THƠ HÌNH THOI
MƯA RÀO
Mưa
Lưa thưa
Vài ba giọt…
Ai khóc tả tơi ,
Giọt lệ tình đau xót?...
Nhưng mây mù tịt , gió đưa
Cây lá rụng xào xạc giữa trưa.
Mưa đổ xuống ào ạt ,mưa , mưa , mưa!
Thời gian trôi tan tác theo tiếng mưa cười!
Không gian dập vùi tan nát theo thác mưa trôi Đàn em thơ nhào ra đường ,giỡn hớt chạy dầm mưa
Cỏ hoa mừng nên vận hội, ngả nghiêng tắm gội say sưa
Nhưng ta không vui,không mừng. Lòng không ca,không hát!
Ta đưa tay ra trời, xin giòng mưa thấm mát .
Tưới vết thương, lòng héo hắt tự năm xưa!
Nhưng, ô kìa! Mưa rụng, chóng tàn chưa!
Trời xanh xanh, mây bay tan tác.
Ai còn ươm hạt mưa đào ,
Lóng lánh trong tim hoa?
Ai ươm mơ sầu,
Ôi mong manh,
Trong tim
Ta!
NGUYỄN VỸ
XƯA VÀ NAY
xưa
anh về
cây sứ trắng
mùi hương đê mê
trăng treo ngoài hiên vắng
mắt huyền nhìn anh long lanh
bao năm trôi thầm lặng
anh về trăng bay
hương sứ đắng
mũi cay
nay
( NGÔ HỮU ĐOÀN )
THƠ HÌNH BẦU RƯỢU
TRÚTBUỒN
rượu nồng
đắng môi
trút buồn
ta cứ uống
mãi uống vào
giết chết cuộc tình
giết chết một giấc mơ
đừng khóc những vần thơ
hãy để cho tình yêu lên tiếng
ta gửi gắm vào những tâm hồn
nuôi sống giấc mộng của lứa đôi
nếu em không bao giờ yêu tôi
để trái tim em mang tội lỗi
trên cát biển tôi ngồi
có bóng hình em
hoà vào đêm
tan biến
say!
cứ say đi
quên hết cuộc tình buồn
nước mắt kia không rõ cội nguồn
khóc cho lòng quên đi đời trống vắng
đừng để sầu che khuất những ánh trăng
này em hỡi ! Nếu anh hoá thành sao băng
biến giấc mơ của em đó vào trong trí nhớ
trên biển cả , anh sẽ mãi làm con thuyền
đưa khách lữ hành về lại bến bình yên
trong mắt em đó cứ xem là anh điên
một người điên yêu em say đắm
trong lối mộng âm thầm
anh dõi mắt nhìn em
say trong đêm
lãng quên
( BẠCH VÂN NAM )
THƠ HÌNH CHỮ THẬP
Bài 1
LỘC XUÂN
(Bài thơ có 2 cách đọc )
Chung
Vui
Hưởng
Bông khai nở LỘC đơm đầy quả
Thắm
Tình
Xuân
Cách 1 :
Chung vui hưởng LỘC thắm tình xuân
Xuân tình thắm LỘC nở khai bông
Bông khai nở LỘCđơm đầy quả
Quả đầy đơm LỘC hưởng vui chung
Cách 2 :
Xuân tình thắm LỘC hưởng vui chung
Chung vui hưởng LỘC nở khai bông
Chung vui hưởng LỘC nở khai bông
Bông khai nở LỘC đơm đầy quả
Quả đầy đơm LỘC thắm tình xuân
(DIỄM DIỄM )
Bài 2 :
Tiên
nàng
lấy
Phiền lòng giải Quạt tay đưa gió
kết
nhân
duyên
( NGUYỄN KHẮC VIÊM)
Cách đọc :
Tiên nàng lấy quạt kết nhân duyên
Duyên nhân kết quạt giải lòng phiền
Phiền lòng giải quạt tay đưa gió
Gió đưa tay quạt lấy nàng tiên
Bài 3 :
Đây
anh
gởi
Thiếp nhớ chàngTHƠ đặng em hay.
bỏ
nghĩa
này.
Bài thơ đọc như sau:
Đây anh gởi thơ đặng em hay.
Hay em đặng thơ bỏ nghĩa này.
Này nghĩa bỏ thơ chàng nhớ thiếp.
Thiếp nhớ chàng thơ gởi anh đây.
KHUYẾT DANH
THƠ HÌNH TRÒN
Bài thơ được viết thành hình tròn với 13 chữ.
“Nhạn về đông gởi bạn tình chung một tấm lòng ngơ ngẩn đợi.”
N
H
A.
N
về
đông đợi
gởi ngẩn
bạn ngơ
tình lòng
chung tấm
một
N
H
A.
N
về
đợi đông
ngẩn gởi
ngơ bạn
lòng tình
tấm chung
một
một
Bài thơ đọc như sau :
NHẠN về đông gởi bạn tình chung.
Gởi bạn tình chung một tấm lòng.
Chung một tấm lòng ngơ ngẩn đợi.
Lòng ngơ ngẩn đợi nhạn về đông.
KHUYẾT DANH
THƠ ĐỌC NHIỀU CÁCH
1.Đọc theo 2 cách
ĐỀ TRANH MỸ NỮ
(Thuận nghịch đọc)
Đọc xuôi :
Hương tiên gác vắng nhặt ca oanh
Bận mối sầu khêu gượng khúc tranh
Sương đỉnh trướng gieo từng dục mộng,
Nguyệt bên rèm tỏ dễ si tình.
Vàng thưa thớt cúc tan hơi dạm,
Lục phất phơ sen đọ rạng thanh
Trang điểm ngại chăm dừng trục gấm
Phòng tiêu lạnh lẽo khoá xuân xanh.
Đọc ngược :
Thanh xuân toả liễu lãnh tiêuphòng,
Cẩm trục đình châm ngại điểm trang.
Thanh rạng độ liên phi phất lục,
Đạm hi tan cúc thát sơ hoàng.
Tình si dị tố liêm biên nguyệt,
Mộng xúc tằng liêu trướng đỉnh sương.
Tranh khúc cưỡng khiêu sầu mỗi bận,
Oanh ca nhật vĩnh các tiên hương
PHẠM THÁI
Xem bài thơ khác theo thể “yết hậu” của Phạm Thái:
SAY
Sống ở dương gian đánh chén chè
Chết về âm phủ cắp kè kè
Diêm vương phán hỏi : - Mang gì đó?
Be !
2.Đọc theo 6 cách
CỬA SỔ ĐÊM KHUYA
Hoa cười nguyệt rọi cửa lồng gương
Lạ cảnh thêm buồn nợ vấn vương
Tha thiết liễu in,hồ gợn bóng
Hững hờ mai thoáng gió đưa hương
Xa người nhớ cảnh tình lai láng
Vắng bạn ngâm thơ rượu bẽ bàng
Qua lại yến ngàn dâu ủ lá
Hoa đàn sẵn có để bên đường
HÀN MẶC TỬ
Cách đọc 1: Đọc xuôi
Cách đọc 2 : Đọc ngược
Cách đọc 3 : Bỏ 2 chữ đầu ở mỗi câu đọc xuôi
Cách đọc 4: Bỏ 2 chữ sau ở mỗi câu đọc xuôi
Cách đọc 5 : Bỏ 2 chữ đầu ở mỗi câu đọc ngược
Cách đọc 6 : Bỏ 2 chữ sau ở mỗi câu đọc ngược
3.Đọc theo 8 cách :
CẢNH XUÂN
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài dậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát , đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười
KHUYẾT DANH
Cách đọc 1 : Đọc xuôi
Cách đọc 2 : Đọc ngược
Cách đọc 3 : Bỏ 2 chữ đầu ở mỗi câu , đọc xuôi
Cách đọc 4 : Bỏ 2 chữ cuối ở mỗi câu , đọc ngược
Cách đọc 5 : Bỏ 3 chữ đầu ở mỗi câu , đọc xuôi
Cách đọc 6 : Bỏ 3 chữ cuối ở mỗi câu , đọc ngược
Cách đọc 7 : Bỏ 4 chữ đầu ở mỗi câu , đọc xuôi
Cách đọc 8 : Bỏ 4 chữ cuối ở mỗi câu , đọc ngược
4.Đọc trên 10 cách
MƯỜI THÁNG NHÌN LẠI
Mười trăng gió thoảng ,thoáng qua rồi
Tháng tháng ,ngày ngày ,nhẹ lướt trôi
Nhìn thấy trong lòng dâng cảm xúc
Lại như lan tỏa những bồi hồi.
BÊN SÔNG XƯA
Tuổi Anh Xuân sắc vẫn chưa già.
Chỉ mới năm mươi lại trẻ ra
Giấc mộng đêm xuân còn vẫn thắm
Mong chờ nụ biếc nở ngàn hoa.
Tiếp...
Xưa nay vẫn biết bướm vờn hoa.
Khổ nỗi bây giờ nụ chẳng ra.
Chỉ có trên cành đôi chiếc lá
Làm cho cánh bướm mãi la đà …
Tiếp..
Làm cho cánh bướm mãi la đà
Những nụ tầm xuân chẳng ra hoa
Mấy nhánh cây khô buồn héo quắt
Sầu thương bướm nọ hết cà rà.
Làm cho,những nụ,mấy nhánh ,sầu thương cho cánh bướm ,nụ tầm xuân,nhánh cây khô,thương bướm nọ. cánh bướm mãi la,tầm xuân chẳng ra,cây khô buồn héo,bướm nọ hết cà. bướm mãi la đà,xuân chẳng ra hoa,khô buồn héo quắt,nọ hết cà rà. làm cho cánh bướm mãi,những nụ tầm xuân chẳng mấy nhánh cây khô buồn,sầu thương bướm nọ hết (2,3,4,5,6,7 chữ ,có thể bỏ đầu,bỏ đuôi,tùy thích…)
Tiếp...
Lệ Cát Đằng (Bài thơ có 10 cách đọc) |
Đằng cát lệ rơi tình rẽ lối, Giăng sầu chuốc hận tủi hờn thơ |
1.- Đọc Xuôi :
Trăng buồn khóc liễu rũ tàn thu, Giá lạnh trời sương gió mịt mù. Cằn cỗi sắc hương mùi nhạt tẻ, Võ vàng son phấn nét mờ lu. Băng thanh lỡ phận vùi hoa gấm, Ngọc khiết thương đời thẹn tóc tơ. 2.- Đọc Ngược : Thơ hờn tủi hận chuốc sầu giăng, Lối rẽ tình rơi lệ cát đằng. Tơ tóc thẹn đời thương khiết ngọc, Gấm hoa vùi phận lỡ thanh băng. Lu mờ nét phấn son vàng võ, Tẻ nhạt mùi hương sắc cỗi cằn. Mù mịt gió sương trời lạnh giá, Thu tàn rũ liễu khóc buồn trăng. 3.- Bỏ 2 chữ đầu mỗi câu Bài Xuôi : Khóc liễu rũ tàn thu, Trời sương gió mịt mù. Sắc hương mùi nhạt tẻ, Son phấn nét mờ lu. Lỡ phận vùi hoa gấm, Thương đời thẹn tóc tơ. Lệ rơi tình rẽ lối, Chuốc hận tủi hờn thơ. 4.- Bỏ 2 chữ đầu mỗi câu Bài Ngược : Tủi hận chuốc sầu giăng, Tình rơi lệ cát đằng. Thẹn đời thương khiết ngọc, Vùi phận lỡ thanh băng. Nét phấn son vàng võ, Mùi hương sắc cỗi cằn. Gió sương trời lạnh giá, Rũ liễu khóc buồn trăng. 5.- Bỏ 3 chữ đầu mỗi câu Bài Xuôi : Liễu rũ tàn thu, Sương gió mịt mù. Hương mùi nhạt tẻ, Phấn nét mờ lu. Phận vùi hoa gấm, Đời thẹn tóc tơ. Rơi tình rẽ lối, Hận tủi hờn thơ. 6.- Bỏ 3 chữ đầu mỗi câu Bài Ngược : Hận chuốc sầu giăng, Rơi lệ cát đằng. Đời thương khiết ngọc, Phận lỡ thanh băng. Phấn son vàng võ, Hương sắc cỗi cằn. Sương trời lạnh giá, Liễu khóc buồn trăng. 7.- Bỏ 3 chữ cuối mỗi câu Bài Xuôi : Trăng buồn khóc liễu, Giá lạnh trời sương. Cằn cỗi sắc hương, Võ vàng son phấn. Băng thanh lỡ phận, Ngọc khiết thương đời. Đằng cát lệ rơi, Giăng sầu chuốc hận. 8.- Bỏ 3 chữ cuối mỗi câu Bài Ngược : Thơ hờn tủi hận, Lối rẽ tình rơi. Tơ tóc thẹn đời, Gấm hoa vùi phận. Lu mờ nét phấn, Tẻ nhạt mùi hương. Mù mịt gió sương, Thu tàn rũ liễu. 9.- Đọc như thơ tự do Bài Xuôi : Trăng buồn… Khóc liễu… Rũ tàn thu… Giá lạnh… Trời sương… Gió mịt mù… Cằn cỗi… Sắc hương… Mùi nhạt tẻ… Võ vàng… Son phấn… Nét mờ lu… Băng thanh… Lỡ phận… Vùi hoa gấm… Ngọc khiết… Thương đời… Thẹn tóc tơ… Đằng cát… Lệ rơi… Tình rẽ lối… Giăng sầu… Chuốc hận… Tủi hờn thơ… 10.- Đọc như thơ tự do Bài Ngược : Thơ hờn… Tủi hận.. Chuốc sầu giăng… Lối rẽ… Tình rơi… Lệ cát đằng… Tơ tóc… Thẹn đời… Thương khiết ngọc… Gấm hoa… Vùi phận… Lỡ thanh băng… Lu mờ… Nét phấn… Son vàng võ… Tẻ nhạt… Mùi hương… Sắc cỗi cằn… Mù mịt.. Gió sương… Trời lạnh giá… Thu tàn… Rũ liễu… Khóc buồn trăng…
Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân (15/12/2011)
Bài thơ này có 8 cách đọc.
Có lẽ chỉ có tiếng Việt mới phong phú như thế...
1. Bài
thơ gốc (bài 1):
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười. 2. Ðọc ngược bài gốc từ dưới lên, ta được bài 2:
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược Sóng lặng sông chờ khách lại qua Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa Vơi đầy chén rượu thơ vui thú Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.
3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần
bằng):
Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ
sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.
4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài (ngũ ngôn bát cú, luật
bằng vần bằng):
Mắt ai bóng thướt tha
Ðàn hát tiếng ngân xa Bến đợi thuyền xuôi ngược Sông chờ khách lại qua Sắc xuân hương quyện lá Cành trúc giậu cài hoa Chén rượu thơ vui thú Ánh xuân cảnh mến ta.
5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ta được bài (tám câu x bốn chữ ):
Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu Hoa cài giậu trúc Lá quyện hương xuân Qua lại khách chờ Ngược xuôi thuyền đợi Xa ngân tiếng hát Tha thướt bóng ai.
6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài (tám câu x bốn chữ):
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát Người đông bến đợi Sóng lặng sông chờ Tươi thắm sắc xuân Biếc xanh cành trúc Vơi đầy chén rượu Ngời sáng ánh xuân.
7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài (tám câu x ba chữ):
Ánh sáng ngời Chén đầy vơi Cành xanh biếc Sắc thắm tươi Sông lặng sóng Bến đông người Ðàn trầm bổng Mắt mỉm cười.
8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài (tám câu x ba
chữ):
Bóng thướt tha Tiếng ngân xa Thuyền xuôi ngược Khách lại qua Hương quyện lá Giậu cài hoa Thơ vui thú Cảnh mến ta |
THƠ NÓI LÁI
Cầu đạo nên chi phải cạo đầu
Dầu lai dưa muối cũng dài lâu
Na bường bát tới nương bà vải*
Dầu sãi không tu cũng giải sầu.
Thảo Am Nguyễn Khoa Vi
Làng vọng còn hơn cái lọng vàng
Mang sơ tấm áo, chớ mơ sang
Nhắn bạn lên non đừng bắn nhạn
Hang lỗ tìm vào bắt hổ lang
Cụ Nguyễn Khoa Vy mất năm 1968, cùng với cụ Ưng Bình Thúc Giạ thuộc thế hệ cuối cùng của Quốc tử giám. :
Nhớ Bạn
Nhắc bạn những thương tình nhạn bắc
Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông
Đêm thâu tiếng dế đâu thêm mãi
Công khó chờ nhau biết có không
THẢO AM NGUYỄN KHOA VI
Hoặc một bài thơ khác:
Đời chua, bậu cứ thử đùa chơi
Chơi ngổ xong rồi, kiếm chỗ ngơi
Bến đậu thênh thang, mời bậu đến
Ngồi đây say tít, ngất ngây đời.
Mỗi độ xuân sang chả có gì (chỉ có già)
Giàu sang, keo kiệt để mà chi? (...)
Vui xuân chúc tết cầu gia đạo
Cạn chén tiêu sầu tiễn người đi.
Lũ quỷ nay lại về luỹ cũ
Thầy tu mô Phật cũng thù Tây
THẢO AM
- Phấn lau chưa dứt nghe pháo lân
Tân niên rót rượu mời Tiên nâng
Cô dâu hứa đải ăn dưa hấu
Chú rể tinh thần tựa tình thân
Có ông phó đảo châm pháo đỏ
Chú lính xuân qua muốn xa quân
Mang vài chậu kiểng mai vàng rộ
Xin tuần nghỉ phép thoả tình xuân
- Về thường thăm lại vườn thề
Buồn lo trăm mối não nề bò luôn
Cuộn cho dùi mập cọ chuông
Người giàu sâu hiểm, chớ buồn dầu sao
Đau lòng lên tận Đông Lào
Thầy tăng ra đón, vẩy chào thằng tây
Tây đà vốn biết ta đầy
Bầy gà tre gạ đổi ngay ghe trà
Chả thằng nào bảo chẳng thà
Đổi trao như vậy chắc là đảo trôi
Vội ta mắc phải vạ tôi
Đành thôi vác chiếu về ngồi đồi thanh
Bánh ong* để dưới bóng anh. . . . .(bánh tổ ong)
Ăn rồi chợt nghỉ lanh quanh: Ôi rằng
Bắn trong khung vẻ bóng trăng
Làng thâm u quá cũng bằng lầm than
Ngang vài cung gấm ngai vàng
Khổ lòng ngắm thử y chang khổng lồ
Cố ra tìm bắt cá rô
Kho chi một tộ khi cho họ mừng...
Chiều ba mươi, thầy giáo tháo giày ra chợ bán
Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.
Thương em, muôn kiếp còn thương mãi,
Em nỡ đem tình anh thảy mương.
Đêm ngủ anh nằm thê thảm khóc,
Câu thề năm cũ quẳng ra đường...
A Lin.
Qua hố lội gặp thằng hối lộ
Câu đầu tiên nó hỏi tiền đâu?
Xin chữ ký? anh nghe kỹ chứ?
Một đấu vàng? Ôi, thật váng đầu!
Cô kia sao cứ trông trời
Để tôi xin nguyện làm trời cô trông
Trông trời sướng lắm phải không
Trời mà trông lại còn mong nỗi gì !
Má đưa con đi trong mưa đá
Má đặt con lên mặt đá bằng
Má đi vào xem mi đá bóng
Má đang mang đá tới lót nền
Má lột một lá dính vào phên
Má lấy bên hè đi mấy lá
Má lòn mòn lá cửa ngoài hiên
Má cần mần cá để kho liền
Má cắt con mắt cá đầu tiên
Má cũng mua đầy hai mủng cá
Má can con ăn mang cá kình.
Con cá đối nằm trên cối đá
Cô dâu hứa đi mua dưa hấu
Cô láng giềng tắm bên giếng làng
Thằng bé mồm to lặn lội mò tôm
Gái Củ Chi, chỉ cu hỏi củ chi
Thầy tu tâm lại rất thù Tây
Thằng Tây cũng rất ghét thầy tăng
Bức tranh lộng kiếng đem liệng cống
Điều kiện đầu tiên là...tiền đâu ?
Thầy giáo tháo giầy đi chân đất
Tiền thân mình có phải thần tiên ?
Kỹ sư giàu cũng hơn cư sĩ nghèo
Uống trà Thái Đức đêm thường thức đái
Sống ở Thủ Đức năm canh thức đủ
MỘT THẾ - KỶ MẤY VẦN THƠ
*Tiển chân quân viễn- chinh Pháp
*Kỷ- niệm 100 năm Việt- Nam đau khổ
Ánh hồng chói rạng chân trời mới
Ngọn lửa đao -binh tắt lịm rồi.
Có kẻ chiều nay về cố -quán,
Âm- thầm, không biết hận hay vui ?!
Chiều nay,
Kèn kêu tức -tưởi nghẹn lời
Tiếng ngân xúc -động dạ người viễn -chinh !
Chiều nay trên nghĩa -địa
Có một đoàn tinh -binh
Cờ rủ và súng xếp
Cúi đầu và lặng thinh.
Nghẹn -ngào giã- biệt người thiên -cổ
Đất lạ trời xa sớm bỏ mình.
Thịt nát, xương tan, hồn thảm- bại
Nghìn năm ôm hận cõi u - minh !
Những ai làm lính viễn -chinh,
Chiều nay bước xuống tàu binh trở về.
Tàu xúp-lê !
Tàu xúp-lê !
Cửa Hàm -Tử lao xao sóng gợn
Bến Bạch -Đằng lởn -vởn hồn quê …
Bước đi những bước nặng -nề
Ngày đi chẳng biết, ngày về chẳng hay !
Một ngàn chín trăm năm sáu (1956)
Một ngàn tám trăm sáu hai (1862)
Giật mình bấm đốt ngón tay,
Trăm năm một giấc mộng dài hãi - kinh !
Ngày anh đến đây :
Thành Đà-Nẵng tan -hoang vì đại bác
Xác anh –hùng Đinh-Lý hóa tro bay !
Giữ Gia-Định , Duy-Ninh liều mạng thác
Ôm quốc -kỳ tuẩn - tiết giữa trùng vây !
Phan-Thanh-Giản nuốt hờn pha thuốc độc
Bởi xâm-lăng bắt nhượng nước-non nầy !
Và Thăng-Long máu hòa ba lớp đất
Thất Kinh-Thành, Hoàng-Diệu ngã trên thây ! …
Hỡi ơi ! Xương máu dẫy-đầy,
Chân anh dẫm tới, đất nầy tóc-tang !
Tay gươm, tay súng
Bước nghinh, bước ngang
Anh bắn !
Anh giết !
Anh đâm !
Anh dầm !
Anh đày Bà-Rá , Côn-Lôn,
Anh đọa Sơn-La , Lao-Bảo …
Anh đoạt hết cơm hết áo,
Anh giựt hết bạc hết vàng …
Chặt đầu ông lão treo hàng thịt,
Mỗ mật thanh-niên giữa chiến-tràng.
Cối quết trẻ thơ văng nát óc,
Phanh thây sản-phụ đốt thành than ! …
Con lìa mẹ,
Vợ xa chồng,
Cây rụi lá,
Nhà trống không …
Người chìm đáy biển
Người tấp ven sông
Người ngã trên núi
Người gục trong rừng …
Đây Cà-Mau, đó Nam-Quan,
Hung-hăng anh bóp trong bàn tay tanh !
Nước tôi đang độ yên -vui sống
Mít ngát hương mùa, bưởi ngọt thanh
Lúa nặng tình quê, khoai luyến đất,
Không thương nhau, lại giết nhau đành !
Cắn răng tôi chịu cực-hình
Vuốt râu anh hưởng công-linh đồng-bào.
Anh phân-ly Nam, Bắc
Anh chia-rẻ nghèo, giàu.
Nước-non anh quậy tan-tành hết
Cho oán-hờn nhau, giết lẫn nhau ,
Người chết thì dại,
Người sống thì ngu.
Dân ngu vì bị làm ngu
Đặng dân làm ngựa, làm trâu suốt đời !
Nhưng, thôi !
Bao năm khói lửa
Ta hiểu nhau rồi !
Cái gì bạo-ngược là phi-nghĩa
Là trái lòng dân, nghịch ý trời.
Sắt thép tinh-ròng, binh tướng dữ
Không sao thắng được trái tim người !
Anh về là phải, anh ơi !
Về bây giờ, để còn đời nhớ anh.
Những cái gì tôi hận
Những cái gì tôi khinh,
Bây giờ anh xuống tàu –binh
Trăm năm chuyện cũ, thôi mình bỏ qua !
Bao giờ tôi chẳng nhớ
Nước Pháp rộng bao-la,
Thành Paris rực-rỡ
Ánh văn-minh chói-lòa …
“Cốt Đa-duya” (Côte dAzur) người thanh và cảnh lịch
Bờ “Mạc-xây”(Marseille) xinh đẹp nhất sơn -hà.
Khí sông -núi đúc nên trang tuấn-kiệt
Bực anh hùng cứu-quốc “RỐP” (Job) , “RĂNG-ĐA” (Jeanne D'arc)
Tôi nhớ lắm, một ngày năm “tám chín” (1789)
Anh vùng lên phá ngục “BÁT-TI” (Bastille) nhà,
Anh giải-phóng cho giống-nòi được sống
Được vinh-quang trong “Đệ Tứ Cộng-Hòa” !
Anh vui, anh sướng,
Anh hát, anh ca …
Tôi là người ở phương xa
Ngày anh sáng-lạn (xán-lạn) cũng hòa niềm vui !
Anh về nước Pháp xa-xôi
Chắc anh bao giờ quên được,
Những là đường đi nước bước
Những là tên tuổi Việt-Nam :
Suối Yên-Thế tuôn tràn hậm-hực,
Đất Thái-Nguyên căm-tức nổi vồng,
Tháp-Mười hận nước mênh-mông
U-Minh mấy trận bão lòng chưa nguôi ! …
Việt-Nam, nước của tôi :
Sông sâu, đồng rộng,
Trái tốt, hoa tươi …
Hà-Nội kinh-thành trang chiến-sử
Sài-Côn đô-thị rạng anh-tài.
Phú-Xuân bừng chói gương ưu-quốc
Nghĩa nặng tình thâm vạn thưở nay !
Việt-Nam, nước của tôi :
Già như trẻ
Gái như trai
Chết thì chịu chết
Không cúi-lòn ai !
Tham-lam ai muốn vô xâm-chiếm,
Thì “giặc vào đây, chết ở đây” !
Việt-Nam, nước của tôi :
Ruộng dâu hóa bể
Lòng chẳng đổi thay.
Dầu ai cắt đất chia hai
Cho trong đau khổ, cho ngoài thở-than.
Dầu ai banh ruột xé gan,
Cho tim xa óc, cho nàng lìa tôi.
Đinh ninh anh nhớ một lời :
“Ngày mai thống nhất liền đôi bến bờ” !
Đã đến giờ
Chia tay cách biệt
Anh lìa nước Việt
Vừa tủi vừa mừng.
Bên nhà vợ đợi con trông,
Vắng anh, tình mặn nghĩa nồng cũng phai.
Tàu xúp-lê một !
Tàu xúp-lê hai !!
Siết tay anh nhé, anh về nước,
Biển lặng trời êm nhớ lấy ngày.
Và chẳng bao giờ quên nhắc-nhở
Cho ai đừng đến đọa-đày ai !
Tự vấn lương-tâm rồi tự đáp :
-Đánh cho ai, và chết cho ai ???
Bóng ngả trời tây
Gió lồng biển cả ,
Phút giây từ-giã
Trang sử trăm năm !
Tàu anh rời bến Việt-Nam,
Hãy xuôi một ngả, một đường mà đi.
Xin tàu đừng ghé Bắc-Phi,
Sóng to gió lớn, chắc gì đến nơi .
Đừng gây oan-trái , tàu ơi,
Hãy xuôi về Pháp cho người hát ca !
Tàu xúp-lê hai !!
Tàu xúp-lê ba !!!
Anh về mạnh giỏi
-Ô-rờ-voa ! (Aurevoir)
*TRUY-PHONG(1956)
THƠ VIỆT ĐỆM NGOẠI NGỮ
Người VN có tài "thi hoá" bài học ngoại ngữ . Thời xưa đã có người “nôm hoá” chữ Hán để học trò học dễ thuộc , một dạng như tam tự kinh rất đặc thù VN , chẳng hạn :
" Thiên : trời , địa : đất
Cử : cất , tồn : còn
Tử : con , tôn : cháu
Lục : sáu , tam : ba
Gia : nhà , quốc : nước
Tiền : trước ; hậu : sau
Ngưu : trâu , mã : ngựa…..”
Tới thời học Pháp ngữ , cũng được Việt hoá để dễ nhớ , dễ thuộc , chẳng hạn :
“ Bớp : bò , sư tử : li-ông
Sơ-van : con ngựa , me-dông : cái nhà
Ma-pham chính thật bà nhà
Mông-xơ đích thị chỉ là thưa ông
Anh Nguyễn Văn Quang có phổ biến cách học Pháp văn ( trích trong cuốn “Trường NH chân dung và Kỷ niệm I ” do chị Võ Thị Quỳnh chủ biên ) nghe thật ngộ nghĩnh :
“ ma soeur : chị tôi , mou : mềm , long : dài ”
Và đây bài học Anh ngữ bằng thơ rất dễ thuộc :
Long : dài , short : ngắn , tall : cao
Here : đây , there : đó , which : nào , where : đâu
Sentence có nghĩa là câu
Lesson : bài học , rainbow : cầu vồng
Husband là đức ông chồng
Daddy : cha bố , please don’t : xin đừng
Darling tiếng gọi em cưng
Merry : vui thích , cái sừng là horn
“Rách” rồi xài đỡ chữ “torn”
“To sing” là “hát”, a song : một bài
Nói sai sự thật : to lie
Go : đi, come : đến, “một vài” là “some
Có giai thoại được truyền tụng rằng : Vua Tự Đức – vị vua giỏi văn thơ triều Nguyễn , một hôm khi lâm triều , trước bách quan ngài hí hửng cho biết tối qua được thần mộng báo hai câu thơ hay và lạ , vì thơ Hán nhưng có chen lẫn từ Nôm :
“Viên trung oanh truyện khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai ”
Cao Bá Quát tâu rằng : “Hai câu thơ trên có trong một bài thơ do thần làm hồi còn nhỏ”. Ông liền đọc một mạch bài thơ
“Bảo mã tây phương huếch hoác lai,
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi.
Viên trung oanh chuyện khề khà ngữ,
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai.
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp,
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài.
Khù khờ thi tứ đa nhân thức,
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài”.
CAO BÁ QUÁT
Tú Xương nhà thơ « xuất khẩu thành thi » chỉ với 2 câu thơ thôi mà nói được 3 thứ tiếng Hán , Việt , Pháp :
« Cống hỉ », « mẹc –xì" , đây thuộc cả
Chẳng sang Tàu , tớ cũng sang Tây
( TÚ XƯƠNG)
Ghi chú :
(Cống hỉ : cung hỉ = chúc mừng)
Mẹc-xì : merci = Cám ơn)
*Một số bài thơ Việt chen ngoại ngữ
GÁI QUÊ
Trèo lên mười bậc đít mông-tê (monter = trèo)
Tiên cùng không rượu, chẳng cà-phê (fée = tiên)
Chín lầu cửa khoá, lo nơm nớp (neuf = chín)
Nằm tính thâu đêm chuyện cút –sê (coucher = nằm)
Nguyễn Thanh Nhung
PHÚT CHIA LY
Nói mãi nàng vẫn đi (dit = nói)
Sét đánh rền một phút (foudre = sét)
Giường ngập lệ chia ly (lit = giường)
Tràn sâu vào nửa mét (mettre = tràn ngập)
Kiều Phong
GIŨ LỤA
Tay nâng dải lụa mong manh ( main = main)
Gái quê mà lại như hình cung phi ( fille = gái)
Đời còn bao nỗi vân vi ( vie = đời)
Làm sao trả nổi những gì ta vay ( travail = làm)
Võ Viết Quân
HOA TƯƠNG TƯ
Yêu em , cũng biết được em mê (aimmer =yêu)
Câm nín chi cho dạ tái tê (taire = câm)
Hồ mộng đôi phen tha thiết lắc (lac = hồ)
Tiên bồng một cõi thảnh thơi phê (fée = tiên)
Đường mây chưa phỉ can chi rút ( route = đường)
Mũi sóng cao đành quá chấp nê (nez = mũi)
Đò đến cầu lam mong được bắc (bac =đò)
Tương tư hoài một đoá « păng- sê » (pensée =tương tư)
Thân Trọng Thuỳ Như (Quận 3 – TP HCM)
CỨ MƠ
Tôi thức sao mà tôi cứ mơ (me = tôi)
Lửa tình âm ỉ cháy lơ phơ (feu = lửa)
Bốn phương ngóng bóng trời mù cát (quatre = bốn)
Hai ngựa đưa tin vô cùng đơ (deux =hai)
Đầu bạc lại xanh màu lễ tết (tête = đầu)
Tim hồng thêm thắm nhịp thời cơ (coeur =tim)
Cả toà thiên phú mà nuy tú (tout = tất cả)
Cầu ước chuyện kia chẳng vẩn vơ (voeux =cầu)
Võ Viết Doãn
ĐÒI LẠI NHÀ TỰ BỊ NGƯỜI Ở NHỜ CHIẾM
Nhà moa bị cướp (moi = tôi)
Nhà moa cho ở , luý tăng-pi ( lui =anh ta ; tant pis = cóc cần)
Cướp của mà không tiếng mẹc- xì (merci = cám ơn)
Mặc kệ moa kêu vang pạc- tú (partout = khắp nơi)
Ung dung luý vẫn sống i-xi (ici = ở đây)
Ái tình nhân nghĩa nơ vô riêng (ne vaut rien =không có giá trị gì)
Móc ngoặ ô dù xà súp phi (cà suffi = đã đủ rồi)
Chỉ tội lơ duýt quên tat-chơ (le judge =quan toà ; tâche = trách nhiệm)
Nên đành chịu lép tút la vi (tout la vie = suốt cả đời)
Giáo sư Dương Thiệu Tống
Đoàn Minh Phú sưu tầm và biên soạn
Tải Blog : 08.6.2009
Tải Blog : 08.6.2009
Bài thơ của "BẾN SÔNG XƯA" và mấy bài của "tiếp" cũng chính là của Thanh-Huyền đó là những nick của tôi chỉ dùng trong trunghocbinhtuy.net, anh hãy sửa giúp tên lại hộ nhé, cũng như tên ĐOÀN MINH PHÚ sưu tầm và biên tập chứ không phải là như anh đã gõ nhầm họ của lão ấy là ĐỖ MINH PHÚ.
Trả lờiXóaThanh-Huyền