Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Họ Văn Quảng Trị- VN -L.sử và thông tin


  TRANG THÔNG TIN
HỌ VĂN QUẢNG TRỊ- VIỆT NAM

Trang này gồm các thông tin: 
- Thơ "Chúc mừng quốc tộc Họ Văn "VN - Văn Đức Thuần (xướng) và mời họa.
- Thư của Chủ tịch HĐTVVN - GSTS Văn Như Cương.
- Một số hình ảnh và thông tin về ĐHTVVN lần thứ nhất tại Huế( 8-9/12/2012 gồm các bài cảu Văn Quý Minh Tuấn (TP.HCM), Văn Thiên Tùng (Q.Trị), Văn công Hòa (QNĐN)  
- Lịch sử họ Văn VN
- Danh nhân của Họ ... - Văn Viết Thiện
- Các thông tin quá trình hình thành HĐTV lâm thời và các tư liệu khác...

Kính gừi các chi phái họ Văn toàn quốc:
Để ấn hành tập sách ghi công đức tiên tổ họ Văn toàn quốc của chúng ta, tôi có bài thơ xướng sau đây mong được sự hưởng ứng của các chú, bác, cô cháu trong họ ta. 
Bài họa xin gửi về :
Văn Đức Thuần:
K 14 P. Hà Huy Tập- TP Vinh, Nghệ An
ĐT: 0166 8610.445 
 
CHÚC MỪNG QUỐC TỘC HỌ VĂN
 
Xướng:
Chúc mừng quốc tộc họ Văn ta
Khắp Bắc, Trung, Nam chỉ một mà
Núi Sứ địa linh là đất mẹ
Sông Mai nhân kiệt ấy quê cha
Thiên thu tiên tổ lừng danh nghĩa
Vạn đại t tôn sáng đức nhà
Bốn cõi giang sơn, cây một gốc
Sáng danh Văn tộc khắp sơn hà  
Văn Đức Thuần 
Các bài Họa
GỐC CỘI VĂN TỘC

Núi Sứ ngàn đời Cội Tông ta,
Trăm sông một bể ấy cơ mà…
Ái Châu nhớ thuở danh đời mẹ
Dòng họ lưu truyền rạng tích cha
Đức tánh hiền lương, tâm hiếu đạo
Trí nhân độ lượng, phúc lưu nhà...
Tộc văn tôn tử thừa ân Tổ,
Nhánh tỏa cành xuê tợ hải hà…
Quảng Trị 12/12/2012
Văn Thiên Tùng

RẠNG DANH VĂN TỘC

Tông Đường Văn Tộc cội nguồn ta,
Từ Bắc chí Nam một gốc mà...
Tiên tổ sản sinh nhân kiệt Tổ,
Công cha khai khẩn địa linh cha.
Ngàn năm dòng dõi lưu ân đức,
Vạn thuở cháu con hưởng phúc nhà.
Rạng rỡ gia môn - thơm sử sách,
Hòa đồng trăm họ giữ sơn hà.
Văn Thị Lan (Kim Phượng)

HỘI TRÙNG DƯƠNG

Biết bao mong đợi biết bao chờ
Thống nhất Văn Tộc thõa ước mơ.
Nghìn cánh vươn xa tìm về cội,
Vạn nguồn nhỏ lẻ cũng cùng nôi.
Đáo đỉnh Sứ Sơn ghi ân Phụ,
Mai Giang lãng lý nhớ Mẫu công.
Tiên Tổ Tộc Văn lưu ân đức,
Hiếu tử từ tôn giữ phước nhà.
Văn Viết Thiện
San Antonio-TX
Cell phone: 2105444421

Những bài thơ mừng đại hội họ Văn VN:
CHÀO MỪNG HỌ VĂN VIỆT NAM

Tổ quốc việt Nam có họ Văn
Dù Bắc -Trung - Nam vẫn một nhà
Sông Hoàng, Núi Sứ chốn địa linh
Ông bà nhân kiệt Tổ tiên ta
Ngàn năm tên tuổi lưu truyền mãi
Vạn thuở đức dày cháu con thờ
Bốn hướng giang sơn cây bền gốc
Vang danh Văn tộc khắp sơn hà.
Văn Viết Quỳnh - UVBCH HĐ tộc Văn VN
PCT.TTBCHHĐTộc Văn tỉnh Q.Trị
Trưởng họ Văn Nhì làng Long Hưng
ĐT 0935284810

THƯ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TỘC VĂN VIỆT NAM

PGS-Tiến Sỹ Văn Như Cương PGS-Tiến Sỹ Văn Như Cương
Thưa các vị trưởng lão,
Thưa các ông, bà, cô bác, các anh chị em, các cháu thuộc dòng tộc họ Văn toàn quốc.


   Ngày 09 tháng 12 năm 2012 tại thành phố Huế đã diễn ra kì Đại hội Thống nhất Họ Văn toàn quốc lần thứ nhất.. Tới dự Đại hội có hơn 200 đại biểu của các Chi Họ Văn trên khắp các miền đất nước, ….Đại hội đã nghe báo cáo về tình hình hoạt động của họ Văn  toàn quốc trong thời gian vừa qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.  Đã có nhiều bản tham luận được đọc hoặc gửi tới Thư kí ĐH, trong đó đều toát lên tinh thần chung là mong muốn xây dựng họ Văn ngày càng vững mạnh, đoàn kết, nhất trí , để cho con cháu các thế hệ sau đều học hành tấn tới, làm ăn phát đạt, sức khoẻ dồi dào, gia đình hạnh phúc …. góp phần làm xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh.

Đại hội đã  nhất trí bầu ra Ban chấp hành Hội đồng tộc Văn gồm 17 thành viên.Nhân dịp này, với cương vị Chủ tịch Hội đồng Tộc Văn Việt Nam, tôi có đôi điều tâm niệm muốn chia sẻ với bà con họ Văn chúng ta.

Cụ Nghè Văn Đức Giai là người có công rất lớn vì đã tìm ra ngôi mộ Tổ của họ Văn tại Núi Sứ  xã Mai Hùng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ an. Cụ cùng các chi họ ở Quỳnh Lưu đã xây dựng được ngôi mộ Tổ, nhưng vì điều kiện đói kém,loạn lạc, khó khăn và cụ lại sớm tử nạn trên chiến trường, nên từ bấy đến nay ngôi đền thờ Tổ Họ Văn vẫn chưa xây dựng được hoàn chỉnh.

Ngày 10-3 (âm lịch) năm 2008 đông đảo bà con họ Văn từ khắp nơi trong nước và ngoài nước đã về dự lễ Tổ, đồng thời dự lễ khởi công xây dựng nhà thờ Tổ Họ Văn. Với tiền của và vật lực do các dòng họ Văn và các cá nhân cung tiến chúng ta đã hoàn thành được một nửa công trình Mộ Tổ họ Văn theo dự kiến ban đầu.

Tôi có một may mắn và vinh dự là hậu duệ đời thứ 4 của tiến sĩ Văn Đức Giai , và trong thâm tâm tôi rất mong muốn được góp phần vào công việc còn dang dở của đấng tiền nhân. Trong Đại Hội vừa qua, lúc đầu  tôi đã định thoái thác sự đề cử của hội nghị trù bị vào chức Chủ tịch Hội đồng Tộc Văn Việt Nam, với lí do tuổi cao sức yếu. Nhưng sự từ chối ấy đã vấp phải sự không đồng thuận của Đại Hội, cũng như sự mách bảo của tiền nhân, nên tôi đã nhận lời với một quyết tâm cao. Tôi càng vững tâm hơn vì sự động viên khích lệ của các đại biểu, và  vì bên cạnh tôi có 16 vị trong ban Chấp hành rất tâm huyết , đặc biệt có những thanh niên rất nhiệt tình với dòng họ, những nhà  doanh nghiệp có điều kiện, những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm đã về hưu ….
  
Tôi  xin hứa với bà con họ Văn và xin thề nguyện trước vong linh tiên tổ rằng tôi sẽ hết sức làm việc vì sự nghiệp phát triển và thịnh vượng của họ Văn chúng ta.
    Đôi lời ngắn ngủi tôi xin gửi tới bà con họ Văn xa gần , trong nước cũng như ngoài nước.
                                                                                                    Thân ái !.
                                                                                               Văn Như Cương


Danh sách Thành viên thuộc Đơn vị "Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam"
Họ tên Đơn vị Chức vụ Email
Văn Như Cương Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt NamChủ Tịch Ban chấp hành TVVN  
Văn Sỹ Công Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Phó Chủ Tịch TT BCH - Kiêm Thủ Qũy TVVN  
Văn Công Quang Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Phó Chủ Tịch BCH- Kiêm Tổng Thư Ký TVVN  
Văn Tiến Thao Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Phó Chủ Tịch BCH - Kiêm Trông Coi Nhà Thờ TVVN  
Văn Đức Đổng Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Phó Chủ Tịch Ban Chấp Hành TVVN  
Văn Hữu Thiết Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Phó Chủ Tịch Ban Chấp Hành TVVN  
Văn Đình Tất Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Phó Chủ Tịch Ban Chấp Hành TVVN  
Văn Thanh Sơn Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Phó Chủ Tịch Ban Chấp Hành TVVN  
Văn Qúy Minh Tuấn Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Ủy viên BCH- Kiêm Phó Tổng Thư Ký TVVN  
Văn Viết Hóa Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Ủy Viên BCH- Kiêm Trưởng Ban Văn Hóa TVVN  
Văn Viết Quỳnh Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Ủy Viên Ban Chấp Hành TVVN  
Văn Hữu Khải Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Ủy Viên Ban Chấp Hành TVVN  
Văn Công An Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Ủy Viên Ban Chấp Hành TVVN  
Văn Hoa Quế Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Ủy Viên Ban Chấp Hành TVVN  
Văn Đình Ty Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Ủy Viên Ban Chấp Hành TVVN  
Văn Khắc Xoay Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Ủy Viên Ban Chấp Hành TVVN  
Văn Huy Đạt Ban Chấp Hành Tộc Văn Việt Nam Ủy Viên Ban Chấp Hành TVVN

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐẠI HỘI 
TỘC VĂN VIỆT NĂM TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU THỐNG NHẤT HỌ VĂN  TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT TẠI THÀNH PHỐ HUẾ, ngày 08-09/12/2012

Sáng ngày 8 tháng 12 năm 2012, các đoàn đại biểu về tham dự Đại hội tại số nhà 99, đường Bùi Thị Xuân – Thành phố Huế.

Biểu ngữ chính tại lễ đài
Biểu ngữ chính tại lễ đài


 
Sáng ngày 8 tháng 12 năm 2012 các đoàn đại biểu về tham dự Đại hội tại 99 Bùi Thị Xuân – Thành phố Huế.
Với sự đón tiếp nhiệt tình, công tác chuẩn bị cho Đại Hội đã hoàn tất, khẩu hiệu, băng rôn đón tiếp các đoàn đại biểu treo ở khắp nơi của HĐGT Thừa Thiên Huế. Mang đến cho các đoàn nhiều cảm xúc thân thương, trào dâng, lòng người phấn chấn, Nhìn ai cũng nụ cười vui vẻ, bắt tay thân mật, từng cụm người trò chuyện, hỏi hang, trao đổi số điện thoại, chụp hình kỷ niệm. Không khí của ngày đại lễ trở nên náo nhiệt, Tất cả những trái tim vì dòng họ, tất cả những tấm lòng nhiệt huyết vì dòng họ đã tụ tập tại đây. Không khí tại đây không thể diễn tả bằng lời.Ôi hạnh phúc quá – Ôi thiêng liêng quá.

Chiều ngày 8/12 Đại Hội trù bị đã diễn ra.
Đầu tiên là tham luận của các đoàn, các chi họ, sau đó là ý kiến phát biểu, của các đại biểu về tham dự, Kết quả đồng ý thống nhất cao “Tất cả các Tộc Văn trên Toàn Quốc họp thành một khối Thống nhất có tên gọi :
" TỘC VĂN VIỆT NAM "
Trong không khí hân hoan chào đón "TỘC VĂN VIỆT NAM" ra đời là công tác Đề Cử - Bầu Cử - Tiến Cử các đại biểu vào :
“ HỘI ĐỒNG TỘC VĂN VIỆT NAM”
 
Tại hội trường không khí trở nên nóng bỏng với nhiều Đề cử khác nhau, nhiều tên tuổi được đề cử khác nhau.Những người được đề cử cũng phát biểu ý kiến của mình.
 
Một số hình ảnh phát biểu
 
ông Văn Hữu Thiết phát biểu
 
Ông Văn Đình Vỹ phát biểu
 
Ông Văn Hòa phát biểu



 
ông Văn Như Cương phát biểu

 
Sau cùng là phát biểu của Văn Qúy Minh Tuấn (1.Mong muốn đầu tiên là Đại Hội thành công tốt đẹp, mong muốn thứ 2 sau khi đại hội thành công cần phải thành lập ban viết lịch sử và gia phả cho dòng họ, mong muốn thứ 3 là thành lập ban kinh tế hoạt động minh bạch rõ ràng,Điều cuối cùng "cũng theo các đại biểu đã phát biểu con rất đồng tình với ý kiến Tiến cử Bác Văn Như Cương làm Chủ Tịch "Hội đồng Tộc Văn Việt Nam" và nếu Bác nhận lời đó là Phước của họ Văn chúng ta.Kính chúc Đại Hội thành công tốt đẹp.)
Cuối cùng, đại đa số Đại Biểu đã tiến cử:
(Phó giáo Sư-Tiến Sỹ) Văn Như Cương làm Chủ Tịch “ Hội Đồng Tộc Văn Việt Nam”.
PGS-Tiến Sỹ Văn Như Cương
 
Đại Hội trù bị kết thúc với nhiều tiếng vỗ tay, với những nụ cười hân hoan, niềm vui hiện lên nhiều khuôn mặt.

Sáng ngày 9 tháng 12 năm 2012, Đầu tiên là đọc diễn văn khai mạc:
 
Dưới hội trường mọi người đang nghe đọc diễn văn.










 
Tiếp theo là tiếc mục múa chào mừng Đại Hội do HĐGT Thừa Thiên Huế thực hiện:



Các đoàn đại diện một tỉnh, các chi họ Văn dâng hoa mừng Đại Hội.



 
Tiếp đến là phát biểu tham luận của các đoàn họ Văn Các Tỉnh. Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Nghệ Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị, Ninh Thuận, Hà Tỉnh, Hưng Yên, Thanh Hóa.







 
Tất cả các chi họ giới thiệu về sự hình thành và phát triển chi họ của mình, các vị đại diện cho HĐGT một tỉnh thì phát biểu tóm lượt thành quả hoạt động trong những năm qua, Hình thành ban chấp hành, quy tụ tất cả các dòng họ trong tỉnh, thành lập tổ đại diện tại các vùng miền lớn.Nhằm phục vụ cho việc “Đoàn Kết – Tương Trợ - Phát Triển”v.v…
Tất cả các tham luận đều hoan nghênh và bày tỏ vui mừng trước sự kiện quan trọng thống nhất “Tộc Văn Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất 2012-2017 ".Cũng như đề cử - bầu cử - tiến cử đại biểu vào " Hội Đồng Tộc Văn Việt Nam".
Sau khi có sự nhất trí của tất cả đại biểu, các vị đại Trưởng tộc, Chủ tịch hội đồng các chi phái, các chức sắc và hội đồng tộc văn của các tỉnh thành. Cuối cùng giờ phút quang trọng cũng đã đến. Danh sách 17 đại biểu được tôn cử vào “ Hội Đồng Tộc Văn Việt Nam “ được vang lên và đồng thời mời tiến lên lễ đài.




Từ trái sang phải
Văn Viết Hóa – Văn Công Quang – Văn Qúy Minh Tuấn – Văn Huy Đạt – Văn Hữu Thiết -Văn Đình Tất – Văn Đức Đổng – Văn Viết Quỳnh – Văn Như Cương – Văn Sỹ Công – Văn Tiến Thao- Văn Công An – Văn Hữu Khải – Văn Hoa Quế - Văn Đình Ty – Văn Khắc Xoay – Văn Thanh Sơn.
Tiếp theo chương trình là phát biểu và đóng góp tiền của một số vị đại diện chi họ các tỉnh và một số cá nhân. Đại hội kêu gọi bà con họ Văn trong ngoài nước tiếp tục đóng góp ngân quỹ để xây dựng các hạng mục công trình còn lại của nhà thờ Tộc Văn Việt Nam. Ngay tại đại hội nhiều bà con đã đăng ký từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng/ người. Danh sách đóng góp tại đây (cập nhật sau)

(Tiến sỹ  Văn Đức Tờng-Phó TGĐ PVDrilling-Chủ Tịch HĐQT PVD Offshore)





Trong lúc đại biểu nghĩ giải lao – ban tổ chức chuẩn bị cho bữa tiệc thân mật thì Đại biểu trong Hội Đồng Tộc Văn Việt Nam họp .
 









Bác Văn Viết Quỳnh, lúc thì căng thẳng - lúc cười vui tươi.

Sắp đến giờ ngọ, buổi tiệc thân mật bắt đầu. Trong buổi tiệc có giao lưu ca nhạc - Văn thơ .Không khí thật ấm áp, ai cũng vui vẻ, người thì hát, người thì đọc thơ, cụng ly chúc mừng, có những bài thơ, tập thơ, tác giả đã chuẩn bị trước, tặng cho mọi người làm kỷ niệm, đoàn này đến chúc mừng đoàn kia - tỉnh này đến chúc mừng tỉnh kia, Tất cả làm tôi nhớ lại câu châm ngôn- Tất cả mọi người họ Văn “ Như cây một cội, như con một nhà “.
 


 
Đại hội Đại biểu thống nhất Tộc Văn Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất 2012-2017 kết thúc thành công tốt đẹp.Mang đến biết bao niềm phấn khởi tạo ra bao niềm tin yêu mới trong tất cả bà con họ Văn!./.


ĐẠI HỘI

ĐẠI BIỂU THỐNG NHẤT HỌ VĂN TOÀN QUỐC NHIỆM KỲ I - 2012-2017 

Sau 3 năm hot đng ca Hi đng lâm thi h Văn Vit Nam. Vào lúc 8 gi 30 ngày  09/12/2012 ( 26/10/ÂL) đã có gn 200 đi biu đi din các chi, h và phái nhánh toàn quc có mt ti Hi trường Đoàn An dưỡng 41 B Quc phòng, ti  99 Bùi Th Xuân TP. Huế.
Sau phần văn nghệ chào mừng và giới thiệu đại biểu, Ban tổ chức nhận hoa và thư chúc mừng các chi họ từ các tỉnh thành mang, gửi về.

Tiếp đến cụ Văn Tiến Thao đại diện  hội đồng Tộc Văn lâm thời đọc tóm tắt sự ra đời và sự phát triển dòng họ hoạt động của hội đồng lâm thời những năm qua và phương hướng cho nhiệm kỳ tới, đồng thời thông qua Tộc ước dòng họ cùng như các bản tham luận của đại diện các chi ho ở Huế ( 22 họ), Quảng trị ( 4 họ), Đà Nẵng, Quảng Nam, Điện Biên, Thái Bình, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác trong cả nước.

Trong phần sơ lược về việc xây dựng mộ Tổ tại Núi Sứ Nghệ An giai đoạn 1 và kế hoạch xây dựng giai đoạn hai tập trung là khu Bái đường,  kêu gọi con cháu góp tay chung sức góp một viên đá để hoàn thiện theo thiết kế tổng thể của  công trình. Các con cháu về dự đã hưởng ứng và ghi sổ vàng . Trong đó anh Văn Công Quang dẫu tuổi đời mới 34 tuổi, xin đóng góp 50 triệu đồng và các ACE khác… tại bàn thư ký tổng kết số dư  có được 175 triệu đồng.

Một số ý kiến tham gia tại đại hội :

- Nên khắc bia đá đối với các dòng họ văn từ các tỉnh thành đã hình thành dòng họ,  Hội đồng Họ Văn kêu gọi con cháu  tích cực tìm kiếm và cung cấp thông tin, tiếp tục truy tìm nhằm kết nối phả hệ  từ các dòng họ tiến đến hoàn thành trang phả hệ Họ Văn Việt Nam càng sớm càng tốt như một công việc tìm về nguồn cội, Tông tổ.

 Đoàn Chủ tịch đã thông qua danh sách các cụ đại diện các dòng họ được tôn cử, tiến cử vào Hội đồng Họ Văn thống nhất toàn quốc nhiệm kỳ  I (2012-2017).

Đại hội đã nhất trí  cao bầu 17 cụ đại diện các tỉnh thành vào Hội đồng  lần này do cụ Văn Như Cương là Chủ tịch.  Sau phần ra mắt Hội đồng Họ Văn chính thức, cụ Văn Như Cương vô cùng xúc động khi mà dòng Họ Văn VN đã chính thức kết nối cấp quốc gia, từ nay họ Văn chúng ta sẽ đồng hành cùng dân tộc bên cạnh các dòng họ khác, cụ sẽ hết mình để làm việc cho dòng họ mình...

Sau cùng  là bữa cơm đoàn kết và chia tay vào lúc 14 giờ cùng ngày. Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận của đại hội.
( Tin, ảnh từ Văn Thiên Tùng- Q.Trị ) :  


 Các tiết mục văn nghệ chào mừng
 Chủ tịch đoàn  đại hội - cụ Văn Tiến Thao ( HĐLT) đọc lời khai mạc
Đại diên 22 chi họ Văn tỉnh Thừa Thiên- Huế  đọc tham luận tại Đại hội
Đại diên 4 chi họ Văn tỉnh Quảng Trị đọc tham luận tại Đại hội (Cụ Văn Viết Hóa)
Hội đồng học Văn VN NK thứ nhất được đại hội tôn cử .
Cụ Văn Như Cương thay mặt Hội đồng phát biểu
Đoàn đại biểu của Họ Văn tỉnh Thừa Thiên - Huế chụp hình lưu niệm
Đoàn Họ Văn tỉnh Quảng trị chụp hình lưu niệm với cụ Văn Như Cương
Đoàn Họ Văn tỉnh Quảng Trị gồm 2 chi họ Long Hưng và 1 chi họ Triệu Trạch và 1 chi họ tại Hải khê gồm 31 đại biểu Trái sang ngồi: Văn Phước,x, Văn tiếp,Văn Đính,Văn Hữu Thiêt (Đ. Nẵng),Văn Viết Hóa, Văn Quảng,V. Thiên Tùng,Văn Đán,Văn Viết Giáo, Sau đứng:Văn Viết Sừng, Văn Sơn,Văn Ngọc Quang,Văn Đức Lành,Văn Khuyên, Văn Bá Dung, Văn Ngọc bình,, Văn Viết quốc, Văn Viết Quỳnh, Văn Bân,x,x,Văn Xuân Thơ,Văn hồng Lưu,x, Văn Nhơn, Văn Thiện, x,x
Hai cụ tộc trưởng An Trạch- Triệu Trạch - Triệu Phong QT
2 cụ tộc trưởng Họ Văn tại Hải khê Hải lăng Quảng Trị ( Văn Viết Sừng và Văn Viết Giáo)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP LƯU NIỆM TẠI ĐẠI HỘI







 Đoàn Họ Văn Quảng Tr
Phải sang, Văn Tiếp,Văn Thiện,Văn Nhơn,Văn Khuyên,Văn Bân,Văn Viết Hóa




Trái sang: Trưởng Họ T.Trạch,V.Thiên Tùng, các Bác chú  Văn Viết Hóa,x, Văn Viết Quỳnh, Văn Đức Lành, Văn Đán
 
Văn Quý Minh Tuấn và Văn Thiên Tùng

GHI CHÉP Ở ĐẠI HỘI THỐNG NHẤT HỌ VĂN


• Đại hội thành công tốt đẹp: Tôn cử 17 uỷ viên Hội đồng họ Văn nhiệm kỳ I
• Ông Văn Như Cương, phó giáo sư – tiến sĩ được Đại hội tôn cử làm Chủ tịch Hội đồng họ Văn nhiệm kỳ Huế vốn rộn ràng trong nhịp sống tươi vui của thành phố cố đô với dập dìu bao đoàn khách thập phương đến tham quan du lịch, trong hai ngày 8 và 9 tháng 12 năm 2012 lại đón nhận vào lòng thêm một sự kiện Đại hội Đại biểu thống nhất họ Văn toàn quốc nhiệm kỳ thứ nhất 2012-2017.
Từ trước đó hàng tháng Ban tổ chức Đại hội cùng với Họ Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đơn vị vinh dự đăng cai Đại hội đã tất bật tiến hành các khâu chuẩn bị và ngày Đại hội đã đến...
Sáng ngày 8/12:
Các đoàn đại biểu lần lượt về đến Hội trường Đoàn 41 Bộ Quốc phòng 99 đường Bùi Thị Xuân.
Đến đầu giờ buổi chiều Đại hội trù bị.
Có thể nói tầm vóc ý nghĩa to lớn của Đại hội được thể hiện khá rõ trên biểu ngữ chính ở lễ đài: Đại hội Đại biểu thống nhất họ Văn toàn quốc nhiệm kỳ thứ nhất 2012-2017 làm phấn chấn mọi đại biểu.
Hàng ngàn năm qua kể từ dòng họ Văn Việt Nam được sinh ra phát triển trên mọi miền đất nước đây là lần đầu tiên những đại biểu của hàng triệu triệu người họ Văn trong nước, ngoài nước đã hội ngộ. Những nụ cười tười rói, những cái bắt tay thật chặt, những vòng tay ôm nhau cũng thật chặt... nói lên bao điều trong đó ước vọng thống nhất họ Văn toàn quốc lại với nhau để cùng phát triển bền vững là ước vọng chính đáng được nhắc đi nhắc lại qua từng lời hỏi han trò chuyện, trong từng buổi mạn đàm ở từng đoàn và tại buổi Đại hội trù bị.
Đại hội trù bị sau khi dân chủ - trách nhiệm bàn bạc đã thông qua chương trình làm việc.
Đại hội có nhiệm vụ chính thống nhất các họ tộc Văn Việt Nam lại thành một khối thống nhất từ Nam chí Bắc, tôn cử Hội đồng họ Văn toàn quốc, đề ra phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2012-2017 và
cho ý kiến nội dung khắc vào bia đặt tại cổng nhà thờ họ Văn
tại Mai Hùng, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Có một điều khá đặt biệt tại Đại hội trù bị đại đa số Đoàn đại biểu đã tiến cử Phó giáo sư – tiến sĩ Văn Như Cương (hậu duệ tiến sĩ Văn Đức Giai) mời Cụ làm Chủ tịch hội đồng họ Văn nhiệm kỳ thứ nhất.
Sáng ngày 9/12:
7 giờ 45 Đại hội chính thức khại mạc. Ông Văn Tiến Thao chủ tịch lâm thời họ Văn toàn quốc đọc diễn văn nhiệt liệt hoan nghênh các đoàn đại biểu họ Văn trong cả nước đã hoan hỉ về dự đại hội mang đến đại hội niềm tin sức mạnh và tình đoàn kết to lớn. Ông Văn Tiến Thao cũng đã thay mặt Hội đồng họ Văn lâm thời báo cáo hoạt động của Hội đồng lâm thời các hoạt động của họ Văn từ năm 2007 đến trước Đại hội nầy và các hoạt động của bà con họ Văn, hội đồng gia tộc họ Văn trong cả nước trước lâu nay. Tiếp sau là phát biểu tham luận của Đoàn Đại biểu họ Văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Nghệ Tĩnh, Quảng Nam Đà Nẵng, Quảng Trị,... và tham luận của anh Văn Thanh Sơn đại biểu cho tuổi trẻ họ Văn cả nước. Tất cả các tham luận đều hoan nghênh và bày tỏ vui mừng trước sự kiện quan trọng của Đại hội thống nhất họ Văn toàn quốc nhiệm kỳ thứ nhất 2012-2017. Nhiều tham luận đề nghị với đại hội nhiều ý kiến thiết thực nhằm củng cố hơn nữa tình đoàn kết gắn bó bà con họ Văn toàn quốc.
Đại hội tôn cử 17 vị vào Hội đồng họ Văn nhiệm kỳ I (2012-2017), Phó giáo sư – tiến sĩ Văn Như Cương được tôn cử làm chủ tich Hội đồng họ Văn toàn quốc nhiệm kỳ I (2012-2017).
Về nội dung khắc vào bia đá tại cổng nhà thờ họ Văn Việt Nam Đại hội nhất trí ghi danh tất cả các họ Văn trong cả nước, xếp theo đơn vị tỉnh, thành phố, và sắp xếp theo thứ tự A, B. C...
Đại hội thông qua nghị quyết giao Ban chấp hành Hội đồng họ Văn thành lập các ban trong đó có ban soạn thảo lai lịch dòng họ Văn Việt Nam trên tinh thần chính xác – khoa học theo đúng tài liệu chính sử, gia phả và sẽ thảo luận một cách dân chủ rộng rải tôn trọng ý kiến của từng họ tộc trong cả nước tránh làm chủ quan và vội vả.
Đại hội kêu gọi bà con họ Văn trong ngoài nước tiếp tục đóng góp ngân quỹ để xây dựng các hạng mục công trình còn lại của nhà thờ họ Văn Việt Nam. Ngay tại đại hội nhiều bà con đã đăng ký từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng/ người.
Đại hội Đại biểu thống nhất họ Văn toàn quốc lần thứ nhất nhiệm kỳ 2012-2017 kết thúc thành công mang đến biết bao niềm phấn khởi tạo ra bao niềm tin yêu mới trong tất cả bà con họ Văn!./.

Văn Công Hòa (QNĐN)
 

Đại Hội Họ Văn Toàn Quốc

Ngày 08 và ngày 09 tháng 12 năm 2012, tức là ngày 25 , ngày 26 tháng 10 năm Nhâm Thìn (vào ngày thứ 7 và chủ nhật). Tại Thành phố Huế, nơi sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đại biểu Họ Văn toàn quốc. Hội đồng gia tộc lâm thời đã cùng với Hội đồng Họ Văn tỉnh Thừa Thiên Huế họp và đi đến quyết định như sau: 
Đại Hội Họ Văn Toàn Quốc
Đại Hội Họ Văn Toàn Quốc 
 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC ĐẠI HỘI HỌ VĂN TOÀN QUỐC
Ngày 04/10/2012 tức ngày 19 tháng 8 năm Nhâm Thìn. Tại Thành phố Huế, nơi sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đại biểu Họ Văn toàn quốc. Hội đồng gia tộc lâm thời đã cùng với Hội đồng Họ Văn tỉnh Thừa Thiên Huế họp và đi đến quyết định như sau:
1. Triệu tập Đại hội đại biểu Họ Văn toàn quốc vào 02 ngày là ngày 08 và ngày 09 tháng 12 năm 2012, tức là ngày 25 , ngày 26 tháng 10 năm Nhâm Thìn (vào ngày thứ 7 và chủ nhật).
2. Địa điểm tổ chức Đại hội:
Địa điểm tổ chức đại hội tại Hội trường Đoàn an điều dưỡng 41 Bộ quốc phòng Thành phố Huế. Tức là cơ sở hai – 99 Bùi Thị Xuân Thành phố Huế (nếu là Hà Nội vào thì đầu thành phố Huế, qua cầu sắt  mới rẽ trái khoảng 200 m là đến).
3. Dự kiến kinh phí đại hội:
a. Phần ban tổ chức lo liệu.
-Thuê hội trường                     -Trang trí
-Tiếp tân                                  -Văn nghệ
-Quay phim in thành băng đĩa cho các chi họ, in ấn tài liệu.
-Làm phù hiệu cho các đại biểu, ăn ở cho một số đại biểu mời ngoài họ.
(Phần này dự kiến từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng)
b. Phần các đại biểu về dự:
Các đại biểu về dự đại hội mọi kinh phí đi lại, ăn ở thì các đại biểu và các đoàn tự túc. Chỗ ở thì Ban tổ chức sẽ đăng ký khách sạn hộ cho các đại biểu và các đoàn (nếu có nhu cầu).
Riêng bữa cơm thân mật trưa ngày 09/12/2012 (tức ngày 26 âm lịch) mỗi đại biểu nạp cho Ban tổ chức 150.000 đ/người thông qua các trưởng đoàn. Nếu cá nhân đi riêng thì trực tiếp nộp cho Ban tổ chức.
4. Thành phần dự đại hội:
Đại biểu dự đại hội dự kiến từ 200-250 đại biểu. Trong đó gồm đại biểu là: Trưởng tộc, Chủ tịch hội đồng các chi phái, các chức sắc và những người tâm huyết có trách nhiệm với dòng họ và Hội đồng tộc văn của các tỉnh thành.
5. Khách mời:
-Ban trị sự Đền thờ Họ Văn người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh
-Phòng văn hóa thể thao và du lịch thành phố Huế.
-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế.
Trên đây là toàn bộ dự thảo kế hoạch tổ chức Đại hội họ Văn toàn quốc. Vậy Ban tổ chức yêu cầu Hội đồng tộc văn của các tỉnh thành triển khai kế hoạch này đến tận các chi họ. Đồng thời gửi về Ban tổ chức số lượng đại biểu, trưởng đoàn của  mình trước ngày 01/12/2012.
Ngày 27 tháng 10 năm 2012
T/M HỘI ĐỒNG TOÀN QUỐC
CHỦ TỊCH
 Văn Tiến Thao
Tác giả bài viết: Văn Quý Minh Tuấn
Nguồn tin: Hội đồng gia tộc Họ Văn Việt Nam 

 LỊCH SỬ HỌ  VĂN VIỆT NAM

Sự Tích Tổ Tiên  

http://hovanvietnam.com/news/Lich-Su-Ho-Van/


Theo: Họ văn Việt Nam.com

Đăng lúc: Thứ tư - 02/03/2011 21:07 - Người đăng bài viết: admin
A.- SỰ TÍCH TIÊN TỔ. Bài viết này dựa vào một số tài liệu bằng chữ Hán Nôm được Ôg Văn Sỹ Thọ (Phái Quỳnh Thiện) dịch theo: Vè tích Văn tộc, theo cảo của Ôg Cao Biền (nhà dịa lý đại tài nước Trung Quốc) và theo bài viết của Ôg Tiến sĩ Văn Đức Giai. Đối chiếu với hình đất mộ Tổ tại núi Sứ thuộc địa phận xã Quỳnh Hợp nay là xã Mai Hùng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. -Xin bổ sung thêm về niên đại của Ông Cao Biền và hậu duệ của Ôg Cao Biền có mặt tại Việt Nam. Qua đó có thể xác định gần đúng về niên đại ngôi mộ Tổ tại Sứ Sơn.


TÍCH TỔ VĂN TỘC.
₪₪₪
₪₪₪
I- Theo v tích Tổ Văn Tộc. Xa xưa có hai ông bà từ phương Bắc di cư đến phương Nam, khi đến vùng đất Châu Ái ( vùng đất Nghệ - Tỉnh ngày nay), sinh sống bằng nghề chèo đò trên sông Hoàng Mai (nay thuộc xã Mai Hùng-Quỳnh Lưu-Nghệ An).
Tuy cuộc sống nghèo khó nhưng Ông Bà lại khí khái , hay làm việc nghĩa, lấy Nhân Cơ- Nghĩa Chỉ làm nền móng cho cuộc sống, ghét bỏ gian ngoa, xu nịnh. “Kính sở tôn, ái sở thân” đó là phong cách cuộc sống của Ông Bà mà nhân dân khắp vùng Ông Bà sinh sống ca ngợi và được truyền khẩu cho đến ngày nay.
Gần ngôi nhà Ông Bà ở có cây đa cổ thụ, sau một đêm mưa to bão lớn, cây đa bị đổ, sáng ra Ông Bà thấy ở gốc đa có mấy cái tiểu , mở xem thì đó là mấy tiểu vàng. Ông Bà đem vào cất giữ trong nhà, đợi có người mất của đến tìm lại sẽ trao cho họ. Cuộc sống bằng nghề chèo đò ngang sông, sinh sống đạm bạc vẫn như xưa.
Thời gian sau , có mấy người từ Tung Hoa – có lẽ là cháu, chắc của người cất dấu hai tiểu vàng – theo di chúc của người trước để lại, họ đã đến tìm lại mấy tiểu vàng đó. Ông Bà biết là mấy tiểu vàng đó là của các vị khách kia, mang ra trao lại cho khách. Sau khi nhận lại của, các vị khách xin biếu Ông Bà một nữa số vàng, song Ông Bà quyết không nhận, vì cho rằng của đó không chính do mồ hôi của mình làm nên.
Cảm kích trước tấm lòng cao cả của Ông Bà. Để đáp ân, họ tìm thầy địa lý giỏi tầm sơn điểm huyệt cho Ông Bà, ngõ hầu sau này con cháu của Ông Bà đời đời hưởng phúc, công hầu khanh tướng vinh quang.
Thấy Ông Bà tuổi cao sức yếu, không còn sống được bao lâu nữa, họ bàn với Ông Bà nên biệt ly, hy sinh cao cả cho con cháu mai sau đời đời hưởng phúc. Ông Bà đã ngồi vào chum kiệu, ngậm sâm với ngọn đèn bách nhật chôn xuống huyệt
Cảnh biệt ly đó được dấu kín, dân quanh vùng không ai biết. Con cháu trong nhà vẫn chèo đò ngang, tiếp nối nghề của cha ông kiếm sống.
Mấy năm sau, có tướng giặc bị quân triều đình ta đánh trọng thương nặng ở cửa Lạch Cờn chạy vào Hoàng Mai, gặp con cháu Ông Bà chèo đò xin ăn và cứu chữa, sau khi được cho ăn và cứu chữa, tướng giặc tự trói tay và tự thú với người chèo đò xin hàng, yêu cầu gia đình đem nộp lên nhà quan để hưởng công .
Do đã có công lớn bắt được tướng giặc, nên triều đình lúc bấy giờ đã thưởng công, cho con cháu của Ông Bà được vào ăn học trong triều. Từ đó nổi lên một họ tộc Văn có nhiều người thành đạt trong chốn quan trường về cả văn, lẫn võ trãi dài qua các thời đại lịch sử của dân tộc, từ: Đinh-Lê (Tiền Lê)- Lý- Trần - Lê (Hậu Lê) – Nguyễn – Hồ Chí Minh………Các Công hầu khanh tương Văn tộc được trong triều kính nễ, người dân ủng hộ.
*Dân tộc Việt Nam suốt mười thế kỷ (1000 năm) bị đô hộ của phương Bắc –Từ năm 111 trước công nguyên (nhà Tây Hán ) đến năm 938 (nhà Nam Hán) Ngô Quyền giành được độc lập thì không một họ tộc nào có được sử sách lưu truyền cho hậu duệ. Riêng Văn Tộc của chúng ta cho đến thế kỷ 13 mới thấy xuất hiện trong gia phổ của các chi, phái. Sự thất tích của Văn Tộc cũng không nằm ngoài lý do trên.
II- Dựa theo cảo của Ô. Cao Biền.
1.- Di Cảo
Huyện Quỳnh Lưu xứ Tảo Nha ( tên vùng đất núi Sứ xưa ) địa thế nghiêm chỉnh, hình theo chiều tà, bên tả Rồng sinh ấn vuông, bên phải Hổ hiện như ngọc sa sáng chói, đất eo như lưng Ong, thẳng như gối Hạc, lại lóng lánh như đôi mắt Cua, sáng ngời như đôi tròng Cá.
Sau huyệt, núi tỏa ngang rồi ôm vòng bọc huyệt, án trước phun nhả sóng cuồn cuộn. Thế đất nơi trung tâm như Rắn vàng trong động tung ra, lại như chim nhạn trắng gieo mình tới sông Mai (Hoàng Mai).
Bên này cờ trống rập rình, bên kia giáo mác la liệt, đất này như đúng huyệt: Võ phái hành tướng điều khiển từng Lữ đoàn, trai hôn nhơn với con gái nhà Vua.
2.- Xác nhận di cảo của Ôg Cao Biền .
Đời vua Tự Đức có Ông Văn Đức Giai (1809-1867) (phái Quỳnh Đôi), tiếp theo có các vị như Tú tài Văn Đức Thùy, Ôg Văn Đức Đôn (phái Quỳnh Đôi), Cử nhân Văn Đình Do (phái Thanh Khai-Thanh Chương), Tú tài Văn Đình Liêu (phái Hương Sơn), và sau đó cũng có một số đông người đến tại huyệt mộ núi Sứ đều thấy di cảo của Ông Cao Biền là đúng địa lý của huyệt.
III- Bài viết của Ôg Văn Đức Giai.
Phát tích từ núi Trà Sơn kéo dài qua núi Quỳnh Lâm chuyển thấp tới xã Phú Hiệp (nay là xã Mai Hùng) thôn Yên Phú lại bồi cao lên dựng lề hòn núi Lăng. Hòn núi Lăng mở rộng ngang, nhập liền hòn núi chính, dựng lên cao hơn tức là núi Sứ - nơi huyệt chính để mộ.
Hai bên núi Sứ tỏa ra như hai cánh tay ôm bọc huyệt, địa lý xưa gọi là Thủy Tinh, hình rất nghiêm trang, trung chính, các nhà địa lý xưa gọi là hình Tướng Quân ngồi đợi.
Mạch xuất phát từ trung tâm núi chạy ra hai bên, thành hai con khe rồi vòng lại ở trước huyệt. Phía bên tả - địa lý xưa gọi là Rồng, có dãy núi kéo dài đến trước huyệt rồi cao lên, làm tiền án chầu lên huyệt, có nơi hình ngọn cao, có nơi hình cờ lấp lánh, trông qua ngọn núi này lại có một gò cao vòng theo bờ sông Mai, tục gọi là Cồn Chùa, địa lý xưa gọi là Thổ Tinh, làm ngoại án gồm vành ngoài phía bên phải – địa lý xưa gọi là Bạch Hổ, nối dãy núi chạy từ địa phận………..(1)hiền hơn.
Thôn Yên Phú cao lên – địa lý gọi là Bình phong – vòng quanh rồi quay về huyệt nên gọi là Quân gia ngồi chầu.
Phía bên trái gọi là ngoại Long, một dãy núi rẽ từ Quan sơn (núi Mồng Gà) chạy dài qua thôn Thọ Vĩnh và thôn Thiện Kỵ như đưa mình bay tới Mai Giang nơi ẩn nối liền tới núi đá Tam Thai (tục là Ba Voi) quay đầu về chầu huyệt.
Trông thẳng ra xa núi Hùng Dương (ở về làng Phương Cần xã Quỳnh Phương hiện nay) núi Đò Sơn (xã Quỳnh Lập) là án ngoài tiếp ra biển Đông dập dờn là một làn sóng rộng – địa lý xưa gọi là Đại Minh đường.
Núi và biển đều hướng về trước huyệt. Tất cả núi, đồi, sông, biển hình thể trên đây đủ lập nên một thổ cục rất lớn.
*Phía sau khuôn viên lăng mộ (nơi Ông Văn Đức Giai đặt bia đá đánh dấu khu vực huyệt) có một ụ đất lớn tự đùn lên. Đi tiếp lên trên núi phía bên trái có ba tảng đá lớn nắn dòng chảy khe nước, chắn không cho dòng chảy xói vào huyệt và ngăn đất đá từ trên núi lăn xuống – địa lý xưa gọi là hòn Định An. Phía trên bên phải huyệt có hai giếng nước không bao giờ cạn, kể cả năm hạn hán nhất, luôn luôn tràn nước tưới mát mộ phần – địa lý xưa gọi là vụng Sao Sa.(2)

(1)phần chấm lẫn này trong nguyên bản không rõ.
(2)phần in nghiêng được bổ sung sau bài viết của Ông Văn Đức Giaivaft 

 

DI CẢO CỦA ÔNG CAO BIỀN
Quỳnh Lưu Tảo Nha,
Thế chính hình tà,
Song sinh phương ấn,
Hổ hiển mình sa,
Phong yên Hạc tất,
Gia nhân ngư hà,
Hậu sơn hoành cước,
Tiền án thô ba,
Hoàng xà xuất động,
Bạch nhạn dần hà,
Hỹ trường kỳ ngộ,
La liệt mau qua,
Vũ đông nhung lự,
Nam nhân hoàng gia.

 

PHÚ VỀ HUYỆT MỘ
(Trích sao: Trường ca ký sự -Sơn Tùng Địa phương ký)
₪₪₪
₪₪₪
Huyện Quỳnh Lưu xứ Tảo Nha,
Có hòn núi Sứ gần xa tỏ tường,
Địa phận Yên Phú là làng,
Thuộc xã Quỳnh Hợp là đường vào ra.
Cao Biền địa lý Trung Hoa,
Tới đây đã thế thi ca mấy lời:
Sứ Sơn phần mộ một ngôi,
Thế đất nghiêm chỉnh hình xuôi chiều tà
Tả cảnh Rồng sinh ra phương ấn,
Hữu Hổ trông như đám minh sa,
Lưng Ong gối Hạc thực là,
Thiên nhiên hình thể ai mà chẳng say,
Lánh mắt Cua, sáng tày tròng Cá,
Vẽ oai hùng bút tả hết đâu,
Vành ngoài dãy núi đứng sau,
Tõa vừng bán nguyệt bao quanh mộ phần.
Ngoại quan có Đồ Sơn Quỳnh Lập,
Cùng Hùng Dương xây đắp một làng.
Biển Đông là Đại Minh Đường,
Dập dìu sóng lượn đón đường công danh.
Vùng chính huyệt uy linh hùng dũng,
Tựa rắn Vàng trong động xuất ra.
Hình chim Nhạn Trắng đầu xa,
Như bay như lượn theo đà Mai Giang.
Bên án trước giăng hàng cờ trống,
La liệt bày súng ống can qua.
Đất này lắm thế tài ba,
Tướng Công ngồi đợi, Quân gia ngồi chầu.
Cả Văn,Võ, Công, Hầu, Khanh, Tướng,
Trai nhân duyên loan phượng hoàng gia.
Cháu con nối gót Ông, Cha,
Quyền cao, chức trọng được ca ngợi nhiều.
---ooOoo---
Huyệt mộ này có nhiều bí ẩn,
Tự thuở nào chưa nhận được ra,
Văn Thủy Tổ của Ông Bà,
Ngậm sâm yên nghĩ chính là nơi đây.
Giòng giống Văn Tộc ta nay,
Hằng năm cứ tới ngày 10 tháng 3,
Viếng thăm mộ Tổ họ nhà.
₪₪₪
₪₪₪
 

VTÍCH TỘC VĂN
Tích truyền Thủy Tổ họ Văn,
Từ phương Bắc đến ở ăn chốn này.
Trên sông Mai đêm ngày vui vẻ,
Đưa đò ngang làm kế sinh nhai.
Gia đình đầm ấm hôm mai,
Nhà nghèo đức hậu, nhà nhà ngợi khen.
Nhân gặp phải một đêm bảo tố,
Phía trước nhà đa đỗ gốc băng,
Dưới gốc đầy mấy tiểu vàng,
Ông Bà cất dấu dân làng chẳng hay.
Vẫn một niềm vui say chèo chống,
Đưa đò ngang sinh sống như xưa.
Vàng kia cứ để đợi chờ,
Chờ Trời định đoạt chẳng mơ ước giàu.
Một thời gian không lâu có khách,
Quanh quẩn vòng tỏ cách kiếm tìm,
Dần dà lui tới dò tin,
Ra vào nhà ở làm quen Ông Bà.
Hỏi tình hình cây đa cổ thụ,
Ông Bà bèn cho ngỏ tiểu vàng.
Khách thấy của sướng vô cùng ,
Trình bày di chúc cảm thông Ông Bà.
Số vàng được đưa ra đầy đũ,
Ông Bà giao chẳng giữ chút gì.
Thấy Ông Bà tính đức dị kỳ,
Khách xin nhận nữa nữa còn tạ ơn.
Ông Bà quyết chẳng cần của đó,
Vì của này không đổ mồ hôi.
Khách đã năn nĩ hết hơi,
Vẫn không chuyển nổi lòng người trượng phu.
Khách đành phải tìm lo kế khác,
Để đáp ân được bậc hào hùng.
Lùng xem địa lý trong vùng,
Sứ Sơn có huyệt vô cùng uy nghi.
---ooOoo---
Cảm thông cảnh biệt ly cao cả,
Cùng gia đình khách trả ân sâu.
Giống dòng con cháu đời sau,
Đời đời hạnh phúc, công hầu vinh quang.
Công việc khách đảm đang lo liệu,
Ông Bà ngồi chum kiệu ngậm sâm.
Ngọn đèn bách nhật tắt dần,
Ngôi nộ bí mật nhân dân biết gì.
Cảnh gia đình biệt ly, ly biệt,
Con cháu rồi cũng nghiệp cha ông,
Đưa thuyền qua lại thong dong,
Sinh nhai lối cũ như không biết gì.
Trãi ngày tháng có thì tướng giặc,
Được ăn rồi tự buột lấy tay,
Bảo nhà đò đem đến nộp ngay,
Ta xin nhận tội người rày được công.
---ooOoo---
Từ đó nổi một dòng cao quý,
Trải Đinh-Lê đến Lý-Trần-Lê.
Công hầu khanh tướng họ Văn,
Trong triều kính mến, ngoài dân vui mừng.
Bị loạn lạc nhiều lần mất tích,
Trong đời Trần có tích rõ ràng,
Văn Thể chức Chế Đại Vương,
Cầm cân xẻ mực cương thường đắn đo.
Cháu con đều công to giúp nước,
Một giống dòng chức tước cao sang.
Vua Trần ca ngợi khá nhiều,
Nhờ người Bắc quốc xét điều thịnh hưng.
Từ đó biết Văn nhân có mộ,
Thủy Tổ xưa đóng ở Sứ Sơn.
Đời đời kết phát đại thần,
Công hầu khanh tướng nhân dân đón mừng.
Đời Hậu Lê cũng từng nổi tiếng,
Cường Vù Hầu phong tiến Quận Công,
Năm con chí sĩ anh hùng,
Lớn công dẹp giặc yên lòng nhân dân.
Thời Lê Mật giặc quân phản nịnh,
Bao trung thần bị Trịnh ghét ghen.
Họ Văn đối thủ nhiều phen,
Giống dòng họ Trịnh nhiều phen nhức đầu.
Dụng ác tâm Trịnh cầu quỹ kế,
Để tiêu trừ hết kẻ trung kiên.
Quỳnh Lưu núi Sứ thẳng miền,
Trịnh sai vệ sỹ đến tìm mộ xưa.
Hiểu biết mộ Trịnh đưa quân tới,
Yểm phá đầy những lối hung tàn.
Cường Quận Công nay chốn thiên đường,
Căm hờn ân báo tác thương côn đồ.
---ooOoo---
Cuối Lê Mật mưu trừ diệt Trịnh,
Lê Duy Mật đề lệnh dấy quân.
Văn Sỹ Vệ một trung thần,
Đưa quân ứng chiến ân cần phò Lê.
Thực lực kém không đè nổi Trịnh,
Lê Duy Mật càng đánh càng thua.
Chúa Trịnh thắng thế đuổi xua,
Tìm kiếm đối thủ tha hồ diệt tiêu.
Giòng Văn tộc đa điều thê thảm,
Đổi họ tên lánh nạn tha phương.
Quản gì chốn hiễm đường trường,
An cư lạc nghiệp lo lường về sau.
Từ đây lại muôn vàng ảm đạm,
Gia phả xưa ai dám giữ gìn.
Dần dà quan hệ anh em,
Ở đâu biết đó đành quên giống dòng.
Đời Tự Đức có công Tiến Sỹ,
Văn Đức Giai lo nghĩ tìm Tông.
Trần, Lể nhiều Văn tướng công,
Phối hợp lời cảo của ông Cao Biền.
Huyện Quỳnh Lưu kết nên các phái,
Đâu đâu cũng gốc tại Hoàng Mai.
Hợp nhau nhân định lấy nơi,
Sứ Sơn mộ đó thật thời Tổ ta.
Nhất trí lại xét ra các Phái,
Thiện kỵ mộ tri phủ Kinh Môn,
Thôn Thọ Vinh mộ Quận Công Quỳnh.
Theo các di tích một lòng cùng nhau,
Hoàng Mai gốc Tổ từ lâu.
Thanh Minh hồi tế đâu cũng về.
---ooOoo---
Nay thời thế nhiều bề thay đổi,
Nhưng lòng nào quên nổi Tổ Tiên.
Quốc âm ghi để lưu truyền,
Con cháu hậu thế cũng nên tỏ tường.
Đời phong kiến chuyện thời phong kiến,
Tin hay không quan niệm từng người.
Tích xưa nào dám dối lời,
Dở hay hay dở người người dựng xây.
Anh em Văn Tộc vui vầy.
₪₪₪₪₪₪

Tác giả bài viết: Văn Viết Thiện
Nguồn tin: Văn Qúy Minh Tuấn đưa tin


Theo: Họ Văn Việt Nam.com

DANH NHÂN HỌ VĂN Những người Họ Văn gắn liền với lịch sử VN qua các triều đại (Sưu tầm) I.- CÁC NHÀ QUÂN SỰ 1.- Văn Thế: -Năm 1250 , đời nhà Trần,Ông Văn Thế được phong là Chế Đại Vương, con cháu của Ông đều có công lớn dẹp giặc và được phong quyền cao chức trọng.

2.-Văn Tướng Công:
- Trì Uy Tướng Quân Cẩm Vệ.
-Võ huân tướng quân thần, Hùng nghị đại vươngVăn tướng quân.
(gia phổ Chi Lạc phố-Hà Tĩnh)
3.-Văn Tướng Công:
-Quả cảm Tướng Quân Cẩm Y.
-Anh liệt tướng quân đô chỉ huy sứ Phúc Thành hầu Văn tướng quân.
(gia phổ Chi Lạc phố-Hà Tĩnh)
4.-Văn Tướng Công:
           -Văn Tướng Công Bao phong hoạn mậu Trung Khạc Đại vương (?-?). Đậu Tiến sỹ năm 1484 (năm Hồng Đức thứ15)Đời vua Lê Thánh Tông . Ông làm quan ở Sơn Tây-Tuyên Quang-Hưng Hóa.
 (Theo bài viết của CN Sử học: Văn Đức Hòa- Một số khảo cứu về Đại Tộc Văn)
5.-Văn Tướng Công:
-Văn Quận Công tự Phúc Thành.
-Nam Đô đốc Lang Hầu tự Trung Chức Phủ Quân
(gia phổ Chi Thiện kỵ - Nghệ An)
6.-Kinh Môn Phủ Văn Quý Công tự Huệ Chính (Thuần Tín):
-Ông Huệ Chính làm quan khoảng trước năm 1527 thời Hậu Lê
 (Theo bài viết của CN Sử học: Văn Đức Hòa- Một số khảo cứu về Đại Tộc Văn)
7.-Văn Viết Dụ:
-Ông Văn Viết Dụ  làn quan vào thời Lê Chiêu Tông 1516. Sau khi mất được sắc phong Tổng Đốc Kiêm Long Hầu Văn Quý Công. Có người em trai là: Văn Viết Nhu giử chức Cai Tri Phó Tướng Thắng Lộc Hầu
(Theo gia phả Văn Viết Tộc – Hà Trung Phủ Thuận Hóa)
8.-Văn Đình Nhậm:
-Cổn Quận Công Văn Đình Nhậm (?-?)  quê ở Hương Sơn Hà Tỉnh là thân sinh của Ông Văn Đình Dận.
9.-Văn Đình Dận:
-Đời vua Lê Dụ Tông (1705-1729) có Ông Văn Đình Dận (1703-1754)  thi đỗ Tạo Sỹ Xuất Thân (Tiến Sỹ Võ) vào năm 22 tuổi – Năm Bảo Thái thứ 5 (1724). Ông được cử làm lưu thủ các trấn Tuyên Quang, Sơn Tây.
Năm 1740. Trịnh Doanh (1740-1767) đem cả đại quân đàn áp các phong trào khởi nghĩa khắp nơi, Thăng Long bỏ trống. Nguyễn Cừ , Nguyễn Tuyễn (en ruột Nguyễn Cừ) cùng tướng Trần Thiện đem quân chiếm Thăng Long, Ông đem quân cứu nguy cho chúa Trịnh và được thăng chức Điều Quận Công. Khi mất Ông được truy tặng Đại Vương phong Phúc Thần.
         (Trích Những người họ Văn nổi tiếng-cập nhật qua www.hovanvietnam.com)
10.-Văn Đình Ức:
-Năm 1745. Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786) Cảnh Hưng năm thứ 5. Họ Mạc từ Long Châu (Trung Quốc) đem quân về vây hãm Thái Nguyên. Lưu thủ Văn Đình Ức (Con Ông Văn Đình Dận) cùng Thống lĩnh Hoàng Ngũ Phúc giải vây được trấn thành. Ông Được phong tặng Quảng Quận Công.
                 (Trích Việt Nam những sự kiện lịch sử từ Khởi thủy-1858 trang 334)
11.-Văn Đình LượngVăn Đình Toại:
-(Con Ông Văn Đình Dận) đều đỗ Tạo Sỹ Võ và đều cầm quân.
         (Trích Những người họ Văn nổi tiếng-cập nhật qua www.hovanvietnam.com )
12.-Văn Đình Cung:
 -(Cháu Ông Văn Đình Dận) đỗ Tạo Sỹ Võ giữ chức Binh Phủ- con rễ Chúa Trịnh.
13.-Văn Sỹ Vệ
Hiện Sinh Tú Tài Văn Sỹ Vệ con Ông Văn Sỹ Đức (Phái Quỳnh Thiện) mộ quân đi giúp Hoàng Tử Lê Duy Mật (con trai tứ 10 của vua Lê Dụ Tông). Được phong là Quận Công.
           (Bài viết của Ông Văn Đức Giai – Tiến sỹ đời Tự Đức)
14.-Văn Cường :
-Ông Cường Vụ Hầu Văn Cường (?_?). Thời Hậu Lê- Vua Lê Chúa Trịnh, có công lớn dẹp giặc được phong Quận Công. Ông có 5 người con cũng có công dẹp giặc yên dân, được quền cao chức trọng, phú quý vinh hiển.
           (Bài viết của Ông Văn Đức Giai – Tiến sỹ đời Tự Đức)
15.-Văn Thời Mận :
- Đại Vương Chánh Sứ - Tư Thừa Chánh Sứ. Ông Văn Bá Ưng làm Phó Sứ

16.-Văn Bá Mông:
- Hùng Liệt Tướng Quân
(Gia phổ chi phái Văn Giai (Thanh Khai)

17.-Văn Đình Chương:
- Triều Liệt đại phu hộ khoa cấp sự trung
(Gia phổ chi phái Văn Giai (Thanh Khai)

18.-Văn Quý Công:
Khai Canh Triệu Cơ Tư Nông Liễu Hương Hầu mông phong Dục Bảo Trung Hưng Văn Quý Công Tôn Thần. Gia Long(năm thứ 8) sắc phong năm 1810
(Gia phổ chi phái Văn Nhi (Quảng Trị)

19.-Văn Tiến Đạo:
-Triều Nguyễn những tướng lĩnh có công giữu nước, dẹp yên mặt Bắc trong khoảng những năm 1886-1888 đều được Triều Nguyễn thăng thụ trong đó có Ông Văn Tiến Đạo. Trước giữ chức Phó Đề Đốc sau thăng Phó Vệ Úy.
20.-Văn Phú Trí:
           -Công trạng Ô Văn Phú Trí được ghi lại trong Đại nam Thực chính biên tập 37 trang 25.
(Gia phổ chi phái Hà Trung(Thanh Hóa)
21.-Văn Tiến Dũng:
-Ông Văn Tiến Dũng Sinh năm 1917 mất năm 2002.Quê Cổ Nhuế-Từ Liêm-Hà Nội. Đại Tướng –Bộ Tưởng Bộ Quốc Phòng.
Ông có nhiều công lao đóng góp trong sự nghiệp thống nhất Tổ Quốc cuối thế kỷ 20. Được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương Sao Vàng và nhiều phần thưởng cao quý khác.
          (Trích Những người họ Văn nổi tiếng-cập nhật qua www.hovanvietnam.com )
II.- CÁC NHÀ KHOA BẢNG
1.- Văn Vỹ:
 -Cuối thế kỷ 15. Đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) niên hiệu Hồng Đức năm thứ 27, có Ngài Văn Vỹ sinh năm 1470 tại xã Ái Vũ huyện Bạch Hạc – nay thuộc xã Đại Tự-Vĩnh Lạc-Vinh Phú. Năm Ông 27 tuổi Ông đỗ Đệ Tam Giáp Đồng Tiến Sĩ (bia đá Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội số: 1310). Làm quan đến chức Hình Khoa Đô Cấp Sự Trung.
2.-Văn Như Kỳ ( Như Hưng):
-Người xã Hà Ngọc-Hà Trung-Thanh Hóa. Ông đỗ Cử nhân khoa Kỷ Mão (1819) - Gia Long thứ 18. Khoa năm ấy lấy 16 người Ông Văn Như Kỳ đỗ thứ 13.
3.- Văn Thế Hiền:
-Người xã Giáo Dưỡng-Điện Bàn-Quãng Nam.Ông đỗ Cử nhân ân khoa Tân sửu(1841)-Thiệu Trị thứ I. Khoa năm ấy lấy 40 người Ông Văn Thế Hiền đỗ thứ 16.
4.- Văn Phú Hậu:
-Người xã Mỹ Xuyên-Duy Xuyên-Quãng Nam. Ông đỗ Cử nhân ân khoa Nhân Dần(1842)-Thiệu Trị thứ II. Khoa năm ấy lấy 30 người Ông Văn Phú Hậu đỗ thứ 17.
5.-Văn Đức Giai:
-Sau đổi tên là Văn Đức Khuê. Ông sinh năm Đinh Mão(1807). Người xã Quỳnh Đôi-Quỳnh Lưu-Nghệ An.Ông đỗ Cử nhân khoa Quý mão(1843)-Thiệu Tri thứ III.Khoa năm ấy lấy đậu 25 người Ông Văn Đức Giai đỗ thứ 10. Năm Ông 38 tuổi đỗ Đệ Tam Giáp Đồng Tiến sý xuất thân khoa Giáp thìn (1844)- Thiệu Trị thứ IV (có bia khắc tên các Tiến sỹ tại điện Cần Chánh – Thành nội Huế)Ông là một danh thần đời vua Thiệu Trị. Làm quan tới chức Chưởng Án tại triều, nổi tiếng thanh liêm, hiền năng tài giỏi, từng mộ quân nghĩa dũng ở quân thứ Gia Định.Được thăng các chức: Lang Trung Bộ Binh, Tán Tướng Quân Vụ, sung chức Hồng Lô Tự Khanh, Lãnh Tuyên Sứ Phú Yên, về triều làm Biện Lý Bộ Hình.
Năm Quý hợi (1863) giặc hoành hành cướp phá ở Hải An, Ông được cử làm Tán Lý Quân Vụ cùng Trương Quốc Dụng đi bình định.
Tháng 6 năm Giáp tý (1864)  tức Hoàng Triều Tự Đức thứ 17.Hiệp Thống Trương Quốc Dụng, Tán Lý Văn Đức Khuê, Tán Tượng Trần Huy Sách, Chưởng Vệ Hồ Thiện đánh giặc ở Quảng Yên, Trương Quốc Dụng tử trận, Văn Đức Khuê chỉ huy quân phản công, vì thế yếu nên phải tuẩn tiết. Hưởng dương 56 tuổi, được truy tặng Bố Chánh Sứ.
Đương thời Ông là người thanh liêm, sớm mồ côi cha, lớn lên thờ phụng mẹ .Sau khi thi đỗ Ông về cư tang mẹ 3 năm. Người người đều sùng tôn Ông là bậc hiếu hạnh.
Trong khi làm quan. Ông  đã cất công nhiều năm tìm kiếm nguồn gốc Tổ tiên của mình, nghiên cứu về cảo của Ông Cao Biền, vè tích Tổ họ Văn được truyền khẩu, cùng các Chi phái nơi gần mộ Tổ đối chiếu về phong thủy của ngôi mộ, xác định được mộ Thủy Tổ của mình và dựng bia tại huyệt.
Công lao của Ông được các hậu duệ đời sau ghi nhớ. Tại đền thờ Thủy Tổ của chúng ta nơi thượng điện, chân dung và linh vị của Ngài được đặt vào vị trí trân trọng nhất để muôn đời cho con cháu mai sau  ghi nhớ.
6.-Văn Như Xuyên:
-Người xã Hà Ngọc-Hà Trung-Thanh Hóa. Ông đỗ Cử nhân khoa Canh Tuất(1850) – Tự Đức thứ 3. Khoa năm ấy lấy 16 người Ông Văn Như Xuyên đỗ thứ 14. Được bổ làm Án Sát tỉnh Quảng Bình, Ông là con Ông Văn Như Kỳ.
7.-Văn Khắc Bằng:
-Người xã Lạc Phố-Hương Sơn-Hà Tỉnh. Ông đỗ Cử nhân khoa Nhâm Tý(1852) – Tự Đức thứ 5. Khoa năm ấy lấy 16 người Ông Văn Khắc Bằng đỗ thứ 5.
8.- Văn Thế Uyển:
 -Người xã Hòa Nghĩa-Tuy Viễn-Bình Định.Ông đỗ Cử nhân khoa Mậu Ngọ(1858) – Tự Đức thứ 11. Khoa năm ấy lấy 13 người Ông Văn Thế Uyển đỗ thứ 9.
9.-Văn Hữu Ái:
 -Người xã Điện Quang–Điện Bàn-Quãng Nam.Ông đỗ Cử nhân khoa Kỷ Mão (1879) – Tự Đức thứ 32. Khoa năm ấy lấy 27 người Ông Văn Hữu Ái đỗ thứ 21.
10.- Văn Hội Hữu:
 -Người xã Thủ Thiệm–Tuy Viễn-Bình Định.Ông đỗ Cử nhân khoa Tân Mão  (1891) – Thành Thái thứ 3. Khoa năm ấy lấy 17 người Ông Văn Hội Hữu đỗ thứ 6.
11.- Văn Đình Do:
 -Người xã Xuân Hòa-Nam Đàn-Nghệ An. Ông đỗ Cử nhân khoa Quý Mão (1903) – Thành Thái thứ 15. Khoa năm ấy Ông Văn Đình Do đỗ thứ 18.
   12.- Văn Đình Trực:
Cử nhân( ?_?)
(Gia phổ chi phái Văn Giai (Thanh Khai)
13.- Văn Vĩnh Thiệu:
 -Người xã Hữu Pháp-Phù Cát-Bình Định. Ông đỗ Cử nhân khoa Bính Ngọ (1906) – Thành Thái thứ 18. Khoa năm ấy lấy 24 Ông Văn Vĩnh Thiệu đỗ thứ 17.
14.-Văn Phú Trừng:
-Gia phả ghi là Quế. Người xã Mỹ Xuyên–Nam Phước-Quãng Nam.Ông đỗ Cử nhân khoa Kỷ dậu(1909) – Duy Tân thứ 3. Khoa năm ấy lấy 32 người Ông Văn Phú Trừng đỗ thứ 4.Ông có tài làm đối liễn, kinh nghĩa, văn sách .

15.- Văn Vỹ:
(Trùng tên với ông Văn Vỹ Đệ Tam Giáp Đồng Tiến Sỹ đời Hông Đức thứ 27 năm 1496)
 -Người xã Hữu Pháp-Phù Cát-Bình Định. Ông đỗ Cử nhân năm 16 tuổi khoa Mậu Ngọ (1918) – Khải Định thứ 3. Khoa năm ấy lấy 12 Ông Văn Vỹ đỗ thứ 12.
16.- Văn Như Cương:
Ông Văn Như Cương sinh năm 1937, trong một gia đình Nho học, tại làng Quỳnh Đôi-Quỳnh Lưu-Nghệ An.
-         Tôt nghiệp Đại Học Sư Phạm Hà Nội năm (?) .Khoa Toán.
-         Đỗ Phó Tiến Sỹ tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô năm 1971.
-         Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục Quốc Gia Việt Nam.
-         Nhà Nước Việt Nam công nhận Học Hàm Phó Giáo Sư (?).
-         Hiệu Trưởng Trường Trung Học Dân Lập Lương Thế Vinh, đầu tiên tại VN.
(Tài liệu về các nhân vật lịch sử và các nhà khoa bảng trên đây được Ông Văn Tiến Dũng Chi phái Thanh Hóa sưu tầm, Chúng tôi có bố sung và  lượt giảm phần chi tiết ở các nhà khoa bảng về trường thi và chánh phó chủ khảo . Mong tác giả thông cảm)
Có thể còn nhiều các danh nhân quan văn, võ ở trong các gia phả của các Chi Phái, chúng ta chưa thể truy tầm hết, hy vọng một ngày gần đây, Văn Tộc của chúng ta sẽ có một ban chuyên nghiên cứu về lịch sử của dòng tộc mình tương đối đầy đũ và chính xác hơn. Song với tài liệu ít ỏi này cũng đã nói lên được rằng:
 “Họ Văn chúng ta rất ít, song bất cứ hoàn cảnh nào của lịch sử dân tộc. họ Văn chúng ta cũng có những người xả thân vì nước vì dân”.
(Trích lời phát biểu của Giáo sư Tiến Sỹ Văn Như Cương tại Đại Hội Đại Biểu Văn Tộc Thừa Thiên-Huế lần thứ I năm 2009)
Tác giả bài viết: Văn Viết Thiện
Nguồn tin: Văn Viết Thiện

Tộc Văn Qua Các Giai Đoạn biến động của Dân Tộc

posted Oct 13, 2009 12:58 AM by toc van   [ updated Mar 5, 2011 1:14 AM ]

Theo: Họ Văn Việt Nam.com

I.- Thời kỳ Văn Tộc chưa có sử sách . Như trên đã trình bày. Dân tộc Việt Nam bị người phương Bắc đô hộ ngót hơn mười thế kỷ. Đến năm 938 Ngô Quyền (899-944) với chiến thắng Bạch Đằng, đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc. Trên đây là thời kỳ đen tối nhất cử lịch sử dân tộc Việt Nam trong thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên. Có thể không một họ tộc nào có thể hình thành và phát triển được, và Văn tộc chúng ta cũng không nằm ngoài hoàn cảnh đó. Cho nên việc tìm ra nguồn cội của dòng tộc là một điều hết sức khó khăn.

Tộc Văn Qua Các Giai Đoạn biến động của Dân Tộc
II.- Thời kỳ Văn Tộc có sử sách.
Những vị Họ Văn tiêu biểu qua các thời kỳ của dân tộc:
1.-Gai đoạn binh biến.
a.- Nhà Tiền Lê (980-1009)
- Cuối hế kỷ thứ 10. Do tình hình lục đục trong dòng họ nhà Ngô và chính quyền trung ương, các thổ hào nhiều nơi nổi dậy, mổi người hùng cứ mổi vùng, đem quân đánh lẫn nhau “-Giai đoạn đó sử chép là: Loạn 12 sứ quân” .Sau khi Đinh Bộ Lĩnh (924-979) dẹp yên (967). Không chịu khuất phục Đinh Bộ Lĩnh, một số thổ hào đã lánh nạn sang phương Bắc. Đến năm 996 nhà Tống trao trả cho Đại Việt hơn 100 người, trong số đó có người dòng họ Văn, đó là Ông Văn Dũng ở trấn Triều Dương (huyện Hải Ninh tỉnh Quảng Ninh).
        (Trích Việt Nam những sự kiện lịch sử từ Khởi thủy-1858 trang46,47 )
b.- Nhà Trần (1226-1400)
- Đầu thế kỷ 13. Đời nhà Trần (1226-1400) vào năm 1250 Văn tộc ta có Ngài Văn Thể có công lớn dẹp giặc được phong chức “Chế Đại Vương” – như một qua Vua – con cái của Ông đều có công lớn dẹp giặc đều được phong quyền cao chức trọng.
Vua tôi nhà Trần có ý e ngại về tương lai của mình đối với giòng họ Văn nên đả mất nhiều công lao tìm hiểu về sự vinh hiển của giòng họ này.
Được người Trung Quốc cho biết Họ Văn có mộ Tổ tại núi Sứ huyện Quỳnh Lưu đã lâu đời, phổ ý thất lạc mất lưu truyền không hiểu đến Hiệu của Ông Tổ đó. Mộ này đời đời phát khanh tướng.
(Bài viết của Ông Văn Đức Giai – Tiến sỹ đời Tự Đức)
c.- Nhà Hậu Lê (1428-1527)
Cuối thế kỷ 15. Đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) niên hiệu Hồng Đức năm thứ 27, có Ngài Văn Vỹ sinh năm 1470 tại xã Ái Vũ huyện Bạch Hạc – nay thuộc xã Đại Tự-Vĩnh Lạc-Vinh Phú. Năm Ông 27 tuổi Ông đỗ Đệ Tam Giáp Đồng Tiến Sĩ (bia đá Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội số: 1310). Làm quan đến chức Hình Khoa Đô Cấp Sự Trung.
         - Văn Tướng Công Bao phong hoạn mậu Trung Khạc Đại vương (?-?). Đậu Tiến sỹ năm 1484 (năm Hồng Đức thứ15). Ông làm quan ở Sơn Tây-Tuyên Quang-Hưng Hóa.
                 ( theo gia Gia phả Chi Lạc Phố)
d.- Chiến tranh Lê-Mạc (1527-1592)
- Đầu thế kỷ 16.
(tìm kiếm thêm cho giai đoạn lịch sử này của Văn Tộc…………..)
e.- Trịnh –Nguyễn phân tranh (1558-1786)
-Cuối thế kỷ 16.
-Ông Văn Viết Nhụ. Giử chức Cai Tri Phó Tướng Thắng Lộc Hầu, Người cùng với các vị Thủy Tổ các họ Đặng, Bùi, Nguyễn, … có công khai phá cả vùng đất rộng lớn bao gồm: Hà Trung, Hà Thượng, Hà Trữ, Hà Chiêu, Hà Đá, Hà Úc, Hà Thanh….thuộc Huyện Tư Vinh, Phủ  Thuận Hóa.(1587)
-Đầu thế kỷ 17
(tìm kiếm thêm cho giai đoạn lịch sử này của Văn Tộc……………)

f.- Khởi nghĩa Lê Duy Mật(1739-1770)
-Đầu thế kỷ 18. Đời vua Lê Dụ Tông (1705-1729) có Ông Văn Đình Dận (1703-1754) là con trai của Cổn Quận Công Văn Đình Nhậm (?-?) thi đỗ Tạo Sỹ Xuất Thân (Tiến Sỹ Võ) vào năm 22 tuổi – Năm Bảo Thái thứ 5 (1724). Ông được cử làm lưu thủ các trấn Tuyên Quang, Sơn Tây.
Năm 1740. Trịnh Doanh (1740-1767) đem cả đại quân đàn áp các phong trào khởi nghĩa khắp nơi, Thăng Long bỏ trống. Nguyễn Cừ , Nguyễn Tuyễn (em ruột Nguyễn Cừ) cùng tướng Trần Thiện đem quân chiếm Thăng Long, Ông đem quân cứu nguy cho chúa Trịnh và được thăng chức Điều Quận Công. Khi mất Ông được truy tặng Đại Vương, phong Phúc Thần.
Họ Văn ở Lạc Phố có nhiều đời làm tướng như Văn Đình Ức, Văn Đình Lượng, Văn Đình Toại, Văn Đình Cung. Đương thời xưng tụng là “Hương Sơn Thế Tướng”.
-Năm 1745. Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786) Cảnh Hưng năm thứ 5. Họ Mạc từ Long Châu (Trung Quốc) đem quân về vây hãm Thái Nguyên. Lưu thủ Văn Đình Ức (Con Ông Văn Đình Dận) cùng Thống lĩnh Hoàng Ngũ Phúc giải vây được trấn thành. Ông Được phong tặng Quản Quận Công.
                 (Trích Việt Nam những sự kiện lịch sử từ Khởi thủy-1858 trang 334)
-Ông Văn Đình LượngVăn Đình Toại-(Con Ông Văn Đình Dận) đều đỗ Tạo Sỹ Võ và đều cầm quân.
- Ông Văn Đình Cung (cháu Ông Văn Đình Dận) đỗ Tạo Sỹ Võ giữ chức Binh Phủ - là con rễ Chúa Trịnh.
-Cuối thế kỷ 18.- Hiện Sinh Tú Tài Văn Sỹ Vệ con Ông Văn Sỹ Đức (Phái Quỳnh Thiện) mộ quân đi giúp Hoàng Tử Lê Duy Mật (con trai tứ 10 của vua Lê Dụ Tông). Được phong là Quận Công.
-Ông Cường Vụ Hầu Văn Cường (?_?). Thời Hậu Lê-Vua Lê Chúa Trịnh, có công lớn dẹp giặc được phong Quận Công. Ông có 5 người con cũng có công dẹp giặc yên dân, được quền cao chức trọng, phú quý vinh hiển.
           (Bài viết của Ông Văn Đức Giai – Tiến sỹ đời Tự Đức)
2.- Văn Tộc qua các cuộc di dân của dân tộc,
Hành trình mở mang bờ cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam mang âm hưởng bi và hùng. Thời gian có thể làm cho sông cạn đá mòn nhưng những dấu chân của Tổ Tiên đễ lại trên vùng đất phương Nam không thể xóa nhòa, cho dù trãi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử.
Trong công cuộc mở mang bờ cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, qua các sự kiện lịch sử, từ thời Nhà Lý – Lý Thường Kiệt (1069) thời Nhà Trần (1306) với sự kiện Công Chúa Huyền Trân, công cuộc chinh phạt Chămpa của Nhà Lê (Lê thánh Tông) với 26.000 quân cả thủy lẫn bộ vào năm (1470) và thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh năm (1558).
Đất nước Việt Nam thăng trầm qua nhiều giai đoạn lịch sử. Chiến tranh xâm lược và nội chiến, sự khắc nghiệt của thời tiết.
-Từ ngoại xâm của phương Bắc đến xâm lược của phương Tây.
-Từ nội chiến giữa Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn từ thế kỷ 16-18. và hai miền Nam-Bắc của thế kỷ 20.
- Các cuộc khủng hoảng kinh tế của các năm Kỷ Mùi 1558 và Mậu Thân 1608
a.- Di dân qua các cuộc Nam tiến.(1306-1470)
Là Công, Hầu, Khanh, Tướng từ thời nhà Trân đến thời  nhà Nguyễn, những dấu chân của tiên tổ chúng ta đã có tứ đất Thuận Quảng cho đến cực Nam của Đại Việt  vào khoảng thế kỷ 15-16, đông nhất là vào giửa thế kỷ 16.
Hiện nay một số hòm bộ về sự hình thành làng mạc tai vùng đất Thuận Hóa như các làng Long Phú-Quảng Trị, Sơn Tùng, Lai Trung, Quảng Điền,  Hà Trung  thuộc Thừa Thiên-Huế được ghi chép vào thế kỷ 15 là các vị tiền khai canh của làng. Trong các văn tế của làng trên tên tuổi của các vị họ Văn được xướng danh đầu tiên.
Theo bản dịch tài liệu có từ ngày 10 tháng 8 năm Tân Tỵ (1461) của 14 dòng họ đến làng Sơn Tùng Quảng Điền Thừa Thiên Huế phụng cúng thì tên của họ Văn ta đã có từ trước thời đó.
( trích Sơn Tùng địa phương ký - Văn Hữu Tuất sưu tầm)
b.- Di dân qua chiến tranh giửa Trịnh-Nguyễn.(1558-1786).
Giai đoạn này có hai dòng di dân:
·        Di dân do chiến tranh
           Theo văn tự đễ lại.
Gia phổ chi Thạch Động do tú tài khoa Mậu ngọ (1858) là Ông Văn Đức Lệ  ( tiểu chi Quỳnh Đôi) viết lại như sau:
“ Họ ta cựu quán Hoàng Mai, phát tích mộ Tổ Sứ Sơn khoa hoạn các triều đời nào cũng có. Nói về văn khoa thì có Thị Giảng Thiện Tu Quốc Sỹ như Ông Văn Đình Dận thời Lê, và những giám sinh, tiến sỹ, cử nhân, hiệu sinh, tú tài. Về Võ thì có sắc đô đốc, đô chỉ huy sứ, thượng tướng, đại tướng, quận công, hầu, bá,…có vị được tặng phong phụ quốc công thần và đại vương.
Đến lúc thời vận nhà Lê suy, Trịnh Kiểm cầm giữ binh quyền hoành hành trong thiên hạ mưu đồ cướp ngôi nhà Lê. Trịnh Kiểm bèn lập mưu ám hại và truy lục những trung thần, giết những hoàng thân đế thích. Thấy các vị họ ta một niềm trung thành với nhà Lê. Trịnh Kiểm bèn lập mưu ám hại , sai người yểm mộ Tổ họ ta. Hoàng thúc nhà Lê là Lê Duy Mật khởi nghĩa để trừ Trịnh Kiểm, giành lại địa vị cho nhà Lê. Các vi họ ta đã đem quân bản bộ theo Lê Duy Mật vào trấn thủ ở Hà Tỉnh, đóng đồn ở Trỉnh Quang, xây thành, đắp lũy, chiêu tập nghĩa sỹ, kiên thành cố thủ khoảng vài mươi năm Trịnh Kiểm không đánh lại. Sau lập mưu mua chuộc gia tướng là Lại Thế Chiêu mở cửa hậu làm nội ứng cho quân của Bùi Thế Đạt tràn vào. Nội ứng ngoại hợp; Lê Duy Mật chống không nổi phải tự vẫn. Các vị họ ta chạy tứ tán. Vị thì về ở ẩn tại Lạc phố Hương Sơn. Người thì về Thanh Chương Nam Đàn, Vị thì về cựu quán Hoàng Mai. Vị thì vào Thuận Hóa, người thì ra Thanh Hóa, Hà Đông……Người thì cải tên, đổi họ ẩn lánh khắp nơi.
Năm 1775 quân Trịnh chiếm thành Phú Xuân (thủ phủ của Chúa Nguyễn Ở đàng trong), một lần nữa Họ tộc ta cũng bị ảnh hưởng ly tán, các Văn Tộc ở các vùng Nam Trung Bộ chắc có lẽ cũng khởi đầu vào giai đoạn này.
Đến triều Nguyễn, năm Thiệu Trị thứ tư khoa Giáp thìn (1884), Ông Văn Đức Giai hội thi đậu Tiến sỹ. Sau đó đi kinh lược ba kỳ mới chiêu tập về Hoàng Mai-Thiện Kỵ, làm nhà thờ (cạnh bờ sông) hàng năm đến ngày 16-11 đều thảy các Chi về tế gọi là lễ Đông chí; bầu Thiện Kỵ làm chi trưởng để coi sóc mộ Tổ và nhà thờ, cũng như lo việc tế lễ hàng năm”.
( CN Sử học: Văn Đức Hòa- Một số khảo cứu về Đại Tộc Văn - sưu tầm)

·        Thấy giòng giỏi Họ Văn qua các triều đại từ đời Nhà  Trần đến Nhà Lê :
-Về văn: có Thị Giảng, Thiện tu quốc sỹ, Giám sinh, Tiến sỹ, Cử nhân, Hiện sinh, Tú tài….
- Về võ: có sắc phong Đô đốc, Đô chỉ huy sứ, Thượng tướng, Đại tướng, Quận công, hầu, bá……có vị được tặng phong Phụ quốc công thần ,Đại Vương.
. Chúa Trịnh cho người vào xem ngôi mộ ở núi Sứ. Sau khi biết được ngôi mộ , vệ sỹ về tâu với Chúa Trịnh là mộ phát vương, Chúa Trịnh cho người vào yểm phá. Lúc đó Cường Quận Công đã mất nhưng ân oán đã làm cho tay sai Chúa Trịnh thất vọng.
·        Di dân do kinh tế.
a.- Từ vùng Thanh-Nghệ vào đất Thuận Hóa.
Điều kiện thuận lợi khách quan thúc đẩy quá trình di dân của thế kỷ 15 (1428-1436) và 17 (1608). Đó là vùng đất mới, được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt thì ngược lại thì tại vùng Thanh-Nghệ vào năm Kỷ mùi (1558) bị lũ lụt, nhân dân lưu tán vào Nam, hay vào năm Mậu thân (1608) trong khi Thuận Hóa được mùa to thì bấy giờ từ Nghệ An ra Bắc bị đại hạn, giá gạo đắt, nhiều dân xiêu dạt chạy về.
b.- Từ Thuận Hóa Vào các vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
-Vào năm Nhâm Thân (1752). Ở Đàng Trong: dân bị đói, người chết nhiều, giá gạo lên cao.
 - Mùa đông năm Giáp Ngọ (1774) nạn đói lớn xảy ra tại Thuận Hóa, xác người chết đầy đường
                 (Trích Việt Nam những sự kiện lịch sử từ Khởi thủy-1858 trang 339 và 352)
Trên đây là các giai đoạn đen tối nhất của Văn tộc chúng ta: anh em thất lạc, Tổ tiên mất mối, mai danh ẩn tích lánh nạn. Vì vậy cho đến nay vẫn chưa nhập nối được gia phổ để biết được thế thứ, ngọn ngành, anh em.
Tác giả bài viết: Văn Viết Thiện
Nguồn tin: Văn Viết Thiện 


THÔNG TIN TỘC VĂN

Dự kiến tháng 6 năm 2011 sẽ có một đại hội tộc Văn toàn quốc tại Huế, mình tự hào lắm lắm vì lâu nay cứ tưởng cái họ Văn của mình lạc lõng, té ra cũng trùng trùng điệp điệp tầng tầng lớp lớp lắm. Té ra lịch sử họ Văn của mình cũng chả thua "thằng" Tây nào, hehe...

 

Từng nghe: “Mộc hữu bổn, Thủy hữu nguyên”
Không biết tự bao giờ? Và vào thời kỳ nào của lịch sử dân tộc, TỘC VĂN  có mặt trên đất nước Việt Nam?  Và cho đến nay trong gia phả của các họ, phái trên toàn quốc chỉ ghi lại được từ Ngài thủy Phái cho đến các con cháu hôm nay, nhiều nhất có được từ 20 đến 23 đời.
Trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, do các cuộc chiến tranh xâm lược và nội chiến – Ngoại xâm của Nhà Minh từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16, cuộc nội chiến giữa Lê-Mạc và Trịnh-Nguyễn từ cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 – Và gần đây giữa thế kỷ 20 đất nước lại chia cắt hai miền, trong những giai đoạn nguy biến cả về chính trị lẫn kinh tế ấy, có lẽ không một họ tộc nào trên đất nước Việt Nam lại không bị phân chia rẽ nhánh- cha xa con, vợ xa chồng anh em chia cắt đôi miền, và VĂN TỘC cũng không nằm ngoài sự phân rẽ đó. Thậm chí do ảnh hưởng với các triều đại, đôi khi phải thay họ đổi tên. Do vậy công cuộc tìm ra cội nguồn, thứ bậc anh em của họ tộc là một điều hết sức khó khăn cho VĂN TỘC. Giờ đây chỉ biết thứ bậc anh em dựa trên tuổi tác và các gia phả riêng của từng chi, phái.

-Vào năm 966, do tình hình lục đục trong dòng họ Nhà Ngô, các thổ hào nhiều nơi nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương đem quân đánh lẫn nhau- (sử chép là loạn 12 sứ quân). Đến năm 967 Đinh Bộ Lĩnh mới bình định xong. Có hơn 100 vị của 12 sứ quân đó chạy lẩn tránh sang trấn Như Tích (Khâm Châu) Trung Quốc. Đến năm 996 Nhà Tống trao trả cho Đại Việt số người trên, trong đó có Ngài họ Văn tên là Văn Dũng ở trấn Triều Dương (huyện Hải Ninh tỉnh Quảng Ninh). Mãi cho đến thế kỷ thứ 13 Đời Nhà Trần (1250). Tên tuổi của Họ Tộc Văn mới thấy xuất hiện trong lịch sử giữ nước và dựng nước. Có rất nhiều vị quan văn, võ xuất hiện trong Đại Việt sử ký hoặc rải rác trong gia phả của các họ, phái như:
-Vào thế kỷ thứ 13 có Ngài Văn Thể  được phong chức Chế Đại Vương, và con cháu của Ngài đều có công lớn dẹp giặc, được phong quyền cao chức trọng.
-Giữa thế kỷ thứ 16 tại đất Thuận Hóa có Ngài Văn Viết Vị hiệu là Văn Quý Công giữ chức Tổng Đốc Kiêm Long Hầu, em của Ngài là Văn Viết Nhụ giữ chức Cai Tri Phó Tướng Thắng Lộc Hầu.
-Vào thế kỷ thứ 18 có Ngài Văn Đình Dận –Con Ngài Cổn Quận Công Văn Đình Nhậm- Thi đỗ tiến sĩ võ năm Bảo Thái thứ 3, là một danh tướng thời Lê trung hưng, khi mất Ông được vua Lê Dụ Tông phong tặng Đại Vương Phúc Thần. Đến năm 1745 thời Lê Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông), con trai của Ô Văn Đình Dận là Văn Đình Ức cũng đỗ Tạo sĩ xuất thân, giữ chức Lưu thủ tại Thái Nguyên, các con cháu của Ngài đều đảm nhiệm những chức vụ cao. Đương thời người đời xưng tụng con cháu của Ngài là "Hương Sơn Thế Tướng” (quê hương Ngài ở tại Hương Sơn Hà Tĩnh).
-Tại Nghệ An có Ngài Văn Sỹ Vệ mộ quân giúp Hoàng tử Lê Duy Mật chống   Trịnh được phong là Quận Công - (và có nhiều Ngài có chức sắc cao, hiện đang có ghi chép trong các gia phả chưa sưu tập được, hy vọng sau này sẽ sưu tập đầy đủ hơn khi viết Kỷ yếu Lịch Sử TỘC VĂN 
-Đến thế kỷ thứ 19 -Năm Tự Đức thứ 17 lại có Tiến Sĩ Văn Đức Giai tức Khuê - Lang Trung Bộ Binh giữ chức Tuần Vũ Quảng Yên. Ngài là người có công lao tìm được ngôi Mộ Tổ hiện giờ và dựng bia mộ tại Núi Sứ Nghệ An ngày nay.
-Gần đây nhất, nửa cuối thế kỷ thứ 20 Họ tộc Văn lại có một vị Đại Tướng nữa là Ô. Văn Tiến Dũng người có công lớn trong công cuộc thống nhất đất nước.
Và cho đến ngày nay hậu duệ của Tổ tiên họ Văn trên khắp đất nước có rất nhiều người có học vị cao, lãnh đạo và đảm trách nhiều vị trí quan trọng...

Kể từ khi Vua Trần Nhân Tông gả Công Chúa Huyền Trân cho Vua Chiêm Thành là Chế Mân (1306), hay cuộc chiến chống giặc Minh (1407),  công cuộc chinh phạt Chiêm Thành của Vua Lê Thánh Tông (1470), hoặc các cuộc chiến tranh nội chiến giữa Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn vào triều Lê từ năm 1557-1786, đã đưa sự nghiệp của Tổ Tiên tộc Văn từ vùng đất Châu Hoan-Ái lan tỏa từ Ải Nam Quan cho đến tận Mũi Cà Mau...
Bằng những mong muốn báo đáp ân đức, bằng những lương tâm thôi thúc của hiếu tử- từ tôn, trong những giai đoạn: cuối thế kỷ 19 (1848-1883)-thời kỳ Ngài Văn Đức Giai và vào đầu thế kỷ 21(2007), Ban Chấp Hành Lâm Thời của Hội Đồng Tộc Văn Việt Nam đã được thành lập, với sự tham gia của một số Đại biểu của các Phái Tộc Văn gần khu Mộ Tổ. Các BCH Lâm thời qua hai thời kỳ đã làm được những thành quả mang tính lịch sử của Tộc Văn, đó là :
-                     Tìm ra ngôi Mộ của Thủy Tổ của dòng họ và thành lập Hội Đồng lâm thời để phụng tự.
-                     Kêu gọi sự thống nhất về họ tộc và cùng nhau xây dựng từ đường chung của Tộc Văn VN.
-                      
VCH BIÊN SOẠN LẠI THEO
DỰ THẢO DIỄN VĂN KHAI MẠC ĐẠI HỘI TỘC VĂN VN
Cả nhà Văn Công Hùng trước nhà thờ họ Văn Công- nhà này mới chính thức khánh thành mấy hôm, lúc chụp ảnh vẫn chưa xong


Mẹ và con trai Văn Công Hùng


Con gái và con dâu họ Văn trên đường đến nhà thờ họ Văn Công làng Thế Chí Tây.

------------------------

HỘI ĐỒNG TỘC VĂN VIỆT NAM.
BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐỒNG LÂM THỜI


Kính gởi :  Các Ban Chấp Hành và các Ban Liên lạc TỘC VĂN trên toàn quốc.

Đáp ứng nguyện vọng của toàn thể con dân Tộc Văn trên toàn quốc, về sự thống nhất của Đại Tộc Văn, cũng như cùng nhau chung sức xây dựng Tộc Văn ta ngày càng phồn vinh và phát triển.

- Đại Hội Đại Biểu Tộc Văn Việt Nam sẽ được dự kiến tổ chức tại thành phố Huế vào trung tuần tháng 6-2011.

- Để ĐH thành công tốt đẹp. BCH-LT Tộc Văn Việt Nam, kính đề nghị BCH và BLL của Tộc Văn các Tỉnh trên toàn quốc, chuẩn bị về dự ĐH với các nội dung sau :

1/- Tài liệu tham gia phát biểu tại ĐH về sự hình thành và phát triển của                  các Chi-Phái sở tai, cụ thể :
- Khung niên đại định cư, thân thế và sự nghiệp của các Vị Tiên Tổ
- Những cống hiến to lớn của các vị Tiên Tổ đối với đất nước và dòng tộc.
- Số đời hiện có, tổng số con dân Tộc Văn có trong tỉnh, thành phố .
- Trình độ văn hóa, đời sống v.v….
2/- Đề cử đại biểu tham dự đại hội, cụ thể :
- Tổng số Đại biểu tham dự.
- Trưởng đoàn.
- Đề cử Đại biểu vào BCH-TỘC VĂN VIỆT NAM
 3/- Danh sách các Đại biểu tham dự:
-                     Để công tác tổ chức được chu đáo. Đề nghị BCH và BLL các tỉnh gởi về danh sách và các ý kiến đóng góp về tổ chức cho BCH- Tộc Văn TT-Huế, từ nay cho đến trước  đại hội 02 tháng. Theo địa chỉ sau :
-                     Văn Viết Thiện – Số nhà : 134 Tạ Quang Bửu Tp - Huế.
                                       Dd : 01666357973
                                        Nr : 054 3623994

Nghệ An ngày ……tháng…….năm 2011
                                                     HỘI ĐỒNG TỘC VĂN VIỆT NAM
                                                           BAN CHẤP HÀNH LÂM THỜI
                                                             Chủ Tịch


HỘI ĐỒNG TỘC VĂN VIỆT NAM.
BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐỒNG LÂM THỜI
 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI
(Dự thảo)
I.- KẾ HOACH TỔ CHỨC:
1/- Thời gian Đại hội 02 (hai) ngày.
2/- Địa điểm tổ chức Đại Hội: Thành phố Huế
BCH Tộc Văn tại Thừa Thiên-Huế kết hợp với BCH-LT Tộc Văn VN chuẩn bị mặt bằng, trang trí cho toàn cảnh Đại hội.
3/- Địa điểm để đại biểu nghĩ ngơi trong thời gian đại hội.
BCH Tộc Văn tại Thừa Thiên-Huế kết hợp với BCH-LT Tộc Văn VN chuẩn bị nơi ăn, chổ nghĩ. Do BCH TT-Huế chịu trách nhiệm.
4/- Phương tiện đi lại trong các ngày đại hội.
BCH và BLL của các tỉnh về dự đại hội tự trang bị.
5/- Ngân sách cho Đại hội :
Do BCH và BLL  của các tỉnh về tham dự Đại Hội đóng góp.
6/- Tiếp đón các đoàn:
BCH TT-Huế có trách nhiệm tiếp đón các đoàn vào 13 giờ chiều trước ngày đại hội
I.- CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI:
1/- Ngày thứ nhất:
Buổi sáng:
-                     7g 30    Đại biểu tập trung tại hội trường.
-        8g 00   BTC giới thiệu các thành phần Đại biểu và các đoàn tham dự, báo cáo               tổng số Đại biểu tham dự.
-         8g 20   Bầu Chủ Tịch Đoàn và Ban thư ký ĐH
-                     8g 40    Diển văn khai mạcĐH
-                     9g 00 - 11g 30 Tham luận của các đoàn.
-                     11g 30 nghỉ trưa
Buổi chiều:
-                     14g 00 - 16g 30 tiếp tục tham luận của các đoàn.
-                     17g 00  nghỉ.
2/- Ngày thứ hai:
Buổi sáng:
-                     7g 30 - 8g 30       bầu HĐ- TỘC VĂN VN, bầu BCH TỘC VĂN VN.
-                     8g 30 - 9g 00       HĐ và BCH Tộc Văn VN ra mắt đại hội
-                     9g00 – 11g 30      Cơ cấu tổ chức, v.v…dự thảo tộc ước, đề ra phương hướng và thảo luận phương hướng hoạt động của HĐ và BCH.
Buổi chiều:
-        14g 00- 15g 30     thông qua phương châm hoạt động và dự thảo tộc ước.
-        15g 30  Phát biểu kết thúc đại hội- Toàn thể đại biểu dùng bửa cơm thân mật.


HỘI ĐỒNG TỘC VĂN VIỆT NAM
TỘC ƯỚC
( Bản dự thảo)
1.      Những người mang HỌ VĂN hiện đang sinh sống trong tỉnh, trên toàn đất nước Việt Nam và trên thế giới đều cùng một huyết thống. Các con cháu họ Văn tuyệt đối trung thành và có nghĩa vụ bảo vệ huyết thống của mình.
2.  Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Văn Tộc: Văn hóa-Hiếu kính-Hòa thuận. Bảo toàn sự sinh tồn của nòi giống. Tuyệt đối không quan hệ vợ chồng, kết tình nghĩa thông gia với người cùng chung dòng họ.
3.  Hiếu kính với Tổ tiên-Kính trọng những người cao tuổi-Đoàn kết với anh em-Thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn và hoạn nạn.
4.  Giữ gìn tình làng nghĩa xóm-Quan hệ thân thiện với các họ tộc khác ở mỗi địa phương nơi mình đang sinh sống.
5.      Xem sự phát triển và phồn vinh của gia tộc – Gắn liền với sự phát triển và phồn thịnh của xã hội, của đất nước và ngược lại. Ra sức học tập nâng cao trình độ văn hóa-nghiệp vụ chuyên môn cao, làm cho gia đình, gia tộc, đất nước ngày càng giàu đẹp.
6.  Mỗi một thành viên của dòng họ Văn quyết tâm xây dựng gia đình văn hóa - ấm no – hạnh phúc. Giáo dục con cháu thành người có ích cho gia đình, cho gia tộc và biết cúng hiến cho xã hội đúng với truyền thống của Tổ tiên.
7.   Truyền thống hiếu học của Tổ Tiên là nền tảng cho sự phát triển và phồn vinh của gia tộc. Mỗi một gia đình ,Họ, Phái tuyệt đối không đễ một con , cháu nào trong các Họ, Phái của mình bị thất học; không được ôm sách đến trường.
8.  Khen thưởng và biểu dương các gia đình và các con cháu đã có thành tích cao trong xây dưng và học tập. Kiểm điểm và phê bình các gia đình và con cháu đã vi phạm tộc ước và pháp luật của Nhà nước .
9.  Tộc ước này đã được thông qua tại Đại hội  các vị Trưởng Họ-Phái-Chi của Tỉnh TT-Huế - Và chỉ có Hội nghị của các vị trên mới có quyền sửa đổi. Tất cả mọi thành viên của gia tộc họ Văn đều có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện đầy đủ tộc ước này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét