Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Kho báu cho SK ...Hãy lắng nghe cơ thể ....

Gồm các bải về : SỨCKHOẺ/BỆNHTẬT 
          3. Kho Báu Cho Sức Khỏe & Đời Sống    

Kho Báu Cho Sức Khỏe & Đời Sống
                                                                    (04/19/2013)
SỨC KHỎE và ĐỜI SỐNG

 
Gốc tự do" thủ phạm lão hóa hay thuốc trường sinh?

Đầu tháng 12 vừa qua, nhóm các nhà sinh học thuộc Đại học McGill Montreal, do giáo sư Siegfried Hekimi đứng đầu cùng cộng sự là Wen Yang, đã công bố một kết quả nghiên cứu, lật lại hoàn toàn một lý thuyết về bản chất của quá trình lão hóa, vốn được cộng đồng khoa học chấp nhận một cách rộng rãi từ lâu nay. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí PLOS Biology
Lý thuyết về quá trình lão hóa được nhiều nhà khoa học chấp nhận từ trước đến nay cho rằng nguyên nhân của quá trình lão hóa nằm trong các hoạt động không được kiểm soát của các gốc tự do (free radical/ radical libre).
Gốc tự do là một thuật ngữ khoa học dùng để chỉ các phân tử hóa học có thừa điện tử. Mỗi nguyên tử có một nhân với một số chẵn điện tử xoay chung quanh, giống như các hành tinh quay chung quanh mặt trời. Phân tử gồm một số nguyên tử (atom) dính với nhau do tác dụng của các cặp đôi điện tử.
Trong quá trình chuyển biến hóa học, có những trường hợp, một điện tử (electron)bị tách rời khỏi nhóm và phân tử đó trở thành một gốc tự do. Các phân tử có một điện tử đơn độc như vậy không cân bằng, đầy đủ nên rất bất ổn, dễ tạo ra phản ứng. Lý thuyết về tác hại của các gốc tự do đối với quá trình lão hóa khẳng định các gốc tự do này « luôn luôn tìm cách chiếm đoạt điện tử mà chúng thiếu từ các phân tử khác, và lần lượt tạo ra một chuỗi những gốc tự do mới, gây rối loạn cho sinh hoạt bình thường của tế bào ».
Các nguyên nhân tạo ra những gốc tự do
Quá trình phá hủy tế bào của các phân tử chứa điện tử đơn độc chính là nguyên nhân chủ yếu của lão hóa hay nhiều bệnh tật nguy hiểm, như : ung thư, tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch, v.v.
                       
Lý thuyết ,coi các phân tử chứa điện tử đơn độc hay các gốc tự do là thủ phạm của lão hóa và nhiều bệnh tật,  là nền tảng của các phương pháp trị liệu sử dụng các chất chống oxi- hóa (anti-oxidant ) có trong các thực phẩm tự nhiên hoặc trong các « thực phẩm chức năng », để chống lại quá trình được coi là nguy hiểm này.

Giáo sư Siegfried Hekimi và các cộng sự đã trắc nghiệm lý thuyết kể trên bằng cách làm đột biến gien của một số cá thể giun caenorhabditis elegans, gọi tắt là C. Elegans(*), để tạo ra các con giun mới, mà cơ thể của những con này có thể sinh ra nhiều gốc tự do hơn bình thường.
Kết quả của các thực nghiệm của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học McGill Montreal cho thấy các con giun C. elegans đột biến có tuổi thọ cao hơn rất nhiều so với các con bình thường. Hơn nữa, các chất chống oxi- hóa lại khiến cho tuổi thọ của chúng giảm đi, thay vì tăng lên, như ta vẫn nghĩ.

Tiếp tục thực nghiệm này, các nhà nghiên cứu Montreal đã đưa vào cơ thể của các con giun C. elegans bình thường, nghĩa là các con giun không được chuyển gien, một chất diệt cỏ rất độc, có khả năng làm tăng số lượng gốc tự do. Kết quả thật bất ngờ, các mẫu giun được xử lý bằng thuốc diệt cỏ lại sống lâu hơn 60% so với bình thường.

Theo giáo sư Hekimi, các phát hiện này lật ngược lại những hiểu biết cho đến nay của khoa học về quá trình lão hóa. Thực nghiệm trên các con giun được chuyển đổi gien cho thấy việc tạo ra các gốc tự do có thể thúc đẩy cơ chế bảo vệ và sửa chữa các tế bào. Ở một số giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của loài giun này, các gốc tự do thậm chí có thể đóng góp vào sức khỏe của cơ thể, bất chấp tính độc hại của chúng, như thí nghiệm thứ hai cho thấy.

Như vậy, theo giáo sư Hekimi, các quan sát làm nền tảng cho lý thuyết về mối liên quan giữa các phân tử chứa điện tử đơn độc và quá trình lão hóa là rất chính xác, nhưng bản thân lý thuyết này là « sai ». Có nghĩa là quá trình lão hóa gắn liền với sự xuất hiện ồ ạt của các gốc tự do đúng như những người ủng hộ thuyết tác hại của gốc tự do đã quan sát thấy. Thế nhưng bản chất của quá trình lão hóa có thể ngược lại, tức là sự lão hóa khiến cơ thể buộc phải tăng cường sản sinh ra các gốc tự do để chống lại các tác động của chính quá trình lão hóa.

Giáo sư Hekimi khẳng định : rõ ràng các gốc tự do có tham gia vào quá trình lão hóa, nhưng không phải theo cách mà chúng ta vẫn thường nghĩ từ trước đến nay.
-----------------------------------------------------------------
(*) C. elegans là một loài giun lưỡng tính, tí hon dài khoảng 1mm, trong suốt, có tuổi thọ khoảng 3 tuần lễ, có khả năng tái sinh sản 3 ngày/1 lứa, đặc biệt trong nhiệt độ 20°C, được các nhà sinh học chuyên dùng để tiến hành các thực nghiệm nhằm tìm hiểu về quá trình sinh thành của bào thai và quá trình lão hóa.  (theo Trọng Thành )


Bài đọc thêm 

10 phút kỳ diệu để vui sống
Có những ngày bạn mệt mỏi đến mức đau nhức toàn thân. Nhưng bạn vẫn có thể làm cho não tỉnh táo, đây là 8 bí quyết:
1. Khi mắt thấy các màu “nóng” như đỏ hoặc cam, tuyến nhờn thúc đẩy sản sinh năng lượng. Y học gọi là liệu pháp màu (color therapy). Để giữ được năng lượng, hãy giữ các màu “mạnh” ở trong tầm nhìn của bạn bằng cách dùng các vật dụng có màu đỏ, cam và hồng.
2. Cười làm tăng chất endorphin trong cơ thể, làm não bơm thêm lượng serotonin “ngoại hạng”, chất chống trầm cảm tự nhiên, giúp bạn tỉnh táo hơn. Nên nói chuyện vui hoặc kể chuyện tiếu lâm để có cơ hội cười.
3. Tận hưởng thiên nhiên và hít thở không khí trong lành để “nạp” năng lượng. Các phân tử ion âm này có ở gần núi, thác nước và bãi biển. Chúng làm tăng lượng ôxy vào não và tăng mức serotonin, giúp bạn “kết nối” tốt hơn. Tắm 10 phút vào buổi sáng cũng khả dĩ làm nâng mức ion cho cơ thể.
4. Thay đổi đường đi, để tạo lạ mắt, cũng có thể làm bạn hưng phấn. Khi làm một điều gì đó mới, não phản ứng với sự kích thích bằng cách phóng thích adrenaline - hóa chất cấp cao làm bạn tỉnh táo. Các thay đổi nhỏ nhưng hiệu quả cao, lợi ích cho cơ thể.
5. Năng lượng cũng tăng thêm nhờ “thanh lọc” các việc đơn giản như sắp xếp bàn làm việc, xóa các e-mail hoặc tin nhắn, hoặc loại bỏ các vật dụng cũ (quần áo, sách báo,...) để làm “thoáng” nhà cửa.
6. Nghe nhạc với các tiết tấu nhanh chậm khác nhau, đừng nghe một loại tiết tấu (hoàn toàn chậm hoặc nhanh), tốt nhất là nghe tiết tấu chậm rồi nhanh dần. Âm nhạc rất kỳ diệu!
7. Ăn sáng và ăn trưa đầy đủ để có đủ năng lượng cho cơ thể, nhưng ăn tối ít. Ăn sáng giúp chuyển hóa năng lượng tốt, khiến bạn tỉnh táo hơn và làm việc hiệu quả hơn.

8. Tập trung vào những gì lạc quan, nhờ vậy mà bạn có thêm năng lượng, tất nhiên sẽ yêu đời hơn. Càng chú ý vào những phiền toái càng làm bạn mệt mỏi. Hãy suy nghĩ tích cực, loại bỏ các điều nuối tiếc và thất vọng. Nếu tập trung vào những gì mà bạn thấy là may mắn cho mình thì bạn sẽ mau chóng lạc quan để khả dĩ vui sống.

Đoán bệnh qua biến đổi sắc da 
ThS. Bùi Hữu Cường
                                                                                     
Màu sắc và độ láng bóng của da có thể phản ánh trạng thái sức khỏe của các phủ tạng nằm trong cơ thể, được coi như chiếc "phong vũ biểu" hay tờ "giấy thử màu" đo mức độ sức khỏe của cơ thể con người.
Vì vậy, trong một khoảng thời gian nào đó, màu sắc của da bỗng nhiên bị chuyển gam màu "xám đen", hoặc "trắng bệch" thì phải dè chừng, chú ý loại trừ những nhân tố mang tính toàn thân, thậm chí là bệnh tật...
Nguyên nhân dẫn tới làn da đen sạm có thể là:
1.Trạng thái ngủ và tinh thần: Thức đêm nhiều và kéo dài có thể làm cho cơ bắp nhão, da chùng, xuất hiện mắt thâm quầng, hoặc tình cảm không tốt như tinh thần căng thẳng thời gian dài, tâm tình bị dồn nén ức chế… có thể làm da xám đen, hình thành đốm bã chè…
2.Nhân tố nội tiết: Thời kỳ mang bầu, kinh nguyệt không đều… có thể làm tăng khả năng tổng hợp sắc tố màu đen trong biểu bì dẫn tới sự lắng đọng sắc tố.
3.Các bệnh mạn tính: Các loại bệnh mạn tính như lây nhiễm, khối u, chứng bệnh về gan, thận… đều có thể làm thay đổi sắc tố của da. Gan là khí quan chuyển hóa của toàn cơ thể, mà sản phẩm của quá trình chuyển hóa được bài thải thông qua thận. Một khi gan hoặc thận xảy ra trục trặc về chức năng thì sẽ ảnh hưởng tới chuyển hóa của toàn thân, độc tố không được bài thải kịp thời, da sẽ trở nên xám xịt, không còn láng bóng.
4.Nhân tố dược phẩm: Uống trường kỳ các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, dược phẩm chứa asen (As) hoặc tiếp xúc với vật chất thuộc loại dầu cốc (tar) sẽ dẫn tới làm thay đổi sắc tố của da.
5.Ăn uống không hợp lý: Thói quen ăn uống không tốt có thể dẫn tới làm lắng đọng sắc tố (pigmentation) dưới da. Như có người không thích ăn rau xanh, nếu thời gian kéo dài, lượng vitamin trong cơ thể sẽ thiếu hụt nghiêm trọng thì da rất dễ xuất hiện hiện tượng lắng đọng sắc tố. Có người trong một ngày ăn tới 1kg quýt, màu da có thể biến thành màu vàng khè.
Với trường hợp da người bệnh chuyển sang "trắng bệch", nếu đồng thời kèm triệu chứng mệt mỏi rã rời, chán ăn biếng uống, nhất là ở nữ giới, thì trước hết phải nghĩ tới khả năng thiếu máu. Ngoài ra, có người sợ da phơi nắng thành "cô gái lọ lem" không còn như trứng gà bóc, suốt ngày cứ ru rú cấm cung, kết quả là làm cản trở sự hấp thu can-xi, phốt-pho từ đó dễ dẫn tới chứng loãng xương. Hơn nữa, nếu một thời gian dài không tắm nắng thì sự hình thành sắc tố đen (melanin) trong da sẽ giảm thiểu, khả năng chống lại tia tử ngoại của da cũng sẽ yếu đi, khi ra nắng da dễ bị bỏng phồng rộp, làm tăng rủi ro phát sinh khối u da.
 (Theo "Sinh mệnh thời báo"  Hồng Kông, tháng 10 – 2009)

                                                 
Bài đọc thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét