Khỏe và đẹp với sen
TIM SEN chữa tiểu đường
Tôi đã dùng nhiều loại thuốc nam, lá Đuôi Ong, trà khổ qua, trà sen ..... uống cả Aloe Vera, nhưng không thấy hiệu nghiệm.
Tôi có 10 anh chị em và tôi là anh cả, nhưng tôi là người bị tiểu đường sau cùng. tôi bị cách đây 2 năm. Cách nay 6 tháng, tôi uống Tim Sen thấy hiệu nghiệm vô cùng. Và tất cả anh chi em chúng tôi đều có kết quả tốt như nhau.
MUA TIM SEN ở tiệm thuốc bắc, đã phơi khô, đem về SAO cho vàng nhưng không được cháy. (Nếu cháy thì bỏ, không dùng. Không SAO uống không đúng thuốc, không hay.)
Đun sôi chừng 6 muổng canh (khoảng 100cc) Tim Sen với 2.5 lít nước, sau khi sôi để lửa nhỏ sôi 20 phút để chất thuốc trong Tim Sen tan ra hết. Mỗi ngày uống chừng 4 ly, sáng trưa chiều tối, nghĩa là mỗi ngày uống khoảng 2 lít. Uống như uống trà vậy.
Nên uống sau mỗi lần ăn cơm. Nếu thấy lợt thì thêm Tim Sen. Ban đầu uống thấy đắng, sau thấy hết đắng và cảm thấy nghiền. Uống khoảng 1 tuần lể thì thấy kết quả tốt. Ngày nào cũng uống, không được quên. Mỗi ngày nhớ hâm sôi, nếu không sẽ bị thiu.
Nếu không uống chừng 4 ngày, vì đi xa không mang theo, khi uống trở lại phải uống 1 tuần lể mới thấy trở lại kết quả tốt.
Một điều quan trọng thứ 2 là phải ĂN KIÊNG.
Lúc chưa uống Tim Sen, mỗi ngày tôi ăn 5 lần, mỗi lần chỉ ăn 1/2 chén cơm. Bây giờ tôi có thể ăn mỗi lần hơn 1 chén cơm.
cách 4 giờ ăn 1 lần. Ăn rau cải nhiều rất tốt. Cử đường 100%, cơm ăn 1 chén đầy thôi.
Sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ đo đường lên đến 160, như thế là tốt. Nếu lên quá 160 sau khi ăn 2 giờ thì phải ăn bớt tinh bột lại. (cơm, bánh mì, bắp, khoai lan, khoai mì, khoai tây .....đều là tinh bột.
Nếu đã ăn cơm thì không ăn thêm bánh mì, nếu đã ăn 1 ổ bánh mì nhỏ thì không ăn thêm cơm ..........)
Lúc trước mỗi buổi sáng, bụng đói, tôi đo đường lên tới 140, bây giờ đo chỉ còn 95, ngày nào cũng vậy. THẾ LÀ TỐT .
Người bình thường, không bệnh, đo đường ở trong khoảng từ 95 đến 115.
Xin chú ý là các bạn phải cử ăn đường 100%, lâu lâu có thể uống 1 ly cà phê sửa hoặc ăn trái cây ngọt, một tí ti thôi !
Uống TIM SEM là quan trọng, NHƯNG kiêng cử còn quan trọng hơn nhiều.
Một điều quan trọng thứ 3 là Tập Thể Dục . Mỗi ngày nên tập thể dục nhẹ khoảng 30 phút thí dụ như đi bộ hay chạy bộ. Cơ thể hoạt động sẽ đốt bớt một lương đường đáng kể trong máu. Ai cũng biết sức khoẻ là trên hết. Không có sức khoẻ là đời đã đi vào ngỏ hẹp.
Chúc các bạn bị bịnh Tiểu Đường Loại 2 đạt kết quả TỐT sau khi đọc và hưởng dụng phương thuốc nầy.
Thành thật chúc mừng các bạn. Khi tôi dùng phương thuốc nầy là tôi đã TRÚNG THUỐC, như bắt được vàng, còn hơn trúng Độc Đắc 15 triệu USD.
( TIN MỚI : Sao đều, không còn TIM SEN nào xanh và không cháy. Khi uống, kết quả sẽ tốt hơn nhiều.
Muốn sao đều thì dùng nồi nhôm hay nồi Inox có cán dài và muỗng khuấy bằng gổ cũng có cán dài. Mỗi lần sao chừng một chén nhỏ thôi.
Với cách thức như vậy, bây giờ mỗi sáng tôi thử đường đạt kết quả là 95. QUÁ TỐT )
Mong tất cả các bạn bị tiểu đường loại 2 đều có kết quả tốt. Có kết quả tốt xin thông báo cho tôi MỪNG. Xin Cám Ơn trước.
EMAIL : nguyen6757@rogers.com
KTS. Nguyễn văn Bảnh 259 Westmoreland Ave. Toronto, Ontario, M6H-3A4 Canada Tel: 416-533-6757
Theo http://www.kientruc-vn.org/tieuduong.htm
TT - Từ lá cho đến hạt, cọng và củ, sen được dùng làm phong phú thêm cho nhiều món ăn Việt. Trong nhiều ngôi nhà kiến trúc hiện đại, hoa sen cũng là những điểm nhấn trang trí vừa đẹp vừa thanh tao.
Cây sen không bỏ chút gì
Cây sen nước ta vùng nào cũng có, càng xuôi về Nam càng nhiều. Cây sen không bỏ đi chút gì. Ngó sen ăn sống, hầm gà, làm nộm. Hương sen ướp chè. Lá sen rửa sạch, thái vụn, sắc kỹ lấy nước cốt nấu cháo với gạo và đậu xanh.
Món cháo có công dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp và hạ mỡ máu, rất hợp trong điều kiện trời nóng. Riêng hạt sen là quí nhất, được dùng làm mứt hạt sen, không chỉ cho ngày tết mà còn được dùng cho những đám hỏi, đám cưới.
Ngày trước, trong chốn cung vua, phủ chúa hay các nhà quan lại ở Huế - vùng đất nổi tiếng về hoa sen - đầu bếp thường làm chè hạt sen để đãi khách. Hạt sen phải là hạt của giống sen hồ Tịnh Tâm. Hạt sen nấu vừa chín, nhưng không quá nở.
Sau đó nấu nước đường thật kỹ, rồi cho hạt sen vào là thành chè. Chỉ một ít hạt sen trong một ly/chén chè, còn lại là nước, người ăn không vội vàng mà chậm rãi để thưởng thức hương vị vừa ngọt vừa thanh của hạt sen. “Thương chồng nấu cháo le le/Nấu canh bông lý nấu chè hột sen”.
Hạt sen còn dùng ướp trà để giải khát và phòng được nhiều bệnh. Tim sen pha ra nước vàng xanh - trà tim sen - uống an thần, chữa bệnh mất ngủ.
Hạt sen có vị ngọt tính bình, bổ dưỡng an thần; tim sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao; gương sen vị đắng sáp, tính ôn, dùng trị các chứng băng lậu ra máu... Hạt sen là vị thuốc quí, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng.
Hạt sen có tác dụng tăng cường chức năng tì vị, bảo đảm dinh dưỡng cho toàn thân, điều hòa sự thu nạp thức ăn. Nó giúp chữa tim đập nhanh, tiểu đục và một số bệnh phụ nữ. Trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quí như cây sen.
SEN: THứC ĂN - Vị THUốC
Các nguyên liệu từ cây sen có thể chế biến thành những món ăn ngon và rất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây xin giới thiệu vài món ăn có nguyên liệu từ sen.
Cơm gói lá sen : Các chất trong lá sen có thế làm giảm cholesterol một cách rõ rệt, điều trị hội chứng rối loạn lipid máu và giảm béo. Lá sen làm huyết lưu thông, sức khỏe chóng hồi phục.
Cách làm: Chiên cơm, sau đó cho các nguyên liệu chả lụa, đậu pípo, cà-rốt, hạt sen tươi, thịt xá xíu, tôm sú luộc chín, sắc hạt lựu và gia vị vào trộn đều với nhiệt độ. Xào đến khi nào cơm ráo, cho hành lá vào, nêm nếm cho vừa ăn. Lá sen mang hấp khoảng 1 phút cho dịu lại, sau đó cho cơm vào lá sen gói lại. Cắt lá sen trang trí cho đẹp, đặt bông sen lên trên, ăn kèm với nước tương.
Gỏi ngó sen: Ngó sen giúp khử nhiệt, ăn đều ngó sen sẽ tăng sức khỏe.
Cách làm: Luộc tôm sú, bóc vỏ và thịt nạc đùi đã sắt sợi mỏng. Sau khi trộn tôm và thịt nguội với ngó sen đã cắt sẵn, hành tây, cà rốt, rau răm, thêm một ít nước mắm, đường và nước cốt chanh vào và ít nước mắm ớt. Sau đó trộn đều để khoảng 5 phút cho ngấm, bày ra đĩa.
Củ sen hầm thịt :Củ sen chứa nhiều chất dinh dưỡng như các protein và vitamin C. Củ sen chưa nấu chín có thể làm giảm nhiệt bên trong mạch máu và làm giảm thâm tím. Củ sen nấu chín có thể giúp tăng cường chức năng tim và dạ dày, có tác dụng tốt cho giấc ngủ tốt.
Cách làm: Củ sen gọt vỏ, cắt khúc ngâm trong nước có pha chanh để củ sen hết mùi bùn và không bị thâm. Hầm giò heo cho nhừ, tiếp tục cho củ sen vào hầm khoảng 10 phút, nêm nếm cho vừa ăn, cho thêm một ít đường cho dịu nước hầm. Dùng nóng.
- Trị béo phì, hạ cholesterol máu cao: đây là công dụng mới được phát hiện của lá sen. Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen, song có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá.
Ngó sen - ngẫu tiết:
là một món ăn ngon và dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết kéo dài, khí hư bạch đới, tiêu chảy kéo dài. Liều dùng 6-12 g.
Bác sĩ Quan Thế Dân, Sức Khỏe & Đời Sống
....bản thân tôi hằng đêm vẫn thường dùng: Tim sen sao vàng , xay bằng máy xay sinh tố thành bột khô, mỗi tối 1 thìa ( muỗng café gạt ngang) pha với 1 ly nước sôi ( ly dùng để uống bia )đơn giản , rẻ tiền mà .....dễ ngủ
giá tim sen sấy khô tại thp HCM 10.000$ /100gr )tân râu
Một trong những bài thuốc chữa bệnh kiết lỵ hữu hiệu của sen là dùng núm cuống lá sen giã vắt lấy nước, đun sôi để nguội và uống.
- Tâm sen tính hàn, có tác dụng thanh tâm trừ phiền muộn, dùng để an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh và huyết áp cao.
- Ngó sen : rất tốt trong việc tăng cường sức sống tế bào, giúp da dẻ hồng hào, nâng cao thể lực và tạo nguyên khí dồi dào cho cơ thể. Đồng thời, còn có tác dụng cầm máu hữu hiệu nhờ chứa hàm lượng chất sắt và tannic. Ngó sen để nguyên vỏ xay nhuyễn, ép lấy nước uống tốt để chữa các bệnh như viêm loét dạ dày, lao, bệnh phụ khoa, suy nhược thần kinh...
- Hạt sen : là vị thuốc quí, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài. Đồng thời tăng cường chức năng tì vị, bảo đảm dinh dưỡng, điều hòa sự thu nạp thức ăn. Ngoài ra, trong hạt sen có chứa sắt, can-xi, tinh bột và đặc biệt là phốt -pho, chúng thường được dùng để chữa kiết lỵ, cấm khẩu, TIM ĐậP NHANH, tiểu đục và bệnh phụ nữ.
- Củ sen (rễ sen) chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhất là protein và vitamin C giúp tuần hoàn máu, chữa bệnh đậu mùa. Củ sen nấu chín (hoặc ngâm dấm) có thể làm giảm nhiệt, giảm thâm tím, tăng cường chức năng tim mạch và dạ dày.
Bên cạnh đó tư thế hoa sen (thiền) là một trong những bài tập phổ biến của yoga. Tư thế này rất hữu ích đối với các nội tạng bụng, cơ quan sinh dục và thận. Đồng thời phương pháp tập luyện này giúp trút bỏ mọi phiền muộn, tinh thần sảng khoái và điều hoà cơ thể.
- Gương sen : là nơi chứa hạt sen.Theo tài liệu cổ, gương sen có vị đắng chát, tính ôn. Nó có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, chữa huyết ứ, bụng đau, sinh xong nhau chưa ra, băng huyết sau khi sinh, tiểu tiện khó hoặc ra máu. Người ta thường dùng gương sen già lấy hết hạt, phơi khô, sắc nước uống để chữa các bệnh trên.
- Tim sen: vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao. Tim sen pha uống như trà chữa bệnh mất ngủ, an thần. Hoặc bạn hãy áp dụng cách làm sau: Lấy khoảng 1/2 kg hạt sen khô, giã vỡ, rồi rang lên với một chút muối, chú ý giã rang nhỏ lửa sao cho hạt sen hơi vàng là được. Sau đó bạn cho vào lọ đậy kín, mỗi ngày ăn một vốc nhỏ trước khi đi ngủ, áp dụng đều đặn bạn sẽ cải thiện giấc ngủ của mình rất tốt.
- Lá sen : có vị đắng, tính ôn, có tác dụng thăng dương, chỉ huyết. Nó dùng để trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao và chứng cảm sốt mùa hè. Dịch chiết từ lá sen có thể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu. Lá sen tươi hay phơi khô thái thật nhuyễn, có thể dùng để nấu cháo nhừ với đường cát trắng. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp và giảm cholesterol. Đây là món ăn bổ rất thích hợp trong thời tiết nắng nóng.
- NGÓ SEN : cũng có khả năng tương tự, giúp sản sinh ra các chất đề kháng hay nói cách khác là tạo sức sống cho các tế bào. Sử dụng ngó sen làm nước uống sẽ giải độc tố giúp làn da đẹp hơn, các vết nám, tàn nhang và sẹo mờ dần. - GƯƠNG SEN: là nơi chứa hạt sen.Theo tài liệu cổ, gương sen có vị đắng chát, tính ôn. Nó có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, chữa huyết ứ, bụng đau, sinh xong nhau chưa ra, băng huyết sau khi sinh, tiểu tiện khó hoặc ra máu. Người ta thường dùng gương sen già lấy hết hạt, phơi khô, sắc nước uống để chữa các bệnh trên. Tim sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao.
- TIM SEN : pha uống như trà chữa bệnh mất ngủ, an thần.
- LÁ SEN : có vị đắng, tính ôn, có tác dụng thăng dương, chỉ huyết. Nó dùng để trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao và chứng cảm sốt mùa hè. Dịch chiết từ lá sen có thể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu. Lá sen tươi hay phơi khô thái thật nhuyễn, có thể dùng để nấu cháo nhừ với đường cát trắng. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp và giảm cholesterol. Đây là món ăn bổ rất thích hợp trong thời tiết nắng nóng.
Một trong những bài thuốc chữa bệnh kiết lỵ hữu hiệu của sen là dùng núm cuống lá sen giã vắt lấy nước, đun sôi để nguội và uống.
- NGÓ SEN : rất tốt trong việc tăng cường sức sống tế bào, giúp da dẻ hồng hào, nâng cao thể lực và tạo nguyên khí dồi dào cho cơ thể. Đồng thời, còn có tác dụng cầm máu hữu hiệu nhờ chứa hàm lượng chất sắt và tannic. Ngó sen để nguyên vỏ xay nhuyễn, ép lấy nước uống tốt để chữa các bệnh như viêm loét dạ dày, lao, bệnh phụ khoa, suy nhược thần kinh... Hạt sen là vị thuốc quí, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài. Đồng thời tăng cường chức năng tì vị, bảo đảm dinh dưỡng, điều hòa sự thu nạp thức ăn.
- HạT SEN : có chứa sắt, can-xi, tinh bột và đặc biệt là phốt -pho, chúng thường được dùng để chữa kiết lỵ, cấm khẩu, tim đập nhanh, tiểu đục và bệnh phụ nữ.
- Củ SEN (rễ sen) chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhất là protein và vitamin C giúp tuần hoàn máu, chữa bệnh đậu mùa. Củ sen nấu chín (hoặc ngâm dấm) có thể làm giảm nhiệt, giảm thâm tím, tăng cường chức năng tim mạch và dạ dày.
1 - Thiên hàn :Thiên Hàn ( người lạnh có thể có kèm theo tiêu chảy , rối loạn tiêu hoá hoặc rét run . . . ) có thể thêm Trần Bì ( vỏ quýt ) 3-5 gr cho một thang . Để nhờ tính ấm , vị cay chống lại thể bệnh thiên hàn . Trong lúc gia giảm này chớ nên quên câu nói bất hủ của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác : “ Hàn ngộ hàn tắc tử “ đã lạnh lại cho ăn uống lạnh , cho thêm thuốc lạnh thì chết .
2 - Thiên nhiệt ( người nóng ) có thể thêm vị Sắn Giây hoặc vị Sinh Địa vốn đã có ở trong phương lên gấp 2 lần . Với thể thiên nhiệt này nếu bệnh nhân có hiện tượng bất an về thần kinh tâm thần
Thì ngoài việc gia tăng hai vị vừa nói trên còn phải gia tăng thêm vị Tim Sen ( loại đã sao vàng , lưu ý đừng để cháy ) 1 gr . Song song với việc phải nhớ câu : : Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng “ của nhười xưa dặn : Đã nóng chớ cho thêm nóng ( kể cả ăn và uống ) Bởi đã nòng lại thêm nóng sẽ điên lên , gọi là “ cuồng “ .
3 – Mê sảng điên cuồng : Với những bệnh nhân đang ở trạng thái điên cuồng , mê sảng , nói năng lảm nhảm , nóng giận bất an thì phải :
a - Cho hạ nhiệt nếu có sốt trên 37 độ . Đồng thời phải gia tăng ngay gấp đôi vị sắn giây , thục địa hoặc sinh địa . không quên cho thêm vị táo nhân ( nhân hạt táo ) sao vàng 1-3 gr hoăc tim sen ( đã sao thật vàng qua lửa ) 1 gr ,
b - Lưu ý : Tim sen tươi hoặc không sao thật vàng thì lại có tác dụng gây khó ngủ như người uống nước trà . cho vào thêm kích thích
C - TIM SEN (Sao Vàng ): có tên khoa học là Tropaeolum Majus ( tên của một loại sen núi , sen cạn tốt hơn sen nước ở Đồng Tháp Mười rất nhiều , bởi nó có tác dụng gia tăng sức khoẻ , trấn an tinh thần . ổn định tâm lý cho những người vốn đang lo lắng vì chất độc hoá học màu da cam diocine của Mỹ . Nhưng với những người ở trường hợp nhẹ thì chỉ cần cho lạc tiên ( chùm bao ) một vị thuốc rất dễ tìm , ở đâu cũng có , tươi khô đều dùng được từ 8-12g . Còn việc dùng tim sen sao vàng hoặc không sao thì lại như người đang dùng dao 2 lưỡi
4 – Kém ăn ít ngủ , cơ thể suy nhược :a – Kém ăn : Cho thêm ngay vị vỏ quýt , có tên khoa học là Citrus Deliciosa Tenore 3 gr , hoặc vị thanh bì ( vỏ bưởi hay vỏ cam có tên khoa học là Rutanceae , bỏ lớp xanh ở ngoài cùng ) rồi cho vào thang để kích thích ăn uống .
-Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, nếu mất hoặc thiếu ngủ, cơ thể sẽ mệt mỏi, khó chịu.
Khi ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn, khi đó, sức khoẻ được phục hồi nhanh chóng. Những người thiếu ngủ thường hay cau có, dễ hờn giận, tinh thần kém minh mẫn. Có những người thiếu ngủ vì cơ thể không được bình thường. Nhiều loại thuốc ngủ là thuốc an thần làm cho người ta bớt lo lắng suy nghĩ nhưng dùng lâu cũng có hại. Do đó, ta có thể dùng phương pháp đơn giản, không có hại và rất dễ thực hiện, ít tốn kém mà ai cũng có thể tự mình lấy để dùng: ĐÓ LÀ NƯớC TIM SEN ( SAO VÀNG).
LIÊN TỬ( Semen Nelumbinis Nuciferae)
Liên tử tức hạt sen, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là hạt chín bỏ vỏ của cây sen ( Nelumbo nucifera Gaertn.).Cây được trồng khắp nơi, ở nước ta mọc ở vùng ao đầm. Thu hái Sen vào các tháng 7 - 9, hái gương sen về lấy quả, bỏ vỏ phơi hay sấy khô làm thuốc.
Tính vị qui kinh:
Hạt sen vị ngọt sáp, tính bình, qui kinh Tâm, Tỳ, Thận.
Theo các sách thuốc cổ:
• Sách Bản kinh: vị ngọt bình.
• Sách Danh y biệt lục: hàn.
• Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 3 kinh Tâm, Vị, Bàng quang.
• Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thái âm, dương minh kiêm nhập thủ thiếu âm.
• Sách Bản thảo tân biên: nhập 4 tạng: Tâm Tỳ Can Thận.
Thành phần chủ yếu:
Hạt sen có các thành phần: Hydrat Carbon, protid, lipid, calci, phosphor, sắt, raffinose, oxoushinsunine, N-normepavine.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Liên tử có tác dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận, cố tinh, dưỡng tâm an thần. Chủ trị các chứng Tỳ hư cửu tả, thận hư, di tinh, hoạt tinh, đới hạ, bứt rứt hồi hộp, mất ngủ.
Trích đoạn Y văn cổ:
• Sách Bản kinh: " bổ trung dưỡng thần, ích khí lực".
• Sách Bản thảo thập di: " làm cho tóc đen, không già ( lệnh phát hắc, bất lão).
• Sách Bản thảo cương mục: " giao tâm thận, hậu trường vị, cố tinh khí, cường gân cốt, bổ hư tổn, lợi nhĩ mục ( làm rõ tai sáng mắt), trừ hàn thấp, chỉ tỳ tả cửu lî, xích bạch trọc, phụ nữ băng trung đới hạ, các bệnh về huyết".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Chất oxoushinsunine trong hạt sen có khả năng ức chế ung thư mũi họng.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị tiêu chảy, lî mạn tính do tỳ hư:
• Liên nhục 12g, Hoàng liên 5g, Đảng sâm 12g sắc uống.
• Sâm linh Bạch truật tán ( Hòa tễ cục phương): Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Hoài sơn, Biển đậu, Liên nhục, Ý dĩ đều 10g, Cát cánh, Sa nhân, Trần bì đều 6g, Cam thảo 4g sắc uống hoặc làm thuốc hoàn tán uống.
2.Trị di tinh, hoạt tinh, băng lậu, đới hạ do thận hư:
• Liên thực hoàn: Liên nhục, Ba kích, Phụ tử, Bổ cốt chỉ, Sơn thù, Phúc bồn tử, Long cốt lượng bằng nhau, tán bột mịn hồ làm hoàn, mỗi lần uống lúc đói 10g với nước muối nhạt.
3.Trị mất ngủ do suy nhược thần kinh thể tâm hỏa vượng:
• Bài Táo nhân thang: Toan táo nhân, Liên tử, Viễn chí, Phục thần, Phục linh, Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 10g, Trần bì 5g, Cam thảo 4g, sắc nước uống.
Liều lượng thường dùng và chú ý:
• Liều thường dùng: 6 - 15g.
• Trường hợp thực nhiệt và đại tiện táo bón không nên dùng.
LIÊN TỬ TÂM
( Tim sen)
- LÀ TIM SEN ( mầm) nằm giữa hạt sen, vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm khử phiền, chỉ huyết sáp tinh. Dùng làm thuốc dược ghi trong sách Thực tính bản thảo ( đời cuối nhà Đường).Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: trong tim sen có asparagin và ít alkaloit chứng 0,06%, neulumbin 0,4 liensinin ( Dược tài học 1946), Isoliensinin, neferin, lotusin, methylcorypallin, pronuciferin ( Dược học tạp chí 1966, 86:75), demetylcoclaurin ( Chem. Pharm Bull 1970,18:2564) Trên súc vật thực nghiệm, Liên tâm có tác dụng giãn mạch ngoại vi, hạ áp.Trên lâm sàng, dùng trị chứng sốt cao mê man, chảy máu cam, phối hợp với Sinh địa, Mao căn, Tê giác để lương huyết chỉ huyết, dùng trị chứng thận hư hoạt tinh, di tinh phối hợp với Tang phiêu tiêu, Sa uyển tử, Kim anh tử .Liều thường dùng: 1,5 - 3g sắc uống.
LIÊN TU
( Stamen Nelumbinis)
Còn gọi là Tua sen, thường dùng làm thuốc đưọc ghi đầu tiên trong sách Bản thảo hội tinh yếu với tên Kim anh thảo là tua nhị đực hoa sen bỏ hạt gạo phơi khô dùng.Tua sen vị ngọt sáp, tính bình, tác dụng tanh tâm cố thận, sáp tinh chỉ huyết.Dùng trị các chứng di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái dầm, đái nhiều lần, thổ huyết, nục huyết, băng lậu, thường phối hợp với Sa uyển tử, Khiếm thực, Long cốt, Mẫu lệ. như bài Kim tỏa cố tinh hoàn ( Y phương tập giải) có các vị: Sa uyển tử, Liên tu, Mẫu lệ, Khiếm thực, Long cốt ( giấm nướng).
Liều thường dùng: 1,5 - 5g.
Trong Liên tu có chất Tanin và alkaloid.
LIÊN PHÒNG
( Receptaculum Nelumbinis)
Liên phòng là gương sen già bỏ hết hạt phơi khô làm thuốc đưọc ghi đầu tiên trong sách Thực liệu bản thảo đời Đường, còn có tên Ngẫu phòng, Liên túc xác.Vị đắng sáp, tính ôn. Tác dụng tiêu ứ chỉ huyết.
Dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu có máu và nhiều chứng xuất huyết khác. Dùng cầm máu thường đốt thành than, thườngphối hợp với các loại thuốc khác.Liều thường dùng: 5 - 10g.Thành phần chủ yếu có: protid ( 4,9%), chất béo 0,6%, carbon hydrate 9%, ít carotin, nuclein, vitamin C.
HÀ DIỆP
( Folium Loti)
là Lá sen dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Thực liệu bản thảo với tên Ngẫu diệp. Vị đắng tính bình.Tác dụng thanh thư lợi thăng dương chỉ huyết.Thường dùng trị chứng thử thấp mùa hè và chứng xuất huyết do nhiệt, trị chứng thử thấp thường phối hợp với Ngân hoa, Biển đậu hoa, Tây qua bì ( vỏ dưa hấu), Hậu phác hoa, trị xuất huyết thường phối hợp. Liều dùng: 3 - 10g.Trong lá sen có chừng 0,2 - 0,3% Tanin, một lượng nhỏ alkaloid gồm: nuciferin, nonuciferin, roemerin. Trong cuống lá cũng có lượng nhỏ roemrin và nonuciferin.
LIÊN NGẪU
( Nodus Rhizomatis Loti)
Còn gọi là Ngó sen, có asparagin 2%, arginin, trigonelin, tyrosin, ete phosphoric, glucoza, vitamin C.
Ngó sen dùng làm thức ăn và thuốc cầm máu. Trị chứng đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết. Ngày dùng 6 - 12g sắc uống.
THẠCH LIÊN TỬ
( Fructus Nelumbinis)
Thạch liên tử là củ quả sen có vỏ, thường dùng trị Lî cấm khẩu dưới dạng thuốc sắc. Liều dùng từ 6 - 12g.
Cu sen (Re sen)
La phan ngap sau trong bun, chi thu hoach vao cuoi mua sen. Bo phan nay chua rat nhieu chat dinh duong nhat la protein va vitaminC, giup tuan hoan mau va chua benh dau mua. Ngoai ra cu sen cung co tac dung giam nhiet va tang cuong chuc nang tim mach, da day. Vi the nhung ngay troi nong, an canh cu sen, cu sen ngam dam hay mon lau cu sen cung co tac dung giai nhiet co the rat tot.
Ngo sen (Lien ngau)
Chinh la phan can dai noi cu sen va hoa. Quen thuoc nhat la mon goi tom, bo bop thau… dac biet la mon ngo sen nau voi gio heo rat thich hop cho mua thu dong nay. Nhung mon che bien tu ngo sen khong chi ngon ma con co cong dung lam dep vi ngo sen tang cuong suc song cho te bao va giup da de hong hao hon. Truoc khi che bien can tuoc sach vo, ngam nuoc muoi cho sach bun va khong con nhua. Ngo sen neu de nguyen vo, xay nhuyen ep lay nuoc uong con co kha nang chua viem loet da day, suy nhuoc than kinh…
La sen (Lien diep)
Thong thuong moi nguoi chi quen dung la sen de goi thuc an vi la co vi thom va khong doc. Tuy nhien cac nghien cuu moi day da chung nhan cong dung an than cua la sen con cao hon ca tim sen. Trong la sen chua nhieu hoat chat co tac dung chua benh, dac biet la la sen non va la banh te. La sen rua sach, dung tuoi hay xat nhuyen roi phoi kho pha chung voi tra hoac nau chao trang voi duong cat co the ha huyet ap va giam dang ke luong cholesterol trong mau.
Hoa sen
La phan se thu hoach sau la sen, thuong nguoi trong chi lay canh hoa va nhi hoa. Tinh dau chiet xuat tu canh sen duoc dung de duong va loai bo cac te bao chet tren da. Neu ket hop voi cac dong tac massage se lam tang kha nang luu thong khi huyet. Tuy nhien don gian nhat la ngam canh sen trong nuoc am khi tam vua thom vua giup tinh than sang khoai. Cong phu hon thi lam mon tra uop sen: buoi toi cho mot nhum tra vao giua hoa buoc lai, som mai hung nuoc suong tu la dun voi tra trong hoa vua la thu vui tao nha vua giup bo tam, an than.
Tua sen (Lien tu)
Hay con goi la nhi sen, thu hoach khi hoa da no. De dung duoc lau hon, truoc khi che bien, bo hat gao o dau roi phoi kho de dung dan. Tua sen co vi chat, mui thom sac lay nuoc uong co the chua cac benh nhu: Tho huyet, mat ngu, di mong tinh, tieu rat…
Guong sen
La phan xop chua hat sen, sau khi sen gia va lay het hat dem guong sen phoi kho roi sac nuoc uong co the tieu u, chua bang huyet sau khi sinh, tieu tien kho hoac ra mau… Tuy nhien, cach lam nay chi pho bien o cac vung nong thon, nhung dia phuong co trong sen.
Hat sen (Lien Nhuc)
Vi de che bien lai co rat nhieu cong dung nen hat sen duoc su dung rat pho bien. Hat sen gia, phoi kho dem rang vang, gia nhuyen, moi ngay an mot nhum cung co tac dung chua mat ngu keo dai. Dac biet, moi chen che hat sen duong phen hay mot ly hat sen nhan nhuc vua bo duong lai vua giup giai nhiet ngay he ma che bien cung khong qua cong phu. Khong chi vay, trong hat sen con co chua sat, canxi, phot pho nen co the chua duoc kiet li, tim dap nhanh, tieu duc…
Tim sen (Lien tam)
La phan nam giua hat sen, vi dang co tac dung ha huyet ap, tri sot cao me sang… Hien tra tim sen da co ban trong cac sieu thi nen rat de tim. Neu khong chu y chua benh thi pha chung voi cac loai tra giup an ngu duoc, dac biet tot cho nguoi cao tuoi. Ngoai ra, tim sen con chua duoc chung hoa mat chong mat, tim dap nhanh nen thuong duoc ham voi nuoc soi dung thay tra hang ngay.
Xem bản tiếng việt đầy đủ tại đây : http://60s.com.vn/index/1805158/20112008.aspx
Hạt sen mua về, lột bỏ vỏ cứng bên ngoài, lột màng, cắt chủm và thông lấy tim sen (tim sen là nhân ở giữa hạt sen, màu xanh, có vị đắng).Phơi khô chủm và tim sen, rồi cho vào nồi đất rang cho khô giòn, đọan bỏ vào hộp. Khi nào thiếu ngủ, mang ra nấu nước sôi chế như chế trà, uống sẽ thấy buồn ngủ ngay. Nếu thấy đắng, khó uống thì có thể cho thêm đường phèn.Còn lại hột sen (đã cắt chủm và thông tim sen) thì đem nấu chè.
Rần HÃY NGƯNG UỐNG TRÀ ĐINH NGAY Dr. Bùi Kim Loan (Gyneco-Obst) Hopital Bietighiem, |
Trong đại hội Y khoa châu Âu ngày 16 tháng 10, tại Hotel Novotel Paris 14, mà chủ đề là bệnh Tiểu đường. Giáo sư Trần Đại Sỹ diễn giảng đề tài về khả năng Y khoa Trung quốc, Việt Nam trong trị tiểu đường có đoạn :
« Tại Trung quốc, sau khi Hồng quân chiếm được Hoa lục (tháng 9-1949), họ đã thiết lập mỗi tỉnh đều có một viện nghiên cứu, giáo dục y học cổ truyền mang tên Trung y học viện. Tại Việt Nam thì cấp quốc gia có Viện Đông Y, rồi Viện Y Học Dân Tộc, rồi Viện Châm Cứu. Ấy là chưa kể bên cạnh còn những hội nghiên cứu từng loại bệnh, từng loại thảo dược.
Việt Nam là một quốc gia có nền y học dân gian, khác hẳn với y học Trung quốc. Trong suốt chiều dài chiến tranh (1945-1985, kể cả chiến tranh Hoa-Việt, Miên-Việt) hoàn cảnh khó khăn, người ta khai thác cùng kỳ cực y học dân gian. Sau chiến tranh, các kinh nghiệm đó được chỉnh đốn lại, rồi khai triển, xử dụng. Kết quả không thua nền y khoa bác học và Tây y."
Đó là nói về những nét chung chung sự quan tâm của giới cầm quyền, lưu tâm đến kinh nghiệm dân gian. Thế nhưng trong dân gian, người biết cùng kỳ cực thì ít, mà người chỉ nghe qua, biết qua thì nhiều. Họ không tự hiểu rằng họ chỉ nghe truyền khẩu chút ít mà thôi. Thế nhưng họ rồi khăng khăng cho rằng điều mình biết là thuốc tiên thuốc thánh.
Bỏ qua những phong trào chỉ xuất hiện trong một làng, một huyện hay một tỉnh. Tôi xin nói qua về ba phong trào lớn, khắp quốc gia, lan ra thế giới do làn sóng Việt kiều.
– Một là Xuyên Tâm Liên, Sau 1975, Tây dược khan hiếm toàn miền Nam Việt Nam . Thảo dược không đủ đáp ứng nhu cầu. Dân chúng một vài nơi có kinh nghiệm dùng cây Xuyên tâm liên để trị sốt, viêm. Sau khi một ký giả đăng tin có thầy lang dùng Xuyên tâm liên trị được bệnh viêm phổi, sưng khớp. Thế là cả nước cùng dùng Xuyên tâm liên trị đủ thứ bệnh. Xuyên tâm liên được rút nước cốt chế thành viên, dùng trong hầu hết các bệnh xá, bệnh viện. Mà trên thực tế Xuyên tâm liên chỉ có tác dụng làm hạ nhiệt mà thôi.
Xuyên tâm liên còn có tên là Công cộng, Nguyên cộng, Lam khái liên. Thời Pháp thuộc tại Pondichery có tên Roi des amers. Tại Anh là Green chireta. Tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm). Còn có tên là Justicia paliculata Burm. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)
Cái nguy hiểm là Xuyên Tâm Liên có độc tố phá vỡ các tế bào não, tâm, thận. Sau một thời gian, Xuyên tâm liên cướp đi cuộc sống không biết bao nhiêu người, phong trào này mới dứt.
– Hai là Tim Sen, Tim sen vị đắng, nhập tâm, tâm bào kinh . Tác dụng của nó là hạ nhiệt. Hạ nhiệt tim, thận, tỳ, phế. Vì vậy những người bị thực nhiệt uống vào thì hỏa hạ xuống; trong người cảm thấy sảng khoái, ngủ được. Những người bị âm hư, uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch. Nam thì bất lực sinh lý (Dysfonction Érectille), nữ thì kinh nguyệt xáo trộn. Ngoài ra tim sen tim sen có độc tố. Độc tố này làm hủy hoại tế bào óc, thận và tim.
– Ba là Trà Đắng (trà đinh), Gần đây trong nước rộ lên phong trào uống Trà đắng. Trà đắng có hai loại, một tên là Ilex cornuta Lindl mọc ở Giang tô, Triết giang, Thượng du Bắc Việt. Một loại có tên Ilex latifonia Thund mọc ở Triết giang, Phúc kiến, Quảng Tây và Thượng du Bắc Việt. Sau khi thu thái, người ta cuộn lại giống hình cái đinh, nên gọi là Trà đinh. Trong nội địa Việt Nam rộ lên phong trào dùng trà đinh để trị huyết áp cao, mất ngủ, cholestérol, tiểu dường. Rồi con buôn nhảy ra khai thác : Trà tiên trị bách bệnh. Phong trào đó lan ra hải ngoại. Hầu hết những bà thất học, bất chấp lời can của Bác sĩ gia đình, của thân thuộc là nạn nhân. Họ như bị ma, quỷ nhập, cứ thi nhau uống. Loại trà này dược học Trung quốc gọi là Khổ đinh trà. Có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt rất mạnh vì vậy nó làm cho dễ ngủ, nhất là một vài dạng huyết áp cao, tiểu đường hạ xuống (Huyết áp cao do Can dương thượng thăng. Tiểu đường do Phế âm hư). Tính của nó hàn. Khi dùng từ 5 g một ngày :
– Khí huyết bị bế tắc.
– Thận, tâm, tỳ, phế dương bị tổn hại.
– Máu ứ đọng trong các tiểu mạch, tim đập chậm lại.
– Thận, tâm, tỳ, phế dương bị tổn hại.
– Máu ứ đọng trong các tiểu mạch, tim đập chậm lại.
Tại Liên Âu đã xẩy ra rất nhiều tai nạn khi dùng loại trà này. Trà được đưa vào Liên Âu qua đường du lịch, bất hợp pháp. Những nạn nhân hầu hết là phụ nữ lớn tuổi, thất học, khi về thăm Việt Nam , Nam Trung quốc mang sang.
Xin thuật hai y án mới nhất,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét