Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Con Hói làng



CON HÓI LÀNG*
( Dành tặng cho các chàng trai cô gái thôn làng đã lớn lên thành đôi lứa và gắn bó nghĩa tình với con hói và công việc đồng áng)  

Tự thuở nào trên dòng sông quê với
Con hói làng gắn kết nghĩa thủy chung
Hói cõng mang từng giọt nước vào đồng
Và hết mực chia nắng khô - úng lũ

Con hói làng góp phần thêm no đủ
Là vốn nguồn thủy sản tự thiên nhiên
Theo mỗi mùa cứ vậy nối tiếp liền
Là dưỡng chất-  góp phần nâng nhịp sống

Mỗi đông về …với lũ to ngập úng
Lũ lùa bao tôm cá - lẫn phù sa
Hói dẫn dòng từ đồng cạn đến xa
Nào con giếc- chép - rô - mương - thát lát…

Hạ nắng thiêu hùa gió lào rát rạt
Bao cánh đồng đợi nước - ngóng cơn mưa
Bao cỏ cây ngoi ngóp khát giữa trưa
Hói oằn mình dẫn dòng nào ta thán !

Những cánh đồng hẳn chẳng còn than vãn
Đàn trâu bò - đằm vụng béo tròn ây
Đôi bờ đê cỏ mượt  - mướt rậm  đầy
Nguồn dinh chất tăng sức đàn gia súc…

Những chàn cao -  bao đợt guồng lùa nước
Từng chàng trai cô gái dáng tròn quay
Từng thớ gân săn chắc vốn dặn dày
Tăng hết sức đẩy nhịp vồ quay tít…

Nhớ thuở ấy chúng ta là con nít
Vốn theo anh đi tát cá - mò nghêu
Cùng  theo cha cất rớ mỗi sớm chiều
Hay theo bạn thả lừ- giăng câu - lưới …

Cả dân làng từ xóm trên xóm dưới
Khi nước ròng chơm đóng - tát - kéo sào
Những con tràu - con hẽn béo ngậy sao
Thêm tôm tép - bờ bơng … vui biết mấy

Con hói làng có từ xa xưa ấy
Từ nguồn Nhùng tách ngọn chính Hãn giang
Con đập xây lắp cửa ván chắn ngang
Nên  hói ví tựa như là thiên sứ   

Bao trai gái trong làng khi vào vụ
Vàn đổi công tất bật việc ruộng đồng
Rồi yêu nhau lại nên vợ thành chồng
Cây hạnh phúc đong đầy từ đây vậy.  
   Q.Trị,24.6. 2017
Mai Vân-VTT
    






     
* Được đổ đá -bê tông cốt thép ngăn sông Nhừng tại quê mình( Gọi là Đập Đá). Dân làng đào con kênh lớn, lòng kênh rộng từ 6-8m , sâu từ mặt đê xuống lòng kênh cũng tương tự như vậy. Mùa lũ dùng để tiêu úng vì đập đã rút ván để xã nước, khi hết lũ lắp ván từng ô chắn lại nâng mặt nước lên cao từ 1- 2m. Canal được xây dựng vào thời vua Bảo Đại và ông Ngô Đình diện là Tri phủ của huyện Hải Lăng ... Dân làng thời đó gọi theo tiếng Pháp là Canal ( càn an), sau thập niên 50 thường gọi là hói., Con kênh dài khỏang 2km thường xuyên dẫn nước đưa vào ruộng hoặc lấy nước từ kênh lên các đồng cao...Sau khi có nguồn nước từ công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn , con kênh này không còn tác dụng tưới nữa mà chỉ tiêu lũ, hiện mất dạng dần dân. Đây cũng là công trình lớn nhất của tỉnh Q.Trị hồi đó. Ở Diên Sanh có đây Cây Da để ngăn lũ và nước mặn...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét