn nói:
- Gà đi bộ trong farm
Tôi muốn ở lại nhà bạn để phụ nấu nướng, nhưng chị Bình không cho và nói :
- Em ở xa đến đi ra ngoài phố chơi cho biết .
Vợ chồng tôi không đi theo tour, tôi đi cùng bn ra khu thương xá Hong kong 4 để xem buôn bán, có bán các loại đặc sản nhập từ VN sang, khu vực bán đồ ăn uống giống như chợ Bến thành Sài Gòn ngày nào.

Trái qua phải, hàng trước: Cư, x, Trung, x ,x. Hàng sau: x, x, thầy Tuấn, thầy Sét, thấy Hoà, x, x.
Chiều đến chúng tôi đi họp mặt tiền hội ngộ, tôi gặp thầy Liệu và cô Lan, người thầy, cô, mà chúng tôi hằng kính mến, có một thời gian sống gần nhau trong một thành phố nhỏ ở VN là thành phố Biên Hòa, sau mười bốn năm bây giờ gặp lại. Cô Lan mừng lắm, nắm lấy tay tôi hỏi:
- Em có khỏe không, đầu của em còn đau không?
Tôi trả lời cho cô thầy yên tâm:
- Dạ đầu em có bớt, sang bên này có thuốc uống.
Cô ôm vai tôi và nói:
- Vây thì may quá, cô nghe em đau đầu nhiều, cô thầy cũng lo lắng cho em.
Tôi vui vẻ cám ơn thầy cô, chúng tôi chụp hình với thầy cô để làm kỷ niệm .
Buổi chiều đó có khỏang hai trăm người tham dự, rộn ràng tiếng cười nói chào hỏi, chồng tôi gặp đươc hai người bạn Nguyễn Hòang, anh Hiệp, anh Thắng, dân ban B hồi đó, chồng tôi rất vui khi gặp được bạn.
Cuộc vui nào cũng kết thúc chúng tôi lên xe về lại nhà bạn, Nhàn nấu cháo gà, tôi phụ dọn ra bàn cho các bác, các chú, và các anh chị ăn, lòng tôi cảm thấy rất vui, cơn đau đầu kinh niên của tôi đã đi đâu mất. Tiếng hát từ phòng Karaoke trên lầu vọng xuống rất hay, thầy Đông và chú Khiếu hỏi:
- Ai mà hát hay rứa.
Rồi chú Khiếu chạy lên lầu xem. Nhàn nói:
- Anh Thi hát đó
Tôi biết rồi nhưng vẫn im lặng, nhiều anh chị đã ở lại hát cho đến khuya mới ra về. Tôi đi ngủ sớm hơn, nhưng đã hai giờ sáng rồi.
Sáng ngày 6/7/08, cũng như sáng ngày hôm qua, Nhàn và anh Hương thức dậy sớm pha càfê và nưc trà. Chúng tôi ra sân vưn trước để chụp hình kỷ niệm. Nhìn qua bên kia đường, trên thảm cỏ xanh mượt, một đàn vịt trời đang nhởn nhơ trên cỏ, trên hoa, tôi hỏi bạn:
- Vịt ở đâu bay về đây nhiều vậy? Nhàn nói :
- Hồi đó có hai con, sau mấy năm sinh sôi nảy nở, nhiều quá, City đem đi nhiều đợt đó. Tôi nói:
- Có lẽ bên kia có một cái hồ rộng lớn, với nhiều cây cao, bóng mát, nơi trú của chim muôn “đất lành chim đậu”. Sân vườn của nhà bạn rất đẹp, trồng nhiều lọai hoa, cây cọ dừa, thảm cò xanh, được chăm sóc cẩn thận, nhìn căn biệt thự khang trang, tôi thật sự mừng cho bạn đã gầy dựng nên sự nghiệp trên đất khách quê người .
ời giờ sáng chúng tôi đi ra chợ Hong Hong tìm mua một ít đồ đặc sản quê hương để về làm quà, như là mắm ruốc chà Quảng Trị, hột sen Huế, nhãn lồng v.v… Năm giờ chiều chúng tôi đi đến nhà hàng nơi tổ chức “Đại Hội Liện Trường Tỉnh QT”. Anh Thi và tôi đng trước ban công Hồ Sen, mặt tiền của nhà hàng, gặp lại anh Thắng, rồi cả ba chúng tôi lên lầu ghi tên đóng tiền cho buồi tiệc. Tôi thấy mấy chị trong ban tổ chức mặc áo dài đẹp quá, còn mấy anh thì mặc veston cũng không kém phần sang trọng.

Chúng tôi vào bàn ngồi chung với nhóm ở lại nhà Nhàn tối hôm qua. Vợ chồng Nhàn và Huệ ngồi bàn trên. Tôi đi một vòng xem có ai quen không, gặp được thầy Tuấn từ Việt Nam sang. Mặc dầu tôi không phải là học trò của thầy nhưng qua nhiều bài viết của thầy, tôi cảm thấy thân thiện, tôi chào thầy và trở về bàn, có một anh đang đứng nói chuyện với chồng tôi, trông rất vui vẽ, anh ấy cười tươi, chồng tôi nói:
- Anh Xuân Hùng bạn anh đó, trước năm 72 học cùng lớp với anh.
Tôi chào anh Hùng rồi nói :
- Vậy là anh gặp được ba người bạn, còn em thì gặp được hai thôi.
Chúng tôi cũng gặp vợ chồng chú Phỉ là bạn cùng trại tù Hòan cát của ba anh Thi, vợ chồng chú rất vui mừng khi gặp chúng tôi, chụp hình với chú thím, với anh Thắng, anh Xuân Hùng và vợ chồng anh Hiệp.
Trên sân khấu được trang trí cờ, hoa, và bong bóng, chị Thanh Hà làm MC rất duyên dáng, Anh Hồng trưởng ban tổ chức nói lý do của buổi họp mặt hôm nay. Sau nghi thức  tổ chức buổi lễ . Thầy Liệu, Cựu Hiệu trưởng Trường Nguyễn Hòang, đọc diễn văn khai mạc. Thầy làm hiệu trưởng sau " mùa hè đỏ lửa", trường học tạm bợ ở trại số năm Non Nước Đà Nng, và khi hồi cư vào năm 1974-1975, ở thị tứ Hải Lăng. Nhìn thầy đứng trên sân khấu, tôi liên tưởng hình ảnh thầy đang đứng trên bục giảng, dưới mái trường năm nao, đâu đây bụi phấn còn vương vấn trên áo thầy, với nụ cười hiền từ không phai nhạt .

Buổi họp mặt rộn ràng trong không khí vui mừng khôn xiết, với khỏang hơn năm trăm người tham dự, trong không gian tràn ngập tiếng nói tiếng cười của những tà áo năm xưa, gặp nhau tay bắt mặt mừng, tiếng gọi mi tau thân thiết, hình như các anh chị đang trở về dưới mái trường thân yêu, một thời để nhớ, dưới những tàng cây sầu đông nỡ hoa tím trắng đẹp, dưới những tàng cây phượng vỹ khoe sắc khi tiếng ve sầu hợp tấu những khúc nhạc buồn, vì nhận biết chia ly...

Bên cạnh niềm vui ngày hội ngộ, các anh chị không quên nhắc lại những mảnh đời của mỗi người trong chúng ta đã trãi qua vào những năm tối tăm của đất nước, cả một bầu trời u ám đè nặng đên đôi vai, hần nhiều thầy cô không còn được đứng trên bục giảng, một số học sinh không được đến trường .

Rõ ràng nhất là QT của chúng ta đã bị bom cày đạn xới đỗ nát tang thương. Thành phố đã bị chôn vùi dưới từng tầng bêtông cốt sắt. Viết đến đây tôi lại nhớ vào năm 1973 tôi đi cùng với các anh chị trong hội ái hửu sinh viên QT đang học ở Huế trở về thăm quê hương trên chiếc xe GMC. Xe đi vào đường Trần Hưng Đạo, con đường gập gềnh sỏi đá, tôi không còn nhận ra đâu là Bệnh viện QT, đâu là Ty Công Chánh, chỉ còn lại trường Bồ Đề, để lại dấu tích với những bức tường loang lổ, bởi những viên đạn xuyên qua, xe chạy đến ngã ba rồi rẽ ra bờ sông Thạch Hãn. Tôi thực sự đã khóc khi nhìn những hố bom sâu thẳm, những đống gạch vụn cao, những cây cỏ lấp đầy lối đi, còn đâu "con đường xưa em đi ". Tâm trạng tôi lúc bấy giờ như bản nhạc: Khói mênh mông của Trịnh Công Sơn:

Ta về nơi đây phố xưa dấu đạn
Con đường bên sông cỏ lá buồn tênh .

Tôi đi trên hoang tàn đổ nát lòng buồn man mác, nhìn vời vợi qua bên tê sông Thạch Hãn, một rừng cây thông đã bị cắt ngang bởi nhiều lọai súng đạn khác nhau ..AK, M16, B40, B41, B52 thật tội nghiệp cho xứ Quảng Trị của chúng tôi, chạy biết bao nhiêu lần trong cuộc chiến, cất nhà bao nhiêu lần trong cuộc đời, đến khi chiến tranh chấm dứt thì còn lại hai bàn tay trắng. Nhân vật Scarlet trong :"Gone with the wind" của Magarette Mitchel, sau khi chấm dứt nội chiến Scarlet vẫn còn nhà để trở về, còn đất đai dể trồng trọt, còn chúng ta không còn gì hết .

Nhàn đến bên cạnh tôi và nắm tay tôi nói :
- Bích Đào đi gặp Thầy Khảm.
Tôi đến bên thầy khoanh tay chào thầy mà không nói lên được lời nào, bởi quá vui mừng. Sau đó thầy hỏi :
- Em ở bang nào ? Sang đây lâu chưa?
Tôi vẫn nhớ như in dáng thầy cao lớn khỏe mạnh. Thầy dạy chúng tôi môn tóan năm lớp 9/1 truờng NH. Có lần thầy đến bên bàn của tôi và nói:
- BĐ, Xuân Mộng ( ngồi cạnh tôi ), hai em định đi ban nào ?
Tôi và Mộng là học sinh dốt tóan nên Mộng trả lời :
- Da thưa thầy tụi em đi ban C.
Thầy cười vui vẻ .......nhớ cô Khuê dạy văn lớp 9/1 cô có nét đẹp quý phai. Tôi rất thích thơ nên những bài thơ cô cho về học như thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, tôi thường học thuộc long. Nhớ thầy Cư dạy tiếng Anh lớp 10c2 thầy rất nghiêm khắc, có lần tôi lên bảng, thầy nói “Em viết cho thầy câu này: tôi còn trẻ quá không thể lấy chồng.” Cả lớp cười ầm lên, nhưng tôi vẫn viết đúng văn phạm “I'm too young to get married”. Tôi cũng nhớ đến thầy Nhẫn với đôi mắt sáng sau lớp kính cận dày, thầy còn rất trẻ, cả lớp chúng tôi xôn xao nói “Chắc thầy mới ra trường, thầy đẹp trai, thầy nghiêm khắc”. Tiếng Pháp rất khó học, một tuần chúng tôi học sáu giờ, phải học kỹ lắm mới theo kịp bài, lớp tôi có bạn Nguyễn Thị Đức là học sinh giỏi tiếng Pháp. Sau này tôi và Đức cùng học chung lớp 12c2ĐK Huế tôi hỏi “Răng Đức học tiếng Pháp giỏi rứa ?” Đức trả lời tỉnh bơ “Vì mình yêu thầy”. Tôi ngạc nhiên nói “Chẳng lẽ thầy Phạm Kiêm Âu đang dạy tiếng Pháp lớp mình ?” Đức vui vẻ nói “Thầy ĐV Nhẫn, được chưa các cô nương?”
Hình lưu niệm
Tiệc vui nào rồi cũng kết thúc. Đại hội thật sự thành công, bởi sự sắp xếp chu đáo của ban tổ chức, phân công rõ ràng, từ việc đưa đón lên xuống phi trường, nơi ăn chỗ nghỉ, ban ẩm thực cho buổi chiều tiền hội ngộ, ban văn nghệ, MC, đậm nét nhất là cái tình ấm áp của chủ nhà Houston mở rộng, nên chúng tôi cảm thấy rất tự nhiên .

Chúng tôi trở lại nhà bạn chuẩn bị cho ngày mai trở về Savannah.  Tối hôm đó Huệ đến và nói :
- BĐ ngủ đâu ?
- Ở phòng đọc sách trên lầu.
Huệ nói mình sẽ ngủ chung với BĐ, hai đứa tôi kể chuyện này, chuyện khác, tôi ngâm thơ cho Huệ nghe, không bao lâu Huệ đã ngủ say. Tôi nghĩ thầm, giấc ngủ đến với Huệ quá dễ dàng, nên cuộc sống của cô ấy thật vui vẻ hạnh phúc.

Sáng thứ hai ngày 7/7/08, Nhàn đã chuẩn bị đồ ăn sáng, từ giả bạn, anh Hương lái xe đưa hai chúng tôi ra phi trường. Anh Thi và tôi cám ơn anh, và cám ơn đồng hương QT. Tạm biệt Houston. Hẹn ngày gặp lại . . . 

CHSNH.Dương Bích Đào
Savannah, ngày18/12/2008; Email : daoduong4027@ yahoo.com; Cell phone : 912-695-2037
                           
                                        
         
                                                    

          


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét