Gồm các bài viết về:
2.SV Lê Thị Thiên Thủy 1. Đất học Mai Xá Chánh, ca sỹ Đinh Hương, Danh Câm Văn Hùng Cường
Danh Cầm Văn Hùng Cường
Giải Nhất Piano Quốc Tế Ở Ny
Biết
được niềm say mê âm nhạc của con, bố mẹ Hùng Cường quyết định "đầu tư"
cho cậu út theo học tự túc tại Nhạc viện Tchaikovsky. Anh đền đáp bố mẹ
bằng giải thưởng piano quốc tế đầu tiên của thế kỷ 21 và buổi biểu diễn
sẽ được phát sóng trên CNN.
Văn Hùng Cường sinh năm 1972 ở Quy Nhơn nhưng sống
tại TP HCM. Điều đặc biệt là gia đình của người nghệ sĩ này không có ai
theo ngành âm nhạc. Bố anh hiện là Phó giám đốc Bệnh viện Bình Dân (TP
HCM), các anh chị em đều là kỹ sư, bác sĩ, chỉ có cậu út là lệch gene.
Từ nhỏ, gia đình chỉ muốn Cường học đàn cho bớt
căng thẳng nhưng không ngờ những giai điệu, âm hưởng của các bản nhạc đã
cuốn hút anh ngay từ những ngày đầu làm quen với piano. Thành công đầu
tiên của Cường là giải tư cuộc thi Âm nhạc quốc gia mùa thu lần 1 năm
1990. Khi đang học năm thứ hai Nhạc viện TP HCM, anh đỗ vào Nhạc viện
Tchaikovsky nhưng không được xét vào diện nhận học bổng. Sau nhiều lần
suy tính, gia đình quyết định cho con trai đi học tự túc tại xứ người.
Tại đây, dù phải đối mặt với những lo toan thường ngày cho chi phí học
hành, Cường đã dần khẳng định mình bằng nhiều giải thưởng quốc tế mà
đỉnh cao là giải piano quốc tế lần thứ 45 tại Mỹ.
Sau Đặng Thái Sơn, người Việt
Nam chúng ta lại vừa hãnh diện có thêm một danh cầm thủ mới vừa đoạt
giải Dương Cầm Quốc Tế tại New York, đó là Văn Hùng Cường, con út của
cựu Bác sĩ Văn Tần và bà Trần Thị Hồng
Hà. Văn Hùng Cường qua Mỹ năm 1998, hiện định cư tại thành phố
Cleveland, tiểu bang Ohio.Văn Hùng Cường sanh
năm 1972 tại Qui Nhơn trong lúc Giáo sư Bác sĩ Văn Tần
đang làm việc tại đây. Gs Bs, nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao Động... Văn Tần sinh ra và lớn lê ở Hải Thượng, Hải Lăng, Quảng
Trị thuộc dòng họ Văn Nhì- Phái Văn Thiên làng Long Hưng.
Trong cuộc thi Dương Cầm Thế Giới năm 2001 (The World Piano Competition - WPC) do American Music Scholarship Association (AMSA) tổ chức lần thứ 45 tại New York, có 130 danh cầm thủ của 23 quốc gia từ khắp nơi trên thế giới về tham dự, Văn Hùng Cường đã đoạt giải nhất với danh hiệu "Nghệ Sĩ Biểu Diễn Piano Hay Nhất Thế Giới" qua nghệ thuật trình tấu tác phẩm Concerto No.5, Op.73, của Beethoven.
Ngoài giải thưởng trị giá $35,000. trong đó có $10,000 tiền mặt, Văn Hùng Cường còn được mời tham gia chương trình hòa nhạc tại Trung tâm Lincoln (Lincoln Center) ở New York, đây là một vinh dự mà gần như tất cả các nhạc sĩ chân chính đều mơ ước.
Tưởng cũng nên ghi nhận thêm ở đây một số nét đặc thù của chàng nghệ sĩ trẻ tuổi tài hoa này.
Văn Hùng Cường theo học Dương Cầm (Piano) từ lúc 6 tuổi, năm 1983 vào học tại Nhạc viện Sàigòn. Giải thưởng âm nhạc đầu tiên đến với Văn Hùng Cường là giải tư trong cuộc thi âm nhạc mùa thu lần 1 năm 1990.
Thành đạt bước đầu của con cũng là thành đạt của cha mẹ và gia đình. Nhưng ai cũng lấy làm lạ, so với các anh chị đều là các bác sĩ, kỹ sư thì Văn Hùng Cường như bị ... "nhảy gene". Nhưng, GS BS Văn Tần đã có lần nói, khi con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật lách vào bộ phận nào đó trong cơ thể con người một cách chính xác, đúng thời gian dự kiến ... thì cũng là một nghệ thuật. Và người con út của ông cũng đang đi theo con đường nghệ thuật.
Được sự dìu dắt đặc biệt của Giáo sư V. Merzhanov cùng hai phụ giảng A. Mudoyants và I. Didenko, Văn Hùng Cường đã tốt nghiệp văn bằng Cao Học Âm Nhạc (Master of Music) vào tháng 5-1998.
Bốn tháng sau, Văn Hùng Cường thắng giải Quarter Finalist tại cuộc thi quốc tế Cleveland và nhận được học bổng theo học chương trình đào tạo nghệ sĩ biểu diễn hậu đại học tại The Cleveland Institute of Music. Nơi đây, Cường được sự hướng dẫn của Giáo sư Paul Schenly, trưởng khoa Dương Cầm của nhạc viện.
Trong thời gian ở Mỹ, Văn Hùng Cường đã tham gia nhiều cuộc biểu diễn và các cuộc thi quốc tế. Năm 2000, Cường nhận giải Frina Awerbuch tại New York và được biểu diễn ở Carnegie Recital Hall tháng 11 năm 2000 (đây là phòng hòa nhạc danh tiếng nhất thế giới). Năm 2001, Cường sẽ biểu diễn chương trình cá nhân (recitals) tại New York, Washington, D.C. (Philips collection), Cleveland và Knoxville, Tennessee (University of Tennessee). Cường đã thu thanh với Radio station New York (Young artist features on WQXR), Washington, D.C. và Cleveland (WCLV).
Trước đó, được sự khuyến khích của thầy cô giáo, Văn Hùng Cường đã tham gia các cuộc thi Dương Cầm và đã đoạt được một số giải thưởng đáng kể, như: The 1999 NenaWidemam International Concerto Competition, Shrevport, LA; giải nhì tại The 2000 Hilton Head International Piano Competition, Hilton Head Island, SC; giải nhì tại The 2000 Ludmila Knezkova-Hussey International Piano Competition, Bathhurst, NB, Canada; giải nhất tại The 2000 Frina Awerbuch International Piano Competition New York.
Báo The Cincinnati Post số phát hành đề ngày Thứ Tư, 11 tháng 7 năm 2001, đã có bài viết về Văn Hùng Cường dưới tựa đề:
Cường là một trong 3 nhạc sĩ vào chung kết, trình diễn tối thứ ba tại Hí viện Jarson-Kaplan trong Trung tâm Nghệ thuật Aronoff. Cường đoạt huy chương vàng với tác phẩm dự thi: Beethoven-Piano Concerto No.5, Op. 73. Hạng nhì là Joannis Potamonsis, người Hy Lạp.
Ký giả Harold Duckett, viết trên báo The Knoxville News Sentinel số phát hành đề ngày Thứ Hai, 26 tháng 3-2001:
"Trong khoảng khắc, tất cả những dòng nhạc của Chopin như trầm lắng giống nhau.
Thế nhưng còn lại bàn tay của Văn Hùng Cường, thiên tài dương cầm trẻ tuổi người Việt Nam, trình diễn chương trình nhạc Chopin kết thúc mùa trình diễn Dương Cầm Thủ Trẻ (Young Pianist Series) tại Nhạc viện UT.
Ở tuổi 28 "cảm" nhạc của Cường có sự trưởng thành để tạo lại những khúc nhạc Chopin đôi khi yếu mềm và thường có sắc thái nữ tính trở thành hình ảnh ba (3) chiều: giầu cấu trúc, đầy nam tính và hoàn hảo tuyệt mỹ.
Cường đã bắt đầu với hai (2) tấu khúc, hùng khí Bồ, rồi lần lượt trình diễn khúc cuối của Chopin Sonata in B minor, Op 58, viết vào năm 1845 khi sức khỏe và sự liên hệ của ông với nhà văn/hoàng hậu của giao tế, George Sand, đang bị suy thoái. Nhưng hai tấu khúc sau cùng thêm vào là Etude No. 1 in C và Etude No. 3 in E, từ sớm 1830 trong nhóm Opus đã chứng tỏ thiên tài Chopin và thiên tài trình diễn của Cường.
Khúc Scherzo in B Flat Minor mở đầu chương trình. Với một chút động tác bay nhảy để giữ hiện hữu, có thể đã thiếu chất chết chóc mà Chopin muốn có và Cường đã thật khéo léo khai thác những âm điệu quay cuồng và giận loạn, đã biến khác và chen vào khoảng giữa mơ hồ đầy bóng dáng tài hoa. Khúc Scherzo in E Major tiếp theo là nhẹ nhàng mà Cường đã tỉ mỉ thân thiện... Sau đó, nặng nề võ khí qua Ponlonaise in E Major thật hoàn mỹ với lối diễn tả của Robert Schumann "Súng đạn chôn dưới hoa". Bàn tay trái của khoảng giữa trình diễn thật chỉnh với quân lực trong khi tay phải như hiện diện của bó nhạc trao ra từng lớp, tất cả thật tuyệt vời.
Sau giờ nghỉ, Cường trình diễn "B Minor Sonata" hoàn toàn khác lạ và truyền cảm. Sự hiện hữu mơ màng của Chopin trong khoảng giữa "Allergro" thật tế nhị và phù vân nhưng không ẩn chứa một chút nữ tính nào như khi trình diễn tuyệt cú "Largo". Rồi tới khúc tàn phá, biến động "Final" trong sáng.
Sau hết, "Etudes" như hoang vắng. Lúc đầu như hỏa tiễn với chấn động của tay phải, trong khi tay trái khiêu vũ với những ngón như ngọn lửa... Rồi thì, trong háo hức cuồng nhiệt đội ngũ, tới đoạn hai tình cảm lắng đọng, âm hưởng gần gũi và kết thúc êm đềm của buổi trình diễn toàn mỹ.
Bà Jane Shaw thì viết trên báo The Island Packet, số phát hành đề ngày Thứ Sáu 3 tháng 3-2000 : Văn Hùng Cường trình diễn sâu đậm, thượng lưu trong khúc Beethoven Sonata Op. 110. Khúc "The Moonlight" động tác ban đầu là đơn độc, nhát gừng, thề thốt, Cường bất chợt chuyển sang động tác thứ hai với thoát nhanh, trong sáng đi đến nơi chốn. Anh đã cẩn thận diễn tả ý nhạc mà anh chăm chú với ấn tượng toát ra.
Trong cuộc thi Dương Cầm Thế Giới năm 2001 (The World Piano Competition - WPC) do American Music Scholarship Association (AMSA) tổ chức lần thứ 45 tại New York, có 130 danh cầm thủ của 23 quốc gia từ khắp nơi trên thế giới về tham dự, Văn Hùng Cường đã đoạt giải nhất với danh hiệu "Nghệ Sĩ Biểu Diễn Piano Hay Nhất Thế Giới" qua nghệ thuật trình tấu tác phẩm Concerto No.5, Op.73, của Beethoven.
Ngoài giải thưởng trị giá $35,000. trong đó có $10,000 tiền mặt, Văn Hùng Cường còn được mời tham gia chương trình hòa nhạc tại Trung tâm Lincoln (Lincoln Center) ở New York, đây là một vinh dự mà gần như tất cả các nhạc sĩ chân chính đều mơ ước.
Tưởng cũng nên ghi nhận thêm ở đây một số nét đặc thù của chàng nghệ sĩ trẻ tuổi tài hoa này.
Văn Hùng Cường theo học Dương Cầm (Piano) từ lúc 6 tuổi, năm 1983 vào học tại Nhạc viện Sàigòn. Giải thưởng âm nhạc đầu tiên đến với Văn Hùng Cường là giải tư trong cuộc thi âm nhạc mùa thu lần 1 năm 1990.
Thành đạt bước đầu của con cũng là thành đạt của cha mẹ và gia đình. Nhưng ai cũng lấy làm lạ, so với các anh chị đều là các bác sĩ, kỹ sư thì Văn Hùng Cường như bị ... "nhảy gene". Nhưng, GS BS Văn Tần đã có lần nói, khi con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật lách vào bộ phận nào đó trong cơ thể con người một cách chính xác, đúng thời gian dự kiến ... thì cũng là một nghệ thuật. Và người con út của ông cũng đang đi theo con đường nghệ thuật.
Văn Hùng Cường chơi piano Concerto số 2 cho piano và dàn nhạc, giọng si giáng thứ, chương I của Johannes Brahms
Khi đang học năm thứ 2 tại nhạc viện
Sàigòn thì Văn Hùng Cường thi đỗ vào nhạc viện quốc gia Tchaikovsky tại
Moscow. Biết nỗi đam mê
âm nhạc của con như nỗi đa mê nghề nghiệp của chồng, bà Văn Tần bàn với
chồng và gia đình quyết định cho Văn Hùng Cường theo học tại Nhạc viện
Tchaikovsky (1992) bằng phương tiện tự túc 100%. Qua xứ người ăn học,
Cường càng quyết tâm hơn, những mong không phụ lòng gia đình đã dành cho
anh. Được sự dìu dắt đặc biệt của Giáo sư V. Merzhanov cùng hai phụ giảng A. Mudoyants và I. Didenko, Văn Hùng Cường đã tốt nghiệp văn bằng Cao Học Âm Nhạc (Master of Music) vào tháng 5-1998.
Bốn tháng sau, Văn Hùng Cường thắng giải Quarter Finalist tại cuộc thi quốc tế Cleveland và nhận được học bổng theo học chương trình đào tạo nghệ sĩ biểu diễn hậu đại học tại The Cleveland Institute of Music. Nơi đây, Cường được sự hướng dẫn của Giáo sư Paul Schenly, trưởng khoa Dương Cầm của nhạc viện.
Trong thời gian ở Mỹ, Văn Hùng Cường đã tham gia nhiều cuộc biểu diễn và các cuộc thi quốc tế. Năm 2000, Cường nhận giải Frina Awerbuch tại New York và được biểu diễn ở Carnegie Recital Hall tháng 11 năm 2000 (đây là phòng hòa nhạc danh tiếng nhất thế giới). Năm 2001, Cường sẽ biểu diễn chương trình cá nhân (recitals) tại New York, Washington, D.C. (Philips collection), Cleveland và Knoxville, Tennessee (University of Tennessee). Cường đã thu thanh với Radio station New York (Young artist features on WQXR), Washington, D.C. và Cleveland (WCLV).
Trước đó, được sự khuyến khích của thầy cô giáo, Văn Hùng Cường đã tham gia các cuộc thi Dương Cầm và đã đoạt được một số giải thưởng đáng kể, như: The 1999 NenaWidemam International Concerto Competition, Shrevport, LA; giải nhì tại The 2000 Hilton Head International Piano Competition, Hilton Head Island, SC; giải nhì tại The 2000 Ludmila Knezkova-Hussey International Piano Competition, Bathhurst, NB, Canada; giải nhất tại The 2000 Frina Awerbuch International Piano Competition New York.
Báo The Cincinnati Post số phát hành đề ngày Thứ Tư, 11 tháng 7 năm 2001, đã có bài viết về Văn Hùng Cường dưới tựa đề:
NGƯỜI VIỆT CHIẾM HUY CHƯƠNG VÀNG DƯƠNG CẦM
Một
người trẻ Việt Nam 28 tuổi đã chiếm huy chương vàng tại buổi Tranh Giải
Dương Cầm Thế Giới lần thứ 45 và sẽ trình diễn tại Alice Tuly Hall,
trung tâm Lincoln New York.Cường là một trong 3 nhạc sĩ vào chung kết, trình diễn tối thứ ba tại Hí viện Jarson-Kaplan trong Trung tâm Nghệ thuật Aronoff. Cường đoạt huy chương vàng với tác phẩm dự thi: Beethoven-Piano Concerto No.5, Op. 73. Hạng nhì là Joannis Potamonsis, người Hy Lạp.
Ký giả Harold Duckett, viết trên báo The Knoxville News Sentinel số phát hành đề ngày Thứ Hai, 26 tháng 3-2001:
"Trong khoảng khắc, tất cả những dòng nhạc của Chopin như trầm lắng giống nhau.
Thế nhưng còn lại bàn tay của Văn Hùng Cường, thiên tài dương cầm trẻ tuổi người Việt Nam, trình diễn chương trình nhạc Chopin kết thúc mùa trình diễn Dương Cầm Thủ Trẻ (Young Pianist Series) tại Nhạc viện UT.
Ở tuổi 28 "cảm" nhạc của Cường có sự trưởng thành để tạo lại những khúc nhạc Chopin đôi khi yếu mềm và thường có sắc thái nữ tính trở thành hình ảnh ba (3) chiều: giầu cấu trúc, đầy nam tính và hoàn hảo tuyệt mỹ.
Cường đã bắt đầu với hai (2) tấu khúc, hùng khí Bồ, rồi lần lượt trình diễn khúc cuối của Chopin Sonata in B minor, Op 58, viết vào năm 1845 khi sức khỏe và sự liên hệ của ông với nhà văn/hoàng hậu của giao tế, George Sand, đang bị suy thoái. Nhưng hai tấu khúc sau cùng thêm vào là Etude No. 1 in C và Etude No. 3 in E, từ sớm 1830 trong nhóm Opus đã chứng tỏ thiên tài Chopin và thiên tài trình diễn của Cường.
Khúc Scherzo in B Flat Minor mở đầu chương trình. Với một chút động tác bay nhảy để giữ hiện hữu, có thể đã thiếu chất chết chóc mà Chopin muốn có và Cường đã thật khéo léo khai thác những âm điệu quay cuồng và giận loạn, đã biến khác và chen vào khoảng giữa mơ hồ đầy bóng dáng tài hoa. Khúc Scherzo in E Major tiếp theo là nhẹ nhàng mà Cường đã tỉ mỉ thân thiện... Sau đó, nặng nề võ khí qua Ponlonaise in E Major thật hoàn mỹ với lối diễn tả của Robert Schumann "Súng đạn chôn dưới hoa". Bàn tay trái của khoảng giữa trình diễn thật chỉnh với quân lực trong khi tay phải như hiện diện của bó nhạc trao ra từng lớp, tất cả thật tuyệt vời.
Sau giờ nghỉ, Cường trình diễn "B Minor Sonata" hoàn toàn khác lạ và truyền cảm. Sự hiện hữu mơ màng của Chopin trong khoảng giữa "Allergro" thật tế nhị và phù vân nhưng không ẩn chứa một chút nữ tính nào như khi trình diễn tuyệt cú "Largo". Rồi tới khúc tàn phá, biến động "Final" trong sáng.
Sau hết, "Etudes" như hoang vắng. Lúc đầu như hỏa tiễn với chấn động của tay phải, trong khi tay trái khiêu vũ với những ngón như ngọn lửa... Rồi thì, trong háo hức cuồng nhiệt đội ngũ, tới đoạn hai tình cảm lắng đọng, âm hưởng gần gũi và kết thúc êm đềm của buổi trình diễn toàn mỹ.
Bà Jane Shaw thì viết trên báo The Island Packet, số phát hành đề ngày Thứ Sáu 3 tháng 3-2000 : Văn Hùng Cường trình diễn sâu đậm, thượng lưu trong khúc Beethoven Sonata Op. 110. Khúc "The Moonlight" động tác ban đầu là đơn độc, nhát gừng, thề thốt, Cường bất chợt chuyển sang động tác thứ hai với thoát nhanh, trong sáng đi đến nơi chốn. Anh đã cẩn thận diễn tả ý nhạc mà anh chăm chú với ấn tượng toát ra.
Đinh Hương
Ngày sinh: 07/10/1987
Nơi sinh: Triệu Phong, Quảng Trị
Sinh ra trên dải đất miền Trung đầy nắng gió, với giọng hát ngọt ngào và một phong cách cuốn hút, Đinh Hương được xem là “ẩn số thú vị của The Voice”.
Đinh Thị Thanh Hương (SN 1987) là hiện tượng mới nổi trong làng giải trí Việt. Trẻ trung, xinh đẹp, máu lửa, đầy cá tính và đôi lúc còn “điên” trên sân khấu. Trong vòng bán kết cuộc thi “The Voice”, Đinh Hương làm khán giả bất ngờ vì những sắc màu đa dạng. Sau một ca khúc mạnh mẽ thể hiện cá tính, Hương thướt tha trong bộ áo dài thể hiện bài hát “Trở về” để tri ân công lao của mẹ, của quê hương. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - mẹ Đinh Hương - cho biết, trong một tin nhắn gửi cho Hương trước vòng bán kết, bà Hiền nhắn: “Con hãy chọn một bài hát nào đó để tri ân về nơi mình đã sinh ra và lớn lên”. Vì thế, Hương chọn “Trở về” và đã đón nhận được nhiều tình cảm của người thân, của bạn bè và người yêu âm nhạc.
Ca sĩ Đinh Hương Hình Internet
Là con út trong gia đình có 3 anh em, từ nhỏ Đinh Hương đã được bố mẹ cho học theo sở thích. “Hương đa tài, học văn hóa được, vẽ được, hát cũng hay. Ngoài giờ học trên lớp, cứ mỗi buổi chiều, tôi lại đèo con đi học đàn, học hát” – ông Đinh Văn Bình - bố của Đinh Hương - tâm sự. Bên cây guitar đã cũ trong một lần đi công tác ở Hà Nội mua tặng con gái, ông Bình bồi hồi chia sẻ về những thử thách mà Đinh Hương đã trải qua. Vì đam mê ca hát, sau khi tốt nghiệp THPT, Hương mong muốn được theo học một trường đào tạo chuyên nghiệp về âm nhạc. Song quan niệm của gia đình lúc đó “đi hát chỉ là một nghề phụ, con phải kiếm một nghề ổn định trước đã”, nên Hương thi vào ĐH Tài chính - Ngân hàng TPHCM. Trong cuộc thi “Tiếng hát sinh viên” của trường cách đây 5 năm, Đinh Hương đoạt giải nhất.
4 năm đại học, Hương theo đuổi sở thích của mình bằng cách tranh thủ đi hát ở phòng trà. Việc đó chỉ là để thỏa mãn đam mê chứ không phải vì tiền bạc. Sau khi tốt nghiệp, suốt 2 năm làm việc ở ngân hàng, dù công việc bận rộn, nhưng Hương không bỏ cuộc thi âm nhạc nào. Nhiều lần thất bại, Hương đều tâm sự với bố mẹ. Khi cuộc thi “The Voice” diễn ra, vì sợ gia đình lo lắng, Hương giấu ba mẹ âm thầm đi thi. Cô Cam - giáo viên Trường THPT Đông Hà, từng dạy Đinh Hương - tự hào: “Nghe Hương hát và biểu diễn trên sân khấu, tôi không giấu được xúc động. Tôi tin Hương sẽ tiến xa hơn trên con đường âm nhạc”.
Được biết, Đinh Hương đang định thời gian tới sẽ về quê thực hiện một đêm nhạc để gây quỹ cho nạn nhân chất độc da cam ở Quảng Trị. Sắp đến cuộc thi chung kết “The Voice”, ba mẹ Đinh Hương đã sắp xếp để kịp vào cổ vũ cho con gái. “Dù kết quả thế nào, con cũng phải tự hào: Con là người Quảng Trị” - ông Bình nhắn nhủ với con gái.
Video: Các tiết mục trong đêm chung kết Giọng hát Việt
4 thí sinh mỗi người hát một ca khúc tiếng Việt, một bài tiếng Anh và một bản song ca với huấn luyện viên trong đêm 13/1.
Sinh ra trên dải đất miền Trung đầy nắng gió, với giọng hát ngọt ngào và một phong cách cuốn hút, Đinh Hương được xem là “ẩn số thú vị của The Voice”.
Đinh Thị Thanh Hương (SN 1987) là hiện tượng mới nổi trong làng giải trí Việt. Trẻ trung, xinh đẹp, máu lửa, đầy cá tính và đôi lúc còn “điên” trên sân khấu. Trong vòng bán kết cuộc thi “The Voice”, Đinh Hương làm khán giả bất ngờ vì những sắc màu đa dạng. Sau một ca khúc mạnh mẽ thể hiện cá tính, Hương thướt tha trong bộ áo dài thể hiện bài hát “Trở về” để tri ân công lao của mẹ, của quê hương. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - mẹ Đinh Hương - cho biết, trong một tin nhắn gửi cho Hương trước vòng bán kết, bà Hiền nhắn: “Con hãy chọn một bài hát nào đó để tri ân về nơi mình đã sinh ra và lớn lên”. Vì thế, Hương chọn “Trở về” và đã đón nhận được nhiều tình cảm của người thân, của bạn bè và người yêu âm nhạc.
Ca sĩ Đinh Hương Hình Internet
Là con út trong gia đình có 3 anh em, từ nhỏ Đinh Hương đã được bố mẹ cho học theo sở thích. “Hương đa tài, học văn hóa được, vẽ được, hát cũng hay. Ngoài giờ học trên lớp, cứ mỗi buổi chiều, tôi lại đèo con đi học đàn, học hát” – ông Đinh Văn Bình - bố của Đinh Hương - tâm sự. Bên cây guitar đã cũ trong một lần đi công tác ở Hà Nội mua tặng con gái, ông Bình bồi hồi chia sẻ về những thử thách mà Đinh Hương đã trải qua. Vì đam mê ca hát, sau khi tốt nghiệp THPT, Hương mong muốn được theo học một trường đào tạo chuyên nghiệp về âm nhạc. Song quan niệm của gia đình lúc đó “đi hát chỉ là một nghề phụ, con phải kiếm một nghề ổn định trước đã”, nên Hương thi vào ĐH Tài chính - Ngân hàng TPHCM. Trong cuộc thi “Tiếng hát sinh viên” của trường cách đây 5 năm, Đinh Hương đoạt giải nhất.
4 năm đại học, Hương theo đuổi sở thích của mình bằng cách tranh thủ đi hát ở phòng trà. Việc đó chỉ là để thỏa mãn đam mê chứ không phải vì tiền bạc. Sau khi tốt nghiệp, suốt 2 năm làm việc ở ngân hàng, dù công việc bận rộn, nhưng Hương không bỏ cuộc thi âm nhạc nào. Nhiều lần thất bại, Hương đều tâm sự với bố mẹ. Khi cuộc thi “The Voice” diễn ra, vì sợ gia đình lo lắng, Hương giấu ba mẹ âm thầm đi thi. Cô Cam - giáo viên Trường THPT Đông Hà, từng dạy Đinh Hương - tự hào: “Nghe Hương hát và biểu diễn trên sân khấu, tôi không giấu được xúc động. Tôi tin Hương sẽ tiến xa hơn trên con đường âm nhạc”.
Được biết, Đinh Hương đang định thời gian tới sẽ về quê thực hiện một đêm nhạc để gây quỹ cho nạn nhân chất độc da cam ở Quảng Trị. Sắp đến cuộc thi chung kết “The Voice”, ba mẹ Đinh Hương đã sắp xếp để kịp vào cổ vũ cho con gái. “Dù kết quả thế nào, con cũng phải tự hào: Con là người Quảng Trị” - ông Bình nhắn nhủ với con gái.
Lê Thị Thiên Thủy
Cô sinh viên nghèovà suất học bổng tiến sĩ Toán
Sau 3 năm hoàn thành chương trình thạc
sĩ tại Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Belarus với số điểm đứng đầu khóa học, cô
sinh viên nghèo Lê Thị Thiên Thủy (23 tuổi, quê xã Triệu Long, huyện Triệu
Phong, Quảng Trị) đã giành được học bổng du học tiến sĩ toàn phần tại Cộng hòa
Ý.
Trở về quê sau ba năm với tấm bằng thạc
sĩ Toán học, cô sinh viên nghèo Lê Thị Thiên Thủy (23 tuổi, quê xã Triệu Long,
huyện Triệu Phong, Quảng Trị) suy nghĩ rất nhiều về việc kiếm việc làm hay
đi học tiếp. Hiểu nỗi lòng con, ông Giáo động viên: “Nếu có điều kiện con cứ
thực hiện ước mơ của mình. Ba mẹ bây giờ cũng đã đỡ vất vả hơn trước…”.
Sau 3 năm hoàn thành chương trình thạc sĩ
tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus với số điểm đứng đầu khóa học,
Thiên Thủy đã giành được học bổng du học tiến sĩ toàn phần, ngành Toán học ứng
dụng tại Trường Đại học Padova danh tiếng của Cộng hòa Ý (Repubblica Italia).
Chỉ còn ít ngày nữa là Thủy lên đường sang Italia. Ngôi nhà nhỏ
của vợ chồng ông Lê Văn Giáo và bà Ngô Thị Hài (đều 61 tuổi, xã Triệu Long) rộn
rã tiếng cười. Vợ chồng họ vui vì không chỉ gặp lại con sau 3 năm học ở đất
nước Belarus
xa xôi, mà còn tự hào vì Thủy đã xuất sắc giành được học bổng trên.
Thủy là con thứ 4 trong gia đình có 5 anh
em, sớm phải theo ba mẹ lo việc đồng áng. “Năm 2007, Thủy thi đỗ vào 2 trường
đại học (thủ khoa Toán Trường Đại học Sư phạm Huế và á khoa Trường Đại học Y
Huế), gia đình muốn cháu theo nghề y, nhưng khoản học phí vô trường lớn quá nên
đành khuyên cháu học sư phạm. Cũng may, cháu được chọn vô diện du học, hai vợ
chồng tui đỡ vất vả phần nào” - bà Hài cho biết thêm...
Sau 2 năm hoàn thành chương trình tại Đại
học Sư phạm Huế, năm 2009, Thủy bắt đầu hành trình đến Belarus để tiếp tục
chặng đường 3 năm cho chương trình thạc sĩ Toán học. “Lúc học ở Belarus, 3 năm
liền em không được về nhà vì trong suất học bổng không có khoản phí tiền máy
bay về nghỉ Tết. Nhiều lúc em nhớ nhà lắm. Những lúc đó, em lại lao đầu vào học
để vượt qua” - Thủy tâm sự.
Trở về quê sau ba năm với tấm bằng thạc
sĩ Toán học, Thủy suy nghĩ rất nhiều về việc kiếm việc làm hay đi học tiếp.
Hiểu nỗi lòng con, ông Giáo động viên: “Nếu có điều kiện con cứ thực hiện ước
mơ của mình. Ba mẹ bây giờ cũng đã đỡ vất vả hơn trước, anh chị đã ra trường có
việc làm ổn định, ba mẹ chỉ còn lo cho em út học đại học nữa thôi”. Thủy rớm
nước mắt nghe ba tâm tư. Em xác định, chỉ có cách học tiếp mới thực hiện hoài
bão của mình, dù trước mắt sẽ phải chịu nhiều gian khó...
Nguồn CAND
ĐẤT HỌC MAI XÁ CHÁNH
(SGTT) - Các cụ bảo rằng, học sinh Mai Xá Chánh của xã Gio Mai, huyện
Gio Linh, tỉnh Quảng Trị học giỏi, thi đỗ đạt cao là nhờ hương đất của làng.
Địa cuộc của làng như hình dáng ngòi bút đang cắm vào nghiên mực – biểu tượng
cho đất học.
Làng Mai Xá Chánh vui mừng vì năm
nay có hơn 50 học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Điều lạ, ở làng này người
ta chẳng kính phục nhau chuyện giàu có, chức quyền, mà chỉ “đọ” nhau về những
tấm bằng đại học giữa các gia đình, dòng họ. Chuyện học hành, thi cử trở thành
“miếng giữa làng” tại vùng quê nghèo này.
Đình làngMai Xá Chánh (phía xa xa) là biểu tượng của văn hoá và
tinh thần cho dân làng
|
Chuyện học của làng Mai Xá Chánh tự
xưa nay đã trở thành truyền thống nổi bật nhất của vùng đất này. Làng Mai Xá
nằm ở lưng chừng về phía hạ lưu của hai con sông Hiếu và sông Thạch Hãn. Kinh
tế chủ yếu của làng vẫn là nông nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng,
người Mai Xá Chánh luôn hướng ngoại để mở mang kiến thức, đem về cho mình những
giá trị văn hoá, tinh thần cao quý nhất. Ông Trương Hữu Trường, nhà sử học của
làng Mai Xá Chánh rôm rả hẳn lên khi tôi “chạm” vào cái chuyện học của làng.
Ông bảo tôi ngồi đợi một lát, rồi vào mở tủ ôm ra một chồng hồ sơ của 13 họ tộc
trong làng. Lật từng trang, tôi thấy mỗi họ tộc ở làng đều có bảng thống kê
trình độ dân trí của con em mình, số con em đỗ đạt đại học, cao đẳng... hàng
năm, rất gọn gàng và khoa học. Ông Trường nói: “Xã có ba làng gồm Mai Xá Chánh,
Mai Xá Thị và Lâm Xuân, trong đó làng Mai Xá Chánh nổi tiếng nhất, chỉ có 3.700
nhân khẩu, nhưng trong đó có hơn 800 con, em là cán bộ các cấp, ngành (chưa kể
những người đã nghỉ hưu) có trình độ đại học và trên đại học. Mỗi dịp lễ, tết
con cháu đang làm ăn, công tác ở khắp mọi miền lại trở về cúng gia tiên làm náo
nức cả làng...”.
Đóng
thuyền to cho con ra biển lớn
Dòng họ Bùi ở làng Mai Xá Chánh có
297 người tốt nghiệp đại học, 15 người có trình độ thạc sĩ, năm giáo sư và tiến
sĩ (GS.TS Bùi Thế Vĩnh, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, TS Bùi Trọng Ngoãn, TS Bùi Minh
Tâm, TS Bùi Minh Thành) và có tám đại tá quân đội đang công tác khắp mọi miền
đất nước. Luôn tự hào về truyền thống của tiền nhân, các gia đình họ Bùi ai
cũng quyết tâm đưa con em mình tới “cửa cử nhân”. Nhớ lại nhiều năm trước, học
sinh ở làng này chủ yếu đi bộ ra Gio Linh, lên Đông Hà trên quảng đường dài từ
5 – 10km để học THPT, khổ nhọc là vậy mà nhiều người lại học rất nổi tiếng. Ông
Bùi Văn Bỉ – trưởng làng Mai Xá Chánh, nói “Gia đình ông Bùi Văn Thanh là điển
hình chịu khó, chịu thương, luôn được nhiều người lấy đó để làm gương”.
Hơn mười năm trước vợ của ông Thanh
không may mất sớm, ông phải sống trong cảnh “gà trống” nuôi ba người con nhỏ.
Vài năm sau một người con của ông lại đột ngột qua đời. Gia đình ông lúc đó đã
khó lại càng neo hơn.
Nhìn cảnh bố quăng quật làm đủ việc
nặng nhọc, các con ông Thanh chỉ biết chúi đầu vào học. Cái khó rồi cũng qua,
ngày con ông Thanh tốt nghiệp đại học và cao học đó là thời khắc ông cảm thấy
hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Giờ thì chị Bùi Thị Thu, con gái của ông Thanh
công tác tại trường cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, người con trai là anh Bùi Văn
Minh công tác ở trường THPT Vĩnh Linh.
Nhà ông Trương Quang Giáo ở xóm chợ,
hai vợ chồng làm ruộng và bán rau nuôi nổi sáu đứa con vào đại học. Rồi cả sáu
người dâu rể của ông Giáo đều đỗ đạt. Để được đi học, ngày đó con của ông Giáo
phải thay nhau nghỉ học, ở nhà giúp bố mẹ. Đợi người anh tốt nghiệp ra trường
rồi đứa em tiếp tục đi học lại cũng chẳng muộn. Nhờ sự thông minh và chăm chỉ
đó mà các con của ông Giáo đều trở thành những cán bộ giỏi. Gia đình ông Giáo
nổi tiếng nhất ở vùng đất học Quảng Trị, chứ không riêng ở làng Mai Xá Chánh.
Ông Giáo ngồi cười, mặt phúc hậu:
“Năm 2009 thêm hai người cháu thi đỗ vào đại học Bách khoa TP.HCM. Con cháu
hiếu thảo, học giỏi đúng là không có gì sướng bằng. Tôi luôn động viên con cháu
muốn ra biển lớn phải có thuyền to, con cháu tôi đều phải học cách đóng cho
mình những con thuyền đó”. Gia đình ông Giáo hiện có đến 16 người có trình độ
đại học, gồm là các con và cháu nội ngoại. Ông còn bốn người cháu đang học
THPT, trong đó có hai người học chuyên toán ở trường Quốc học Huế và chuyên lý
ở trường chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Quảng Trị.
Ông Giáo kể rằng con cháu của ông
học giỏi nhưng chưa bằng người ta. Hôm qua ông Giáo vừa nhận được tin vui,
GS.TS Lê Văn Huy, 36 tuổi, một người con của làng Mai Xá Chánh, hiện đang làm
việc tại Texas, Mỹ, đã trở thành người đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và
khám phá ra hệ thống “Bộ nhạy cảm thông minh” được sử dụng trong hai động cơ
trực thăng của Mỹ. Huy là thành viên hội Quang học quốc tế với hơn 20 phát minh
khoa học. “Đúng là thật tự hào cho người làng Mai Xá Chánh”, ông Giáo nói.
Bài và ảnh
Ngọc Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét