Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009

THƠ ĐƯỜNG và nguyên tắc họa thơ

Mọi người mail về mong muốn có được một góc nhỏ trong vườn nầy để tìm về những  khổ thơ Đường rất khắt khe và khuôn luật, niêm vần, vận . .. thôi thì cũng chìu vậy !  Dành cho các bạn yêu thơ Đường vào đây để bàn luận và ứng khẩu thử   trí , đo tài , luyện não  chia sẻ ngọt bùi. Thơ tự do thoát ý dễ hơn nhiều đó nhưng Thơ Đường bắt buộc chúng ta phải động não nhuận bút hơn nhiều . Góc vườn bây giờ có tên THƠ ĐƯỜNG - XƯỚNG - HỌA  .  Vào ô nhận xét post lên là đủ  hoặc chuyển qua mail Tùng . Mình sẽ  tích cực làm người phuc vụ vậy , sau nữa học hỏi đôi tý  kẻo nghề kỹ thuật  mấy chục năm rồi,  nay mới hý hoáy 1 năm , rét rỉ chẳng  "trơn tru" , lưu loát được . 
Mong mọi người cứ ghé vào chơi nhé ! 
HƯƠNG THỜI GIAN 
Dưới đây bài phép họa thơ của anh Lê Ngọc Phái mở đầu những vần thơ Đường  sắp cắm vào bình hoa cổ  trong vườn 'Hương Thời gian" nhân tiết mục được ra mắt để mọi người cùng chia sẻ. 
Thân Chào!Văn ThiênTùng

PHÉP HỌA THƠ  ĐƯỜNG THẤT NGÔN BÁT CÚ


Thưa quý anh chị hôm nay tôi đọc lại phép họa thơ trong tập sách “Thế giới thơ Đường” của CLB Unesco thơ Đường VN  thấy cũng rất hay và trích sao để chia sẻ cùng các anh chị. Mong quý anh chị hiểu đây chỉ là sự chia sẻ chân thành giữa  anh chị em chúng ta mà thôi.
Khi họa thơ THẤT NGÔN BÁT CÚ cần chú ý mấy vấn đề sau:
 
I. NGUYÊN TẮC HỌA THƠ:
  1. Bài họa phải có đủ 5 vần của bài xướng  (nghĩa là không thêm vần mới vào)
2. Không được lặp lại những chữ đứng kế trước các chữ vần  của bài xướng (nghĩa là chữ thứ 6 trong câu có vần (1,2,4,6,8) của bài họa không được trùng với chữ thứ 6 trong câu có vần của bài xướng
3. Bài họa phải có cùng chủ đề với bài xướng. Nếu chuyển chủ  đề là mượn vần chứ không phải họa thơ nữa, điều này nên tránh.
Nội dung bài họa có thể tán đồng ý kiến với bài xướng hay  Phản bác ý kiến bài xướng.
Ngoài ra, nên sử dụng những bút pháp tác giả bài xướng đã dùng nhất là đối với 2 câu thực và 2 câu luận. Bài họa phải ghi  rõ họa bài nào và của ai.
II. HÌNH THỨC HỌA THƠ: Có 4 cách họa
1. Họa nguyên vần: Giữ nguyên vần và giữ nguyên thứ tự vần như trong bài xướng.
2. Họa nghịch vần: Giữ nguyên vần của bài xương nhưng thứ  tự vần trong bài họa được đảo ngược trật tự từ dưới lên trên so với bài xướng
3. Họa đảo vần hay còn gọi là loạn vần: Giữ nguyên vần của bài xướng nhưng thứ tự vần trong bài họa được thay đổi tùy ý người họa
4. Họa tục vận hay còn gọi là đáo họa: Nghĩa là bài thơ đã Xướng họa một lần rồi nay lại tiếp tục họa lại một hay nhiều lần nữa
LÊ NGỌC PHÁI
VÀI CẶP BÀI XƯỚNG HOẠ THƠ ĐƯỜNG KHÔNG THEO QUY CÁCH CHUNG
( NGOẠI LỆ HOẶC PHÁ CÁCH )
1.Cặp bài xướng hoạ tương truyền là của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ
  XƯỚNG:
Ả ở đâu mà bán chiếu gon ?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?
Xuân xanh chừng độ bao nhăm tuổi?
Đã có chồng chưa? Được mấy con?
NGUYỄN TRÃI
  HOẠ:
Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon
Cớ chi ông hỏi hết hay còn
Xuân xanh tuổi mới trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có, hỏi chi con?
  NGUYỄN THỊ LỘ
GHI CHÚ:
 Bài hoạ nhại lại cả hai từ 5 và 6 ở cả hai câu 1 và 2 (bán  chiếu gon- hết hay còn)
2.Cặp bài xướng hoạ của Hồ Xuân Hương và Chiêu Hổ:
  XƯỚNG:
Rằng nói thì năm lại có ba
Trách người quân tử nói sai ra
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt
Nhớ hái cho xin nắm lá đa
HỒ XUÂN HƯƠNG
HOẠ:
Rằng gián thì năm , quý có ba
Trách người thục nữ tính không ra
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt
Cho cả cành đa lẫn củ đa
  CHIÊU HỔ
GHI CHÚ:
Bài hoạ nhại từ”” trong câu 1 và lặp lại cả câu thứ 3 “Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt”
3. Cặp bài xướng hoạ
 
 giữa Nguyễn Hải Thần và Hồ Chí Minh
 
XƯỚNG
Gửi Hồ Chí Minh

Gai góc đường đời ông với tôi
Hai vai gánh vác xẻ làm đôi
Cùng chung Nam Bắc , chung bờ cõi
Cũng một ông cha một giống nòi
Đành chịu nước cờ thua nửa ngựa
Còn hơn miệng thế tiếng mười voi
Mấy lời nhắn nhủ ông ghi nhớ
Ngược nước buông câu phải lựa mồi
  NGUYỄN HẢI THẦN

HOẠ
Trả lời Nguyễn Hải Thần
Gai góc đường đời ông với tôi
Hai vai gánh vác xẻ làm đôi
Đã chung Nam Bắc , chung bờ cõi
Nỡ bỏ ông cha , bỏ giống nòi
Ông chịu nước cờ thua nửa ngựa
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi
Cờ tàn mới biết ai cao thấp
Há chẳng như ai cá thấy mồi
HỒ CHÍ MINH
GHI CHÚ :
Bài hoạ dùng lại nhiều câu , nhiều từ của bài xướng (những chữ in đậm) . Đây thuộc loại bài “ Chiến hoạ” ( Cùng loại với “chiến hoạ” Tôn Thọ Tường- Phan Văn Trị )
NHẬN XÉT:
- Hầu hết các cặp bài xướng hoạ trên,bài hoạ hay hơn bài xướng.Chính nhờ bài hoạ hay mà bài xướng được đồng hành .
  -Vậy, chúng ta trong cuộc chơi xướng hoạ, ít nhất cũng phải cố gắng để bài hoạ ngang tầm với bài xướng . Nếu hay hơn càng tốt.
  -Hoạ thơ cốt lấy hay là chính, không nên  quá câu nệ vào việc có nhại hay không nhại . Tránh được nhại là tốt, song không quá gò ép. Nếu bị nhại mà hay hơn cố gò ép cho tránh được nhại mà dẫn đến phá hỏng bài thơ
Nếu thơ hay thì mọi gò bó của thể loại có thể châm chước được
  -Nếu chỉ có hai người xướng hoạ với nhau thì nên hoạ y đề.Có thể đồng tình hoặc phản bác.Chỉ có 2 người xướng hoạ với nhau sẽ đi vào phần sâu kín riêng tư, tình cảm sẽ chan hoà, tâm tư sẽ tương ứng.
-Nếu một người xướng mà nhiều người hoạ thì nên hạn chế y đề. Bởi vì như vậy sẽ không tránh khỏi giống nhau, nhiều bài hoạ sẽ trùng ý , trùng lời, đơn điệu nhàm chán . Nên chăng, trong trường hợp này sẽ hoạ “ y chủ đề
(Trích “Học nhanh luật thơ Đường”  của Hoài Yên -Chủ tịch CLB UNESCO Thơ Đường Việt Nam)
CÁC BÀI THƠ ĐƯỜNG LUẬT NỔI TIẾNG HAY NHƯNG  BỊ THẤT NIÊM
1.BÀI THƠ “ HOÀNG HẠC LÂU”
Thi tiên Lý Bạch khi đến thăm lầu Hoàng Hạc, trước phong cảnh hữu tình, thi hứng trào dâng , ông định cử bút đề thơ .Chợt đọc bài thơ “HOÀNG HẠC LÂU”của Thôi Hiệu đề trên vách đá , ông đành gác bút và thở dài thốt lên :”Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất   đắc,Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” . HOÀNG HẠC LÂU của Thôi Hiệu quả là bài thơ Đường luật tuyệt hay, đến nỗi một vị “vua thơ” như Lý Bạch cũng phải thán phục. Thôi Hiệu  có thể sáng tác nhiều bài thơ hay khác nữa nhưng chỉ có bài HOÀNG HẠC LÂU là được nhiều người truyền tụng  . Bài HOÀNG HẠC LÂU được nhiều nhà thơ , học giả Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Việt, quen thuộc với độc giả nhất là bản dịch của Tản Đà .  HOÀNG HẠC LÂU là bài thơ Đường bất hủ nhưng đối chiếu với phép làm thơ Đường luật , nó lại bị thất niêm , thất luật. Chúng ta hãy cùng đọc lại  bài HOÀNG HẠC LÂU để xem :
HOÀNG HẠC LÂU
Tích nhân thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không Hoàng Hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên  ba giang thượng sử nhân sầu
THÔI HIỆU
 -Ngay trong câu thứ 1 HOÀNG HẠC LÂU đã thất luật . Tiếng thứ 2 và tiếng thứ 6 đúng ra cùng phải mang thanh bằng(vì thơ làm theo luật bằng) ; nhưng chỉ có tiếng thứ 2 là bằng (nhân), tiếng thứ 6 trong bài lại là trắc (hạc) ; tiếng thứ 4 lẽ ra là trắc để gánh cho tiếng thứ 2 và tiếng thứ 6 cùng là bằng, nhưng tiếng thứ 4 trong bài lại là bằng( thừa)
-  Trong câu thứ 3. tiếng thứ 4 đúng ra mang thanh bằng nhưng nó lại có thanh trắc( khứ )
 -Xét toàn thể, ta thấy câu thứ1 không niêm với câu thứ 8 (cặp tiếng thứ 4 : thừa/thượng ; cặp tiếng thứ 6 :(hạc /nhân ), câu thứ 2  không niêm với câu thứ 3(cặp tiếng thứ 4 :dư/khứ )
2..BÀI THƠ “KIM LŨ Y”
            Đỗ Thu Nương một nữ thi sĩ  thời  Đường khá nổi tiếng với bài « Kim lũ y » được người yêu thơ truyền tụng . Bài thơ hay nhưng cũng thất niêm ,thất luật
KIM LŨ Y
Khuyến quân mạc tích kim lũ y
  Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì
  Hoa khai kham chiết trực tu chiết
Mạc đãi vô hoa kham chiết chi
  ĐỖ THU NƯƠNG
3..BÀI THƠ “ĐỘC TIỂU THANH KÍ”
  Đại thi hào NGUYỄN DU đã viết nên áng văn chương trác tuyệt “KIM VÂN KIỀU”. Ông lại nổi tiếng với hai câu thơ được coi như là di ngôn với đời sau :
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
Hai câu thơ trên trích trong bài “ĐỘC TIỂU THANH KÝ”, được NGUYỄN DU sáng tác bằng chữ Hán nhân chuyến đi sứ Trung Hoa năm Quý Dậu 1813 (Triều Gia Long năm thứ 12 ). Bài thơ  đã đi vào nền văn học nước nhà và được giảng dạy trong chương trình chính khoá của bậc trung học. Bài thơ hay và có tâm trạng u uẩn , làm không ít người yêu thơ tiếc rẻ vì bị thất niêm ở  hai câu kết (chính ngay hai câu vừa trích dẫn ). Nguyên văn bài thơ như sau : 
ĐỘC TIỂU THANH KÝ
Tây hồ mai uyển (1) tẫn thành khư
  Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
  Chỉ phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư
  Cổ kim hận sự thiên nan vấn
  Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân (2) khấp Tố Như
NGUYỄN DU
Ghi chú:
(1) Có bản chép: Hoa uyển
(2) Có bản chép: Thuỳ nhân
Đại thi hào NGUYỄN DU, từng là giám khảo các kì thi Hương dưới triều Gia Long ( Năm 1807 ,triều Gia Long thứ 6 , khoa thi Đinh Mão, tại trường Hải Dương, Đông Các Học Sĩ  Nguyễn Du được cử làm giám khảo).THƠ LUẬT là môn thi chính của trường thi chẳng lẽ ông không am hiểu, để vô tình bài thơ” ĐỘC TIỂU THANH KÝ” bị thất niêm sai luật chăng? (Câu 1 không niêm với câu 8 ; hai câu 6, 7 cũng không niêm với nhau ) .     
Nhiều người cho rằng có một DỊ BẢN mới đúng là nguyên tác của cụ  NGUYỄN DU, bản này hoàn toàn đúng niêm luật , xin nêu ra đây để cùng thưởng thức :
ĐỘC TIỂU THANH KÝ
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Chỉ phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
NGUYỄN DU
Đối chiếu hai bài với nhau , ta thấy trong DỊ BẢN  hai câu đề đảo ngược với nhau, hai câu thực và luận đổi ngôi cho nhau ( so với chính bản ).DỊ BẢN vẫn có cái hay và có nét độc đáo riêng của nó . Vấn đề đặt ra là trở về khái niệm : “Thế nào là phá đề, thế nào là thừa đề, thế nào là thực, luận … ?”
Trong lúc nhàn rỗi quý thi huynh , thi hữu mạn đàm thử nhé!
 
LA THUỴ
 BÀI XƯỚNG HỌA NHIỀU TÁC GIẢ :  
 
I/THƠ XƯỚNG CỦA BÁC LÊ NGỌC KHA
 
BÊN THỀM 70 TỰ CẢM
 
Sáng tối loay hoay việc bộn bề
Bảy mươi cầu bớt chuyện nhiêu khê
Dưỡng sinh thể dục luôn tăng sức
Tiêu khiển văn thơ mãi ngứa nghề
Lìa mẹ lìa cha lòng nhớ lắm
Bên con bên vợ cảnh vui ghê
Anh em , bè bạn chia đôi ngả
Quê cũ ngàn xa nhố dặm về

SẮC KHÔNG
 
Bao năm lăn lộn ở trường đời
Nay đến thất tuần phải nghỉ ngơi
Sự nghiệp tiêu tan ngày loạn lạc
Công danh ngừng trệ buổi di dời
Ơn cha tạo dựng như non Thái
Nghĩa mẹ vun bồi tựa biển khơi
Tất cả rồi ra thành cát bụi
Chỉ còn tình nghĩa cao ngất trời

VƯỢT KHÓ
 
Thoi đưa thấm thoắt bảy mươi xuân
Lìa chốn quê hương ngoại ngũ tuần
Thân phận miền xa cày khắp nẻo
Tuyết sương xứ lạ phủ đầy sân
Chan cơm nước mắt bao nhiêu lượt
Nâng chén ly tao đã mấy lần
Ra sức chống chèo cơn bĩ cực
An cư lạc nghiệp hưởng nhàn thân

TRI TÚC
 
Lạc quan liều thuốc bổ tinh thần
Tri túc mới là khỏi nhọc thân
Đừng để bon chen sinh tệ bạc
Chớ nên lơi lỏng hoá cơ bần
Hoà đồng cuộc sống trong quần chúng
Trang trải sự đời giữa thế nhân
Duyên kiếp vẫn trong vòng lẩn quẩn
Bảy mươi càng rõ chuyện phong trần

NHÀN CƯ
Bảy mươi rồi chẳng sợ chi già
Hoa cảnh vun trồng sống nhỡn nha
Đi đứng vững vàng người khí khái
Nói năng vồn vã tính hài hoà
Chén trà càng thắm tình thân hữu
Tiếng nhạc thêm nồng khúc dạ ca
Đàn cháu sum vầy mừng nội ngoại
Vợ chồng đầm ấm thật vui nhà

NGHIỆP THI
 
Thơ phú thời nay rẻ bọt bèo
Không mua nào bán nghĩ buồn teo
Vẫn ưa sáng tác dù hay dở
Lại thích ngâm nga dẫu nhạt phèo
Duyên nợ bút nghiên luôn vấn vít
Nghĩa tình văn tự mãi đèo theo
Cứ chơi cho thỏa bao năm nữa!
Bảy chục đời vui chẳng sợ nghèo

BĂN KHOĂN
 
Phong trào “xướng họa” đến rồi lui
Thấy vậy băn khoăn dạ ngậm ngùi
Chân bước qua cầu … E lỗi nhịp
Thuyền đi ngược sóng …Ngại bay mui
Đâu vì lưỡng lự không vươn tới
Nào bởi đắn đo bởi thụt lùi
Trong cảnh nhàn cư tìm thú vị
Thơ trăng ngâm vịnh cũng niềm vui .

VỮNG BƯỚC
 
Nhớ thuở thanh xuân chí vững vàng
Đường xa nào ngại dấu chân sang
Thời lên thịnh vượng không mừng rỡ
Vận xuống an bài chẳng thở than
Chợt nghĩ lại …!Nhiều phen trắc trở
Thoáng nhìn qua…!Mấy bận huy hoàng
Bây chừ bảy chục bao lưu luyến
Yêu cuộc đời yêu cả thế gian
 
HOẠ THƠ BÁC LÊ NGỌC KHA
 
II.  Y XUYÊN
Bên Thềm 70
“Lão giả an chi” thuận một bề
Đường đời đã vượt mấy sơn khê
Văn chương nghiệp vướng nên mang nghiệp
Chữ nghĩa nghề chơi phải thạo nghề
Nhớ thuở gian nan, lòng chẳng ngại
Nghĩ hồi lận đận cảnh còn ghê
Bảy mươi rồi đấy! Thân xa xứ
Ánh mắt hoài hương mở lối về.

SẮC KHÔNG
 
Chán cảnh bon chen giữa chợ đời
Tuổi già xin được nghỉ cùng ngơi
Bông sương phú quí, màu tan hợp
Bọt nước công danh, cuộc đổi dời
Nghĩ đến quê hương xa tít dặm
Trông về đất tổ biệt mù khơi
Công ơn cha mẹ luôn ghi nhớ
Tình nghĩa thiêng liêng rộng biển trời.

VƯỢT KHÓ
 
Rời quê từ độ hãy còn xuân
Thấm thoắt mình nay tuổi thất tuần
Buổi khó bèo mây trôi khắp ngả
Thời vui hòe quế nở khắp sân
Chén cơm gian khổ qua nhiều nỗi
Giọt lệ chia ly rớt lắm lần
Thuyền vững chống chèo về tới bến
Giờ đây cuộc sống được an thân.

TRI TÚC
 
An nhiên, rượu thánh với thơ thần
Biết đủ lòng vui chẳng lụy thân
Đừng nặng chữ danh ra bạc nghĩa
Nêu cao lẽ đạo giữ thanh bần
Soi gương để thấy người thiên cổ
Đọc sách tìm theo dấu vĩ nhân
Tuổi dẫu bảy mươi, tâm vẫn sáng
Thên thang vững bước giữa đường trần.

NHÀN CƯ
 
Tuổi già nhưng tính vẫn chưa già
Cảnh đẹp thiên nhiên thích lắm nha
Trời mộng, chiều xuân mây gấm trải
Tình thơ nẻo bạn mối duyên hòa
Lúc vui trước án vang lời vịnh
Khi hứng bên thềm gõ nhịp ca
Khóe mắt nhàn cư ôn chuyện cũ
Bức tranh sum họp sáng ngôi nhà.

NGHIỆP THI
 
Ừ nhỉ! Văn chương rẻ tợ bèo
Con đường sự nghiệp thấy mù teo
Gom bao câu chữ thêm buồn tẻ
Bán một bài thơ thật chán phèo
Thuở trẻ tâm hồn luôn nhạy cảm
Về già duyên nợ hãy còn theo
Ngoài vòng cương tỏa, không ràng buộc
Trăng gió trời cho chẳng biết nghèo.

BĂN KHOĂN
 
Khó tới nhưng mà cũng khó lui
Cách nhau ngàn dặm dạ bùi ngùi
Đừng lo thơ mộng mang đầy túi
Chớ ngại thuyền trăng chở ngập mui
Khi đã thành tâm đâu có nãn
Chừng xong định hướng quyết không lùi
Xưa nay bao lớp người đi trước
Ngâm vịnh ta cùng mở cuộc vui.

VỮNG BƯỚC
 
Rực rỡ hoa mai trải cánh vàng
Lắng nghe thời tiết chuyển xuân sang
Đường đời ngoảnh lại bao lần khổ
Cuộc sống qua rồi mấy lượt than
Giữ đúng lẽ thường vui tự tại
Nhìn ra lối thẳng bước đường hoàng
Bảy mươi tuổi thọ, ơn trời đất
Thân vẫn đi về ấm một gian.
 
III. CỤ BÀNH QUANG KHOÁ
 
( 83tuổi – Tân An, La Gi, Bình Thuận)
DĐ:  0919768617
CHÚC THI HỮU
(Hoạ bài “Nhàn cư”)
Bảy mươi cứng cựa vẫn chưa già
Bạn hữu giao lưu khoái quá nha!
Cùng rượu cùng trà vui phấn khởi
Cũng thơ cũng vịnh sống chan hoà
Nhàn cư rảnh rổi vui bè bạn
An lạc thảnh thơi rộn tiếng ca
Chúc thọ dài thêm ba chục tuổi
Cháu con xúm xít ấm êm  nhà

TÌNH THƠ
 
(Hoạ bài “Nghiệp thi”)
Ai bảo thơ nay rẻ quá bèo
Ý tình rạo rực há buồn teo?
Đường thi niêm luật càng nghiêm chỉnh
Lục bát vần thanh hết chán phèo
Ngọn bút anh trao lòng thắm lại
Tấc lòng tôi gửi tứ nồng theo
Trau dồi đức hạnh hồn trong trắng
Xướng hoạ ngâm nga mặc kệ nghèo
                         IV. LA THUỴ
Đ/c : 50 Lê Lợi La Gi, Bình Thuận
Đ T : 0937142001


NGHIỆP THƠ
 
(Hoạ bài “Nghiệp thi”)
Nghĩ tội cho thơ ế tựa bèo
Thương chàng thi sĩ ốm tong teo
Ruột tằm vấn vít thêm sầu não
Cánh bướm đong đưa lại chán phèo
Niêm luật : cơ duyên tình vướng sẵn
Bút nghiên : nghiệp dĩ nợ choàng theo
Trí hồn lơ lửng tầng mây thẳm
Ấp ủ mộng mơ mãi phận nghèo

CHÚC THỌ BÁC KHA
 
(Hoạ bài “Vượt khó”)
Trèo đèo vượt thác đã bao xuân
Mừng bác nhàn cư tuổi thất tuần
Đón bạn cỏ hoa xinh xắn ngõ
Thưởng trăng thơ nhạc dặt dìu sân
Giao lưu xướng hoạ mùa dăm lượt
Thù tạc ca ngâm tháng ít lần
Tri túc : sự đời thanh thản nhé
Dưỡng sinh tu tập mãi cường thân!

  MỪNG THỌ
(Hoạ bài “Sắc không”)
Dãi nắng dầm sương hứng bụi đời
Tuổi già : mừng bác đẹp cơ ngơi
Ung dung tiêu sái vui đàn hát
Dật lạc an nhiên mặc đổi dời
Thanh thản ngoạn du vùng núi thẳm
Thảnh thơi phiêu lãng chốn trùng khơi

Tri âm nâng chén cùng ngây ngất
Thi hứng tràn dâng toả đất trời

  BĂN KHOĂN
(Hoạ bài “Băn khoăn”)
“Xướng hoạ” phong trào chợt thoái lui
Băn khoăn tự nhủ bớt bùi ngùi
Lều thơ mưa dột cùng chăm mái
Thuyền nhạc gió lùa hãy phủ mui
Thủ thỉ ân cần:thà muộn tiến!
Thì thầm chơn chất:chớ nhanh lùi!
Giao lưu múa bút thêu hồn mộng
Thù tạc đàn ca mãi cứ vui

IV.  GIANG ĐÀ
Tên thật Lương Bút
85/4 Hoàng hoa Thám P.Phước hội


Thị xã La Gi – Bình Thuận
Điện thoại: 0623.842657
DĐ : 0907680633
NHÀN CƯ
(Hoạ bài”Nhàn cư”)
Dẫu mấy năm thêm cũng chẳng già
Sáo đàn, thơ nhạc thú nhâm nha
Giao lưu, tìm lại mùi nhân thế
Ngâm vịnh,trao nhau vị ái hoà
Nhẹ nhõm đường trần cao tiếng hát
Rảnh rang cõi tục rộng lời ca
Bách niên  trường thọ cháu con liệu
Giờ bảy chục xuân  hưởng phúc nhà

DUYÊN NỢ
(Hoạ bài “Nghiệp thi”)
Mua bán thơ đâu bảo rẻ bèo
Đã rằng duyên nợ chẳng hề teo
Quá yêu. tô chữ thêm hào hứng
Vì thích, vẽ câu đỡ chán phèo
Say chốn  đàn ca nên bịn rịn
Mê làn xướng hoạ ráng lần theo
Gió trăng muôn vẻ vô cùng ý
Mơ mộng cầm vui mấy kẻ nghèo

GIẤC NAM KHA
 
(Hoạ “ Bên thềm 70 tự cảm” )
Tròn bảy mươi xuân trải mọi bề
Chạnh lòng chợt tỉnh giấc nam khê
Mẹ sinh , rứt ruột bao ân nghĩa
Cha dưỡng , thành thân lắm nghiệp nghề
Cá kiến , trò đời ngao ngán quá
Công danh , cạm bẫy ngấm ngầm ghê
Hỏi ai bằng hữu trong hoàn vũ
Cạn chén quỳnh tương thi tứ về

V. TRƯƠNG VĂN LUỸ
(Tân Xuân, Hàm Tân, Bình Thuận)
DĐ:   0975257170  
TÌNH THI HỮU
(Hoạ bài “Nhàn cư”)
Hay dở cùng vui tuổi trẻ già…
Chắt chiu góp gió bạn cùng nha!
Tứ thơ lai láng hồn sông núi
Bút mộng tô xinh cảnh thái hoà
Ký ức chợt về thơ xướng hoạ
Hương xưa bừng dậy nhạc tình ca
Gần xa thắm đậm tìm thi hữu
Tô điểm trang hoa đến mọi nhà

NGHĨA NHÂN
(Hoạ bài “Nghiệp thi”)
Vật chất hư vô , gió dạt bèo
Ruộng đồng , mưa nắng cũng khô teo
Thất ngôn  bát cú e chưa trọn
Lưỡng đối ngũ âm ngại lộn phèo
Muốn gởi nhân tình vào thuở trước
Xin trao đạo nghĩa để mai theo!
Mong sao con cháu luôn chăm bón
Đạo nghĩa tri nhân mãi chẳng nghèo

VỮNG CHÍ
(Hoạ bài “Băn khoăn”)
Bạn bè vui vẻ chẳng gì lui
Duyên cớ chi đâu phải ngậm ngùi
Sông vẫn tràn trề tình ngập bến
Thuyền còn dào dạt nghĩa đầy mui
Hương thơ nồng thắm lòng hoan hỉ
Duyên bút bừng say chí chẳng lùi
Mượn cảnh non bồng tung cánh hạc
Sớm chiều xướng hoạ bạn bè vui  


YÊU THƠ
(Hoạ bài "Nghiệp thơ" của bác LNK)
Thả mặc nguồn thơ nổi quá bèo
Dở hay chẳng ngán tẻo tèo teo
Hành văn nhạt nhẽo như mì gói
Sắp chữ lêu bêu tựa cháo phèo
Niêm luật khắt khe lòng chẳng ngán
Ý vần mờ mịt dạ đòi theo
Bởi yêu nên phải đành cam gắng
Nắn nót vài câu dẫu tứ nghèo
THANH HUYỀN 

GẶP GỠ
(Mượn vần bài "Vững vàng" của bác LNK)
Gặp gỡ nhau chi dưới nắng vàng
Bao lần bến cũ chuyến đò sang
Em đây vẫn đợi còn mơ mộng!
Ai đó chờ chăng có trách than?
Chùm nhạc yêu đương mùa giao hạ
Cung đàn đưa tiễn buổi hôn hoàng
Nỗi lòng hoang lạnh chiều thu vắng
Nhớ lắm người ơi chẳng dối gian
TỪ LÂM 

THÚ VUI
(Hoạ bài"Băn khoăn" của bác LNK)
Tiếp bút , anh ơi chớ sớm lui
Em nghe cổ nghẹn dạ bùi ngùi
Đò ngang chênh mũi nên bền lái
Sóng ngược sâu dầm mới vững mui
Giữ đẹp cuộc đời khi vững tiến
Đừng suông con nước lúc quay lùi
Vị riêng chút đỉnh hồn thơ lạnh
Sưởi ấm cùng nhau tìm thú vui
LƯƠNG BÚT 

MỪNG THỌ
(Hoạ bài "Nhàn cư" của bác LNK)
Tuổi cao trí tuệ mãi không già
Chưa đến trăm thì cứ nhẩn nha
Dựng bút văn chương tình trải rộng
Xây cầu nhân ái nghĩa ôn hoà
Ưu tư giũ bỏ ngân cung nhạc
Đẹp dạ tươi cười trỗi khúc ca
Con cháu sum vầy nay đã vẹn
Bảy mươi chúc phúc tiếng vang nhà
THANH HUYỀN 


BÊN THỀM TỰ CẢM
(Hoạ thơ bác LNK)

Chưa đến bảy mươi đã liệu bề
Đường đời khúc khuỷu lắm sơn khê
Xuân xanh hăm hở lo lập nghiệp
Già lão ngu ngơ muốn bỏ nghề
Thế sự đổi thay trông đã khiếp!
Nhân tình tráo trở ngẫm càng ghê!
Khi vui trần thế còn ưng ở
Lúc chán "quê hương” lại muốn về
NGUYỄN VĂN QUANG


TRI TÚC
(Hoạ thơ bác LNK)
Ước như Nguyễn Triệu với Lưu Thần
Tiên cảnh rong chơi khoẻ tấm thân
Khinh kẻ tiểu nhân thành trọc phú
Trọng người cao thượng giữ thanh bần
Giận phường hám lợi nên vô đạo
Ghét lũ bòn danh hoá bất nhân
Biết đủ ít nhiều xem cũng đủ
Miễn sao an lạc chốn hồng trần

NGUYỄN VĂN QUANG

CHỚ BĂN KHOĂN
      (Họa bài BĂN KHOĂN)
Vươn tới không xong, phải bước lui.
Theo nhau chưa trọn, dạ bùi ngùi!
Trời yên, biển lặng, siêng cầm lái,
 Sóng cả, gió to nhọc níumui.
 Trí mọn, tài hèn, không tiến được,
 Thân tàn, lực kiệt, phải xin lùi.
 Tuổi già mong chớ băn khoăn quá,
 Ngâm vịnh cho đời mãi được vui!
 NGUYỄN VĂN QUANG

        Họa bài
  VỮNG BƯỚC
  Vượt biển, trèo non, lửa thử vàng,
  Khó nghèo không lụy kẻ giàu sang.
  Cố công gây dựng nghìn cơ nghiệp
 Chi quản vơi đầy một gánh than!
 Những muốn hiên ngang đời kẻ sĩ,
 Không thèm vênh váo cảnh ông hoàng.
Bảy mươi kề cận, chưa chùn bước,
Nghĩa khí kiên cường, ghét dối gian!
NGUYỄN VĂN QUANG

DỐI  
Dối giăng như Cuội chẳng ai tin,
Cuội dối, Trời giam ở một mình.
Dối mẹ, dối cha, đồ thất hiếu,
Dối thầy, dối bạn, lũ vong tình!
Dối dân, dối nước, nghe càng thẹn,
Dối thánh, dối thần, thấy cũng kinh!
Mai mốt được làm quan Chánh thẩm,
Quyết cho chém sạch bọn yêu tinh!
NGUYỄN VĂN QUANG


18 nhận xét:

  1. Cám ơn anh VTT đã đăng bài . LA THUỴ

    Trả lờiXóa
  2. Nội dung tốt. Tuy nhiên size chữ to nhỏ không đồng đều , khoảng cách giữa các đoạn cũng thế (cách quảng bỏ trống không đẹp mắt lắm), màu vàng nhợt quá . Đề nghị chủ mạng nên chỉnh sửa lại .

    Trả lờiXóa
  3. Bai hoa cua Y Xuyen va La Thuy kha hay!

    Trả lờiXóa
  4. Thơ Đường luật thì 8 câu phải trình bày liền mạch ,hoặc có cách tân thì trình bày cách quãng 2 câu đề hoặc 2 câu kết với cặp thực ,luận ( 4 câu ), chứ sao bài "Mừng thọ" của La Thuỵ lại trình bày cách quãng dữ rứa .Kiểu cách tân này hơi bị lạ đó nghe!

    Trả lờiXóa
  5. Xin chào chủ nhân Hương thời gian

    Trả lờiXóa
  6. MỪNG THỌ
    (Hoạ bài "Nhàn cư" của bác LNK)
    Tuổi cao trí tuệ mãi không già
    Chưa đến trăm thì cứ nhẩn nha
    Dựng bút văn chương tình trải rộng
    Xây cầu nhân ái nghĩa ôn hoà
    Ưu tư giũ bỏ ngân cung nhạc
    Đẹp dạ tươi cười trỗi khúc ca
    Con cháu sum vầy nay đã vẹn
    Bảy mươi chúc phúc tiếng vang nhà
    THANH HUYỀN

    Trả lờiXóa
  7. Mời bạn VTT ghé thăm trang blog thutha.blog tieng viet.net có đăng mấy bài thơ hoạ cho bác Lê ngọc Kha , đã thử post bài từ blog của mình qua blog của bạn nhưng chưa được

    Trả lờiXóa
  8. THÚ VUI
    (Hoạ bài"Băn khoăn" của bác LNK)
    Tiếp bút , anh ơi chớ sớm lui
    Em nghe cổ nghẹn dạ bùi ngùi
    Đò ngang chênh mũi nên bền lái
    Sóng ngược sâu dầm mới vững mui
    Giữ đẹp cuộc đời khi vững tiến
    Đừng suông con nước lúc quay lùi
    Vị riêng chút đỉnh hồn thơ lạnh
    Sưởi ấm cùng nhau tìm thú vui
    LƯƠNG BÚT

    Trả lờiXóa
  9. GẶP GỠ
    (Mượn vần bài "Vững vàng" của bác LNK)
    Gặp gỡ nhau chi dưới nắng vàng
    Bao lần bến cũ chuyến đò sang
    Em đây vẫn đợi còn mơ mộng!
    Ai đó chờ chăng có trách than?
    Chùm nhạc yêu đương mùa giao hạ
    Cung đàn đưa tiễn buổi hôn hoàng
    Nỗi lòng hoang lạnh chiều thu vắng
    Nhớ lắm người ơi chẳng dối gian
    TỪ LÂM

    Trả lờiXóa
  10. Mục thơ Đường này khá lắm!

    Trả lờiXóa
  11. YÊU THƠ
    (Hoạ bài "Nghiệp thơ" của bác LNK)
    Thả mặc nguồn thơ nổi quá bèo
    Dở hay chẳng ngán tẻo tèo teo
    Hành văn nhạt nhẽo như mì gói
    Sắp chữ lêu bêu tựa cháo phèo
    Niêm luật khắt khe lòng chẳng ngán
    Ý vần mờ mịt dạ đòi theo
    Bởi yêu nên phải đành cam gắng
    Nắn nót vài câu dẫu tứ nghèo
    THANH HUYỀN

    Trả lờiXóa
  12. Trang blog này khá thú vị , nhưng chủ nhân của blog hình như khá biếng nhác nên để cỏ dại um tùm không tỉa xén , size chữ to nhỏ tuỳ tiện không đều ,trình bày lộn xộn ,lởm chởm không ngay hàng thẳng lối, khó đọc và có phần thiếu thẩm mỹ

    Trả lờiXóa
  13. Thầy Nguyễn Văn Quang cũng đã hoạ thơ bác Kha:


    BÊN THỀM TỰ CẢM
    (Hoạ thơ bác LNK)

    Chưa đến bảy mươi đã liệu bề
    Đường đời khúc khuỷu lắm sơn khê
    Xuân xanh hăm hở lo lập nghiệp
    Già lão ngu ngơ muốn bỏ nghề
    Thế sự đổi thay trông đã khiếp!
    Nhân tình tráo trở ngẫm càng ghê!
    Khi vui trần thế còn ưng ở
    Lúc chán "quê hương lại muốn về
    NGUYỄN VĂN QUANG

    Trả lờiXóa
  14. TRI TÚC
    (Hoạ thơ bác LNK)

    Ước như Nguyễn Triệu với Lưu Thần
    Tiên cảnh rong chơi khoẻ tấm thân
    Khinh kẻ tiểu nhân thành trọc phú
    Trọng người cao thượng giữ thanh bần
    Giận phường hám lợi nên vô đạo
    Ghét lũ bòn danh hoá bất nhân
    Biết đủ ít nhiều xem cũng đủ
    Miễn sao an lạc chốn hồng trần
    NGUYỄN VĂN QUANG

    Trả lờiXóa
  15. Sửa giúp : Trong bài "Bên thềm tự cảm" của Thầy Quang , chữ "quê hương" nằm trong dấu ngoặc kép

    Trả lờiXóa
  16. Hai bài thơ cuối của NVQ có font chữ không đọc được

    Trả lờiXóa
  17. Đã đọc được, chữ rõ

    Trả lờiXóa
  18. CUỘI ( bài họa)
    Cuội nói mà sao bảo tớ tin
    Thế gian bịp hết, há riêng mình
    Tên nghe đã biết phường man trá
    Tiếng nổi từ lâu lũ bạc tình
    Chẳng mẹ, chẳng cha, trời đất hận
    Vô sư, vô sách quỷ thần kinh
    Gốc đa núp tưởng tha hồ khoác
    Gấp gấp diệt trừ, kẻo hóa tinh.
    Thanh-Huyền

    Trả lờiXóa