ĐI TÌM KÝ ỨC TUỔI ĐÔI TÁM
Văn Thiên Tùng 10C1 K10/72
( Bút danh Mai Vân Tùng - Mai Vân 4/2009)
…….Xin giữ lại tuổi đời đôi tám
tuổi thần tiên ký ức chất đầy…
Đúng là còn đây các bạn ạ!. Mùa xuân của 37 năm về trước có ai biết được trong ký ức chất đầy… giờ đây hãy bỏ chút thời gian vàng ngọc của tuổi về chiều, suy ngẫm đi có tìm được chút gì khi những những giòng thơ nhỏ bé nầy của các bạn đã làm nên một mùa xuân tươi đẹp với đủ sắc màu, hương thơm tỏa ngát cả vùng trời. Những giọt sương mai phải nằm ỳ trên cánh hoa để gìn giữ cho hương, sắc và hoa tươi đẹp và … những chú bướm non lượn vòng lượn mãi … thôi rồi trên cao những áng mây trắng bồng bềnh giữa khoảng không xanh thẳm pha lẫn tia nắng hồng sớm mai có những hạt sương long lanh - bất chợt tôi nghĩ đến “…Màu nắng hay là màu mắt em …. Hàng cây thắp nến lên hai hàng và nắng đi vào trong mắt em…”. Nắng mùa thu của Trịnh Công Sơn và đây nắng mùa xuân của Nguyễn Hoàng năm xửa năm xưa.
Mùa xuân có nắng dịu dàng, nắng len kẻ lá, nắng tô sắc muôn loài.
Rồi “ Một quá khứ vươn dài với đời người hạn định” Giờ
Tình là tình của tuổi thơ không với lại
Chỉ trong mơ ôm ấp kỷ niệm vơi đầy
Như sống lại tuổi trăng tròn dạo ấy
Cả một khoảng trời xanh và mây trắng bồng bềnh
Mây theo gió, gió theo mây
Đến cõi thần tiên ôm tình thơ diệu vợi …( VTT)
Tình là tình của tuổi thơ không với lại
Chỉ trong mơ ôm ấp kỷ niệm vơi đầy
Như sống lại tuổi trăng tròn dạo ấy
Cả một khoảng trời xanh và mây trắng bồng bềnh
Mây theo gió, gió theo mây
Đến cõi thần tiên ôm tình thơ diệu vợi …( VTT)
vào đây đi ta sẽ cảm nhận tuổi thơ của mình trong rừng xuân năm ấy…
Và đây là bài thơ mà bạn Nguyễn Văn Chút ( N.V.Đức) ở 52 ấp 3 Thừa Đức, Cẩm Mỹ, Đồng Nai đã có đoạn viết như sau: “ Tôi có một bài thơ được chọn đăng tựa đề cùng với đặc san viết về cảnh vui tết ở làng quê thanh bình. Tiếc là không còn nhớ và lưu giữ được bài thơ nầy. Đây là một kỷ niệm vui, vì lần đầu tiên và duy nhất thơ của tôi được đăng báo dù đó là bài báo của trường…” (Trích Nguyễn Hoàng chân dung & kỷ niệm 4trang 242). Giờ đây qua Hương Quê Nhà tôi xin chuyển đến bạn bài thơ của Linh Phước Mỹ 10B3 /K72đây nhé !!!
HỘI XUÂN
Buổi sáng tinh sương gà giục giã
Khói muôn màu kết tủa phủ đường đi
Ríu rít trên cây đàn chim nhỏ li ti
Đang nhảy múa hát ca ngày mở hội
Thảm lúa xanh vươn vai ngoài đồng nội
Lũ bò vàng bước vội mấy chân mau
Bé lảng quảng trong chiếc áo đủ màu
Đi dự lễ chùa xa cùng với mẹ
Đây ông lão rung đùi ngồi gọi khẻ:
“ Thắp nén nhang trầm lẹ lên con”
Trên bình hoa cành mai nẩy chồi non
Hàng bông lạp vương vương màu nhạt toả
Nón quai thao và áo dài óng ả
Thiếu nữ cười rộn rã nắm tay nhau
Đám trai làng thấy vậy bước chân mau
Cùng nhập bọn kéo lên đồi ngắm cảnh
Bên làng xa tiếng chuông chùa lanh lảnh
Gọi thanh bình về giữa hội mùa xuân
Trên đồi cao tiếng hát vẳng trong thanh
Hay sóng nhạc của ngày xuân êm dịu
NHỮNG LỜI THÌ THẦm
TRONG CÁNH RỪNG MÙA XUÂN
Trích từ Hội Mùa xuân Nguyễn Hoàng 1972 ( GPMX Bính Tý)
Hội thơ. Hội thơ. Hội thơ. Hội thơ.Hội thơ. Hội thơ. Hội thơ. Hội thơ. Hội thơ. Hội thơ
.
Cây và lá, cỏ và hoa đan tay làm thành rừng. có tiếng suối reo và chim hót: Nhũng lời ca ngợi mùa xuân. Mùa xuân đã bước tới trên sắc xanh xanh của cỏ, trong hương thơm ngát đất trời của hoa. Những giòng thơ cũng từ đó bay múa trên trang giấy, đâu đây vang vọng những tiếng thầm thì rủ rê…
HMX.
Ảnh . Bích Lan tặng : Mỹ Liên-Quỳnh, B. Lan, Hương Thủy.
Phát hành Hội Mùa xuân Nguyễn Hoàng tại Huế
- Nào đi, ta đi kẻo muộn.
Đoàn người rầm rộ kéo nhau đi đến một khu rừng. mặt trời vừa mọc. những mây xanh, mây trắng kéo nhau về, những loài hoa bé nhỏ ngại ngùng trở mình trong giấc ngủ muộn.thật là lâu loài hoa sống âm thầm, mê muội trong những gian dối cưu mang. Hoa chỉ có khổ đau an phận nhìn bước chân thú rừng đẫm nát, không có lấy một chút tự tình kiêu hãnh, một chút thương yêu cho hoa biến thái vẹn toàn. Chúng ta dừng ở đó, ngồi cụm ba, cụm bảy bên nhau. Chúng ta tạm dừng ở đó, sống thật với mình trong từng tiếng khóc cười, hoặc hồn nhiên, hoặc già nua để cuối cùng trạng thái thật tình đó hòa lẫn, bắt gặp nhau ở khoảng không cùng đi tìm.
Cánh rừng thứ nhất đã mở vào thời điểm cuối mùa đông, khi mà:
Mùa đông từng đợt nghiêng nghiêng
Ta nghe phố nhỏ gọi tên xuân hoài
(Gọi mùa xuân H.9/2)
Thời gian vốn vô tình, hay chúng ta đang nao nức, sao mà Mộng Thu nghe lành lạnh bởi bước chậm của thời gian:
Thời gian đi sao giá tuyết như đông
Mi chậm rãi hững hờ mi có biết
(Hoàng hôn xuống Mộng Thu 9/2
(Hoàng hôn xuống Mộng Thu 9/2
Bạn Triều Dâng thì rất ung dung, không náo nức từng giờ từng phú, cũng không buồn phiền , nuối tiếc vu vơ:
Rồi ngày mai gió xuân về hội diện
Trả tuổi sầu cuốn hút ở sau lưng
Tuổi thơ ơi lòng mở hội tưng bừng
Ôm mộng ước trong vòng tay thánh thiện
(Tàn đông. Triều Dâng 11C)
Lại có kẻ không gọi, không than trách, tìm mùa xuân trong lặng lẽ, gọi kỷ niệm rực rỡ trong từng ngày tháng âm thầm. Một buổi chiều có gió cuốn lá vàng, hay bóng nắng khuất dần vào đêm tối:
Hoa theo từng nhịp lá già
Một ngày tăm tối đã qua mất rồi
( Đi tìm mùa xuân.
Mai Vân Tùng 10C1)
( Đi tìm mùa xuân.
Mai Vân Tùng 10C1)
Phiền muộn dấy lên từ đó. Từ sự đi tìm mà không bao giờ gặp, chỉ gặp những băn khoăn về hoàn cảnh chính mình:
Kết nhặt những giòng thơ lên trang giấy
Đón xuân về trong tang tóc thương đau
Nguồn thơ dâng để giọt lệ thơ trào
( Xuân tha hương.
Đinh Thị Ngọc Chung 10C2)
( Xuân tha hương.
Đinh Thị Ngọc Chung 10C2)
Ngọc Chung buồn như mùa đông rồi đó, mai mốt nhớ vui nh mùa xuân. Buồn hay vui chỉ là trạng thái của từng thời, từng phút chốc mô đó thôi, mà đã gặp nhau thì chúng ta hãy vất bỏ chiếc áo gỗ thô kệch đi,hãy khoác cho nhau tấm áo được kết bằng chuỗi lá xanh non của một thời tiền sử. chúng ta chào nhau bằng nụ cười thân quen, chúng ta nói với nhau ngôn ngữ thật hiền, thuở ban sơ có ai biết chưởi thề là gì đâu nhỉ.
- Tôi có ý kiến, à mà các bạn đã hết dị chưa, có chi đón xuân, tụi mình đem ra để nói cho nhau nghe với.
- Ừ tụi mình giả đò thôi nghe, giả đò làm những cụ già ngồi họa thơ. Các bạn có chịu không ?
- Đồng ý, nhưng phải khác chớ bộ, tụi mình còn trẻ không được ngồi “ Vách mảy, vuốt râu”.
- Rồi , tôi mở đầu nhưng mà các bạn thân yêu của tôi ơi! Đừng cười nhé !
Như ánh lửa thắp đầy lên đêm tối
Như lòng người rót hết khổ trong năm
Và chôn vùi bao ảo ảnh xa xăm
Để vui hưởng một mùa xuân tiếp nối
( xuân quê hương.
Võ Văn Hoa 11C)
Võ Văn Hoa 11C)
- Phải rồi, mình đốt đi những rủi ro, buồn phiền trong năm cũ, chỉ chừa niềm vui lại đón xuân
Mỗi độ xuân về mai nở tươi
khắp nơi nô nức nở nụ cừoi
( xuân. Hoàng
Văn Bình 9/3)
Văn Bình 9/3)
- Bạn quên thời gian rồi, để tôi nhắc nhé !
Đông qua xuân lại về keá hoaïchắp nẻo
Mai vàng nở rộ khắp nơi nơi
Hoa lá nô đùa khoe sắc thắm
Muôn nhà vui vẻ đón xuân tươi
( xuân quê hương. Văn Hiệp 8/8)
( xuân quê hương. Văn Hiệp 8/8)
- Thế thì các bạn của tôi hay ngắm cảnh lắm nhé, nói về mình một chút chứ, kẻo không thì nổi rộn ràng sẽ đi qua còn lại chi chân tình để mà đón xuân:
Mừng xuân em đếm ngàn hoa pháo
Đếm cả nhịp tim nổi rộn ràng
( xuân.Thùy Trang 9/1)
Cúc đã nghe nổi rộn ràng của Trang. Cúc còn nghe vạn vật lên tiếng vui lắm, vui như ngày hội, cái vui của người tôi không ôm trọn, vì cái buồn như quanh quẩn đâu đây:
Xuân sao đẹp quá xuân ơi !
Mai đào hớn hở đang cười với xuân
( đón xuân nhớ bạn. Nguyễn Thị Kim Cúc 10C)
Xuân vô tình hay người vô tình sao lại để mùa xuân của bé buồn như cỏ úa :
Tết dần đến bổng dâng Đoan bỡ ngỡ
Và khóc hoài vì mong nhờ thật nhiều
Tết người vui nhưng Đoan lại cô liêu
Như cái bóng lặng trầm buông tiếng khóc
( Mùa xuân của bé .A.M 11B2)
- A.M đừng khóc nhé, hãy vui với chúng tôi, hãy vui với mùa muân như Thảo Bình vậy:
Hãy hát lên tô thắm đậm mùa xuân
Như chim Yến đón ngày vui của chúng
( Đón chào. Thảo Bình 12/B1)
Chấp nhận chúng mình là chim Yến, dù bất chợt thì cũng như đã chấp nhận định luật đương nhiên của con tạo rồi, mà chấp nhận con tạo là mình đầu hàng hai tay trước số mệnh. Có lẽ nào như thế ?
Cha tháng ngày nghề nông vất vả
Hôm nay ngồi nhổ mấy sợi râu
Nhìn áo nâu vai đã bạc màu
Đôi môi tím cặp mắt đen sâu hoắm
( xuân thi sĩ. Trường Lưu Thủy 8/3)
- Ấy buồn lắm , coi tôi đây nì,
Hương trầm nghi ngút lâng lâng
Các em trẻ nhỏ bâng khuâng đợi chờ
Đùng ! đùng! Pháo nổ lơ thơ
( Đón xuân . Nguyễn Kính 8/5)
- Không biết các em ở đây có Kính không. Chúng ta hy vọng có, để sau phút bâng khuâng đợi chờ, Kính sẽ chia cho chúng ta:
Nào chè, nào chuối thơm ngon
Pháo hoa cộ mứa bánh dòn bánh chưng
( xuân. Nguyễn Dung 9/3)
- Cả Dung nữa nhé. Nhớ chia cho thật đều. ô kìa, coi Linh buồn xo, nàng ta trách tụi mình đó, cứ vui cười, cứ khoe bánh kẹo làm Linh nhớ xuân xưa, ngày ấy Linh:
Thả diều bay trong nắng chiều phai
Trời mùa xuân nhuộm cây cây cỏ
( Nhớ xuân xưa Linh Linh 9/1)
- Tôi thì nhớ “ nàng “ nhớ xô cùng những kỷ niệm dễ thương:
Cũng mùa xuân , cũng giữa hội vui nầy
Cùng lũ trẻ nàng kết bầy đánh đáo
Cùng mùa xuân nàng theo cha may áo
Chọn thêm quà mua vội chú “ búp bê”
( Hoài xuân. Linh Phước Mỹ 10/B3)
Mỗi người nhìn xuống mỗi khác, hãy nghe Trường Lưu Thủy suy tư hồi nãy và Thủy hồn nhiên bây giờ:
Túi đầy mứt bánh hạt dưa
( giấc mơ xuân )
Thủy hồn nhiên trong giấc mơ, còn sự thực tha hồ cách biệt. đó có phải là lỗi tại giáp mặt thành phố quá sớm để rồi không thấy vui như Thạo không còn nhớ đến vườn quê có bầu bí, có mía lau, có ao cá… rất là thiên nhiên:
Sang nay nắng vàng quê mẹ
Xuân đã về trong mắt em
Thênh thang vườn em mở hội
Mơn man lá gió ru êm
Cây mía ngã mình hong nắng
Bầu bí ngoe nguẩy ra bông
( xuân về trong mắt em Phạm Thị Thạo 9/1)
- Các các bạn có thấy đẹp không nào? Đẹp, đẹp lắm. hình như ảnh “cây mía ngã mình bầu bí ngoe nguẩy” mà thấy mình như muốn bỏ gánh suy tư đi, bỏ quên sự thực chua xót đi:
Xuân ấy nay còn đâu
Sao để lại xuân sầu
Tiếng pháo của súng đạn
Mai vàng của hỏa châu
( Xuân ấy qua. Hoàng Đức Nghiêm 9/3)
Không dể gì để quên đi sự thực chua xót đó, có chăng chỉ là một phút cho hồn lạc đến thiên thai, rồi ta không về, thực tại cũng kéo về:
Cỏ ướt vườn hoa soi suối tiên
Nhởn nhơ tơ liễu rũ nghiêng nghiêng
Đêm nay xuân lại, người tiên tắm
Lột áo xiêm đi bỏ động huyền
Thiên thai . Vĩ Hà Ngự 10C1)
- Chà , trò Ngự “ lãng mạn” quá ta, tôi thì chỉ thấy xuân trong cánh bướm mỏng manh
Xuân về sáng nay
Bên song cửa sổ
Nàng bướm chập chờn
Dôi cánh nhởn nhơ
Như giấc mơ bay
Em nhìn bướm lượn
( Bướm xuân. Đặng Thị Lân 9/1)
- Ờ , cứ tưởng tượng thật nhiều vì xuân của mọi người, vì tôi có quyền yêu xuân khác với cái quyền yêu xuân của các bạn:
Pháo hồng nở rộn trong sân
Em nghe lòng những mến yêu xuân nhiều
( xuân về. Tô Huỳnh Thanh 9/1)
- Tôi không nói không được, phải ôm chặt lấy xuân, không cho xuân bay, tôi phải kể lể chuyện thần thoại để giờ gặp gõ dài ra. ( Đó chỉ là mơ).
Ta mơ thấy ta ôm xuân âu yếm
Ta cùng xuân kể lể chuyện ngày xưa
( Xuân. Cảnh Thanh 9/4)
- Tôi cũng không yêu suông được, xuân dễ thương, xuân ngoan hiền, sao không ôm vào lòng , dành một chỗ rộng vĩnh viễn cho riêng mùa xuân như thế hẳn khi mô ta cũng có xuân bên cạnh:
Xuân về nhảy nhót đua cười
Những con chim nhỏ đứng cười các em
Hình như chúng nó làm quen
Những ngày xuân mới thì đem vào lòng
( Mùa xuân. Lê Đình Ốm 9/3)
Có yêu xuân mới lưu luyến vì xuân. Duận đã lưu luyến đến độ không muốn ròi phải thôt lên lời yêu cầu huyền hoặc :
Có đàn em bé hát ca vui vầy
Xuân ơi xin ở lại đây
( Tình xuân . Ngô Duận 8/8)
Mùa xuân lại, tất tuổi thơ cũng ở lại, thế thì còn chi vui hơn và còn chi cho mình nhớ ngày xưa.
Ngày xưa em còn bé
Chưa biết buồn vu vơ
Mơ loài hoa trắng dại
Giấc mơ thuở êm đềm
( Ngày thơ. Nguyễn Thị Hương Lan 9/1)
- Tuổi học trò là tuổi để làm chi hở các bạn ?
- Ai hỏi đó, có phải nhớ ai không hay bị tốc?
- Chưa chắc cả hai đều đúng hay không các bạn thân yêu của tôi ơi hãy trả lời đi đã.
- Thì làm học trò chớ bộ làm chi.
Áo trắng tuổi học trò
Vụng về bên sách vở
Bên con nắng hiền hòa
Hát bài ca tuổi nhỏ
( Áo trắng học trò. Đinh Thị Minh Tâm 9/2)
( Áo trắng học trò. Đinh Thị Minh Tâm 9/2)
Tôi thêm nhé, làm học trò rồi nhưng thương học trò nữa chứ. Ơi các bạn, sao tôi cứ thấy mùa xuân theo vóc dáng người tôi thương thôi à. Thời gian cũng thế. Không có nàng liệu tôi còn nhớ đến chiều mưa, tháng nắng hay không nữa. hãy thông cảm cho tôi, ơi những người bạn bé nhỏ, ơi người tôi thương. Xin nhớ rằng thương nhau không phải là lầm lỗi.
Nắng vàng trãi dịu gót chân
Em đi dự hội đón xuân đầu mùa
Gió về hong tóc em thơ
Rối trong tháng chạp mùa mưa miệt mài
( bóng em qua. Thương Vương Oanh 11C)
Chỉ cần em qua đó thôi, những nhà thơ của chúng ta đã khai sinh đến mấy bài thơ, đã bao lần gọi tên số kiếp , gọi mùa xuân về cho tình học trò kết thành lời trao gởi cho nhau:
Mái trường đó chiều nay sao nhớ quá
Dáng thon gầy người em nhỏ tôi thương
Guốc em đi để khua rộn sân trường
Áo em trắng cho tình thêm thánh thiện
Trời cuối đông những chiều nghe giá lạnh
Em có buồn và thương nhớ vu vơ
Đẹp nào hơn tình yêu tuổi học trò
Ôi êm dịu, ôi ngoan hiền trong trắng
( Lời xuân cho người thương. Trần Dung 12C)
- Phải công bình chứ. Yêu cầu mấy bồ nhớ đổi cách xưng “ em” ra người cho tiện, vì lắm khi “em “ cũng nghe bước chân ai qua dể rồi mơ:
- Ý của anh bạn hay lắm. xin tán thưởng cả hai tay.
Chúng tôi nghe rừng cười rộ lên và nhất là những cô gái má hồng gấp bội:
Guốc rộn ràng hành lang áo trắng bay
Bóng xế sân trường tay nắm tay
Lung linh hồn gặp hồn trong nắng
Cuộc tình vòi vọi chín tầng mây.
( Tuổi học trò . Anh Ngọc 10C1)
- Khi hồi chừ, tui chỉ nghe yêu xuân, yêu người, không biết còn yêu chi nữa không?
- Anh bạn vội quá, có phải chúng mình bỏ quên đâu nhưng mà đi từ từ cho khỏe người. chờ nhau một chút không chi mô.
Cánh rừng lặng im, chúng tôi nghe hồn mình lắng xuống. có sự thực nào dáu diếm được dưới ánh mặt trời đâu. Hát cho vui cánh rừng, hát cho nhau nuôi dưỡng niềm tin, đừng giả đò làm cụ già nữa. nghe anh, nghe chị, nghe em. Bài ca “ Tuổi trẻ Việt Nam ” được cất lên, réo rắt cung mời, chúng ta nghe rỏ không, rừng không còn lặng im, tự nó như nuối tiếc lời ca, như cái gì đang cháy âm ỉ, như chúng ta “ nhìn trời sáng phương đông “…
- Yên nghe bạn Lê Đình Ốm “ những ngày xuân mới thì đem vào lòng” yêu quê như thế nào.
Chiều chiều em đứng trên dồi
Ngó về quê mẹ thì ngồi nhớ thương
( Mùa xuân 9/3)
Cánh rừng nhao nhao lên rằng “ Không hay nhưng dễ thương” thật thế chúng ta không là họa sĩ cũng có thể tưởng tượng kẻ ngồi trên đồi đã là “ anh hùng thấm mệt”: Đã đứng nhìn về quê xa và thì thầm, khấn khứa một mình, mỏi quá ngồi xuống nhớ thương một mình.
Hay Vũ tần trong bài “ Tôi là con gái”:
Tôi hèn mọn trong đôi tay con gái
Yêu quê hương chỉ biết đứng mà nhìn
Chỉ biết khóc khi nghe khúc tự tình dân tộc
Ôi ngày xưa ôi mơ ước niềm tin
(11)
- Vũ Tần quá yếm thế phải không các bạn. ai có cấm con gái yêu quê hương bằng hành dộng mô nà.
- Ấy Vũ Tần khiêm nhượng đó thôi, thực ra chúng ta đều có chung mơ ước, đều có chung niềm tin vào tương lai của quê hương mình. Hãy lắng nghe niềm mơ ước của nhau, hãy cùng nhau nguyện cầu.
Mong ước nào hơn trong mùa xuân mới
Có chim hòa bình cất cánh tung bay
Trên nền trời Việt Nam yêu dấu
Dể người cùng nối lại vòng tay
( Lời nguyện cầu đầu xuân. Lê Dình Ninh 9/3)
Khi ấy người ta trở về quê cũ của mình, ngày hai buổi có thiên nhiên là bạn, dựng lại những gì đã tan hoang:
Mai mốt đưa nhau về Đồng Hới
Vượt đồi băng cát đến làng xưa
Biển xanh sóng vẫn gào muôn thuở
Mồ mã người thân có đợi chờ
( Cho ngày mai. Đinh Quang Tuyết 11C)
Tuyết về Đồng Hới, tôi về Gio Linh, về thăm tất cả… mơ ước xôn xao… Niềm kiêu hãnh sau cùng là còn có quê xưa xóm cũ để mà về. chúng ta tìm đến cánh rừng, tìm đến mùa xuân cho nhau lời thông cảm, cho nhau lời vỗ về cho nhau luôn cả xót xa trước khi giúp nhau quên lãng. Đoạn cuối vẫn buồn như giòng “ Thơ muộn” của Kim Xuân lớp (9/2)
Những mùa xuân cũ bao hương vị
|
Đoạn cuối là đoạn thường có nhiều bế tắc nhất. vô lý chúng ta rồi sẽ đi về ngõ cụt đó chăng. Không. Còn những lối thênh thang cho chúng ta thong dong đi tới. Mai đây nếu đến những cánh rừng nào khác xin nhớ nơi nầy “ Cánh rừng thứ nhất” chúng ta đã có nhau.
Vành Khuyên và bầy chim sẻ
trong HỘI MÙA XUÂN
( Giai phẩm xuân nhâm tý ( 1972) Trung Học Nguyễn Hoàng )
Cam dong lam.Toi doc ma nghe rung rung nho nhieu ky niem cu
Trả lờiXóaMình muốn mọi người có tên trong rừng thơ ngày ấy xuật hiện lại di để xây dựng rừng thơ nắng chiều. nhất trí vậy nghe !!!!! hi ! hi ! hi!
Trả lờiXóa