Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Người nhóm Lửa, nhiều bài viêt- Mái ấm NH- TK Đoàn.

2. Người Nhóm lửa- Nhiều bài viết  
1- Mái ấm Nguyễn Hoàng- Trần Kiêm Đoàn













































Mời quý thầy cô và các bạn vào bài trên hoặc đường linhk ới đ đọc

http://home.comcast.net/~nguyenhoangassociation/SachMoi07_Trach.htm 


MÁI ẤM NGUYỄN HOÀNG 

Hôm nay là Ngày Nhà Giáo – 20-11-2011 – tại Việt Nam.
  Mỹ lại chọn Ngày thứ Ba của tuần đầu tiên đủ 7 ngày (full week) trong tháng Năm làm Ngày Nhà Giáo hàng năm. Như năm nay thì Ngày Nhà Giáo Mỹ rơi vào ngày 3-5-2011. Theo tạp chí nổi tiếng Forbes thì khoảng từ 3 đến 5 nghìn học sinh, sinh viên Mỹ mới có một đứa biết Ngày Nhà Giáo (The Teachers’ Day)!
Lịch sử nhà giáo có mặt cùng với lịch sử loài người vì lịch sử văn minh của con người từ thượng cổ đến ngày nay là một quá trình “Dĩ học dũ ngu” – Lấy cái học để đuổi cái dốt – Xã hội càng có quy củ văn hiến cao chừng nào, thì khuynh hướng “tôn sư trọng đạo” càng được đề cao chừng đó. Đã có một thời, vị thế của người thầy giáo đứng trên cả cha mẹ –  Quân, Sư, Phụ – đã trở thành giềng mối đạo lý của xã hội (tam cương).
          Thế nhưng lịch sử xã hội con người từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, đều không hẹn mà gặp; không đấu tranh mà lại vô cùng “nhất trí” là đặt người Thầy giáo vào một vị thế vừa khiêm tốn, vừa mỉa mai đến xót xa. Đó là ở bất cứ ở xã hội nào và thời đại nào thì giới thầy giáo cũng được kính nể nhưng đời sống lại rất thanh bạch; hay nói bằng ngôn ngữ đại chúng là nghèo. Cái nghèo tuy không đến nỗi... rớt mồng tơi như cảnh “một thầy, một cô, một chó cái; học trò dăm đứa: nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi” của Cao Bá Quát làm cụ đồ Nho gõ đầu trẻ; nhưng cũng đủ cho giới sĩ tử xưa nay nhắn nhe với nhau rằng: “Nhất Y nhì Dược, tạm được Bách Khoa, Nông Lâm ngó xa, chuột chạy cùng sào mới vào Sư Phạm!”
          Thế giới con người phải chờ cho đến khi có tới 6 tỷ người, đạt tới một trình độ văn mình khoa học kỹ thuật tiên tiến và một giềng mối nhân văn quy củ nhờ bao nhiêu nghìn năm thông qua phương tiện giáo dục và sự cống hiến thầm lặng của những triệu người thầy giáo mới nhận ra rằng: “Không thầy đố mầy làm nên”! Sự tưởng nhớ và ghi nhận vai trò người thầy giáo của toàn xã hội muộn màng tới năm 1994, lần đầu tiên cơ quan văn hóa giáo dục  Liên Hiệp Quốc UNESCO mới chính thức chọn ngày 5 tháng 10 làm Ngày Thầy Giáo Quốc Tế (World Teachers’ Day: WTD). Mặc dầu trước đó, vào năm 1946, một tổ chức Liên Hiệp các Hội Đoàn Giáo Dục Thế Giới (Féderation International Syndicale des Enseignants: FISE) đã được thành lập tại Paris. Và sau đó, năm 1949, tại thủ đô Varsovie của Ba Lan FISE tu chính thêm một bản “Hiến Chương các Nhà Giáo”, nhưng tác dụng chẳng tới đâu vì ngọn lửa xâm lăng và thuộc địa của châu Âu đã làm mờ mịt chân trời trong sáng của giáo dục và lương tri nhân loại. Tại Việt Nam, ngày 20 tháng 11 năm 1982, ngày Nhà Giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức với quy mô cả nước cho đến ngày nay.
          Đâu cũng đã 45 năm trước, tôi vào trường Đại học Sư Phạm Huế không phải vì “chuột chạy cùng sào” nhưng tại chiến tranh đã gây nên biến cố gia đình, tôi phải bỏ trường Y để qua trường “Thầy”. Làm thầy thuốc không được thì làm thầy giáo. Trong 35 năm đứng trên bục giảng của hơn 10 trường, mỗi trường ghi dấu một chặng đời và kỷ niệm riêng. Những trường dạy giờ thời còn sinh viên như Phan Sào Nam, Bán Công, Bồ Đề  Huế nay không còn nữa. Trường Hiền Lương Nghĩa Thục, Hải Lăng ngày mới hồi cư về Quảng Trị mù mịt gió Nam Lào; thầy cô giáo và học trò dạy, học và sống thêm được ngày nào hay ngày đó. Trường Nguyễn Tri Phương, Đồng Khánh Huế sau nơi còn, nơi đổi tên. Các trường Anh Ngữ trên bước đường lưu dân trong các trại Tỵ Nạn Hồng Kông, Philippines nay cũng đã hoàn toàn vắng bóng nhưng dấu vết ưu tư về một cuộc đời mới nơi đất khách thật nhiều. Những trường CRC, LPU, Sac-State ở Mỹ to lớn và sang trọng nhưng không có cái hơi hướm tình quê; lên lớp thèm được nói tiếng Việt như thèm nghe tiếng mẹ ở quê nhà. Nhưng trong hết thảy các trường, chỉ có trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị là thuộc vào hàng “đệ nhất chưa từng có”: Chỉ vỏn vẹn trong 5 năm dạy học ở Nguyễn Hoàng, tôi phải di chuyển tới 5 “trường” Nguyễn Hoàng khác nhau: (1) Nguyễn Hoàng Quảng Trị trước 1972; (2) Nguyễn Hoàng tản cư gởi tạm một số lớp vào trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng năm 1972; (3) Nguyễn Hoàng Non Nước, (4) Nguyễn Hoàng Hòa Khánh thời 1973; (5) Nguyễn Hoàng hồi cư về đồi cát Hải Lăng năm 1973, 1974.   
          Trong một đời đi dạy học, quý thầy cô giáo có mầy ai nếm trải được chút “sóng gió sân trường” sau những giờ soạn giáo án, chấm bài hay lên lớp như thầy trò Nguyễn Hoàng trong thế hệ tản cư và hồi cư thời 1972 của chúng tôi. Trên đồi cát Hải Lăng nhấp nhô những căn nhà tôn, gỗ tiền chế đơn sơ, ngày nóng hầm hập với gió Nam Lào; đêm lạnh rát mặt với gió cát Trường Sơn và đồi tràm không một bóng cây che chắn. Nhưng lại được gọi một cách rất “chảnh” là “Khu Thị Tứ Hải Lăng”! Có những đêm dài uống nước trà mất ngủ, trong một phòng học nào đó của trường Nguyễn Hoàng mới tạm xây trên đồi cát Hải Lăng, chúng tôi gom bàn học thành nhà trọ qua đêm. Các vị “chức sắc” trong ngành giáo dục Quảng Trị đều là lữ khách vì gia đình còn tản cư và tạm cư ở Huế, Đà Nẵng... chưa ai dám mang hết bầu đoàn thê tử về vùng đất khó. Giông bão chiến tranh đã lay đổ tận gốc rễ ngay cả niềm mơ ước bình thường là được về an cư lạc nghiệp ở đất nhà.           Là thầy giáo Nguyễn Hoàng đầu tiên hồi cư sau 1972, tôi được phân công để phụ trách giảng dạy số học sinh Nguyễn Hoàng hồi cư sớm, phải ghi danh theo học tạm tại trường trung học Hải Lăng. Trường Nguyễn Hoàng mới chỉ vừa được xây xong nền trên đồi Khu Thị Tứ Hải Lăng. Đúng là người thầy giáo hồi cư mang tâm trạng “một chân bước ra, ba chân bước lại”. Những ngày đầu tiên hồi cư trong phập phồng lo sợ ấy, bàn chân đứng trên đất nhà, nhưng tâm lý “chạy loạn” cứ nhấp nhỏm theo từng tiếng bom đạn từ núi, biển vọng về. Từ chánh sự vụ sở học chánh, đến trưởng phòng, hiệu trưởng, giáo sư, nhân viên... đều cùng chung cảnh ngộ. Tôi còn nhớ hình ảnh quý thầy Thái Mộng Hùng, Lê Mậu Tâm, Hoàng Văn Liệu, Lê Hữu Thăng, Lê Hữu Nam, Nguyễn Bảo, Lê Văn Mãn trong căn nhà tiền chế của thầy Tâm. Chỉ có thầy Tâm và thầy Mãn là không hút thuốc nên được ưu tiên ăn kẹo gừng, uống nước trà... mệt nghỉ; trong lúc chúng tôi thì “khói lửa tưng bừng” chia nhau từng điếu thuốc!
          Bởi cái tình Nguyễn Hoàng gắn bó với hoàn cảnh đa đoan trong một mảng lịch sử của đất nước và quê nhà bể dâu như thế nên cả thầy, cả trò, cả người dân Quảng Trị nông thôn cũng như thành thị, qua những thế hệ khác nhau đều nghĩ tới Nguyễn Hoàng như một Mái Ấm. Nguyễn Hoàng không chỉ đơn thuần là một cơ sở giáo dục và đào tạo tri thức mà còn là một biểu tượng trân quý của tinh thần và cuộc sống. Đó là tinh thần hiếu học “vắt đất ra chữ, vắt chữ ra người” trước những hoàn cảnh khó khăn, ngỡ như “sách vở ích gì cho buổi ấy!” của toàn vùng Quảng Trị, Đông Hà, Gio Linh, Cam Lộ... trong chiến tranh đầy khốn khổ. Bên cạnh vốn quý là tinh thần hiếu học cố hữu của người dân Quảng Trị, còn có tình nghĩa được thắp sáng và nâng lên như một đạo lý của tình người. Trong bao nhiêu năm Quảng Trị quặn mình trước những biến cố chiến tranh, thiên tai, dịch họa, trường Nguyễn Hoàng thường trở thành một nguồn an ủi thiết thân không phân biệt. Những công tác cứu trợ, từ thiện, xã hội xuất phát từ bàn tay và tấm lòng của thầy trò Nguyễn Hoàng đã nâng tầm cơm áo lên tình nhân ái, nghĩa đồng bào.
          Sau năm 1972, trường Nguyễn Hoàng chỉ còn là một đống gạch vụn trong một thị xã Quảng Trị điêu tàn, tan hoang vì bom đạn. Thế nhưng, trường Nguyễn Hoàng vẫn không ngừng phấn đấu để tồn tại bằng mọi phương tiện và hình thức. Đến năm 1975 thì trường trung học Nguyễn Hoàng hoàn toàn mất hẳn chân đứng và mất tên trên vùng quê hương Quảng Trị. Sự mất mát nầy là một tiến trình khách quan khó tránh khỏi vì 2 lý do: Thứ nhất là vì nhân vật lịch sử Nguyễn Hoàng chưa được các trung tâm nghiên cứu lịch sử có thẩm quyền và các sử gia thời danh đánh giá đúng mức. Thứ hai là vì cơ sở vật chất của trường Nguyễn Hoàng cũ tại thành phố Quảng Trị tái thiết và hồi sinh không còn nữa.
          Từ đó, trường Nguyễn Hoàng thành “Nỗi Nhớ Thiên Thu” như Milton Hessler nói trong thơ:
          Em chỉ mất, hình hài không hiện hữu,
          Nhưng thiên thu vạn đóa vẫn hồi sinh.
                              (The End of the World)
          Sau năm 1975 ở Việt Nam và từ 1982 qua Mỹ được tiếp cận với ngành giáo dục, tôi chưa thấy một ngôi trường nào mất bóng, mất tên mà vẫn còn có một sức hút mãnh liệt đối với cựu học sinh và thầy cô giáo như trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị.
          Khắp các tỉnh thành trong nước, những hình thức nhóm và hội ái hữu Nguyễn Hoàng có mặt khắp nơi và sinh hoạt thường xuyên. Ở ngoài nước, khắp các châu trên thế giới đều có các hội ái hữu Nguyễn Hoàng.
          Từ năm 2005 cho đến 2011, bộ sách Trường Nguyễn Hoàng – Chân Dung và Kỷ Niệm đã xuất bản 10 tập, mỗi tập dày tới 6, 7 trăm trang, in ấn rất đẹp, bìa cứng, do cựu học sinh Nguyễn Hoàng Võ Thị Quỳnh và bằng hữu chủ trương biên tập quả là một “hiện tượng – phenomenon” quý hiếm đối với một ngôi trường đã mất tên. Ngoài ra, hằng năm ở ngoài nước, có ít nhất là 5 tờ báo Xuân của cựu thầy giáo và học sinh Nguyễn Hoàng phát hành trong dịp Tết Nguyên Đán.
          Cao điểm của tinh thần “thương nhớ Nguyễn Hoàng” sau hơn 36 năm ngôi trường mất tên là cuộc họp mặt của cựu học sinh và thầy cô giáo Nguyễn Hoàng trên toàn thế giới được tổ chức tại Santa Ana, Nam California, Hoa Kỳ vào các ngày 1,2,3,4 tháng 9 năm 2011 với đông đảo thầy trò toàn cầu về tham dự.
          Thế hệ “gạo cội” của Nguyễn Hoàng đang từng ngày nhường bước cho thế hệ con em sinh ra và lớn lên khi Nguyễn Hoàng đã mất bóng. Tâm thức “ái hữu” không phải là một khuynh hướng giữ tiếng, xưng tên nhưng phát xuất từ nguyên nhân sâu xa nhất là ước vọng bất tử của tình nghĩa. Xã hội con người càng phân hóa thì nhu cầu tâm lý hướng tới một biểu tượng “chung nhất – thuộc về” càng mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Tâm lý của thầy trò trường Nguyễn Hoàng không là một ngoại lệ.
          Trong vài thập niên vừa qua, đã có nhiều ý kiến, đề nghị và nỗ lực vận động cho sự phục hồi tên trường Nguyễn Hoàng. Nhưng hầu hết mới chỉ hình thành qua tư thế cá nhân. Ngày nay, hoàn cảnh cụ thể có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho một sự chung sức tập thể để thỉnh nguyện lên các cơ quan và giới chức có thẩm quyền về vấn đề nầy:
          - Thuận lợi thứ nhất về mặt danh xưng: Nhân vật Nguyễn Hoàng, vai trò của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã được các nhà lịch sử phân tích và đánh giá. Chúa Nguyễn Hoàng là một nhân vật lịch sử lớn, có công lao trong công cuộc mở mang bờ cõi tổ quốc về phía Nam. Căn cứ địa đầu tiên của chúa Nguyễn Hoàng là vùng đất Quảng Trị. Tên tuổi Nguyễn Hoàng gắn liền với Quảng Trị và xứng đáng được tổ quốc ghi công.
          - Thuận lợi thứ hai về mặt tinh thần: Đó là tấm lòng thiết tha và tinh thần đoàn kết, kiên nhẫn của tập thể cựu học sinh Nguyễn Hoàng qua nhiều thế hệ. Nhu cầu “mái ấm Nguyễn Hoàng” đang dâng cao với thế hệ sau cùng của ngôi trường nầy đang còn nhiệt tình, xông xáo.
          - Thuận lợi thứ ba về mặt vật chất: Sự tiếp tay, hỗ trợ nồng nhiệt của thế hệ đàn anh, đàn chị là một khả năng cụ thể cho thế hệ đàn em Nguyễn Hoàng; nếu tên trường được phục hồi trước khi khả năng đó lịm dần và sẽ không còn nữa.
          - Thuận lợi thứ tư về mặt chính quyền: Đây là yếu tố quyết định để có thể biến “khả năng” thành hiện thực. Hơn 35 năm qua, các giới chức thẩm quyền đã có đủ thời gian nhìn lại để đánh giá. Mặt tích cực mang lợi lạc đến cho các hoạt động giáo dục tỉnh nhà, nếu tên trường Nguyễn Hoàng được phục hồi và tập thể “cựu” Nguyễn Hoàng nhiệt tình ủng hộ có thể hình dung được khá rõ ràng.
          Trước một cận ảnh đầy thuận lợi như thế, nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam năm nay, xin đề nghị tập thể đại gia đình Nguyễn Hoàng trong cũng như ngoài nước cùng góp chung lời Thỉnh Nguyện phục hồi tên trường Nguyễn Hoàng trước khi chia tay không hạn kỳ theo phần số riêng của mỗi người.
          Quý mến chúc quý Thầy Cô và hết thảy học sinh, sinh viên Việt Nam một Ngày Nhà Giáo tròn đầy tình Thầy, nghĩa Bạn, duyên Trường. 
Bắc California, ngày 20-11- 2011 
Trần Kiêm Đoàn

CHUNG LẠI BƯỚC ĐƯỜNG   
Viết cho ngày họp mặt 60 năm thành lập trường NH

XƯỚNG  
(Thể liên hoàn nhị thủ)
Từ thuở Trường  tan - Bạn  lạc đường...
Trông vời Phố cũ, khói mù vương!
Hoa vàng  Mai  Lĩnh phai hương sắc,
Áo trắng  Nguyễn Hoàng nhạt  nắng sương...
...Nay trở về đây - muôn hướng  gọi,
Giờ tìm  nhắc lại  một  trời  thương.
Bao tình sách vở thân yêu ấy,
Tay nắm  cùng chung bước đến trường...

Tay nắm cùng chung bước đến trường
Cánh chim bạt gió tự ngàn phương...
Tâm tư  thấp thoáng hình tôn nữ
Kỷ niệm đọng đầy  góc cố hương.
Chớp mắt - khó ngăn dòng cảm xúc,
Bạc đầu - đã hiểu chuyện vô thường...
Nỗi niềm hội ngộ  rưng rưng nhớ!
Những  bóng người đi buổi nhiễu nhương!... 
Lê Đình Lộng Chương

NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ
 

 Họa
Vâng lệnh Vua ban vượt dặm đường ...
Căng buồm xuôi lái, mệnh* quân vương.
Thoắt vì nghĩa lớn dầm quan ải
Hẳn bởi non sông nhuốm gió sương.

Ái Tử... -Cát Dinh khai lập nghiệp
Việt Yên -Thuận Thị mở giao thương.
Cõi  Nam  dài rộng thiên thu nhớ...
Ân chúa danh xưng một mái trường...

Ân Chúa danh xưng một mái trường
Nguyễn Hoàng môn đệ tự muôn phương...
Hai ba thế hệ chăm ươm nụ,
Sáu chục năm qua giữ ngát hương.
Đạo nghĩa thầy trò khắc cốt mãi
Tâm giao bè bạn ới- a thường...
Vời bao chuyện cũ huyên thuyên kể
Kỷ niệm mất còn thuở nhưỡng - nhương!...
 

Quảng Trị 20/11/20111
Văn Thiên Tùng

* Hoành sơn nhất đái -vạn đại dung thân
** Cửa Việt ngày nay và Chợ Thuận điểm giao thương đầu tiên ..



Bên lề lịch sử:
DINH CHÚA

- Địa điểm lỵ sở Dinh Chúa Nguyễn (1558-1626):

          Lỵ sở dinh chúa Nguyễn là tên gọi của cụm di tích liên quan đến các thủ phủ Ái tử, Trà Bát và Cát Dinh được chúa Tiên- Nguyễn Hoàng và chúa Sãi- Nguyễn Phúc Nguyên cho xây dựng trong thời gian 68 năm đóng đô ở trên vùng Ái Tử. Hai địa điểm Cát Dinh và Trà Bát nằm trên địa phận làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A (đoạn cầu Phước Mỹ) từ 300m - 1km về phía Đông. Địa điểm Ái Tử nằm trên địa phận làng Ái Tử, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A chừng 1,5km về phía Đông.
          Sử ghi rằng các chúa Nguyễn đóng đô ở Quảng Trị trong thời gian 68 năm (1558-1570), kể từ khi Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ Thuận Hoá đến khi chúa Sãi- Nguyễn Phúc Nguyên cho dời dinh từ Quảng Trị vào Phước Yên, Quảng Điền (Thừa Thiên Huế). Trong quá trình tồn tại của buổi ban đầu, Nguyễn Hoàng đã 3 lần dời đô: lần thứ nhất dinh được xây dựng ở Ái Tử (1558-1570); lần thứ hai ở Trà Bát (1570-1600) và lần thứ 3 là ở Dinh Cát (1600-1626). Cùng với quá trình xây dựng, củng cố và phát triển thể chế chính trị, nền tảng kinh tế, xã hội của vùng Thuận Quảng thì dinh phủ của nhà chúa cũng ngày càng được xây dựng quy mô, trở thành trung tâm đầu não của cả xứ Đàng Trong.

- Lỵ sở đầu tiên mà Nguyễn Hoàng đóng quân là Ái Tử:
Thời điểm hình thành bắt đầu từ khi Đoan quận công Nguyễn Hoàng giữ vai trò là trấn thủ Thuận Hoá cùng tuỳ tùng gần 1000 người rời đất Bắc vào đến Quảng Trị theo sông Thạch Hãn cuối năm 1558. Ông dã cho đóng trại trên một cồn cát ven sông thuộc làng Ái Tử của huyện Võ Xương. Lỵ sở này tồn tại trong vòng 12 năm. Dấu vết còn lại hiện nay của khu vực dinh này gồm có: các địa danh mang các tên gọi như Cồn Kho, Mô súng, Tàu tượng … Gần khu Cồn Cờ về phía Tây nguyên xưa có một ngôi miếu  thờ vị danh tướng nguyên soái Thuận nghĩa Hầu Nguyễn Hữu Tiến do các đơn vị quân đội ở Cựu dinh lập nên. Ở về phía nam Cồn Cờ có ngôi miếu Trảo Trảo phu nhân gắn với chiến công đánh thắng quân Mạc- Lập Bạo của chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào năm 1572.

-Lỵ sở thứ hai là thủ phủ Trà Bát:
Thời điểm hình thành lỵ sở này bắt đầu từ khi Nguyễn Hoàng trở lại Thuận Hoá năm 1570, sau chuyến ra Bắc giúp vua Lê đánh dẹp nhà Mạc (1569); ông cho dời dinh sang làng Trà Bát.

-Lỵ sở thứ ba là Dinh Cát (hay Cát Dinh):
Thời điểm hình thành lỵ sở này từ sau khi Nguyễn Hoàng ra Bắc lần thứ hai (1593) trở về vào năm 1600; ông cho dời phủ từ Trà Bát sang Dinh Cát. Lỵ sở này tồn tại trong thời gian 26 năm, trong đó có 13 năm dưới thời chúa Nguyễn Hoàng và 13 năm dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên.
Ảnh Bảo tàng lịch sử Quảng trị
Như vậy, Ái Tử và Trà Bát một thời là thủ phủ của chúa Nguyễn - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả 2 xứ Thuận Hoá, Quảng Nam. sau khi dời đi, Ái Tử và Trà Bát được gọi chung là Cựu Dinh, trở thành 1 trong 12 dinh của cả nước. Nơi đây cũng là trung tâm chính trị, hành chính của Cựu Dinh suốt trong các thế kỷ từ XVII-XVIII. Đặc biệt, trong vòng gần 10 năm đầu đời Gia Long (1801-1809), khu vực 2 làng Trà Bát và Ái Tử mà trung tâm là địa điểm dinh Trà Bát (1570-1600) cũ còn là nơi đóng lỵ sở - trung tâm hành chính của dinh Quảng Trị trước khi chuyển về làng Thạch Hãn.
Các địa điểm dinh chúa Nguyễn dù nay chỉ còn là một phế tích nhưng những gì đã có của một thời đã đi vào sử sách, mãi mãi là niềm tự hào không chỉ cho vùng đất Quảng Trị mà còn cho cả xứ Thuận Quảng và xứ Đàng Trong.
Theo Triệu Phong Gov

SỰ HƯNG THỊNH
về kinh tế - văn hóa thời các chúa Nguyễn (1558 - 1786)

date:03-05-2009
sender:Lê Thiên Nhiên

Ảnh trung bày tại Bảo tàng lịch sử tỉnh Quảng Trị
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Ban đầu các chúa Nguyễn đóng dinh ở Ái Tử (1558-1570), Trà Bát (1570-1600), Dinh Cát (1600-1687) Quảng Trị, Phước Yên (1626-1636) Thừa Thiên Huế.  
 
Sơ đồ Thủ Phủ Kim Long 1636 -1687
Từ năm 1636 đến 1687, phủ chúa Nguyễn đặt ở Kim Long, cách trung tâm thành phố Huế ngày nay 3km. Ðến 1687, chúa Nguyễn Phúc Thái (còn gọi là Trăn) dời phủ về làng Phú Xuân, (trước là làng Thụy Lôi huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong cách phủ Kim Long hơn 3km về phía Đông Bắc) từ năm 1687-1712. Chúa Nguyễn Phúc Chu cho dời phủ từ Phú Xuân ra và dựng phủ mới ở làng Bác Vọng, Quảng Điền (1712-1738). Năm 1739, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai dời và lập phủ chính trở lại đất làng Phú Xuân. Tháng 4 năm Giáp Tý (1744), chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi vương ở phủ chính Phú Xuân được tên gọi Đô Thành, là kinh đô của xứ Thuận Hóa (tỉnh Bình Trị Thiên sau này) không kể các huyện phía Bắc sông Gianh lúc ấy thuộc đàng Ngoài. Sau khi thực dân Pháp chiếm được kinh đô Phú Xuân (1885), địa danh Huế dần dần thay thế địa danh Phú Xuân. Nhưng từ năm 1653, A-lếch-xăng Ðơ Rốt đã dùng từ kẻ Huế để nói về nơi đặt thủ phủ của các chúa Nguyễn ở Ðàng trong.

Từ thủ phủ Phú Xuân, các chúa Nguyễn đã xem xứ Huế như một địa bàn để phát triển trung tâm lãnh thổ của đất nước về phía Nam.
Sơ đồ Thủ Phủ Phú Xuân I (1687-1712)
 Nền kinh tế nông nghiệp ở Ðàng Trong có điều kiện phát triển thuận lợi thể hiện ở các công trình khẩn hoang quy mô lớn .  Những cuộc di dân khẩn hoang lập làng của nhân dân trong các thế kỷ XVII-XVIII đã biến Thuận Hóa và Ðàng Trong thành một khu vực kinh tế phát triển.  Vùng Thuận Hóa (tức là xứ Huế) đầu thế kỷ XV chỉ có 5.662 dân đinh với 7.100 mẫu ruộng, đến năm 1776 số dân đinh tăng lên 126.857 người và số ruộng tăng lên 265.507 mẫu. Những số liệu đó chứng tỏ nền kinh tế vùng Thuận Hóa từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII có một bước phát triển quan trọng.  Từ Thuận Hóa, các chúa Nguyễn dần dần mở rộng đất Ðàng Trong vào phía Nam cho đến đồng bằng sông Cửu Long (Nam bộ ngày nay).  Vào đầu thế kỷ XVIII, Phú Xuân, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Ðàng Trong đã là một nơi phồn hoa đô hội, nhà bác học Lê Quý Ðôn, trong sách Phủ Biên Tạp Lục đã mô tả: "Ðất Phú Xuân, huyện Hương Trà xưa là xã Thụy Lôi. Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) xưng là Hoằng Quốc công bắt đầu đặt dinh ở đấy. Ðất rộng bằng như bàn tay, độ hơn 10 dặm ở trong Chính dinh, đất cao, bốn bề đều thấp, tức là chỗ nổi bật ở giữa đất bằng, ngồi vị trí Tây Bắc, trông hướng Đông Nam, dựa ngang sông đất, trông xuống bến sông, đằng trước là quần sơn chầu về la liệt, toàn thu nước bên hữu, vật lực thịnh giàu. "Từ năm Ðinh Mão (1687) đến năm (1776) chỉ 90 năm mà đã có ở trên thì các phủ thờ Kim Long, giữa thì cung phủ hành lang, dưới thì nhà cửa ở Phủ Ao. Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) xưng vương hiệu, đổi tên đề biển, có hai điện Kim Hoa, Quang Hoa, có các nhà Tựu Lạc, Chính Quan, Trung Hòa, Di Nhiêu có đài Sướng Xuân, gác Dao Trì, gác Triêu Dương, gác Quang Thiên, đình Thụy Vân, hiên Ðồng Lạc, am Nội Viện, đình Giáng Hương, công đường, trường học và trường súng.  Ở Thượng Lưu bên bờ Nam có phủ Dương Xuân và Phủ Cam. Ở trên nữa có phủ Tập Tượng. "Lại dựng điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ mái lớn nguy nga, đài cao rực rỡ, nhà giải võ, tường bao quanh, cửa bốn bề chạm khắc vẽ vời, khép đẹp cùng cực". "Các nhà đều lát nền bằng đá, trên lát ván kiền kiền, những máng xối đều làm bằng kẽm để hứng nước; trồng xen cây cối, cây vả, cây mít đều to mấy ôm. Vườn sau thì núi giả đá quý, ao vuông, hồ quanh cầu vồng, thủy tạ, tường trong ngoài đều xây dày mấy thước lấy vôi và mảnh sứ đắp thành hình rồng, phượng, lân, hổ, cỏ, hoa "Ở thượng lưu và hạ lưu chính dinh đều là nhà" quân bày hàng như có bàn cờ. Những nhà của thủy quân lại ở đối ngạn. Xưởng thuyền và kho thóc thì ở các xã Hà Khê, Thọ Khang, trên thượng lưu. Còn nhà vườn của các công hầu quyền quý thì chia bày ở hai bờ phía thượng lưu sông Phú Xuân (Sông Hương) cùng hai bờ sông con bên hữu Phủ Cam. "Ở thượng lưu, hạ lưu phía trước Chính dinh thì chợ phố liền nhau, đường cái đi ở giữa, nhà cửa chia khoảng tiếp nhau đều là mái ngói. Cây to bóng mát, tả hữu thành hàng. Thuyền buôn bán đò dọc ngang, đi lại như mắc cửi".  Trong hai thế kỷ XVII, XVIII nền kinh tế Ðàng Trong đã phát triển khá mạnh mẽ và đạt đến trình độ không thua kém gì Ðàng Ngoài. Xứ Thuận Hóa, với thủ phủ Phú Xuân, là nơi tập trung nhiều làng và phường thủ công có tiếng về nghề dệt, nghề gốm, các nghề nấu đường, rèn sắt đúc đồng, khai mỏ. Các phường dệt chung quanh Phú Xuân có những xưởng thủ công dùng đến 15 thợ dệt, phường đúc ở ngoại ô Phú Xuân (khu vực Nguyệt Biều, Thủy Xuân ngày nay) nổi tiếng về đúc súng, đúc chuông, đúc vạc. Một số thành thị và thương cảng Ðàng Trong phát triển. Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân) là những thương cảng lớn có quan hệ kinh tế rộng rãi với nhiều vùng. Mối liên hệ kinh tế giữa các vùng địa phương có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Lúa gạo Gia Ðịnh được chở ra bán ở Thuận Hóa và hàng thủ công từ Thuận Hóa lại đưa vào Gia Ðịnh. Do quan hệ buôn bán đó, nhân dân Ðàng Trong bấy giờ có câu ca dao:  "Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân cũng trải Ðồng Nai đã từng". 

Nhà bác học Lê Quý Ðôn nhận xét: "Thuận Hóa được bình yên đã lâu, công tư đều dồi dào, mặc dùng tươi đẹp, lại trải qua thời Nguyễn Phúc Khóat hào phóng bắt chước nhau, làm thành thói quen, quan viên lớn nhỏ không ai là không nhà cửa chạm trổ, tường vách gạch đá, the màn trướng đoạn, đồ đạc đồng thau, bàn gế gỗ đàn gỗ trắc, chén mâm đồ sứ đồ hoa, yên cương, vàng bạc, y phục gấm vóc, chiếu đệm mây hoa, phú quý phong lưu đua nhau khéo đẹp. Những chức sắc hào mục ở dân gian cũng mặc áo đoạn áo sa, lấy áo vải áo mộc làm hổ thẹn. Binh sĩ ( của chúa Nguyễn) đều ngồi chiếu mây, hãm chè hảo hạng, uống chén sứ bạc và nhổ ống, nhổ thau, đĩa bát ăn uống thì không cái gì không phải hàng Bắc, đàn bà con gái thì đều mặc áo the và hàng hoa, thêu hoa ở cổ tròn. Coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ rất mực ".
Nguồn: http://www.thuathienhue.gov.vn


Lần theo dấu vết lịch sử:
Khi đặt tên Nguyễn Hoàng cho những con đường … và một ngôi trường trung học công lập đầu tiên của tỉnh Quảng Trị vào đầu niên khóa 1952-1975, chắc chắn quý vị sáng lập đã có ý nhắc nhở lớp hậu sinh niềm kiêu hãnh của một địa phương từng là kinh đô khởi nghiệp của Chúa Nguyễn Hoàng, vị tiên vương của một Nguyễn triều kéo dài gần 400 năm với 9 đời Chúa và 13 đời Vua (1558-1945).
Tuy Nguyễn triều không có những võ công xuất sắc làm rạng rỡ non sông như các tiền triều Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Tây Sơn; nhưng lại có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi về phương Nam, tạo nên một dãi giang sơn gấm vóc kéo dài từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mâu. Ngoài ra, chúng ta cũng không quên những đóng góp tích cực về mặt văn học như thi xã Nhi Thập Bát Tú dưới triều vua Tự Ðức và bộ luật thời Gia Long làm căn bản tham khảo cho các bộ luật Việt Nam tân tiến về sau này. Ngoài ra, triều Nguyễn cũng để lại nhiều kiến trúc hoành tráng có tầm cỡ về nghệ thuật cho hậu thế.
Hai quận Gio Linh và Vĩnh Linh, 933 năm trước đây, thuộc châu Ma Linh - một trong ba châu Ðịa Lý, Ma Linh, Bố Chính - mà vua Chiêm Thành đã dâng cho vua Lý Thánh Tôn để chuộc tội quấy phá nhân lúc nước ta suy yếu phải đối phó với nhà Tống bên Trung Hoa. Ðến đời nhà Trần, vua Chiêm là Chế Mân lại dâng thêm hai châu Ô và Rý cho vua Trần Anh Tông năm 1306 để làm sánh lễ cưới Công chúa Huyền Trân. Châu Ô sau đổi thành châu Thuận là phần lãnh thổ phía Nam của tỉnh Quảng Trị ngày nay; châu Rý thành châu Hoá sau được đọc trại ra Huế, nay là tỉnh Thừa Thiên. Nhiều sách sử ta ghi châu Rý thành châu Lý; vì ảnh hưởng tiếng Hán Việt, người Trung Hoa không phát âm được chữ R. Họ dọc chữ R thành L (ví dụ: Roma đọc thành La Mã)
Khởi đầu thời Lê mạt, họ Mạc làm phản, hùng cứ một phương. Vua Lê phải cậy vào công lao của Nguyễn Kim để lấy lại đất Thanh Nghệ. Sau khi Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc chết, binh quyền lọt về tay người con rể là Trịnh Kiểm. Con cháu họ Trịnh đã tiếp tục chiến đấu và sau này diệt tan nhà Mạc, thu giang sơn về lại cho nhà Lê. Ỷ công lớn, họ Trịnh chuyên quyền, lấn áp các vua Lê, tự lập phủ chúa với quần thần triều nghi không kém cung vua.
Nguyễn Kim nguyên quán Gia Miêu, Thanh Hoá (Thanh Hoá cũng là nguyên quán của vua Lê và chúa Trịnh). Ông có hai người con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng. Cả hai đều là tướng giỏi có nhiều công trận. Nguyễn Uông được phong tước Lạng Quận Công; Nguyễn Hoàng (1524-1613) được phong là Thái Úy Ðoan Quận Công. Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm ám sát vì lo sợ ông tranh giành quyền bính. Nguyễn Hoàng biết phận mình khó yên, bèn tìm phương kế để thù thân. Ông hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhận được một câu gợi ý “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Nghĩa là “Một dãi núi Hoành Sơn có thể làm nơi dung thân muôn đời.”  (Núi Hoành Sơn thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình, chạy từ Trường Sơn ra đến biển, có đèo Ngang để thông thương giữa hai bên).
Nguyễn Hoàng mới nhờ chị mình là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin với Trịnh Kiểm cho vào trấn nhậm vùng đất phương Nam.
Giết đi thì sợ mang thêm tội, mà để bên cạnh thì lại cứ phải lo lắng, Trịnh Kiểm lại thấy đất Thuận Hoá xa xôi, hiểm nghèo nên y lời. Ông xin Vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá. Ðó là vào năm 1558.
E rằng Trịnh Kiểm có thể đổi ý bất ngờ, Nguyễn Hoàng liền mộ hơn một ngàn dân binh, mua sắm chiến thuyền và lương thực vội vã giương buồm ra khơi xuôi vào Nam vào ngày 10 tháng 10 năm 1558. Những người theo ông đa số là đồng hương ở Tổng Sơn và các lính nghĩa dũng quê quán Thanh Hoá, Nghệ An. Họ đem theo cả gia đình với ý định ra đi tìm cơ hội vĩnh viễn nơi vùng đất hứa xa lạ.
Sau ba ngày giong ruỗi trên biển Ðông, nhờ thuận buồm xuôi gió, Nguyễn Hoàng và tuỳ tùng đã vào Của Việt và xuôi ngược dòng Hãn Giang, đổ bộ lên làng Ái Tử thuộc huyện Triệu Phong bây giờ. Thế là chim đã sổ lồng. Từ nay, Nguyễn Hoàng sẽ trông cậy vào tài đức của mình để thu phục nhân tâm, bắt đầu xây dựng cơ nghiệp.
Tại Ái Tử, Nguyễn Hoàng đã được quan sở tại là Tống Phước Trị nghênh tiếp. Dân chúng Ái Tử và các vùng lân cận cũng nô nức chào đón. Họ dâng lên Nguyễn Hoàng 7 vò nước trong, mang ý nghĩa dâng “Nước” để lập quốc.
 Ảnh tại Bảo tàng lịch sử Quảng trị.
Nguyễn Hoàng hạ lệnh đóng dinh cơ tại Ái Tử (sau gọi là kho Cây Khế)  là một bãi cát trống trải, thuận lợi cho việc phòng thủ theo quan điểm quân sự cổ điển thời bấy giờ. Ông là người nhân đức, khôn ngoan, dùng lòng khoan ái mà thu phục nhân tâm, kết giao cùng hào kiệt cho nên chỉ trong thời gian ngắn, được tất cả mọi người mến phục.
Vì còn thuộc quyền vua Lê, năm 1569, Nguyễn Hoàng phải ra chầu vua theo thông lệ. Qua năm 1570, ông được phong thêm đất Quảng Nam sau khi Tổng binh Quảng Nam là Nguyễn Bá Quýnh được điều ra trấn thủ đất Nghệ An. Như thế Nguyễn Hoàng nay coi cả hai trấn Thuận Hoá và Quảng Nam; hàng năm nộp thuế cho triều đình gồm 400 cân bạc và 500 tấm lụa.
Cũng năm 1570, ông thiên đô về thôn Trà Bát, cách Ái Tử khoảng 2 cây số. Nhưng sau thấy bất lợi nên lại đời về Ái Tử vào năm 1590.
Năm 1572, Trịnh Kiểm chết. Các con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng đánh nhau giành quyền bính. Họ Mạc lợi dụng thời cơ đem quân vây đánh Thanh Hoá. Một mặt vua Mạc sai tướng Lập Bạo đem 60 chiến thuyền vào đóng tại làng Hồ Xá, Lạng Uyển (huyện Minh Linh) chuẩn bị đánh Nguyễn Hoàng. Nguyễn Hoàng dùng mỹ nhân kế và của cải hối lộ để giết được Lập Bạo, đánh tan quân Mạc. Ông cư xử rất nhân đạo đối với tàn binh nhà Mạc, cho họ đất Cồn Tiên để lập nghiệp. Ngoài ra, ông còn cấp phương tiện làm ăn. Do đó, những hàng binh sau này lập miếu thờ ông để nhớ ơn.
Sau này, khi Trịnh Tùng tái chiếm kinh đô Thăng Long năm 1593, bắt được vua Mạc Mậu Hợp, Nguyễn Hoàng đã đưa quân binh và vũ khí ra Ðông Ðô giúp Trịnh Tùng đánh dư đảng họ Mạc trong suốt gần 8 năm trời. Ông bị kẹt lại mà không có dịp trở về Nam vì Trịnh Tùng luôn luôn theo dõi, nghi ngờ.
Qua năm 1590, do họ Trịnh quá chuyên quyền, kiêu căng và làm mất lòng người, nhiều quan binh đã nổi lên làm loạn tại Nam Ðịnh. Nguyễn Hoàng nhân dịp xin đi dẹp loạn rồi theo đường biển về lại Thuận Hoá. Ðể được tạm yên, ông đem con gái là bà Ngọc Tú gã cho Trịnh Tráng là con trai Trịnh Tùng.
Trong 46 năm ở đất Thuận Hoá, chúa Nguyễn Hoàng đã chăm lo tổ chức hành chính, phát triển kinh tế dân sinh. Ông cho di dân từ Thanh Nghệ vào thành lập làng xã, xây dựng công sự phòng thủ. Những quan binh và dân đi lập ấp được cấp trâu bò, dụng cụ nông nghiệp và 6 tháng lương thực. Ða số các xã được lập nên do từng họ gia đình, vì thế các tên làng thường bắt đầu bằng tên họ của dân lập nghiệp. Ví dụ: Phan Xá, Mai Xá, Lê Xá, Hoàng Xá, vân vân. Nhờ sự di dân đó, nền văn hoá, phong tục cổ truyền Việt Nam được phát triển thay thế văn hoá Chàm. Nhưng cũng có nhiều sự hội nhập giữa hai nền văn hoá. Có lẽ chiếc áo dài Việt Nam được gợi ý từ áo dài của Chàm? Ðặc biệt là về ngôn ngữ, tiếng Việt có thêm nhiều đặc ngữ phát xuất từ ngôn ngữ Chàm. (Răng, ri, mô, tê, rứa, vân vân)
Cũng tại vùng Ái Tử, ngoài dinh cơ của Chúa Nguyễn, còn là nơi đặt đại bản doanh của quân đội. Vì thế, sau này có các làng Tả Kiên, Trung Kiên, Tiên Kiên, Hậu Kiên mà tên gọi phát xuất từ các đạo quân theo tổ chức biên chế thời đó: Tả quân, Hữu quân, Trung quân, Hậu quân, Tiền quân. Ðiều này cho chúng ta suy đoán rằng các làng trên, nguyên thủy là nơi đặt hành dinh hay hậu cứ của các đạo quân.
Chúa Nguyễn Hoàng mất năm 1613, truyền cơ nghiệp lại cho con là Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) với lời dặn dò bảo trọng đạo đức và nhân ái để giữ nghiệp muôn đời. Sau này, năm 1626, chúa Nguyễn Phúc Nguyên dời đô vào làng Phước Yên thuộc châu Thuận (Thừa Thiên bây giờ). Dinh Ái Tử được gọi là cựu dinh, vẫn giữ các cơ quan hành chánh dưới quyền một vị trấn thủ.
Ðất Ô Rý, hay Thuận Hoá, tuy đã được khai phá từ trước đây, nhờ công lao các chúa Nguyễn và sức lao động cần cù, sáng tạo của người Việt, đã trở nên phát triển để sau này làm bàn đạp cho dân tộc tiến vào khai phá phương Nam, tiêu diệt Chiêm Thành, lấn chiếm Cao Miên, mở mang bờ cõi cho đến đồng bằng Cửu Long trù phú ngày nay. Những đoàn người di dân từ châu Thuận Hoá đến đâu cũng bảo lưu đươc tập tục, nếp sống văn hoá của mình. Nhiều họ gia đình dùng tên làng mình để đặt tên làng mới tại vùng đất mới. Chúng ta biết tại vài vùng như Hội An, Qui Nhơn, có làng Bồ Bản mà có lẽ dân làng gốc từ Bồ Bản thuộc huyện Ðăng Xương (Triệu Phong sau này)

Từ đó trở đi, họ Nguyễn tự xưng chúa, độc lập ở phương nam, lấy sông Gianh thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay, làm ranh giới hai miền. Với đề án và sự chỉ huy của nhà thông thái Ðào Duy Từ, Chúa Nguyễn cho xây một kiến trúc công sự bằng đất tại Ðồng Hới để phòng ngự lâu dài. Ðó là Lũy Thầy, một tiền đồn trọng yếu để ngăn quân Trịnh tấn công từ phương Bắc. Từ sông Gianh trở ra gọi là Ðàng Ngoài thuộc quyền chúa Trịnh; từ sông Gianh trở vào gọi là Ðàng Trong thuộc quyền chúa Nguyễn.  Cuộc phân tranh kéo dài gần 200 năm. Hai họ Trịnh Nguyễn từng tranh chiến tương tàn trong hàng chục năm mà không phân thắng bại.
Họ Nguyễn truyền nhau được 9 đời chúa trước khi bị nhà Tây Sơn đánh tan. Sau đó, Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn, thống nhất đất nước về  một mối. Nguyễn Ánh lên làm vua lấy vương hiệu là Gia Long và đóng đô tại Phú Xuân (Huế). Triều Nguyễn truyền đươc 13 đời vua, chỉ thịnh trị đươc vài chục năm đầu; sau đó suy yếu, để đất nước loạn lạc và rơi vào bàn tay đô hộ tàn bạo của thực dân Pháp. Nguyễn triều chấm đứt với sự thoái vị của vua Bảo Ðại năm 1945. Như thế, ta đã thấy tên tuổi sự nghiệp cuả chúa Nguyễn Hoàng đối với đất nước và đã gắn bó mật thiết với địa danh Quảng Trị như thế nào.

Lịch sử Làng Ái Tử

  Xã Triệu Ái - Triệu Phong - Quảng Trị.

 

Sử chép khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa (tháng 11.1558) đóng tại gò Phù Sa, xã Ái Tử thuộc huyện Đăng Xương (tức huyện Triệu Phong ngày nay). Dân gian thì gọi vùng đất này bằng một tình cảm trìu mến gần gũi là Kho cây khế (theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim). Rồi sau đó thì dời qua làng Trà Bát, cách đó 2km. Ngày nay đi trên quốc lộ 1A từ Nam ra, qua khỏi cầu Thạch Hãn 4km là đến khu vực Ái Tử.
Năm 1558 cùng theo chân Nguyễn Hoàng có nhiều Họ Tộc như Lê, Nguyễn, Trịnh, Hoàng, Đặng, Bùi - Hồ v.v. vào Thuận Hóa để xây dựng cơ đồ nhà Nguyễn. Các dòng tộc nầy phải là người thân tín với Nguyễn hoặc con cháu từ gốc Vua Lê Thái Tổ, vì Nguyễn Hoàng vẫn lấy chiêu bài phò Lê diệt Mạc như nhà Trịnh vậy. Đây là những người đầu tiên lập nên các Họ Tộc tại vùng Thuận Hóa nầy. Như tại Ái Tử có Họ Nguyễn, Võ, Hoàng, Đặng , Lê v.v. Đối với Họ Lê , Ông LÊ VĂN ĐỘ là vị đứng đầu Dòng Tộc Họ Lê tại Ái Tử. Ông Độ có một người con tên là Lê Văn Huy rất giàu có và đã lập được một ngôi Chùa Làng để mọi người có nơi đến thờ kính Lễ Phật mà dân làng quen gọi là chùa Ông Huy.
Năm Canh Ngọ 1570 Nguyễn Phúc Nguyên con trai thứ 16 của Nguyện Hoàng dời dinh được gọi là Dinh Cát hay Phủ Toàn Thắng về đóng tại làng Trà Bát sau đổi tên là Trà Liên. Đến năm Giáp Tý 1744 Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng hiệu Võ Xương chia xứ đằng trong ra làm 12 dinh. Phú Xuân trở thành Chính Dinh và Ái Tử trở thành Cựu Dinh, như vậy Ái Tử chính là cái nôi ban đầu của nhà Nguyễn làm bàn đạp để mở rộng bờ cõi về Nam. Địa danh Ái Tử nghiễm nhiên được nâng cấp và gắn liền với tên gọi là Dinh Cát, là Thủ Phủ một đơn vị hành chánh ngang hàng với Phú Xuân. Đây là thời kỳ rất hưng thịnh của Ái Tử, như dân làng thì biết nấu đường trắng đường đen,còn bò bê được tương truyền rằng “ bò Ái Tử đá Đình Bích Khê’”, qua đó chúng ta có thể hiểu đây là một vùng nổi tiếng về chăn nuôi. Cũng trong thời kỳ này, Chúa Nguyễn đã cho dựng Chùa Tịnh Quang ở Ái Tử, sau đó phong là Sắc Tứ Tịnh Quang Tự mà ngày nay biểu tự vẫn còn nét vàng son và dân làng quen gọi là Chùa Sắc Tứ bởi được Vua ban sắc dụ làm Quốc Tự .
Ngoài ra tại ái Tử có rất nhiều địa danh từ đời Nguyễn vẩn còn lưu truyền trong dân làng ngày nay như: Bàu Voi, Bàu Đưng, Bàu Đợi, Bàu ,Bàu Theo,Động 3 giò, Động Cột Cờ, Cồn Kho, Cồn Bát, Cồn Ràn, Cồn Tập, Cồn Qủa, Xóm Rèn,Trạm Đinh, rẩy Cúi Trập, Nương A, dốc Cù Lần – Cù Ngốc, Cổ Súng, Cha Căng, Cha Đế v.v. Những địa nầy được đặt ra từ thời nhà Nguyễn, để biểu tượng ý nghĩa của vùng đất ấy. Như Bàu Voi là nơi để Voi nhà Nguyển nghĩ ngơi uống nước, vì địa thế nơi nầy rất kín đáo bằng phẳng. Xóm Rèn là nơi rèn nấu sản xuất vủ khí và các dụng cụ bằng sắt thép. Cồn Kho nơi dự trử lương thực và trồng trọt làm ruộng rẩy. Cồn Tập là nơi huấn luyện tập dợt binh sĩ. Trạm Đinh là nơi canh gác. Động Cột Cờ là kỳ đài để cắm cờ nhà Nguyễn và một ít địa danh có tên của dân tộc Champa như Cha đê – Cha Căng v.v. Về địa hình của Ái Tử chúng ta thấy tính từ Sông Thạch Hản chạy về hướng Bắc đến Đông Hà thì thấy có một sự khác biệt ít ai để ý , đó là bải cắt trắng tại Ái Tử với nhiều đồi cát trắng cao đẹp do thiên nhiên tạo ra lâu đời . Tại sao vậy …? Taị sao ??

--Về phía Bắc của Ái Tử là làng Phước Toàn sau đổi tên là Phước Mỹ để nhớ vị Thần báo mộng giúp giết được tướng Trịnh là Lập Bảo . Phía Đông gíap sông Thạch Hản có bến đò chợ Hôm để đưa khách qua lại sang sông của làng Đâu Kênh -Bích La. Hướng Tây giáp rặng Trường Sơn với rừng núi bao la. Về phía Nam giáp với làng Nhan Biều, nơi đây ngày xưa nhà Nguyễn dùng để làm bải chém phạm nhân. Đến khi Vua Gia Long lên ngôi 1802, Ái Tử trở thành nơi Tổng Kho của nhà Nguyễn . Mục lục nhà Nguyễn còn lưu lại rõ ràng qua lênh truyền thời Gia Long vào ngày 20-01-1805: “ Truyền Dinh Quãng Trị đặng rỏ : Kho Ái Tử có 5 tòa , gồm có 126 gian. Có 88 gian được đổ đầy lúa, chỉ còn 38 gian bỏ trống. Nay làm thêm 2 tòa công khố, mổi tòa có 22 gian để dự trử lúa năm nay’’ Với những chứng tích của Lịch Sử như trên đã cho chúng ta thấy địa danh Ái Tử là cái nôi của nhà Nguyễn đã đi vào dòng Lịch Sử của nước VN .

Ngoài yếu tố thiên thời, địa lợi thì Ái Tử còn là vùng đất nhân hòa. Những cư dân bản địa phần nhiều từ Thanh Nghệ vì bất mãn chế độ hà khắc của Chúa Trịnh mà vào lập nghiệp, có lúc đã nổi loạn. Vì thế, khi Nguyễn Hoàng xuất hiện, thì nhân dân đồng tình ủng hộ. Sử chép, khi Đoan Quốc Công đến Ái Tử thì Luân Quận Công Tống Phước Trị liền đem sổ sách Thuận Hóa trao nạp và ở lại giúp việc bên cạnh quan Trấn Vũ mới. Còn dân sở tại lại đem dâng 7 vò nước trong, Nguyễn Ư Dĩ mới nói với Đoan Quốc Công rằng: "Ấy là điềm trời cho ông nước đó..." Cũng chính trong trận đánh giết chết tên tướng nhà Mạc là Lập Quận Công Lập Bạo(1572 ) đã có một thị nữ sở tại là Ngô Thị Ngọc Lâm vâng lệnh Chúa đã hy sinh phẩm tiết của mình nhằm thực hiện kế sách mỹ nhân kế mà giết Lập Bạo. Dân gian kể lại rằng, trước đó thần sông trong chiêm bao đã báo mộng và hiến kế mỹ nhân cho Đoan Quốc Công để sau đó giết được tướng giặc hung bạo. Có thể đó là huyền sử nhưng thử hỏi có huyền sử nào không sinh ra từ lòng ngưỡng mộ. Và sau đó, Chúa đã phong cho thần sông là Trảo Trảo Linh Thu Phổ Trạch Tướng hựu phu nhân và lập đền thờ bên sông, đến nay vẫn còn.
 Tượng thờ Nguyễn Ư Dĩ tại làng Trà liên- Triệu Giang Tr.Phong, Q.Trị hiện nay

Năm 1570, Thụy Quận Công Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh sở về làng Trà Bát (nay là Trà nghiệp, có lúc đã nổi loạn. Vì thế, khi Nguyễn Hoàng xuất hiện, thì nhân dân đồng tình ủng hộ. Sử chép, khi Đoan Quốc Công đến Ái Tử thì Luân Quận Công Tống Phước Trị liền đem sổ sách Thuận Hóa trao nạp và ở lại giúp việc bên cạnh quan Trấn Vũ mới. Còn dân sở tại lại đem dâng 7 vò nước trong, Nguyễn Ư Dĩ mới nói với Đoan Quốc Công rằng: "Ấy là điềm trời cho ông nước đó..." Cũng chính trong trận đánh giết chết tên tướng nhà Mạc là Lập Quận Công Lập Bạo(1572 ) đã có một thị nữ sở tại là Ngô Thị Ngọc Lâm vâng lệnh Chúa đã hy sinh phẩm tiết của mình nhằm thực hiện kế sách mỹ nhân kế mà giết Lập Bạo. Dân gian kể lại rằng, trước đó thần sông trong chiêm bao đã báo mộng và hiến kế mỹ nhân cho Đoan Quốc Công để sau đó giết được tướng giặc hung bạo. Có thể đó là huyền sử nhưng thử hỏi có huyền sử nào không sinh ra từ lòng ngưỡng mộ. Và sau đó, Chúa đã phong cho thần sông là Trảo Trảo Linh Thu Phổ Trạch Tướng hựu phu nhân và lập đền thờ bên sông, đến nay vẫn còn.
Năm 1570, Thụy Quận Công Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh sở về làng Trà Bát (nay là Trà chính trị khoan hòa thường ra ân huệ, dùng pháp luật công bằng, răn giới bản hộ, dân 2 trấn cảm mến ân đức, dời đổi phong tục, chợ không 2 giá, dân không ăn trộm... thuyền buôn ngoại quốc đến buôn bán, quân lệnh nghiêm túc, dân trong xứ đều an cư lạc nghiệp. Còn tác giả Phủ Biên Tạp Lục dù viết dưới hệ tư tưởng phong kiến triều Lê đối nghịch cũng thừa nhận: Đoan Quốc Công có uy lược, xét kỷ nghiêm minh, không ai dám lừa dối. Dưới thời 2 vị Chúa, dân ở Ái Tử ngoài công việc đồng áng, chăn nuôi đã biết nấu đường trắng và đường đen, biết trồng mía lấy mật và nước đường để trộn với hồ xây dựng thành trì, kho tàng. Các làng bên cạnh sông Thạch Hãn như Xuân Yên, Trung Kiên đã có lò vôi hàu... Người dân quanh vùng Ái Tử cũng rất kính trọng và yêu quý Chúa Sãi, đến nỗi sau này nhân dân đã đặt tên hiệu của Chúa cho một ngôi chợ ở làng Hậu Kiên , đó là chợ Sãi...
Dù Ái Tử trở thành cựu dinh nhưng các vị Chúa của nhà Nguyễn đều dành tình cảm ưu ái cho thủ phủ khai nguyên. Thời ấy các Chúa đã cho dựng văn miếu ở làng An Đôn sát cựu dinh. Năm Gia Long thứ 13 (1814) dời đến xã Thạch Hãn huyện Hải Lăng. Năm Minh Mạnh thứ 21 (1840) lại dời về chốn cũ (theo Đại Nam nhất thống chí). Đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát năm thứ 2 (1739) đã cho xây dựng Cha Tịnh Nghiệp ở Ái Tử, đến đời Gia Long đổi thành Tịnh Quang, là ngôi cổ tự có từ rất sớm trên đất Ái Tử, sau này được phong là Sắc tứ Tịnh Quang Tự, người dân vẫn quen gọi là Chùa Sắc Tứ, ý là được vua ban sắc dụ làm quốc tự.
Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) nhân ngự giá Bắc Thành khi đi qua sông Ái Tử, vua đã dừng lại cảm khái đề thơ, sau được chạm khắc vào bia đá dựng ở tả ngạn bờ sông. Trong đoàn tháp tùng còn có 2 nhà thơ Tùng Thiện Vương, Tương An Quận Vương hộ giá, nhà vua không quên nhắc với con cháu niềm tri ân với cố kinh của nhà Nguyễn.
Rõ ràng Ái Tử đã trở thành một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển xứ Đàng Trong. Từ quy luật tồn tại và phát triển của một triều đại, phải lo chống chọi với biết bao gian khổ và mất mát với vua Lê, Chúa Trịnh, quân nhà Mạc ở phương Bắc, thế mà Nguyễn Hoàng vào năm 1611 từ Dinh Trấn Ái Tử đã thân chinh vào đánh nước Chiêm Thành lấy đất lập ra Phủ Thủ Yên, chia ra làm 2 huyện là Đông Xuân và Tuyên Hóa. Khát vọng cháy bỏng và quyết liệt trong tâm can của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã truyền lửa cho các thế hệ đời sau cái hoài bảo lớn lao để tiếp tục mở mang bờ cõi về phương Nam. Nếu từ năm 1471, khi Lê Thánh Tôn đánh thọc sâu vào tận núi Thạch Bi thì biên giới nước ta mới đến Phú Yên, cuộc trường chinh này ngàn năm mới chỉ đến đó nhưng chỉ hai trăm năm (tính từ 1558 đến 1759) dưới thời các Chúa Nguyễn thì nước ta đã dài rộng một giải hình chữ S. Công trạng mở nước ấy cổ lục vẫn còn ghi. lị sở đầu tiên của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, nơi Nguyễn Hoàng cho lập kho tàng, xây dinh thự khi làm trấn thủ Thuận Hoá (1558). Đầu thế kỉ 16, lị sở chuyển vào Trà Bát, sau đó vào Phước Yên, rồi Kim Long, Phú Xuân, Bác Vọng, Aía Tử chỉ còn là nơi để kho tàng dự trữ lương thực của chúa Nguyễn. Cuối thế kỉ 17, chúa Nguyễn chia Thuận Hoá làm hai dinh là Chính Dinh và Cát Dinh (Dinh Ái). Ái Tử nay thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Từ inter..Gia phả họ lLê làng Ái Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét