Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Ấn phẩm Triệu Phong ra mắt bạn đọc

Xin trân trọng giới thiệu 

Được sự đồng tình ủng hộ cúa quý Thầy cô, các ACE. HS trường Trung học Triệu Phong (1960-1975), không những về mặt tinh thần mà còn được ủng hộ về tài chính. 
Sau một thời gian tiếp nhận bài viết, tư liệu, hình ảnh từ khắp nới gởi về. Ban liên lạc và Ban biên soạn  đã chính thức ra mắt ấn phẩm và đã được phát hành vào những ngày đầu tháng 11/2010. 
Vậy xin kính giới thiệu đến  quý thầy cô và các bạn CHS của trường cùng các bạn đọc gần xa được biết. Ấn phẩm với 91 bài viết các thể loại,  gồm có 352 trang,  khổ  16 x 24. 
 
Trang bìa ( trước)
 Trang bìa ( sau)


Ấn phẩm gồm có các mục lục trên

 
 
 Câu đối cổ về tên các xã trong huyện

LỜI CẢM ƠN 
BLL. và BBT.Đặc san xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô, và anh Chị em CHS. và các thân hữu đã nhiệt tình đóng góp bài viết; các nhà hảo tâm đã ủng hộ tài chính để Đặc san “ KÝ ỨC TRƯỜNG XƯA” của trường Trung học Triệu Phong (1960-1975 )được ra đời và là động lực để  Ban Liên Lạc có điều kiện tổ chức những ngày họp mặt sắp tới đầy ý nghĩa. 
Xin cảm ơn Công ty Cổ phần in và Dịch vụ Thừa Thiên - Huế, Thầy Nguyễn Văn Hóa đã tích cực giúp cho đặc san ra mắt kịp thời, đáp ứng sự mong chờ của tất cả chúng ta.Kính chúc quý vị và các bạn dồi dào sức khỏe, vui tươi hạnh phúc. Ước hẹn sẽ gặp lại nhau trong ngày hội ngộ 2011!
Thân kính chào tạm biệt!  
BLL&BBS.CHS.THTP.1960-1975 
Nguyễn Văn Quang



THÔNG TIN

Kính thưa quý Thầy Cô!
Các bạn CHS. THTP. thân mến!
Hôm nay Ban Liên Lạc và Ban Biên Tập Đặc San rất vui mừng được chuyển Đặc San kỷ niệm đến tay bạn đọc!
Nhân dịp này, chúng tôi muốn được thưa với quý Thầy Cô cùng các bạn một số điều như sau:
 1. Báo cáo về việc thành lập Ban Liên Lạc CHS. và Ban Biên tập Đặc san:
Trong thư ngỏ bàn về việc tổ chức ngày đoàn tụ và làm đặc san kỷ niệm, chúng tôi đã trình bày rõ ràng nội dung, mục đích của thầy trò chúng ta. Sau khi được quý Thầy Cô và anh chị em đồng tình ủng hộ, chúng tôi đã tổ chức buổi họp vào ngày 28/02/2010, tại nhà thầy giáo (cũng là Cựu học sinh) Nguyễn Văn Quang, gồm đại diện các lớp của 15 thế hệ học sinh, cùng với sự tham dự của các thầy hiện ở Quảng Trị: Thầy Văn Phong, thầy Trần Văn Kỳ, thầy Hoàng Văn Hòa, thầy Nguyễn Văn Quang và thầy Hoàng Mãi. Buổi họp đã nhất trí cao về 2 nội dung đề ra. Để có thể tiến hành tốt kế hoạch, cuộc họp đã bầu ra ban Liên Lạc CHS. Và ban BiênTập đặc san kỷ niệm.
*Thành phần ban Liên Lạc ( gồm 07 người) :
-Trưởng ban:       Nguyễn Văn Quang
-Phó ban     :       Hoàng Mãi
-Ban viên    :  Định- Lê Văn Ích- Hoàng Văn Thông 
                      Lê Mậu Ấn - Đoàn Thị Mỹ Lệ        
* Ban biên soạn :
Trưởng ban:  Nguyễn Văn Quang
Ban viên     : Hoàng Mãi- Nguyễn Văn Hóa-Văn Thiên Tùng - Lê Trâm
2. Việc chuẩn bị và thực hiện Đặc San:
Ban LL đã thông báo, vận động sự chung tay góp sức của quý Thầy Cô và anh chị em CHS., và đã nhận được sự nhiệt tình, tích cực đóng góp bài vở, ủng hộ tài chính để đặc san có điều kiện ra đời.
a)Về bài viết:
Chúng tôi đã nhận các bài viết đầy tâm huyết của quý Thầy Cô và các bạn. Chúng ta quý ở chỗ tình cảm dành cho trường xưa, cho thầy, bạn mến thương; vì vậy, lời văn có mộc mạc, vụng về thì cũng không thành vấn đề. Chúng tôi đưa vào đặc san tất cả những bài gởi đến, không từ chối một bài nào. Các tác giả cũng đã trao cho chúng tôi cái quyền nho nhỏ là: “Thấy chỗ nào chưa ồn thì BBT. xem lại và điều chỉnh dùm.” Ban Biên Tập đã làm theo đề nghị ấy.
b)Về tiền tài trợ cho đặc san (và cho họp mặt) :     
Số tiền các nhà hảo tâm gởi giúp cho đặc san và họp mặt, chúng tôi đã công khai trên mạng Internet ở địa chỉ trang web của anh Văn Thiên Tùng: vanthientungqtlh.blogspot.com mà một số thầy cô và nhiều anh chị em CHSTP đã tìm đọc.
BLL. xin ghi lại vào đây để quý bạn đọc được rõ. Riêng các nhà tài trợ, nếu quý vị xem thấy có sai sót thì xin làm ơn báo cho chúng tôi biết để điều chỉnh, tránh hiểu lầm đáng tiếc, dẫn đến sứt mẻ tình cảm không đáng có.
3. Danh sách các nhà tài trợ :
Tính đến ngày 20/6/2010, BLL.CHS.THTP 60-75 đã nhận được số tiền tài trợ cho đặc san và họp mặt sắp tới như sau (Ghi theo thứ tự ngày nhận tiền)
a) Ở trong nước:

TT
Họ và tên
Địa chỉ
Số tiền (VND)
Ghi chú
01
CHS. Lê Thị Huệ
Biên Hòa, Đ.Nai
2.000.000

02
CHS. Nguyễn Văn Tương
BRVT
   500.000

03
CHS. Diệp Phụng Kiệt
TP. Phan Thiết
   200.000

04
CHS. Võ Đích
Đắc Lắc
   200.000

05
CHS. Lê Ngọc Quế
Cổ thành, TP
   150.000

06
Thầy Đoàn Đức
TP. HCM
1.000.000

07
Anh Trần Lộc
TP. HCM
2.000.000
Anh kết nghĩa của lớp 6/2-K67-71
08
CHS. Hồ Thị Tình
TP.HCM
1.000.000

09
CHS. Văn Thiên Tùng
Long Hưng, QT
   200.000

10
CHS. Trần Văn Hiền
Thị xã Quảng Trị
   500.000

11
CHS. Đoàn Thị Kim Cúc
Cam Lộ
   200.000

12
Thầy Hồ   Trị
Châu Đức, BRVT
   100.000

13
CHS. Lê Thị Thạnh
Tân Thành, Hướng Hóa
   200.000

14
CHS. Ngô Hướng
TP. HCM
2.000.000

15
CHS. Trịnh Minh Tuấn
Cà Mau
   500.000

+


10.750.000


b) Ở nước ngoài:
           
01
CHS. Lê Thị Tường Vi và
CHS. Lê Thị Kim Quy
Hoa kỳ
150 USD

02
CHS. Lê Trọng Phước
Hoa Kỳ
100 USD

03
Thầy Bùi Ngọc Bửu
Hoa Kỳ
200 USD

04
CHS. Lê Thị Mỹ Lệ
Hoa kỳ
100 USD

05
CHS. Lê Thị Hồng
Hoa Kỳ

2.000.000 VND
06
CHS.Dương Thị Bích Đào
Hoa Kỳ
50 USD

07
CHS. Dương Thị Bích Liên
Hoa kỳ
50 USD

08
Thầy Tôn Thất Phú
Hoa Kỳ
120 USD

09
Cô Phạm Thị Như Hoàn
Hoa Kỳ
200 USD

10
Cô Phan Thị Ngọc Tĩnh
Hoa Kỳ
200 USD

11
Cô Bùi Thị Gái
Hoa Kỳ
 50 USD

12
Cô Nguyễn Thị Quy
Hoa Kỳ
 50 USD

13
CHS. Phạm Tiến
Hoa Kỳ
100 USD

14
CHS. Hồ Thị Thể Tần
Hoa Kỳ
100 USD

15
CHS. Lê Thị Thừa
Hoa Kỳ
  50 USD

+
Cộng :

1520 USD
2.000.000 VND

* Tổng cộng số tiền ủng hộ mà BLL đã nhận được là:
+ Tiền Việt: 12.750.000 đ. ( Mười hai triệu bảy trăm năm chục ngàn đồng)
+ Tiền đô   : 1.520 USD ( Một ngàn năm trăm hai chục đô la mỹ)
4.Việc tiến hành xin phép họp mặt và kết quả:
Ban Liên lạc chúng tôi đã có dự kiến sẽ xin phép chính quyền cho Thầy trò chúng ta được họp mặt thân mật vào tháng 7/2010, (sau trường NH một tháng), nếu được chấp thuận. Theo chủ quan của BLL. thì chắc không có gì trở ngại, vì BLL.CHS. của trường Trung học Nguyễn Hoàng đã được phép tổ chức họp mặt toàn trường lần thứ nhất vào ngày 04/8/2007; và lần thứ hai vào ngày 20/6/2010. Năm ngoái, trường Trung học Gio Linh (cũ) cũng được chính quyền địa phương cho phép tổ chức họp mặt lớn. Chúng tôi cũng đã làm đủ thủ tục xin phép, trình bày rõ nội dung, mục đích; nhưng, theo chúng tôi suy nghĩ, do năm nay huyện nhà cũng như cả nước đang chuẩn bị những ngày lễ lớn, việc tổ chức họp mặt đông người nơi công cộng vào thời điểm này chưa thuận lợi lắm, nên Huyện đang xem xét, nghiên cứu; và cho đến nay BLL. chưa nhận được giấy phép cho tổ chức họp mặt lớn. Ngoài ra, chúng ta vừa là CHS. Triệu Phong vừa là CHS. Nguyễn Hoàng, mà năm nay trường Nguyễn Hoàng đã tổ chức họp mặt, nếu chúng ta cũng tổ chức cùng năm thì quý Thầy Cô và các bạn ở xa chuẩn bị cho các chuyến về gần nhau cũng tốn kém, vất vả. Với những lý do khách quan như thế, BLL. đã thống nhất năm nay sẽ tổ chức họp mặt ở phạm vi nhỏ cho CHS trong tỉnh thôi.Chúng tôi biết nhiều anh chị em ở xa đang mong ước và hăm hở chuẩn bị cho một chuyến về đầy hồi hộp và thú vị. Nhưng, chúng tôi đành lỗi hẹn cùng các bạn. Kính mong quý Thầy Cô cũng như các bạn hiểu và thông cảm! Hy vọng năm tới, thầy trò chúng ta sẽ có ngày đoàn tụ đông vui, tha hồ mà hàn huyên tâm sự!
5.Báo cáo thu-chi:
Đáng lẽ nhân phát hành đặc san, Ban Liên Lạc báo cáo để qúy Thầy Cô và anh chị em CHS biết về việc thu, chi sau khi đã in báo. Nhưng do khi đưa bản thảo đến nhà in thì chưa tính hết được các khoản chi phí cho việc in báo. Vì vậy, BLL xin sẽ thông tin qua Internet và qua các buổi họp mặt sắp tới. Chúng tôi mong được thông cảm.
6. Cách phát hành Đặc san:
BLL và BBS sẽ có kế hoạch gởi sách tặng quý Thầy Cô, các nhà hảo tâm ở trong nước cũng như nước ngoài. Đối với anh chị em CHS. thì xin nhờ các trưởng lớp/đại diện lớp nhận và trao đến tay các bạn. Chúng tôi xin nhờ anh Lê Đông nhận sách cho các bạn ở TP. Đà Nẵng, anh Lê Bá Tâm nhận cho các bạn ở TP. HCM. Các nơi khác chúng tôi không nhờ được người phát hành nên các bạn chịu khó liên hệ về đại diện lớp mình đang ở Quảng Trị để nhận sách đọc.
Do tiền ủng hộ để in báo không đủ, chúng tôi xin phép được tạm xử dụng số tiền của các nhà hảo tâm ủng hộ cho họp mặt để báo có điều kiện ra đời.
Ấn phẩm của chúng ta chủ yếu là để nội bộ thầy trò chúng ta đọc, nên không có chủ trương bán. Tuy nhiên, ngoài số sách dành tặng Thầy Cô, các nhà hảo tâm, và một số cơ quan, đoàn thể hoặc cá nhân, chúng tôi kêu gọi anh chị em khi nhận sách, đóng góp cho 60.000 đ để bù lại quỹ họp mặt sắp tới. (Tham khảo sự chi phí họp mặt của Trung học Nguyễn Hoàng năm 2007, chúng tôi thấy, ngoài tiền liên hoan anh chị em tự đóng góp, phải cần số tiền gần 16.000.000 VNĐ để chi phí các khoản khác). Rất mong anh chị em CHS đồng tình ủng hộ!
7.Kế hoạch sắp tới:
a)Về việc sử dụng quỹ:
Số tiền còn lại sau khi đã chi phí cho việc in đặc san cộng với số tiền các bạn góp lại khi nhận sách, chúng tôi nhập vào quỹ họp mặt. Xin phép được trích một phần để chi phí cho cuộc họp mặt nội tỉnh năm nay. Sau khi họp mặt, chúng tôi sẽ báo cáo khoản chi này và số tiền tồn quỹ trên mạng Internet ở blog của anh Văn Thiên Tùng, và sẽ được báo cáo lại vào buổi họp mặt lớn năm tới.
b)Dự định họp mặt nhỏ:
+Do năm nay chưa tổ chức họp mặt lớn được, BLL. có dự định , khi đặc san in xong, sẽ tổ chức buổi họp mặt nhỏ gồm tất cả CHSTP. trong tỉnh. Buổi gặp mặt thân mật này cũng xem như là để kỷ niệm 50 năm trường xưa được thành lập. Cũng nhân buổi họp mặt nhỏ này, BLL. sẽ trình bày rõ thêm về những việc đã làm được, những việc chưa làm được, đồng thời cũng bàn thảo một số việc cần làm, chuẩn bị cho cuộc đoàn tụ trong năm tới được chu đáo hơn./.
BLL.CHS &BBS ấn phẩm Trung học Triệu Phong 1960-1975.

LỜI NGỎ
Thưa các bạn!
Lẽ thường tình, người trẻ hướng về tương lai, người già lại hướng về quá khứ. Quá khứ là cái đã qua đi, thế mà lạ thay, nó không hề mất! Bao kỷ niệm của một đời người cứ tiềm ẩn trong lòng, được ủ kín bằng lớp tro bụi thời gian, cứ thế dày thêm theo năm tháng. Nhưng bên dưới lớp tro bụi ấy là cả vùng lửa hồng ấm áp, chỉ chực có người khơi ra là cháy sáng rực rỡ. Vùng kỷ niệm của thầy trò, của bạn đồng môn Trung học Triệu Phong 50 năm về trước cũng thế. Mười lăm thế hệ học sinh đã một thời cùng nhau dùi mài nghiên bút dưới một mái trường. Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình! Thời gian qua, có bao nhóm nhỏ không thể chịu nguội lạnh tình xưa, nên tiên phong gạt lớp bụi mờ, đi tìm chút than hồng sưởi ấm những con tim. Nhưng để có một bếp lửa sưởi ấm cả hàng ngàn trái tim CHS thì phải cần đến sự chung sức, chung lòng, xúm quanh đống tro, và cùng đưa tay khều những hòn than ra khỏi lớp tro bụi, để chúng bùng lên soi tỏ cả một vùng trời kỷ niệm! Chúng ta đang làm điều đó. Dự định làm một tờ đặc san kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường được bàn thảo và đồng tình quyết tâm thực hiện. Tuy nhiên, nghĩ đến việc viết bài và kinh phí xuất bản thì lúc đầu nhiều bạn còn ngần ngại.
Ai chịu viết bài? Anh em không ai là nhà văn, nhà thơ cả, gay quá! Nhưng chúng tôi đã xác định tập sách này không nhằm mục đích làm nơi hội tụ những bài thơ, những áng văn hay, mà là chỗ để cất giữ những dấu tích kỷ niệm một thời, nói cách khác là để lưu lại những tình cảm thân thương về thầy xưa, bạn cũ, về mái trường thân yêu đã đặt vào đời ta viên gạch tri thức để có vốn liếng bước vào đời.
Với tinh thần đó, thầy trò đã mạnh dạn viết. Cảm động biết bao khi có những cú điện thoại từ khắp nơi gọi về: “Hoan hô các bạn ở quê nhà đã có ý tưởng hay. Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ, sẽ cố gắng viết!” Có bạn ở tận Mũi Cà Mâu, có bạn đang ở đảo Phú quốc, và cả các bạn ở Úc, Mỹ, Canada cũng vui mừng gọi về chia xẻ tình cảm với chúng ta.
Nhưng vấn đề tài chính thì sao đây? Anh Lê Bá Tâm từ TP. HCM chân tình gọi về động viên: “Muốn làm báo phải tốn đến ba bốn chục triệu; quê mình nghèo thế, anh em ngoài đó e không gánh nổi! Nhưng các anh đừng lo. Chúng tôi sẽ vận động anh em trong này và các bạn ở nước ngoài tài trợ thêm. Cứ làm đi, khó khăn cùng chia xẻ, mạnh dạn lên!”
Được lời như cởi tấc lòng, chúng tôi vững tâm làm. Thế rồi, những nhà hảo tâm đã lần lượt gọi về, hứa sẽ tài trợ cho báo, cho họp mặt. Ôi, quý hoá quá! Chúng tôi chỉ biết nói lời cảm ơn và đón nhận những tấm lòng hào hiệp của quý Thầy Cô và các anh chị em.
Thưa các bạn!
Khi đọc bài viết của thầy, cô và cựu học sinh gởi về mới hiểu hết tâm tư, tình cảm dồn nén từ bấy lâu nay trong lòng mỗi người, nay có dịp để tỏ bày.
Trước hết xin nói đôi lời về tình cảm của quý thầy cô dành cho trường, cho đồng nghiệp và học trò một thuở bên nhau.
Thầy Hiệu trưởng Phan Thanh Thiên từ thành phố Hồ Chí Minh về thăm Ban Biên soạn, hỏi han chân tình và có những lời chúc tốt đẹp; rồi sau đó, thầy gởi ra tặng một tập ảnh cũ về trường, lớp xưa để có tư liệu đưa vào đặc san kỷ niệm. Thầy Văn Phong kể về chuỗi ngày tận tuỵ giảng dạy, quản lý trường; lại còn đề xuất với anh chị em CHS những phương thức giáo dục truyền thống gia đình để con cháu đời sau tiếp bước cha ông làm rạng rỡ gia phong, đem sức tài phụng sự tổ quốc.
Quý thầy Trần Sĩ Tiêu, Nguyễn Thiện Lữ, Hoàng Đằng, Hồ Trị, Hoàng Văn Hoà, Trần Văn Kỳ, Hoàng Mãi,… đều đóng góp bài viết đầy tâm huyết, và thường xuyên thăm hỏi, động viên Ban liên lạc, Ban biên soạn.
Có những câu chuyện thật bất ngờ và cảm động về thầy xưa, trò cũ mà quý thầy cô muốn kể cho chúng ta nghe. Đây, mời bạn hãy nghe thầy Trần văn Kỳ kể lại một chuyện tưởng như không thể xảy ra, nhưng thực tế đã xảy ra trong một buổi họp lớp 9/2 cũ (khoá 68 - 72) do thầy Kỳ làm chủ nhiệm. Có ai đời học trò gặp thầy cũ mà lại chỉ tay vào mặt thầy rồi hỏi các bạn: “Thằng này ngồi chỗ nào mà tao không nhớ?” Rất phạm thượng mà cũng rất thật thà, đáng tha thứ; và cảm động biết bao khi bạn ấy biết mình nhầm phải nhận lỗi với thầy, rồi tự đưa tay tát liên tục vào hai má mình theo kiểu tạ tội của người Trung hoa xưa!
Cách nửa vòng trái đất, nhiều thầy cô gọi về thăm hỏi, gởi bài, ảnh cho báo, và giúp đỡ tài chính để có điều kiện in ấn. Cô Như Hoàn, với lá thư thật chân tình, cảm động, như lời của người mẹ đang tâm sự với đàn con, nhắc chúng ta ôn lại một thời dĩ vãng xa xưa thật nặng tình nặng nghĩa ; thầy Phú, cô Tĩnh, cô Gái, cô Hường, cô Quy … mail về hỏi thăm, động viên và chúc thực hiện thành công những ước mơ hằng ấp ủ.. Thầy Bùi Ngọc Bửu với hai bài viết thể hiện nỗi lòng của người xa xứ đối với quê hương, với mái trường đã một thời vui sống và dạy dỗ học sinh thân yêu …
Về bài viết của anh chị em CHS thì hầu hết các bạn tập trung vào những kỷ niệm vui buồn rất thân thương của tuổi học trò thời học tập, rèn luyện dưới mái trường xưa, nhưng mỗi người một vẻ, một phong cách riêng, mang lại cho ta những câu chuyện đậm đà tình cảm. Họ kể về những thầy giáo, cô giáo, những bạn học mà mình kính mến, yêu thương và có nhiều kỷ niệm nhất; về những buổi học, buổi cắm trại, buổi du ngoạn được nhà trường hoặc thầy cô tổ chức; đặc biệt họ kể cả những chuyện tình riêng tư của tuổi học trò mới lớn, từ lâu còn sợ xấu hổ chưa dám kể ra, chưa hề tiết lộ với vợ vì sợ các sư tử Hà đông nổi cơn thịnh nộ, cũng không dám kể cho con cháu nghe vì sợ chúng phê bình các vị ngày xưa sao yêu đương sớm thế! Ví dụ mối tình trắc trở, trái ngang của bạn Trần Văn Triệu (khoá 63 - 67); chuyện cùng bạn lẽo đẽo bám theo bóng hồng của Lê Ngọc Quế (khoá 67 - 71) ... Những điều ức chế, đè nén trong tim bốn mươi, năm mươi năm nay chưa một lần được thốt ra thì bây giờ có dịp tỏ bày, các bạn đã nói toạc ra tất cả không chút ngại ngùng! Những chuyện ngày xưa có khi thầy, cô xử sự chưa phải với mình, mình xử sự chưa phải với thầy cô hoặc bạn bè, nhất là với người khác phái, giờ đây  các bạn không còn giấu giếm nữa. Kể những chuyện không hay lắm về thầy cô có phạm thượng không? Xét một mặt nào đó là có, nhưng mặt khác lại có thể thông cảm và tha thứ được, vì tất cả bây giờ chỉ là kỷ niệm, kể để bạn bè nghe lại cho vui chứ không phải để trách móc, hờn giận. Nhơn vô thập toàn, có thể có thầy cô ngày xưa đã xử sự chưa hay với học trò, nhưng không có dịp nói ra, và nay nghe học trò kể lại  thì cũng xem đấy là một kỷ niệm, là điều nên rút kinh nghiệm, thế thôi. Ví dụ trò Lê Văn Hiệp lớp 9/1(khoá 68-72) kể chuyện học Anh văn, có lúc thầy dùng roi đánh vào mông những học sinh lười học theo kiểu “Thương cho roi cho vọt”, rồi làm thơ khuyên các học sinh đừng ham chơi, quên nhiệm vụ. Ngày ấy dùng roi còn tha thứ được, so với bây giờ thì đó là xúc phạm nhân cách học sinh. Nhưng trò kể lại, thầy nghe lại cũng chỉ để cười xí xoá với nhau, vì nó là kỷ niệm! Còn kể sao hết bao nghịch ngợm, đôi lúc trở thành vô lễ của tuổi học trò. Bây giờ chúng tôi cũng cho ghi lại trong đặc san; vì khi họ kể, chúng tôi nghe như có xen lẫn sự hối hận kèm theo những lời tạ tội!
Cũng có những bài viết về quê hương, nơi ngôi trường xưa toạ lạc; rồi những tình cảm đối với người thân, những suy nghĩ, trăn trở phải làm gì cho quê miềng ngày càng khấm khá hơn . . .
Có những kỷ vật gần hai phần đời người, qua bao biến cố, chiến tranh, bão lụt, chuyển dịch,... thầy và trò vẫn trang trọng giữ gìn, quyết không để bị thất lạc, dù cho nhiều của cải quý báu khác đã bị mất đi. Đó là những tấm ảnh lưu niệm về trường xưa, lớp cũ, ảnh chụp riêng và chụp chung với thầy cô, bạn bè; rồi những tấm thành tích biểu có đầy đủ chữ ký, lời phê của thầy cô, những tấm bằng khen, và cả những lá thư, bản nhạc của quý thầy sáng tác để tặng trường, tặng lớp ... Họ cứ giữ như thế có lẽ đến ngày từ giã cõi đời này dù chúng đã cũ nhàu, nét chữ đã mờ phai, vì chúng quý báu lắm, thiêng liêng lắm! Do không gian của ấn phẩm có hạn, chúng tôi chỉ sao chụp một số ít gởi vào đây để chúng ta cùng xem lại. Dù chúng không phải của chính mình, nhưng nhìn vào đó cũng đủ gợi nhớ cho ta về những kỷ niệm thân thương của tuổi ngọc ngà thuở ấy.
Những trang danh sách tên và địa chỉ của quý thầy cô, một số danh sách bạn cùng lớp qua các thế hệ cũng được đính vào đây, xem như một trung tâm liên lạc, cung cấp thông tin cho chúng ta về những người thân mà các bạn muốn tìm đã mấy chục năm nay nhưng chưa tìm được. Trung tâm miễn phí này là một phiên bản của chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, đã từng mang sự đoàn tụ đến cho bao gia đình với những nỗi vui mừng, xúc động đầy tiếng cười và cũng dạt dào nước mắt. Các bạn cũng có thể xem đặc san này là một sân chơi bổ ích cho lớp người đã xế chiều mong tìm lại những trò chơi thơ ngây, vô tư của một thời son trẻ.
Nhìn khái quát, dù mỗi bài viết thể hiện một khía cạnh khác nhau nhưng tựu trung nội dung tập san vẫn xoay quanh chủ đề tình cảm thầy trò, tình cảm bạn bè chung lớp chung trường và những kỷ niệm thân thương của một thời phượng hồng, áo trắng thư sinh, gắn liền với tình yêu quê hương Triệu Phong, Quảng Trị tuy còn nghèo khó nhưng là nơi chôn nhau cắt rốn của CHS chúng ta; cho dù đi đâu, ở đâu cũng không quên tìm về nguồn cội! Chúng ta mơ một ngày đoàn tụ bên nhau và cùng cất lên tiếng hát trầm lắng, thiết tha: “Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”…!(TCS).
Hy vọng đặc san sẽ là một món quà có ý nghĩa cho tất cả chúng ta. Nó vừa là một cuốn lưu bút lớn ghi lại và lưu trữ những tình cảm cao đẹp và những kỷ niệm thân thương của một thời dĩ vãng, cũng vừa làm nhân chứng để chúng ta nói với con cháu mình rằng “Ngày xửa ngày xưa, BA-MẸ-ÔNG-BÀ, đã từng có một thời như thế tại một ngôi trường ở quê hương Triệu phong yêu dấu. Các con, các cháu hãy học lấy những tình cảm cao đẹp của lớp người đi trước để sống cho xứng đáng với đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc”.
Cuối cùng, một lần nữa, xin thưa với bạn đọc rằng không ai trong chúng tôi là nhà văn, nhà thơ cả; chữ nghĩa cũng đã lờ mờ cả rồi. Tất cả những gì thể hiện qua các trang viết chỉ để gởi gắm tấm lòng hướng về ngôi trường Triệu Phong thân yêu, về thầy xưa, bạn cũ kính mến. Ban biên tập cũng chẳng hơn gì, chỉ đem cái nhiệt tình ra để điều chỉnh, sắp xếp lại bài viết của tác giả đôi chút thôi. Vì thế, chắc chắn không sao tránh được những thiếu sót, nhược điểm về cả nội dung lẫn hình thức. Rất mong bạn đọc thông cảm và vui lòng bỏ qua cho.
BBT xin trân trọng giới thiệu Ấn phẩm  “KÝ ỨC TRƯỜNG XƯA” trường Trung học Triệu Phong 1960-1975 với bạn đọc. Mong mọi người vui lòng đón nhận với mối thiện cảm và chia xẻ niềm hân hoan của chúng tôi.
Kính chúc quý Thầy Cô và các bạn vui, khoẻ và hướng về ngày đoàn tụ sắp tới. Chân thành cảm ơn tất cả./.
BAN BIÊN SOẠN
                                         


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét