Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Chúc mừng năm mới -phong tục Việt ngày tết


Blog :Văn Thiên Tùng
HƯƠNG THỜI GIAN

 

Chúc mừng năm mới

 ẤT Mùi-  2015






Chúc mừng năm mới

Giáp Ngọ -- 2014

 


KÍNH CHÚC QUÝ THẦY-CÔ,     
QUÝ THÂN HỮU, VĂN-THI HỮU
ACE. ĐỒNG MÔN VÀ BẠN BÈ GẦN XA
AN KHỎE- HẠNH PHÚC


  
Con ngựa với Con người
Hà Sĩ Phu
clip_image002Trong 12 con giáp có đến bốn con tiêu biểu cho sức mạnh, song Hổ thì mạnh nhưng ác, Trâu thì to xác nhưng chậm mà đần, Rồng thì mạnh nhưng chỉ trong tưởng tượng, chỉ để mà thờ (như kiểu chủ nghĩa Xã hội), chỉ có Ngựa là mạnh và nhanh thật sự, lại hữu dụng với con người. Cho nên, đối với con người, Ngựa là biểu trưng thực tế và hoàn hảo của sức mạnh, của tốc độ, của thành công và kinh doanh phát đạt. Đó cũng là cái nền để con người “bổ sung” thêm cho ngựa những uy lực lý tưởng bằng cách thần thoại hóa như chắp thêm cho ngựa nhiều đầu, chắp cánh để bay…
Thật vậy, ngựa sống mạnh và sống đẹp! Mạnh thì quá rõ, nhưng mấy ai biết ngựa rất đẹp về thể xác và cả… “tấm lòng”. Ngựa phi rất đẹp, đi thong dong hay gặm cỏ cũng đẹp, ngay cả khi phải đánh nhau vì “ghen” cũng đẹp mới là chuyện lạ. Không thể tưởng tượng những thân hình ngựa chiến xăn chắc nặng ngót nửa tấn lại có thể mềm mại như những vũ công.
Ngựa cung cấp những tấm hình rất đẹp về nghệ thuật và rất dễ tạo hình đặc trưng cho những thương hiệu. Ngựa gắn với những chiến công, những anh hùng dân tộc như Ngựa Gióng, Ngựa Quang Trung… đã thành những vẻ đẹp bất tử mà kẻ thù xâm lăng không thể xóa mờ.
clip_image003 clip_image004
Ngựa phi Ngựa phi
clip_image005 clip_image006
Ngựa vượt rào Ngựa thong dong bước một
clip_image008 clip_image010
Dáng đứng khi ăn Mở đầu cuộc chiến
clip_image011 clip_image013
Nội chiến Kẻ ưu việt sẽ chiến thắng
clip_image015 clip_image016
Vó ngựa phi Ngôi mã hậu: Mạnh mà rất đẹp
clip_image018 clip_image020
Tung bờm Chồm lên phía trước
clip_image022 clip_image023
Niềm vui không phân biệt màu da


QUÝ TỴ -2011
VẠN SỰ CÁT TƯỜNG - NHƯ Ý



cung-chuc-tan-xuan

Chúc mừng năm mới

Nhân dịp đón mừng  tết Tân Mão 2011

Những Lời Chúc đầu năm  
 

Tiễn Bác Ba mươi về chốn cũ,
Nghênh Cô Miu-mĩu tái giáng trần.  
 ( Blog Văn Thiên Tùng - Hương Thời Gian)

Vào link dưới  để hiểu tìm thêm: 
Nhớ tết quê hương
Xướng
Nằm nghe rộn rã tiếng xuân ca,
Ngoài tuổi bảy mươi vẫn chửa già.
Tiễn cọp về rừng nghinh tết đến,
Đón mèo vô cửa tiếp năm qua.
Nhà nhà hớn hỡ bên nồi bánh,
Chợ chợ tưng bừng giữa phố hoa.
Hương sắc muôn màu tô cảnh đẹp,
Chạnh lòng lữ khách nhớ quê nhà..
Lê Ngọc Kha
MA, USA
NĂM MỚI HAI NƠI
Họa bài Nhớ tết quê hương
Của Lê Ngọc Kha
Mùa về rộn rã tiếng chim ca,
Thế giới chung vui hết trẻ già.
Book  vé khi về chào Tết đến,
Biếu quà lúc lại đón Xuân qua.
New Year New York đi xem pháo,
Năm Mới Sài Gòn ghé ngắm hoa.
Khi sống Việt Nam lúc ở Mỹ,
Hai nơi vẫn thấy cứ như nhà.
Nguyễn Tường, Saigon Feb 07, 2011
Vào 2 cái links dưới đây để thưởng thức nhạc Xuân và... pháo ăn Tết!
1. dùng mouse...châm ngòi pháo,
                             2. và bấm dấu + để thêm pháo...đốt hoài không hết! 

http://taberd75.com/DotPhao/DotPhao.htm
http://taberd75.com/NhacXuan/nx.htm
Lộc biếc mai vàng xuân hạnh phúc
Đời vui sức khỏe tết an khang
ẢnhSỐ.net ~ Bạn hãy click vào đây để thay đổi kích cỡ ảnh

 


Những ý nghĩa của cái Tết
trong truyền thống Văn hóa Việt Nam
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

Những ý nghĩa của cái Tết trong truyền thống Văn hóa Việt Nam.
(Radio Veritas Asia 8/02/2005) - Quí vị và các bạn thân mến. Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới: Tết Nguyên Ðán, còn gọi là Tết Cả. Trên thực tế, Việt Nam có hàng chục ngày Tết cổ truyền có rất nhiều ý nghĩa ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Và trong từng cái tết ấy, đều chứa đựng một sự tích sâu xa ví như sự giao thoa với nền văn hóa khu vực, song đã được Việt hóa một cách tự nhiên và sâu sắc.
Nhân ngày cuối năm, chương trình Khoa học và Ðời sống tuần này, chúng tôi xin trình bày những ý nghĩa của những cái Tết của Việt Nam:
Quí vị và các bạn thân mến,
Tết Nguyên Ðán: Tết Nguyên Ðán là Tết lớn trong năm. Tết này còn gọi là Tết Cả, vào đúng vào ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch, ngày đầu tiên của Năm Mới. Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết Nguyên Ðán trước hết là Tết của gia đình. Trong 3 ngày Tết diễn ra với ba cuộc gặp gỡ lớn ngay tại mỗi nhà. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ của những Gia Thần, đó là Tiên Sư hay Nghề Sư là vị tổ đầu tiên dạy nghề mà gia đình mình đang làm. Thổ công, trong giữa đất, nơi mà mình đang ở; và Táo Quân là thần của việc nấu ăn của mọi người trong gia đình. Cuộc gặp gỡ thứ hai là cuộc gặp gỡ Tổ Tiên Ông Bà, những người đã khuất. Người dân tin rằng linh hồn của những người đã khuất cũng về với con cháu của họ vào dịp Tết. Cuộc gặp gỡ thứ ba là cuộc đoàn tụ của những người trong nhà, như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất. Mỗi năm tết đến, dù đang ở đâu, làm gì, trong hoàn cảnh nào, hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về quây quần với những người thân trong gia đình. Dịp Tết Nguyên Ðán người ta làm bánh chưng trong cái niêu, đi chúc mừng nhau, mở hội, tổ chức các cuộc vui chơi, thi đỗ, ăn uống rất tưng bừng. Tết Nguyên Ðán thực sự là ngày hội mùa lớn, ngày nhớ ơn, tạ ơn, chúc mừng, sum họp vui vẻ, và thiêng liêng.
Tết Khai Hàng: Theo tính cách của người xưa, ngày mồng 1 tháng Giêng ứng vào ngày gà; mồng hai: chó; mồng ba: lợn; mồng bốn: dê; mồng năm: trâu; mồng sáu: ngựa; mồng bảy: người; mồng tám: lúa. Trong 8 ngày đầu năm, cứ ngày nào sáng sủa, thì coi như loài giống thuộc về ngày ấy được tốt cả năm. Vì vậy, đến mồng bảy, thấy trời tạnh ráo, quang đãng, thì người ta tin rằng cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc. Mồng bảy hạ cái niêu kết thúc Tết Nguyên Ðán cũng là ngày bắt đầu tết Khai Hàng, Tết mở đầu cho ngày vui để đón chào mùa xuân mới.
Tết Thượng Nguyên: Tết Thượng Nguyên hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, vào đúng ngày rằm tháng Giêng, ngày trăng rằm đầu tiên của năm. Tết này phần lớn được tổ chức tại Chùa Chiền, vì ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là ngày Vía của Phật Tổ. Thành ngữ có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi Chùa, mọi người về nhà họp mặt, cúng Gia Tiên và ăn cỗ.
Tết Hàn Thực: Hàn Thực nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này vào ngày mồng 3 tháng Ba âm lịch. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Công Tử Trùng Nhĩ, về sau là vua Tấn Văn Công, khi gặp cảnh hoạn nạn, đói quá, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi của mình, nấu dâng cho ăn. Sau 19 năm phiêu bạt, Trùng Nhĩ lại được trở về nắm giữ vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi. Tử Thôi cũng không oán hận, vì nghĩ việc giúp đỡ Trùng Nhĩ là một nghĩa vụ của kẻ bầy tôi. Và Tử Thôi đưa mẹ vào sống ở núi Ðiều. Lúc vua nhớ ra cho người tới mời mà không được, liền sai đốt rừng để Tử Thôi phải đi ra. Tuy nhiên Tử Thôi không ra, và hai mẹ con cùng bị chết cháy. Hôm ấy đúng ngày 5 tháng Ba. Ðau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi, và đổi tên núi đó là Giới Sơn. Người quanh vùng thương Tử Thôi nên hằng năm từ ngày mồng 3 đến mồng 5 tháng Ba thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn. Từ thời Nhà Lý, người Việt đã tiếp nhận Tết này nhưng chỉ tổ chức vào một ngày mồng 3 tháng Ba mà thôi, không kiêng đốt lửa và thường làm bánh trôi, bánh chay, thay cho đồ nguội, mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít người hiểu rõ chuyện Giới Tử Thôi. Hiện nay, Tết này vẫn thường đậm nét ở miền Bắc, nhất là các tỉnh quanh Hà Nội.
Tết Thanh Minh: Trong truyện Kiều có viết rằng: "Thanh Minh trong tiết tháng Ba, lễ là Tảo Mộ hội là Ðạm Thanh", Thanh Minh nghĩa là trời trong sáng, nhân đó người ta đi thăm mồ mã của những người thân. Tết Thanh Minh thường vào tháng Ba âm lịch trở thành lễ Tảo Mộ. Sau khi đã tảo mộ, mọi người trong gia đình trở về nhà làm lễ cúng gia tiên.
Tết Ðoan Ngọ: Tết Ðoan Ngọ còn gọi là Tết Ðoan Dương, vào ngày mồng 5 tháng Năm âm lịch. Ðây là giai đoạn chuyển mùa từ Xuân sang Hạ, nên khí hậu có nhiều thay đổi đột ngột, dễ sinh bệnh thời khí. Ca dao Viêt Nam có câu: "Chưa ăn bánh nếp Ðoan Dương, áo bông chẳng dám khinh thường cỡi ra". Khúc Nguyên là một nhà thơ nổi tiếng, một vị trung thần của nước Sở, do can ngăn Ngũ Hoài Vương không được, đã uất ức ôm đá gieo mình xuống sông Miệt La tự vận. Hôm ấy đúng ngày 5 tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, người dân Trung Quốc làm bánh, cuốn chỉ ngũ sắc bên ngoài, chủ ý khiến cho cá sợ khỏi ăn, rồi bơi thuyền ra giữa sông ném bánh xuống cúng Khúc Nguyên. Ở Việt Nam ít người biết chuyện Khúc Nguyên, mà chỉ coi mồng 5 tháng Năm là Tết giết sâu bọ, vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Mọi người dậy sớm, chỉ ăn hoa quả hoặc chè. Tuy nhiên mỗi nơi có thêm một phong tục riêng ví dụ như ở Phụng Lý, vào ngày này, người con rễ trong gia đình thường tới biếu người bố vợ một con ngỗng thật to.
Tết Trung Nguyên: Tết Trung Nguyên vào ngày rằm tháng Bảy. Theo sách Phật hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ. Ngay tại Chùa thường làm chay tịnh tế và cầu kinh Vu Lan. Tại gia đình thì bày cúng gia tiên, đốt vàng mã.
Tết Trung Thu: Tết Trung Thu nhằm vào ngày rằm tháng Tám. Trung Thu là Tết của trẻ con. Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa quả bánh kẹo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trong trăng rước đèn.
Tết Trùng Cửu: Tết Trùng Cửu vào ngày 9 tháng Chín âm lịch. Tết này bắt nguồn tự sự tích của Ðạo Lão. Thời Hán có người tên gọi là Hoàng Cảnh đi học phép tiên, một hôm thầy Phiên Tràng Phong bảo Hoàng Cảnh khuyên mỗi người trong gia đình, may một cái túi lụa đựng hoa cúc, rồi đến chỗ cao để tạm trú. Quả nhiên ngày 9 tháng 9 có lụt to, ngập hết làng mạc. Vì làm theo lời thầy, Hoàng Cảnh và gia đình đã thoát nạn. Từ xưa, nho sĩ Việt Nam đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc, gọi là Thưởng Tết Trùng Dương.
Tết Trùng Thập: đây là Tết của các thầy thuốc. Theo sách dược lễ thì đến ngày 10 tháng Mười âm lịch, thầy thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời xuân hạ thu đông, cho nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó, người ta thường làm bánh dầy, nấu chè, để cúng gia tiên, rồi đem biếu cho những người thân thuộc, chứ không mấy quan tâm đến chuyện thầy thuốc thầy thua.
Tết Hàn Nguyên: Tết Hàn Nguyên hay còn gọi là Tết Cầu Mới, vào ngày rằm hay ngày 1 tháng Mười. Ở nông thôn, Tết này thường được tổ chức rất lớn, vì đây là dịp nấu cơm gạo mới của vụ mùa vừa xong, trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.
Tết Táo Quân: Tết Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp. Người ta coi đây là ngày vua bếp lên chầu trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo truyền thuyết Việt Nam, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải chia tay nhau mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau đó người vợ may mắn lấy được chồng giàu. Một năm kia vào ngày 23 tháng Chạp, người vợ đang đốt vàng mã ngoài sân, thì thấy một người ăn xin bước vào. Nhận ra chính là chồng cũ, nên người vợ động lòng, đem cơm gạo tiền bạc ra cho. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, uất ức, lao vào bếp lửa tự vận. Người chồng cũ đau xót, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, cũng lao vào lửa chết theo. Trời thấy cả 3 đều có nghĩa, nên phong cho làm vua bếp. Ca dao Việt Nam có câu: "Thế gian một vợ một chồng chẳng như vua bếp hai ông một bà". Vì tích ấy, cứ đến phiên chợ ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua hai cái mũ cho ông, một cái mũ cho bà, bằng giấy, và 3 con cá chép làm ngựa để vua bếp về chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt, và cá chép được mang ra thả ao hồ, sông suối.
Chương trình Khoa Học và Ðời Sống tuần này xin tạm ngưng tại đây, xin chúc quí vị và các bạn một năm mới an bình thịnh vượng.

 
Chúc Tết
 Tân Mão (2011)
Đua nở trăm hoa thắm sắc vàng,
Chúc mừng thân hữu đón xuân sang.
Nghinh tân cầu được thêm đoàn kết,
Tống cựu mong cho hết bẽ bàng,                                                                                                                                                                         
Gia đạo bình yên luôn hạnh phúc,
Đường đời thành đạt mãi vinh quang.
Sống vui sống khỏe như Bành Tổ,
Thoải mái tâm tư tết rỡ ràng.                                         
Lê Ngọc Kha  
Boston, MA

NỤ TẦM XUÂN
Xướng

Hương lạnh chợt về theo cố nhân

Ngỡ ngàng quen lạ nét thanh tân

Ngoài hiên mai b
úp còn e ấp

Trong gió chồi ươm vẫn ngại ngần

Tim kẻ tìm đau gai bưởi tết

Lòng ai lặng héo nụ tầm xuân

Lời ca dao cũ lòng xa vắng

Nương bước sầu đông vẳng tiếng gần

29-01-2011

Đoàn Chinh Nam

 



Họa vận :  Chúc Tết
          Của Lê Ngọc Kha


Đông mãn xuân qua tỏa nắng vàng
Hoàng hoa đua nở đón Mèo sang
Ngòi lồng mô tả khen nhan sắc
Bút thép mừng nay dứt tiếng bàng
Rót rượu thanh bình mời mặc khách
Đề thơ hạnh phúc rước hào quang
Hân hoan đoàn kết tình dân tộc
Chúc Tết vui chơi mãi rộn ràng.
Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường.











XUÂN VÀ MƠ ƯỚC
Họa bài Chúc Tết
của Lê Ngọc Kha

Đến hẹn mai vươn mấy nụ vàng,
Trên trời én liệng báo mùa sang.
Đoàn người đón Tết ra Côn Đảo,
Lớp khách du Xuân đến Kẻ Bàng,
Thầm nguyện Việt Nam ngày thịnh vượng,
Dám mong Âu Lạc buổi vinh quang.
Xuân về mơ ước điều muôn thuở,
Tổ quốc tương lai đẹp rỡ ràng.

Nguyễn Tường, Saigon Jan 29, 2011
26 Tết Tân Mão

Chúc Tết
Rực rỡ muôn hoa đỏ tím vàng
Thiên nhiên chuyển sắc đón xuân sang
Thi nhân trầm mặc đề khai bút
Trẻ nhỏ đùa nô pháo nổ:- " bàng "
Chúc thọ, chúc duyên, chúc phát đạt
Cầu tài, cầu lộc, cầu đăng quang
Mong cho trăm họ cùng sung sướng
Cuộc sống an vui cởi buộc ràng.
Hạ Thái
Trần Quốc Phiệt


Choài bieác loäc non hoa nở vaøng,
Nhaønh mai ñaàu ngoû baùo muøa sang.
Xuaân veà nghæ döôõng leân Ñaø laït,
Teát ñeán haønh höông tôùi Keû Baøng.
Ñaát nöôùc ñeïp töôi nhieàu thaéng caûnh,
Non soâng toâ thaém laém kyø quan.
Queâ höông gaám voùc Vieät Nam ñoù,
Noøi gioáng Roàng Tieân ñaõ roû raøng.
Văn kế Thế

Họa 4
 
Mong nắng sẽ lên ửng ấm vàng,
Quê nhà đang rét tự đông sang.
Lạnh ơi phương bắc ùn ùn thẳng,
Buốc ạ trời trung áp áp bàng.
Mong được xuân về nên đất ráo,
Cầu cho tết đến lại trời quang.
Dân tình ướt át ai nào muốn,
Nguyện chúc tất nhiên ấy rõ ràng.
Võ Sĩ Quý
Xin chào các anh, giúp vui với các anh
vào những ngày cuối năm. Kính chúc
các anh năm mới VẠN SỰ NHƯ Ý


 
Xuân cảm
Bài họa Tâm Giao Nguyễn Văn Tương
Quê ta xuân đến ngập màu vàng
Vàng n
ắng, mai vàng đón tết sang
Niên c
ựu, hải biên phòng Rợ Bắc
Tân xuân, lãnh địa nh
ớ Hồng Bàng
Dân tình, mong mỏi thêm giàu có

Đ
ất nước, cầu cho được ánh quang
M
ột cõi trường tồn Người Lạc Việt
ời vui cuộc sống rộn ràng ràng.
 
Chúc tết xuân Tân Mão
Bài họa Trần Lệ Khánh

Mai cười trong nắng ửng tươi vàng
Chúc khắp non sông đón tết sang
Tấn lộc thịnh cường dân Lạc Việt
Tấn tài sung túc đất Hồng Bàng
Quê hương tú lệ xanh trang mộng
Tổ quốc huy hoàng rực ánh quang
Tống cựu nghênh tân vui cất cánh
Trời cao bay vút vượt khung ràng.

Xuân
Bài họa Linh Đàn
Mai Xuân khoe sắc nụ ươm vàng
Rực rỡ muôn màu đón tết sang
Hà Bắc rét dài về Móng Cái
Bình Dương mát rượi đến Bầu Bàng
Khổng môn Hà Nội về Văn Miếu
Phật tử Sai Gòn tụ Ấn Quang

Đức Mẹ La Vang ngời chính điện
Những ông thầy bói mãi chàng ràng


Mừng tân niên
Bài họa Phùng Trần Trần Quế Sơn

Giao mùa én liệng nắng tươi vàng
Xuân tiễn Đông qua đón Tết sang
Hớn hở mọi nhà vui hội tụ
Hân hoan khắp chốn họp suy bàn
Tủ thờ hoa quả cau trầu rượu
Câu đối hương đèn ngũ sắc quang
Khấn vái tân niên giàu phước lộc
An cư gia đạo sống rình ràng


Xuân Tân Mão

Bài họa  Lê Văn Thanh

Sân trước hàng mai hoa rực vàng
Đón chào năm mới chúc giàu sang.
Mừng xuân con cháu - cầu tâm quảng  (1)
Vui tết tổ tông -  ước thể bàng
Đất nước yên bình - tâm viên mãn
Gia đình hạnh phúc - đức lưu quang...
Xuân còn buốt giá còn mưa gió
Tết vẫn vô tư vẫn rộn ràng.   

Đón xuân
Bài họa Nguyễn Văn Quang
             
Nắng ấm bừng soi, quý tợ vàng,
Đẩy lùi giá rét, chúa Xuân sang.
Được trời dâm mát, ươm cành táo,
Thoát cảnh hắt hiu, nhặt lá bàng!
Nhũng loạn, khốn cùng mau thoái bộ,
Thanh bình, hạnh phúc sớm đăng quang!
Tuổi già ngắm trẻ mừng Xuân mới,
Tim cũng reo vui, đập rộn ràng.

Chúc xuân
Bài họa Trương Nghị
             
Trước ngõ cành xuân hé nụ vàng
Vườn bên cánh thắm gió đưa sang
Lửa reo trong bếp thanh giòn giã
Én liệng ngoài song cánh bộn bàng
Mấy chén hương vầy thơ viễn khách
Đôi dòng bút vẫy nét thiều quang
Chúc nhau năm mới đầy an lạc
Muôn chốn cùng vui tết r ràng

Chúc xu ân
Bài họa Trương Văn Lũy
             
Xuân đến xuân đi chớ vội vàng
Vận thời ngang trái vẫn chưa sang
Quan tham chủ cốt vì danh lợi
Nghĩa sỹ nhằm chi lụy bẽ bàng
Trách nhiệm vì dân lo gánh vác
Trung thành việc nước dựng vinh quang
Ra tay dẹp sạch phường cơ hội
Đất nước đi lên rạng rỡ ràng.

- Xem phong thủy theo cách người Việt - vào đường link

http://www.blogphongthuy.com/

- Tử vi tướng số- khoa học xem bàn tay  cho mọi người... vào đường link

http://xemtuong.net/xemchitay/index.php

http://vietcongonline.files.wordpress.com/2011/01/1419.jpg?w=264&h=300

Tương Truyền về Tỳ Hưu : Con vật linh thiêng Số Một mang lại may mắn về Tài lộc - Công danh

Vật Phẩm Phong Thủy | Lượt xem: 9,597,917 lượt 1 Comment »
Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua.
tyhuudocngoc.jpg
Tỳ Hưu chế tác bằng Độc Ngọc, một loại ngọc cực hiếm (click tìm hiểu thêm)
Xem tiếp bài viết »
Tỳ Hưu Trang SứcDân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu… Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm). Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ…
chucmungnammoi2011.jpg
Xem tiếp bài viết »

Phong tục lễ cúng “Giao thừa”

Đôi Dòng Suy Tư | Lượt xem: 86,779 lượt No Comments »
Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.
giao-thua-2011.jpg
Xem tiếp bài viết »

Phong tục cúng lễ ngày Tết

Đôi Dòng Suy Tư | Lượt xem: 165,084 lượt No Comments »
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Vì vậy gần đến ngày Tết mọi người ai cũng lo trang trí bàn thờ tổ tiên để đón năm mới.
cungletet.jpg
Xem tiếp bài viết »







Tỳ Hưu Bắc Kinh

XUẤT HÀNH, CHỌN TUỔI XÔNG NHÀ (XÔNG ĐẤT), KHAI TRƯƠNG ĐẦU NĂM TÂN MÃO (2011).

Cải Tạo Vận Mệnh, Đôi Dòng Suy Tư | Lượt xem: 683,522 lượt 3 Comments »
Theo phong tục cổ truyền Tết Nguyên Đán bắt đầu từ giao thừa. Nên ông bà thường khuyên con cháu kể từ giờ phút này nên vui vẻ với nhau, không nên cải cọ, không làm vở chén bát. Còn ông bà, cha mẹ lo lễ cúng giao thừa, là lễ cúng đưa tiễn các vị hành khiến năm cũ và đón rước các vị hành khiến năm mới ở ngoài sân, và trong nhà thì cúng ông bà tổ tiên…
chuctettan-mao.gif
Xem tiếp bài viết »





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét