Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

QUẢNG TRỊ HÌNH THÀNH VÀ HÌNH ẢNH


Một vài nét về Quảng Trị:



Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Phần. Đây là tỉnh có Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, là giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Quảng Trị phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên, phía tây giáp Trường Sơn, phía đông là biển Đông HảI cửa Việt Trì. Tỉnh lỵ là Đông Hà cách Sài Gòn khoảng 1,112 km.
Từ thời Hùng Vương-An Dương Vương, đất Quảng Trị  thuộc lãnh thổ Việt Thường của Văn Lang-Âu Lạc. Thời kỳ Hán thuộc từ năm 179 Trước Công nguyên đến năm 192, Quảng Trị thuộc quận Nhật Nam. Cuối thế kỷ thứ 2, nhà Hán sụp đổ, quận Nhật Nam và Tượng Lâm đã được hình thành, lập nên vương quốc Lâm Ấp. Lãnh thổ của Lâm Ấp được phỏng đoán từ đèo Hải Vân đến đèo Ngang ngày nay, tức bao gồm cả vùng Quảng Trị.

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh thống lĩnh 5 vạn quân cùng Lý Thường Kiệt đi tiên phong đánh thẳng vào Kinh đô Chà Bàn, bắt được vua Champa là Rudravarman III (Chế Củ) đưa về Thăng Long. Để chuộc tội, Chế Củ xin dâng 3 châu: Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho Đại Việt. Vua Lý Thánh Tông cho đổi châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh. châu Minh Linh tương là vùng đất từ Cửa Việt trở ra phía Bắc Quảng Trị ngày nay, gồm các quận Gio Linh, Cam Lộ, Đa Krông, một phần đất của thành phố Đông Hà, Hương Hóa và Vĩnh Linh hiện nay.

Năm 1306, vua Champa là Jaya Sinhavarman III (Chế Mân) dâng biểu cầu hôn lên vua Trần Anh Tông xin cưới Công chúa Huyền Trân và dâng 2 châu: Châu Ô và châu Rí làm vật sính lễ. Năm 1309, nhà Trần đổi châu Ô thành Thuận Châu, châu Rí thành Hóa Châu. Đất Thuận Châu là vùng đất từ sông Hiếu - Cửa Việt trở vào phía Nam Quảng Trị ngày nay, trong đó có các quận Hải Lăng, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị và một phần đất Đông Hà.
 
Từ năm 1558, khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, đóng Dinh Cát ở Ái Tử. Trong suốt gần 300 năm, vùng đất Quảng Trị có tên gọi Cựu dinh thuộc vào trấn Thuận Hóa. Khi Gia Long lên ngôi năm 1802, đã đặt lại Cựu dinh thành dinh Quảng Trị gồm các quận Hải Lăng, Đặng Xương (tên cũ là Vũ Xương), Minh Linh và đạo Cam Lộ. Năm 1806, Quảng Trị trở thành dinh Trực Lệ kinh sư Huế. Năm 1822, đặt châu Hướng Hóa lệ thuộc đạo Cam Lộ.
 
Năm 1827, dinh Quảng Trị đổi thành trấn Quảng Trị. Năm 1832, trấn Quảng Trị đổi thành tỉnh Quảng Trị. Năm 1853, tỉnh Quảng Trị hợp với phủ Thừa Thiên thành đạo Quảng Trị. Tuy nhiên đến năm 1876, tỉnh Quảng Trị được tái lập.
Sau Hiệp định Genève 1954, sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến quân sự, tỉnh Quảng Trị chia làm hai vùng: Vùng bờ Nam sông Bến Hải là tỉnh Quảng Trị, gồm các quận: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hóa, xã Vĩnh Liêm và một phần củaVĩnh Sơn (Vĩnh Linh), thị xã Quảng Trị, thuộc Nam Vieät Nam; hơn 3/4 Vĩnh Linh ở phía Bắc vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) thuộc miền Bắc VN.
 
Quảng Trị có những di tích đã đi vào lịch sử như: Cổ Thành Đinh Công Tráng, Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang (Tịnh Quang Tự), Thánh địa La Vang Đức Mẹ Maria hiện ra hiển linh vào năm 1798. La Vang ngày nay là một thánh địa và là nơi hành hương quan trọng của người Công giáo Việt Nam, nằm ở Hải Lăng, thuộc Tổng Giáo phận Huế.  Một nhà thờ đã được xây dựng gần ba cây đa, nơi Đức Mẹ đã hiện ra và được Tòa Thánh tôn phong là Tiểu Vương Cung Thánh đường La Vang từ năm 1961. Đây là một trong ba trung tâm hành hương Công giáo. Ngoài ra còn có sông Thạch Hãn, Căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu (có hàng rào điện tử McNamara), Sông Bến Hải, Cầu Hiền Lương.
1.1 Vai trò, vị trí của thị xã Quảng Trị:


Nằm ven châu thổ sông Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị cách Cố đô Huế khoảng 60 km về phía bắc, phía tây và phía bắc giáp huyện triệu Phong, phía đông giáp huyện Hải Lăng và phía nam giáp huyện Đakrông và Hải Lăng. Thị xã Quảng Trị có diện tích tự nhiên là 7.402,78 ha, dân số 22.760 người; 5 dơn vị hành chính trực thuộc.

Địa hình thị xã Quảng Trị chia thành 2 vùng rõ rệt. Phía nam là vùng đồi núi với những thảm rừng có hệ sinh thái phong phú. Phía bắc là vùng đống bằng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây ăn quả lâu năm. Hai con sông Thạch Hãn và Vĩnh Định chảy qua thị xã hình thành các con đường thuỷ nối liền thị xã Quảng Trị về với Cửa Việt, Hội Yên, Đông Hà; thị xã Quảng Trị đi Thuận An (TP. Huế)... Đồng thời, 2 con sông chảy vào lòng thị xã đã góp phần tạo nên cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẽ về mùa hè, bồi đắp phù sa cho ruộng đồng về mùa mưa.

Nằm trên trục đường giao thông chiến lược của quốc gia: quốc lộ I, tuyến đường sắt Bắc-Nam, địa bàn thị xã Quảng Trị giao thông ra Bắc vào Nam hết sức thuận lợi. Thị xã cũng là đầu mối xuất phát của các con đường tỉnh lộ như đường 64 (thị xã Quảng Trị-Cửa Việt), đường 68 (thị xã Quảng Trị-đồng bằng Triệu Hải-Phong Quảng) và nhiều con đường khác: thị xã Quảng Trị-La Vang-Phước Môn, thị xã Quảng Trị-Thượng Phước-Trằm-Cùa. Với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ trung tâm thị xã có thể mở rộng phát triển các vùng, tiện lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá giữa thị xã Quảng Trị với các huyện, thị trong tỉnh, trong nước. Vì vậy, thị xã Quảng Trị có một vị trí quan trọng không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội.

Khí hậu thị xã Quảng trị mang đậm nét điển hình của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa. Sự khắc nghiệt của khí hậu cộng với sự phức tạp của địa hình thường xuyên gây ra bão lụt hạn hán gió rét. Đặc biệt gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 4-7 hàng năm, nhiệt độ có lúc lên tới 40-41 độ , làm cho nguồn nước sông cạn kiệt, nước mặn tràn vào gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân thị xã.

1.2. Thị xã Quảng trị trở thành lỵ sở của tỉnh Quảng trị:

Từ lâu đời vào thời đại Hùng vương, mảnh đất quảng trị ngày nay thuộc bộ việt thường, một trong 15 bộ của nước văn lang. dưới thời kỳ bắc thuộc, từ 179 BC đến 192 AC, nhà Hán chia nước Âu lạc thành 3 quận: giao chỉ, cửu nhân và nhật nam. đến cuối thế kỷ thứ 2 sau công nguyên, đời sơ bình, nhà đông tấn trung quốc suy yếu, vương quốc chăm pa, một nước mới thành lập ở phía nam, một nước mới thành lập ở phía nam đèo Hải Vân, đem quân đánh chiếm vùng đất đổ bộ Việt thường. Vùng đất này trở thành biên địa phía bắc của vương quốc Chăm pa độc lập với cơ cấu 5 châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Ô và Rí, vùng đất thị xã Quảng trị thuộc châu Ô.

Năm 1069, vua Lý Thái Tông đem quân đánh vào kinh thành Chăm Pa, bắt được vua Chế Củ. Chế Củ xin dâng 3 châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh để được trả tự do nhà Lý đổi 3 châu thành châu Lâm Bình và Minh Linh.

Năm 1306, vua Chăm Pa là Chế Mân sai sứ dâng chiếu cầu hôn công chúa Trần Anh Tông nước Đại Việt. Vua Trần bằng lòng gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân và nhận hai châu Ô và Rí mà Chế Mân dâng làm vật sính lễ. Nhà Trần đổi châu Ô làm Thuận Châu, châu Lý Làm Hoá Châu. Mảnh đất quảng trị ngày nay thuộc châu Thuận. Đời hậu Lê năm 1466, vua Lê Thánh Tông đổi hai châu Thuận và Hoá thành hai phủ Tân Bình và Triệu Phong thuộc xứ Thuận Hoá. Phủ Triệu Phong gồm các huyện Vũ Xương, Hải Lăng ... Mảnh đất thị xã quảng trị thuộc huyện Hải Lăng.

Năm 1558, để tránh nguy cơ bị hãm hại bởi bàn tay người anh rể là Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng con trai thứ hai của Thái Tổ Nguyễn Kim- xin vào trấn thủ xứ Thuận Hoá. Từ khi đặt chân lên dải đất của phía nam Hoành Sơn đến khi mất (1558-1613), Nguyễn Hoàng lần lượt đóng bản doanh ở gò phù sa Ái Tử (1588), làng Trà Bát (1570). Năm 1600, Nguyễn Hoàng lại dời phủ đến dinh cát, chăm lo mở mang bờ cõi phát triển kinh tế, văn hoá. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: dưới thời Nguyễn Hoàng, ở hai trấn Thuận, Quảng “chính lệnh khoan hoà, thường ban ân huệ, dùng phép công bằng, khuyên răn bản bộ, trấn áp những kẻ hung ác, dân hai trấn đều cảm lòng, mến đức. thay đổi phong tục, chợ không nói thách, dân không trộm cắp, cổng ngoài không phải đóng, thuyền buôn nước ngoài đều đến buôn bán, trao đổi phải giá, quân lệnh nghiêm cấm, mọi người ra sức”. Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn xây dựng Thuận Hoá dần dần trở thành bờ cõi riêng và xưng chúa.

Từ đầu thế kỷ 18 đến năm 1774 các chúa kế nghiệp Nguyễn Hoàng, đặc biệt là Nguyễn Phúc Thuần, bằng chính sách cai trị hà khắc đã thả lỏng cho bọn quan lại tha hồ bóc lột đục khoét của nhân dân. Chính vì vậy đến giữa thế kỷ 18 những cuộc nổỉ dậy của dân đàng trong liên tiếp nổ ra, nổi bật nhất là phong trào nông dân Tây Sơn.

Cuối thế kỉ thứ XVIII, sau cái chết đột ngột của Nguyễn Huệ (16-9-1792), lợi dụng tình hình phong trào Tây Sơn gặp khó khăn và dựa vào sự chi viện của ngoại bang, Nguyễn Ánh cất quân phản kích Tây Sơn. Tháng 6-1801, Nguyễn Ánh tiến chiếm Phú Xuân rồi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long. Sau khi giành lại được chính quyền, Gia Long lập dinh Quảng Trị bao gồm đất đai các huyện Hải Lăng, Đăng Xương (tên cũ là Vũ Xương), Minh Linh và đạo Cam Lộ (mới lập). Dinh lỵ Quảng Trị đóng tại làng Tiền Kiên (thuộc huyện Đăng Xương), năm 1809, dinh lỵ Quảng Trị dời từ Tiền Kiên tới đóng tại xã Thạch Hãn (huyện Hải Lăng), tức vị trí của thị xã Quảng Trị ngày nay và tiến hành xây thành đắp luỹ cố định. Ban đầu thành được đắp bằng đất, đến năm Minh Mạng thứ 18 (1837), thành được xây bằng gạch nung.

Năm 1853, tỉnh Quảng Trị với phủ Thừa thiên hợp nhất thành đạo Quảng Trị. Năm 1876 lập lại tỉnh Quảng Trị. Năm 1890, toàn quyền đông dương ra nghị định hợp nhất Quảng Trị với tỉnh Quảng Bình thành tỉnh Bình Trị. Năm 1896 toàn quyền đông dương lại ra nghị định tách Quảng Trị ra khỏi hạt thuộc quyền Công sứ Đồng Hới, hợp cùng với Thừa Thiên đặt dưới quyền khâm sứ trung kỳ. Năm 1900, toàn quyền đông dương ra nghị định tách Quảng trị khỏi Thừa thiên, lập thành tỉnh Quảng Trị riêng biệt. Ngày 17-12-1906, toàn quyền đông dương ra nghị định thành lập thị xã Quảng Trị (tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị)

Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975) đi ra khỏi cuộc chiến tranh, trong cảnh hoang tàn đổ nát thị xã quảng trị trở thành huyện lỵ của tỉnh Triệu Phong. Tháng 1-1977, UBND tỉnh BTT ra quyết định thành lập thị trấn triệu phong. tiếp đó hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng hợp nhất thành huyện Triệu Hải, thị trấn Triệu Phong được đổi thành thị trấn Triệu Hải. 18-5-1981, chính phủ ra quyết định thành lập thị trấn Quảng Trị. Sau khi thị trấn Quảng trị được thành lập vào ngày 1-7-1989, theo nguyện vọng của đảng bộ và nhân dân thị xã muốn xây dựng một đô thị để xứng đáng với tầm vóc và vị thế lịch sử, ngày 16-9-1989, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập thị xã Quảng Trị. Ngày 19-3-2008, đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình mới, Chính phủ ra nghị định về việc điều chỉnh địa giới huyện Hải Lăng, Triệu Phong để mở rộng địa giới hành chính thị xã Quảng Trị. Đều chỉnh địa giới hành chính các xã, phường để thành lập phường thuộc thị xã Quảng trị với cơ cấu 4 phường và một xã.

Trích từ blog Chuyenluan

SÔNG Ô LÂU NHÌN TỪ CẦU PHƯỚC TÍCH

TƯỢNG ĐÀI KỈ NIỆM Ở THÀNH CỔ.



SÔNG THẠCH HÃN.

CẦU THẠCH HÃN


 

  
  
CẦU HIỀN LƯƠNG LỚN LÊN CÙNG ĐẤT NƯỚC HÒA BÌNH



CỒN CÂU NHI -BÊN KIA LÀ LÀNG LƯƠNG ĐIỀN.
 
TRẰM TRÀ LỘC



NHÀ THỜ LA VANG

 

NHÀ THỜ LONG HƯNG


NHÀ THỜ LA VANG



CHỢ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ

 

 
CHỢ QUÊ - CHỢ ĐÌNH TRIỆU ĐÔNG

  
 
HOÀNG HÔN BÊN SÔNG ( NON MAI SÔNG HÃN)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét