Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

Laser KT TK 21- Danh Y ....

LASER, KỸ THUẬT CỦA THẾ KỶ 21
Trần Hùng 25 tháng 10 năm 2007
® Phải có sự đồng ý của tác giả cũng như ghi rõ nguồn "www.khoahoc.net" khi bạn phát hành lại thông tin từ website nay.
Ánh sáng là một yếu tố rất quan trọng cho sự sống còn của các sinh vật trên trái đất. Nếu không còn ánh sáng, quả địa cầu sẽ băng giá và không còn sự sống. Dưới ánh sáng mặt trời, trăm hoa đua nở, muôn màu, muôn sắc và cũng nhờ ánh sáng chúng ta mới nhận biết được vẻ đẹp của nó.
Quả đất chúng ta nhận ánh sáng từ mặt trời, phát ra từ năng lượng do sự kết hợp ( fusion ) của các nguyên tử hydrogen và các đồng vị của nó. Theo quang học, ánh sáng là một phát xạ điện từ ( electromagnetic radiation ), vừa có tính chất hạt ( partical ) vừa có tính chất sóng ( wave ). Vì có tính chất sóng nên ánh sáng được đo băng độ dài sóng ( wavelength ). Khi cho một tia sáng mặt trời xuyên qua một lăng kính hình tam giác, ta sẽ thấy tia sáng này đượ̣c phân thành các màu : đỏ ( red ), cam ( orange ), vàng ( yellow ), xanh lá cây ( green ), xanh nước biển ( blue ), và tím ̣( violet ). Bảng màu này được gọi là quang phổ ( spectrum ). Mỗi màu có một độ dài sóng riêng biệt. Chúng ta nhìn thấy thật rỏ ràng các màu này ở cầu vòng ̣hay móng trời, ( rainbow ). Khi không khí ẩm, một lớp hơi nước được hình thành trên không trung, khi ánh sáng mặt trời xuyên qua lớp hơi nước này, dưới một gốc độ thích hợp, lớp hơi nước này sẽ có tính chất của một lăng kính, chia ánh sáng thành nhiều màu như ta đã thấy hiện tượng cầu vòng
Hiện nay con người đã sáng chế ra những tia sáng một màu vô cùng sáng chói , rất hữu ích và cũng rất là nguy hiểm. Đó là tia LASER.
Trải qua hơn 40 năm, kể từ một chiếc máy Laser đầu tiên ra đời, được phát minh bởi Dr.Theodore Maiman tại Hughes Laboratory vào năm 1960, ngành Laser đã âm thầm phát triển và phát triển vượt bậc. Bây giờ thì Laser đã được ứng dụng trong hầu hết các lãnh vực : nghiên cứu khoa học, không gian, quân sự, y tế, kỹ nghệ, thông tin , giải trí .....Laser đã trở thành kỷ thuật cao ( high tech ) của thế kỷ 21.
Vậy Laser là gì ? Thế nào là một tia Laser ? Và làm sao để sản sinh một tia Laser?
Trước hết chúng ta xem cái định nghĩa của nó, rồi trong phạm vi bài này chúng ta sơ lược qua lý thuyết về Laser, các đặc tính , các thành phần chính cấu tạo một máy Laser, rồi nói đến các loại Laser và cuối cùng là các ứng dụng cực kỳ lợi hại của nó. Tuy sơ lược nhưng cũng đủ cho chúng ta có được một khái niệm về LASER.
Định nghĩa về Laser : Laser là chữ ghép các mẫu tự đầu của định nghĩa sau đây : Light Amplication by Stimulation Emission of Radiation. Stimulation emission of radiation là một phát kiến của Albert Einstein vào năm 1916. ( Chúng ta sẽ thấy như thế nào là stimulation emission of radiation ở vào phần lý thuyết về Laser ).
Lý thuyết về tia Laser : Muốn biết Laser hoạt động ra sao chúng ta phải quay trở về cấu trúc của một nguyên tử ở trạng thái tĩnh và trạng thái khích động. Cấu trúc nguyên tử của Bohr
Mỗi nguyên tử chứa đựng một năng lượng khác nhau, mà số âm điện tử đầy đủ ở mỗi vòng được tính theo công thức Ze= 2n2 ( Sigma e = 2n square, n là số thứ tự của quỷ đạo âm điện tử ). Khi nguyên tử không nhận ( absorb ) thêm một năng lượng nào từ bên ngoài cung cấp, chỉ có năng lượng sẵn có của chính nó, nguyên tử được nằm trong trạng thái tĩnh ̣( atomic ground state ). Nếu nguyên tử nhận thêm năng lượng được cung cấp từ bên ngoài, nguyên tử có năng lượng cao hơn và một hay nhiều âm điện tử sẽ nhảy ra vòng ngoài của quỷ đạo, lúc này nguyên tử ở trong trạng thái khích động ( atomic exited state ). Để hiểu rỏ thêm lý thuyết về Laser, chúng ta cần phải biết đến mật độ khích động ( Population Inversion ).
Mật độ khích động là gì? Mật độ khích động ( population inversion ): Đó là số nguyên tử ở trạng thái khích động ( exited state ) lớn hơn số nguyên tử ở trạng thái tỉnh ( ground state ) trong một vật được hấp thụ năng lượng. Khi mật độ khích động ( population inversion ) đã đạt được, các nguyên tử khích động ( exited state ) có khuynh hướng nhả ra năng lượng đã được hấp thụ để trở về trạng thái tỉnh ( ground state ). Tiến trình này có thể xảy ra trong một giai đoạn hay nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Ví dụ như một nguyên tử trong thái khích động ở mức năng lượng E3 rơi trực tiếp xuống năng lượng E1 ( ground state ) hay qua hai giai đoạn , từ mức năng lượng E3 ̣( exited state ) rơi xuống mức năng lượng E2 rồi mới rơi xuống mức năng lượng E1 ̣( ground state ). Đặc biệt trong nhiều trường hợp năng lượng được nguyên tử nhả ra dưới hình thức một quang tử ( photon ). Quang tử được định nghĩa như là một phần nhỏ nhất của ánh sáng mà nó vẫn giữ nguyên tính chất của ánh sáng. Mỗi màu của ánh sáng có mỗi quang tử riêng của nó, có cùng độ dài sóng ( wavelength ). Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi năng lượng này, ánh sáng được phóng ra một cách ngẫu nhiên, không đồng bộ được gọi là phát sáng ngẫu nhiên ( spontaneous emission of light ). Loại tia sáng này không có tính chất một ánh sáng laser , không phải là tia laser. Nhưng, ( cái nhưng này là điều kiện tối cần để sản sinh ra một tia Laser, được đưa ra bởi Einstein ) khi chúng ta kích thích tiến trình phát sáng này bằng một quang tử ̣ ( photon ) mà năng lượng của nó bằng năng lượng chuyển đổi của nguyên tử : e = E3 – E1 ( e là năng lượng của quang tử, E3 – E1 là năng lượng nhả ra của nguyên tử ), quang tử này được gọi là quang tử thích hợp ( right photon ). Chính quang tử này sẽ kích thích những nguyên tử khích động(̣ exited state ) phóng ra một quang tử y hệt như nó ( right photon ) rồi từ đó sinh ra một phản ứng dây chuyền, ánh sáng đồng loạt phát ra có cùng một tính chất đó là tia Laser. Tiến trình này được gọi là khích động phát sáng(̣ stimulation emission ). Stimulation Emission được dùng trong định nghĩa của Laser : Light Amplication by Stimulation Emission of Radiation ( như đã nói ở trên ).
Đặc tính của tia Laser : Tia Laser có 3 đặc tính sau đây :
a- Đơn sắc ( Monochromatic ) : Tia Laser phát ra chỉ có một màu, khác với ánh sáng thông thường như ánh sáng mặt trời, ánh sáng của lửa, ánh sáng của bóng đèn...nó bao gồm nhiều màu trong đó. Ánh sáng Laser chỉ có một màu ( đơn sắc ), mỗi một màu của tia Laser được xác định bởi độ dài sóng ̣̣( wavelength ) của nó . Đơn vị được dùng cho độ dài sóng của ánh sáng là nanometer, viết tắc là nm. Dưới đây là độ dài sóng của mỗi tia Laser :


Tia : - Hồng ngoại ( Infrared ) Độ dài sóng từ : 700nm đến 3000nm
- Đỏ ( Red ) : 650nm đến 700nm
- Cam ( Orange ) : 600nm đến 650nm
- Vàng ( Yellow ) : 550nm đến 600nm
- Xanh lá cây ( Green ) : 480nm đến 550nm
- Xanh nước biển (Blue ) : 400nm đến 480nm
- Tím ( Violet and Ultra Violet ) : 200nm đến 400nm
b- Đẳng hướng ( Directionality ) : Tia sáng Laser ̉ truyền đi chỉ một hướng, khác với tia sáng thường ̣( normal ) , truyền đi mọi hướng .
c- Cùng pha ( Coherence ) : Tất cả những sóng của tia Laser di chuyển cùng pha ở mọi điểm.


Cấu trúc chính của một máy Laser: Dù Laser có rất nhiều loại máy khác nhau, nhưng tựu trung vẫn phải có bốn bộ phận cơ bản sau đây :
1- Bộ phận cung cấp năng lượng ̣( Excited Mechanism ) : Bộ phận này cung cấp hay bơm ( pump ) năng lượng cho các nguyên tử trong bộ phận khích động ( Active Medium ) từ trạng thái tỉnh ( ground state ) lên trạng thái khích động ( excited state ) để tạo nên mật độ khích động ( population inversion ) sẵn sàng phát sáng .Bộ cung cấp năng lượng này có thể là dòng điện , flash lamp , hay một Laser khác
2- Bộ phận khích động ( Active Medium ) : Bộ phận này nhận năng lượng được cung cấp bởi bộ phận cung cấp năng lượng làm cho các nguyên tử hay các phân tử trong bản thân nó trở nên khích động cho đến khi tạo tạo ra mật độ khích động ( population inversion ) sẳn sàng nhả ra năng lượng dưới hình thức ánh sáng . Active medium có thể là chất ở thể hơi, thể lỏng, thể rắn hay chất bán dẫn.
3- Bộ phản hồi ánh sáng ( Feedback Mechanism ) : Đó là một hay nhiều bộ kính có độ phản chiếu rất cao trên 99%. Tia sáng được phản chiếu qua lại giữa các bộ kính này để gia tăng cường độ áng sáng.
4- Out put Coupler : Bộ phận này thường được gọi tắt là OC. Đó là một phần rất nhỏ nằm trên một mặt kính phản chiếu chỉ cho phép khoảng 5% tia Laser được truyền ra ngoài .



Làm thế nào để 4 bộ phận chính kia sản sinh ra tia Laser ?
Khi bộ Excited Mechanism hoạt động, năng lượng cung cấp được hấp thụ bởi Active Medium làm cho các nguyên tử của nó chuyển từ ground state lên excited state tạo nên một population inversion để rồi sau đó nguyên tử sẽ nhả ra năng lượng dưới hình thức ánh sáng . Chính nhờ các quang tử di chuyển dọc theo trục của Active Medium , các quang tử này là các right photon kích thích các nguyên tử khích động phát ra những quang tử ( photon) y hệt như nó và rồi từ đó phát sinh ra một phản ứng dây chuyền phát sáng tạo thành ánh sáng Laser. Ánh sáng Laser được phản chiếu qua lại trong Active Medium bởi những bộ kính phản chiếu, làm cho cường độ của nó tăng cường lên gấp bội. Một phần nhỏ ánh sáng Laser, độ 5% sẽ đi xuyên qua Output Coupler ra ngoài tạo thành tia Laser
Các loại Laser :
Tùy theo vật thể được dùng trong Active Medium, Laser được phân thành các loại chính như sau :
1- Gas Laser : Dùng gas làm Active Medium gồm có : HeNe Laser cho tia màu đỏ, Ar-Kr Laser cho màu từ xanh nước biển đến xanh lá cây...
2- Liquid Dye Laser : Dùng liquid làm Active Medium như Rhodamine 6G. Đặc biệt loại Laser này có thể điều chỉnh được wavelength. Điều chỉnh wavelength để cho ra loại màu mong muốn, từ cực tím đến hồng ngoại.
3- Solid state Laser : Dùng solid crystal làm Active Medium, như Ruby và Neodyum cho tia hồng ngoại.
4- Molecular Laser : Dùng phân tử khí làm Active Medium như N2, CO2 Laser cho tia hồng ngoại.
5- Metal vapor Laser : Dùng hơi kim loại làm Active Nedium như HeCad Laser, Copper Laser cho tia màu xanh nước biển.
6- Simiconductor Laser : Active Medium là lớp giữa của 2 lớp simiconductor, còn được gọi là Diode Laser. Diode Laser hiện nay là một sản phẩm rất quan trọng, được dùng để pump các loại Laser khác và được dùng trong ngành viễn thông cùng với fiber optics. Diode Laser cho đến hiện nay, cho tia từ hồng ngoại đến xanh nước biển
Các ứng dụng của Laser:
- Nghiên cứu khoa học: Laser được dùng rất nhiều trong nghiên cứu khoa học như: Laser- induced nuclear fusion, dùng nhiều tia Laser cực mạnh để tạo ra một vụ tổng hợp khinh khí (̣ hydrogene fusion.) Isotope enrichment : làm giàu các chất đồng vị, đặc biệt là uranium và plutonium.....
- Không gian : Phương án chiến tranh tinh cầu ( Star War) , dùng các Laser cực mạnh để hủy diệt các vệ tinh và đầu đạn nguyên tử của địch.
- Quân sự : Laser beam dùng xác định khoảng cách đạn đạo cho pháo binh, xe tăng. Hướng dẫn bomb chính xác đến mục tiêu. Laser được gắn trên các loại súng để ngắm đúng mục tiêu. Súng Laser dùng để bắn máy bay địch , cũng như bắn nổ các quả ̣đạn phaó địch khi chúng được phóng lên ......
- Kỹ nghệ : Tia Laser dùng để hàn, cắt sắt, thép. Được dùng trong các máy CD, DVD, đọc các bar code để tính tiền tại các siêu thi, cung như tại các shopping center.̣( tại các siêu thị, cashier tính tiền bằng cách scan bar code của thực phẩm qua một tia laser màu đỏ nằm ở trong cái bàn của cashier , để ý sẽ thấy ).Laser cũng được dùng trong ngành điện tử để kiểm tra circuit board. ̣ Hiện nay đa số các hảng điện tử lớn đều dùng máy kiểm tra circuit board bằng Laser. Máy này được sản xuất từ Israel nhưng Laser họ dùng trong máy này mua từ Mỹ. Laser được dùng để tạo hình ảnh 3 chiều va được dùng trong các Laser show....
- Thông tin : Hiện nay Laser kết hợp với fiber optics được xử dụng trong nganh viễn thông sẽ dần dà thay thế các dây cáp điện thoại bằng đồng như hiện nay...
- Y tế : Laser được dùng trong các ca mỗ, rất tiện và hữu dụng, thay thế cho dao mỗ, máu tự động cầm lại không cần phải cầm máu bằng cách dùng kẹp như dao mỗ. Lasik , một ngành mới dùng Laser để mỗ mắt đang trên đà phát triển mạnh.
Laser còn được dùng cho các bà ! Để làm gì nhỉ ? Để sửa sắc đẹp đó.
Sửa già thành trẻ, xấu thành đẹp , bảo đảm mà, tuy nhiên hơi nặng tiền một chút. Ngại gì, miễn trẻ và đẹp là được rồi , phải không ?




HIPPOCRATE



Thầy thuốc Hy Lạp, được thừa nhận là ông tổ của ngành y. Người ta cho rằng ông sinh ra ở đảo Cos, một hòn đảo nằm ven bờ biển Tiểu á, gần Rhodes. Ông đã học nghề y từ người cha, vốn là một thầy thuốc. Ông đã từng đi một số nơi, có lẽ là Athen, để nghiên cứu, và sau đó ông trở lại đảo Cos để hành nghề, giảng dạy và viết sách. Trường phái Hypocrates, hay trường phái Cos hình thành xung quanh ông đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tách y học ra khỏi những suy luận mê tín và triết học, đưa y học thành phạm trù khoa học chính xác dựa trên quan sát khách quan và lập luận suy diễn chặt chẽ.
Lời thề qui định chi tiết quyền được giữ bí mật của bệnh nhân, yêu cầu người thầy thuốc phải có cuộc sống riêng tư và nghề nghiệp đáng kính trọng, và đòi hỏi họ điều trị chỉ với mục đích chữa khỏi bệnh
Lời thề qui định chi tiết quyền được giữ bí mật của bệnh nhân, yêu cầu người thầy thuốc phải có cuộc sống riêng tư và nghề nghiệp đáng kính trọng, và đòi hỏi họ điều trị chỉ với mục đích chữa khỏi bệnh
Mặc dù Hypocrates theo quan niệm thời bấy giờ cho rằng bệnh tật là hậu quả của sự mất cân bằng của bốn loại thể dịch, ông kiên trì quan điểm rằng sự rối loạn chịu ảnh hưởng của những thế lực bên ngoài cơ thể, và thể dịch là chất tiết ra từ các tuyến. Ông tin rằng mục đích của y học là bồi đắp sức khỏe cho bệnh nhân thông qua chế độ ǎn hợp lý và các biện pháp vệ sinh, và chỉ nên sử dụng đến những biện pháp điều trị quyết liệt hơn khi các triệu chứng bắt buộc phải làm như vậy. Quan niệm này trái ngược với trường phái Cnidius cùng thời, nhấn mạnh đến việc chẩn đoán chi tiết và và phân loại bệnh mà bỏ qua bệnh nhân. Có lẽ Hypocrates đã có ý niệm mơ hồ về các yếu tố Mendel và bộ gen trong di truyền, vì ông không chỉ chú ý đến dấu hiệu của bệnh, mà còn đến các triệu chứng biểu hiện trong gia đình hoặc trong cộng đồng, thậm chí biểu hiện qua nhiều thế hệ kế tiếp nhau.
Trong bộ sách đồ sộ gồm những tác phẩm viết bắt nguồn từ trường phái Cos, chỉ một số ít được cho là do chính Hipocrates viết ra, mặc dù người ta có thể cảm nhận được ảnh hưởng xuyên suốt của ông. Trong số này, cuốn Cách ngôn, tóm tắt những quan sát và suy luận của ông, cùng với cuốn Không khí, Nước và Nơi sống, thừa nhận mối liên quan giữa môi trường và bệnh tật, được xem là quan trọng hơn cả. Bộ sách này đã được dịch thành một số bản, trong đó nổi tiếng là bản dịch của Littré.
Mặc dù lời thề Hypocrates không trực tiếp mang lại danh tiếng cho ông, song, không nghi ngờ gì nữa, nó tiêu biểu cho những tư tưởng và nguyên tắc của ông. Vẫn chi phối việc thực hành y đức của các bác sỹ ngày nay, lời thề Hypocrates thường vang lên tại lễ tốt nghiệp của các trường y. Lời thề qui định chi tiết quyền được giữ bí mật của bệnh nhân, yêu cầu người thầy thuốc phải có cuộc sống riêng tư và nghề nghiệp đáng kính trọng, và đòi hỏi họ điều trị chỉ với mục đích chữa khỏi bệnh.
LờI THề HIPPOCRATE
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Esculape thần y học, trước thần Hygie và Panacée, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả nǎng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
• Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi.
• Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó.
• Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muộn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề.
• Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bời một lời cam kết và một lời thề đúng với.
• Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả nǎng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
• Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
• Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc đó cho những người chuyên.
• Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.
• Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
• Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự qúy trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lòi thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại !
• Y luật mà không truyền cho một ai khác.Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.Cập nhật ( 23/03/2007 )






  LUIS PASTEUR

Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1882 ở Dole, một vùng của Jura, Pháp. Khám phá của ông cho rằng hầu hết các bệnh nhiễm trùng là do những mầm bệnh, mang tên "lý thuyết về mầm bệnh", là một trong những khám phá quan trọng nhất trong lịch sử y học. Sự nghiệp của ông trở thành nền móng cho ngành vi sinh, và là cột mốc đánh dấu bước ngoặt của y học hiện đại.
Tóm tắt những đóng góp to lớn của Pasteur cho vi sinh và y học: Thứ nhất, ông đấu tranh đòi thay đổi thực hành trong bệnh viện để giảm thiểu lây lan bệnh do vi khuẩn. Thứ hai, ông phát hiện ra rằng có thể dùng dạng vi khuẩn đã làm yếu để chủng ngừa chống lại dạng vi khuẩn độc. Thứ ba, Pasteur thấy rằng bệnh dại lây nhiễm nhờ một tác nhân rất nhỏ không nhìn thấy dưới kính hiển vi, nhờ đó mở ra thế giới các virus. Kết quả là ông đã triển khai được kỹ thuật tiêm vaccin cho chó chống bệnh dại và điều trị người bị chó dại cắn. Và thứ tư, Pasteur đã phát triển phương pháp "tiệt trùng kiểu Pasteur", một quy trình dùng sức nóng để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong các loại thực phẩm dễ thiu thối mà không làm hỏng thực phẩm.
Sự nghiệp của Pasteur
Mỗi khám phá trong sự nghiệp của Pasteur đều là những mắt xích của một chuỗi không tách rời bắt đầu bằng tính bất đối xứng phân tử và kết thúc bằng phòng bệnh dại, theo con đường nghiên cứu trên men, tằm, bệnh của rượu và bia, vô trùng và vaccin.
Từ tinh thể học tới phân tử bất đối xứng
Nǎm 1847 ở tuổi 26, Pasteur tiến hành công trình đầu tiên về tính bất đối xứng phân tử, nêu lên cùng một lúc các nguyên lý của tinh thể học, hóa học và quang học. Ông đã đề ra định luật cơ bản: tính bất đối xứng phân chia thế giới hữu cơ với thế giới vô cơ. Nói một cách khác, các phân tử bất đối xứng luôn là sản phẩm của sinh thể sống. Công trình của ông trở thành cơ sở cho một ngành khoa học mới - ngành hóa học lập thể.
Nghiên cứu sự lên men và sự tự sinh
Theo yêu cầu của một nhà sản xuất rượu tên là Bigo ở miền bắc nước Pháp, Pasteur bắt đầu nghiên cứu xem tại sao rượu lại bị nhiễm những chất ngoài ý muốn trong quá trình lên men. Ông đã sớm chứng minh được rằng mỗi giai đoạn của quá trình lên men đều liên quan với sự tồn tại của một loại vi sinh vật đặc thù hay con men - một sinh vật mà người ta có thể nghiên cứu bằng cách nuôi cấy trong một môi trường vô trùng thích hợp. Nhận định sáng suốt này là cơ sở của ngành vi sinh.
Pasteur đã giáng một đòn quyết định vào thuyết tự sinh, học thuyết đã từng tồn tại trong 20 thế kỷ cho rằng cuộc sống có thể tự này sinh từ những chất liệu hữu cơ. Ông cũng phát triển lý thuyết mầm bệnh. Cùng thời gian này, ông khám phá ra sự tồn tại của sự sống trong điều kiện không có oxy: "Lên men là hậu quả của sự sống không có không khí". Khám phá về sự sống yếm khí đã mở ra con đường nghiên cứu những mầm bệnh gây nhiễm trùng huyết và bệnh hoại thư, cùng với nhiều bệnh nhiễm trùng khác. Nhờ Pasteur, người ta có thể phát minh ra những kỹ thuật tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát ô nhiễm.Kỹ thuật "tiệt trùng kiểu Pasteur"
Hoàng đế Napoleon III đã đề nghị Pasteur nghiên cứu những bệnh ảnh hưởng đến rượu đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất rượu. Nǎm 1864, Pasteur tới khu vườn nho ở Arbois để nghiên cứu vấn đề này. Ông đã chứng minh rằng bệnh của rượu là do vi sinh vật gây ra, những vi sinh vật này có thể bị tiêu diệt bằng cách đun nóng rượu đến nhiệt độ 55oC trong vài phút. áp dụng cho bia và sữa, cách xử lý này, được đặt tên là "tiệt trùng kiểu Pasteur" đã nhanh chóng thông dụng trên khắp thế giới.Nghiên cứu bệnh nhiễm trùng ở người và động vật
Nǎm 1865, Pasteur bắt đầu nghiên cứu những bệnh của tằm đang làm lụn bại ngành tằm tơ ở Pháp. Ông đã tìm ra tác nhân gây bệnh và cách lan truyền những tác nhân này - theo qui luật lây và di truyền - và cách ngǎn ngừa bệnh. Bổ sung thêm nghiên cứu về sự lên men, giờ đây ông có thể khẳng định mỗi bệnh là do một vi khuẩn đặc trưng gây ra và những vi khuẩn này là những yếu tố ngoại lai. Với hiểu biết này, Pasteur có thể đặt ra những qui tắc cơ bản của tiệt trùng. Ngǎn ngừa được lây nhiễm, phương pháp tiệt trùng của ông đã cách mạng hóa ngành ngoại khoa và sản khoa.
Từ nǎm 1877-1887, Pasteur vận dụng cơ sở vi sinh học vào cuộc chiến chống các bệnh nhiễm trùng. Ông tiếp tục tìm ra ba vi khuẩn gây bệnh cho người: tụ cầu, liên cầu và phế cầu.
Điều trị và phòng ngừa bệnh dại
Louis Pasteur đã tìm ra phương pháp làm yếu các vi sinh vật độc là cơ sở cho chủng ngừa. Ông đã phát triển các vaccin chống bệnh tả ở gà, bệnh than và bệnh lợn đóng dấu. Sau khi nắm vững phương pháp chủng ngừa, ông đã áp dụng khái niệm này vào bệnh dại. Ngày 6/7/1885, lần đầu tiên Pasteur đã thử phương pháp điều trị bệnh dại của mình cho người: bé Joseph Meister đã được cứu sống.
Thành lập Viện Pasteur
Ngày 1/3/1886, Pasteur trình bày kết quả phương pháp điều trị bệnh dại của ông trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và kêu gọi thành lập một trung tâm vaccin dại. Đông đảo dân chúng và cộng đồng quốc tế đã vận động tài trợ cho việc xây dựng Viện Pasteur, một viện nghiên cứu tư đầu tiên được Tổng thống pháp Jules Gresvy công nhận nǎm 1887 và được người kế nhiệm ông là Sadi Carnot khánh thành nǎm 1888. Theo mong ước của Pasteur, Viện được xây dựng thành một cơ sở điều trị bệnh dại, một trung tâm nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng và một trung tâm giảng dạy.
Nhà khoa học 66 tuổi đã dành trọn 7 nǎm cuối cùng của cuộc đời cho Viện nghiên cứu vẫn mang tên ông. Trong thời gian này, Pasteur cũng được hưởng niềm vui của danh tiếng và được tôn vinh khắp thế giới bằng những huân huy chương có uy tín.
Sự nghiệp của ông được tiếp tục và được mở rộng trên kháp thế giới nhờ lớp lớp học trò.
Con người của tự do và nghiêm ngặt
Sự nghiệp của Pasteur không phải đơn giản là phép cộng những khám phá của ông. Nó còn tiêu biểu cho cuộc cách mạng phương pháp luận khoa học. Pasteur đặt lên trên hết hai nguyên tắc không thể bàn cãi của nghiên cứu hiện đại: tự do sáng tạo nhất thiết phải đi với thử nghiệm nghiêm ngặt. Ông dạy các học trò của mình: "Đừng có đưa ra điều gì mà anh không thể chứng minh bằng thực nghiệm"
Louis Pasteur là người theo chủ nghĩa nhân vǎn, luôn luôn làm việc theo hướng cải thiện địa vị của con người. Ông là một người tự do chưa bao giờ ngập nừng khi nhận những vấn đề mà trong thời đại của ông người ta vẫn thường cho rằng chúng sẽ thất bại.
Ông đặc biệt coi trọng việc phổ biến kiến thức và ứng dụng nghiên cứu. Trong cuộc đời của một nhà khoa học, lý thuyết và phương pháp Pasteur đã được đưa vào thực tiễn vượt xa khỏi biên giời nưới Pháp.
Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng quốc tế của sự nghiệp ông, các học trò của Pasteur đã đi khắp thế giới tới bất cứ nơi nào cần đến sự giúp đỡ của họ. Nǎm 1881, Viện Pasteur ngoài nước Pháp đầu tiên được thành lập ở Sài gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), mở đầu cho mạng lưới các Viện Pasteur quốc tế.
Vì ông đã làm thay đổi vĩnh viễn thế giới, tổ quốc quê hương ông và cả thế giới luôn coi ông là một ân nhân của nhân loại.
Sự tiến bộ của nhân loại
"Tôi cầu khẩn các bạn dành sự quan tâm cho những lãnh địa thiêng liêng rất nhạy cảm có tên là các phòng thí nghiệm. Mong sao những lãnh địa này sẽ nhiều hơn và chúng sẽ được tô điểm để trở thành những ngôi đền của tương lai, của thịnh vượng và sức khỏe. Đây là nơi nhân loại sẽ lớn lên, vững mạnh và hoàn thiện. ở đây, loài người sẽ học cách đọc được sự phát triển và sự hài hòa cá nhân trong những công việc của tự nhiên, trong khi công việc của chính loài người lại thường man rợ, cuồng tín và phá hoại" - Louis PasteurCập nhật ( 01/03/2006 )


  ALEXANDRE YERSIN
Cuộc đời ...

Alexandre Yersin, tên đầy đủ Alexandre-émile-John Yersin, còn được gọi là Alexandre-John-émile Yersin, sinh nǎm 1863 ở Vaud - Morges, Thụy Sỹ. Nǎm 1882 ông nhận bằng tú tài vǎn khoa, và nǎm 1988, sau khi tốt nghiệp trường y Paris, ông đã chính thức nhập quốc tịch Pháp. Cũng trong thời gian này, ông tham gia vào nhóm nghiên cứu của bác sỹ Luis Pasteur. Sau đó, bác sỹ Yersin trở nên nổi tiếng qua nhiều công trình tiên phong do nhóm nghiên cứu của Pasteur tiến hành. Niềm say mê du lịch đã đưa ông tới Việt Nam.
Tháng 7/1891, khi tới thám hiểm những cao nguyên ở Việt Nam, ông đã phát hiện ra Đà Lạt, và sau đó là nhiều nguồn nước ở khu vực này. Ông cũng nổi tiếng vì đã khám phá ra nhiều bí ẩn của vùng cao nguyên phía tây Việt Nam.
Mặc dù Yersin yêu Đà Lạt, ngôi nhà của ông lại nằm ở Nha Trang. Tại Nha Trang, Yersin đã xây dựng nên Viện Pasteur, mang tên người thầy của ông. Bác sỹ Yersin cũng có một nông trại ở Nha Trang. Ông nuôi ngựa để tiến hành nghiên cứu về miễn dịch. Ông cũng có đóng góp to lớn cho ngành cao su Việt Nam, vì chính ông là người đưa cây cao su Braxin vào Việt Nam. Alexandre Yersin cũng là người gây dựng những đồn điền canh ki na đầu tiên ở Việt nam, từ đây người ta sản xuất ra quinin.
Bác sỹ Yersin sống giản dị ở Nha Trang. Ông được người dân địa phương yêu mến vì đức khiêm tốn và sự chǎm sóc mà ông dành cho mọi người. Ông mua một khu dán trại bỏ hoang và sơn nó thành màu trắng. Đây vừa là nhà vừa là phòng thí nghiệm của ông. Dân địa phương thân mật gọi ngôi nhà của ông là Lầu Ông Nǎm hay Tháp Ngà.
Nǎm 1940, sức khỏe đã giảm sút, Alexander Yersin về Pháp lần cuối. Nǎm 1941, ông trở lại ngôi nhà thân thương ở Nha Trang, ở đây ông đã sống những ngày còn lại và trút hơi thở cuối cùng vào ngày 3/1/1943, thọ 80 tuổi. Trong di chúc, ông yêu cầu được chôn cất tại Nha Trang, gần gũi những người mà ông yêu mến. Vì kính trọng và biết ơn những đóng góp của ông cho mảnh đất này, hằng nǎm vẫn có nhiều người tới thǎm viếng ngôi mộ của ông ở Nha Trang
... và sự nghiệp
Alexander Yersin là một trong những người đã tìm ra vi khuẩn dịch hạch Pasteurella pestis, nay được gọi là Yersinia pestis. Yersin đã nghiên cứu y học tại trường đại học Marburg và Paris, và nghiên cứu vi khuẩn học cùng với Esmile Roux ở Paris và Robert Koch ở Berlin. Nǎm 1888 ông và Roux dã phân lập được độc tố của vi khuẩn bạch hầu và chứng minh rằng chính độc tố - chứ không phải vi khuẩn - làm tǎng triệu chứng của bệnh. Nǎm 1890 Yersin rời châu Âu để làm một thầy thuốc trên tàu thuỷ hoạt động ở vùng bờ biển Đông Dương, ngay sau đó ông bắt đầu chuyến thám hiểm kéo dài bốn nǎm ở miền trung. Ông đã tìm ra thượng nguồn sông Đồng Nai và khám phá cao nguyên Lâm Viên, nơi ông đề nghị xây dựng một thành phố, và đó chính là Đà Lạt ngày nay. Nǎm 1892 ông vào làm ở Sở y tế thuộc địa và nǎm 1894 được cử sang Hong Kong, tại đây ông và Kitasato Shibasaburo đã độc lập tìm ra vi khuẩn bạch hầu trong khi nghiên cứu dịch bạch hầu ở Trung Quốc.
Nǎm tiếp theo Yersin thiết lập một phòng thí nghiệm tại Nha Trang. ở đây ông điều chế huyết thanh chống bệnh bạch hầu cho người khỏe và gia súc, nghiên cứu nhiều bệnh gia súc, uốn ván, tả và đậu mùa. Để có tiền cho phòng thí nghiệm, mà nǎm 1903 được đặt tên là Viện Pasteur Nha Trang, ông đã tiến hành trồng ngô, lúa, cà phê và đưa cây cao su (Hevea brasiliensis) vào Đông Dương. Nǎm 1903-1904 ông sáng lập trường y ở Hà Nội nhưng lại quay về sống ở Nha Trang. Nǎm 1920-1923 ông đưa đến đây cây Cinchona ledgeriana, một nguồn quinin. Nǎm 1933 ông được phong làm giám đốc danh dự của Viện Pasteur ở Paris.Cập nhật ( 01/03/2006 )


LÊ HỮU TRÁC

Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là huyện Mỹ Vǎn, tỉnh Hải Hưng ). Ông là nhà y học có học vấn uyên bác, nhà dược học nổi tiến, nhà thơ, nhà vǎn xuất sắc, nhà tư tưởng tiến bộ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo, có ý chí độc lập sáng tạo trong nghiên cứu.
Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình không nên cầu lợi kể công
Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình không nên cầu lợi kể công
Phát huy truyền thống của Tuệ Tĩnh, ông đã sưu tầm phát hiện thêm 300 vị thuốc nam (Lĩnh Nam bản thảo) đồng thời tổng hợp thêm 2854 phương thuốc kinh nghiệm phổ biến cho nhân dân áp dụng "Hành giản trân nhu và Bách gia trân tàng". Ông cũng đã có những sáng tạo đặc sắc trong việc vận dụng lý luận y học vào thực tiễn Việt Nam.
NHữNG LờI RǍN CủA HảI THƯợNG LÃN ÔNG
Cái quý nhất trong việc đào tạo lớp lương y mới, Lãn Ông chú trọng xây dựng y đức người thầy thuốc, ông thường nói "Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình không nên cầu lợi kể công"...
"Thường thấy kẻ làm thuốc, hoặc nhân bệnh cha mẹ người ta ngặt nghèo, hoặc bắt bí người ta lúc đêm tối, trời mưa, có bệnh nguy cấp; bệnh dễ chữa bảo là khó chữa, bệnh khó chữa bảo là không chữa được, giở lối quỉ quyệt ấy nhằm thoả mãn yêu cầu, rắp tâm như thế là bất lương. Chữa cho nhà giàu sang, thì tỏ tính sốt sắng, mong được lợi nhiều, chữa cho nhà nghèo hèn thì ra ý lạnh nhạt, sống chết mặc bay. Than ôi, đem nhân thuật làm chước dối lừa, đem lòng nhân đổi ra lòng buôn bán. Như thế thì người sống trách móc, người chết oán hờn không thể tha thứ được...
"Nghề làm thuốc là nhân thuật, thầy thuốc hẳn phải lấy việc giúp người làm điều hay. Cứu được một người thì khoa chân, múa tay cho mọi người biết) nhỡ có thất bại thì giấu đi. Thường người ta hay giấu các điều xấu của mình mà không đem sự thực nói với người khác. Riêng tôi dám nói là thoát khỏi những thói đó chǎng, là vì tôi không theo con đường khoa cử nối dõi nghiệp nhà, chuyển hướng ra làm thuốc nên chỉ muốn hết sức làm những việc đáng làm, may ra khỏi hổ thẹn với đất trời, đâu dám e ngại sự chê khen, để phải hối hận với bổn phận...
"Nghĩ thật sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng con người. sống chết trong tay mình nắm, họa phúc trong tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành động không thận trọng mà làm liều lĩnh học đòi cái nghề cao quí đó chǎng".
8 TộI NGƯờI THầY THUốC CầN TRÁNH:
1- Có bệnh xem xét đã rồi mới cho thuốc, vì ngại đêm mưa vất vả không chịu thǎm mà đã cho phương, đó là lội lười.
2- Có bệnh cần dùng thứ thuốc nào đó mới cứu được nhưng sợ con bệnh nghèo túng không trả được vốn nên chỉ cho thuốc rẻ tiền, đó là tội bủn xỉn.
3- Khi thấy bệnh chết đã rõ, không bảo thực lại nói lơ mơ để làm tiền, đó là tội tham lam.
4- Thấy bệnh dễ chữa nói dối là khó chữa, dọa người ta sợ để lấy nhiều tiền, đó là lội lừa dối.
5- Thấy bệnh khó đáng lẽ nói thực rồi hết lòng cứu chữa nhưng lại sợ mang tiếng không biết thuốc, vả lại chưa chắc chắn đã thành công, không được hậu lời nên không chịu chữa đến nỗi người ta bó tay chịu chết, đó là tội bất nhân.
6- Có trường hợp người bệnh ngày thường có bất bình với mình khi mắc bệnh phải nhờ đến mình liền nghĩ ra ý nghĩ oán thù không chịu chữa hết lòng, đó là tội hẹp hòi.
7- Thấy kẻ mồ côi goá bụa, người hiền, con hiếm mà nghèo đói ốm đau cho là chữa mất công vô ích không chịu hết lòng, đó là tội thất đức.
8- Lại như xét bệnh còn lơ mơ, sức học còn non đã cho thuốc chữa bệnh, đó là tội dốt nát.
Hải Thượng Lãn ông đã đề ra 9 điều dạy trong "Y huấn cách ngôn" để dǎn dạy người thầy thuốc mà hiện nay vẫn còn nguyên giá trị, thí dụ:
- Phàm người mời đi thǎm bệnh, nên tùy bệnh kíp hay không mà sắp đặt thǎm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi đến trước, chỗ tới sau hoặc bốc thuốc lại phân biệt nơi hơn kém.
- Khi đến xem bệnh ở nhà nghèo túng, hay những người mồ côi, goá bụa hiếm hoi, càng nên chǎm sóc đặc biệt; vì những người giàu sang không lo không có người chữa; còn người nghèo hèn, thì không đủ sức đón được thày giỏi, vậy ta để tâm một chút, họ sẽ được sống một đời, còn những người con thảo, vợ hiền, nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc cho thuốc mà không có ǎn, thì vẫn đi đến chỗ chết.
- Khi chữa bệnh cho ai khỏi rồi, chớ có mưu cầu quà cáp, vì những người nhận của người khác cho thường hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu sang, tính khí thất thường mà mình cầu cạnh thường hay bị khinh rẻ. Còn việc tâng bốc người ta để cầu lợi thường hay sinh chuyện. Cho nên nghề thuốc là nghề thanh cao, ta càng phải giữ khí tiết cho trong sạch.Cập nhật ( 23/03/2007 )


BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH(1909-1968)

Bác sĩ Phạm ngọc Thạch sinh ngày 7 tháng 5 nǎm 1909, học Đại học Y Hà Nội từ nǎm 1928, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934.
Tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn từ thời kỳ Mặt trận Bình dân (1936-1939), vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3 nǎm 1945.
Phạm Ngọc thạch là một trong những thầy thuốc chuyên khoa lao đầu tiên ở Việt Nam
Phạm Ngọc thạch là một trong những thầy thuốc chuyên khoa lao đầu tiên ở Việt Nam
Từ tháng 3 nǎm 1945, là một thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên Tiền phong, tham gia cướp chính quyền tháng 8 nǎm 1945.
Từ 27 tháng 8 nǎm 1945 là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ủy viên ủy ban Nhân dân Nam Bộ, rồi lần lượt Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, Trưởng phái đoàn chính phủ tại Nam Bộ (1948-1950), Chủ tịch ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn, Trưởng ban Y tế của Đảng, Thứ trưởng Y tế (1954-1958), từ 1958 là Bộ trưởng Y tế. Hy sinh trên chiến trường Miền Nam ngày 7 tháng 11 nǎm 1968.


  PHẠM NGỌC THẠCH 
VỚI NGÀNH Y TẾ NHÂN DÂN:
Nǎm 1958 khi ông trở về phụ trách ngành y tế, sức khỏe của nhân dân ta suy giảm rất nhiều, nhất là ở những vùng mới được giải phóng tình hình bệnh tật rất nghiêm trọng: bệnh lao chiếm tới 4 % dân số, bệnh sốt rét lan tràn ở miền núi với tỷ lệ người mắc 80-90% làm rất nhiều người chết, người phong lang thang khắp nơi thiếu nơi chạy chữa, bệnh mắt hột làm hàng triệu người mù loà, chưa có cơ sở y tế chǎm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, tỷ lệ trẻ em chết bệnh rất cao, nạn hữu sinh vô dưỡng phổ biến trong xã hội, các dịch bệnh như dịch tiêu chảy, thổ tả, thương hàn, đậu mùa, sởi, ho gà, bạch hầu..., các bệnh lây theo đường tình dục như giang mai, lậu, hoành hành khắp nơi với tỷ lệ người mắc và người chết rất cao, tuổi thọ trung bình của người dân chưa tới 40...
Ngành y tế nước ta đã phát triển mạnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu chǎm sóc sức khỏe nhân dân trong các vùng tự do, nhưng trước nhiệm vụ mới nặng nề hơn phải quản lí và chǎm sóc sức khỏe cho cả nửa đất nước hoàn toàn giải phóng thì còn yếu và thiếu.
Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, dựa vào sự ưu việt của chế độ ta, vào điều kiện thực tế của ta, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã tìm ra con đường thích hợp nhất, hiệu quả nhất, xây dựng nền y tế nhân dân, xây dựng 5 phương châm nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng và phát triển ngành kết hợp chặt chẽ chính trị và chuyên môn, tư tưởng và tổ chức, phòng bệnh và chữa bệnh, quán triệt phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, đông y và tây y, kết hợp y và dược... trong công tác phòng và chữa bệnh, xây dựng mạng lưới y tế từ trung ương đến xã và hợp tác xã, xây dựng y tế nông thôn, tổ chức và thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, sản xuất vaccin, tiêm chủng toàn dân, dấy lên trong cả nước phong trào "vệ sinh yêu nước", vệ sinh phòng bệnh, xây dựng các công trình vệ sinh - giếng nước, hố xí, nhà tắm, tổ chức và triển khai các cuộc vận động thực hiện phong trào bảo vệ bà mẹ trẻ em, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, tổ chức sản xuất thuốc men, dụng cụ trang thiết bị y tế... giải quyết hàng loạt những vấn đề cơ bản của sự nghiệp y tế, thanh toán những bệnh tật, dịch bệnh do chế độ cũ để lại, bảo vệ, chǎm sóc và tǎng cường có hiệu quả sức khỏe nhân dân. Chỉ trong vòng 3 nǎm, đến nǎm 1958 chúng ta đã chiến thắng được hai dịch bệnh lớn tồn tại đã bao đời là đậu mùa và dịch tả. Chưa đầy 10 nǎm sau mọi dịch bệnh lớn đã bị đẩy lùi: sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván... giảm hẳn, sốt rét, thương hàn không còn phát triển thành dịch nữa, mắt hột được thanh toán, bại liệt được giảm thiểu, người bệnh phong, bệnh lao được tập trung trong các nhà điều dưỡng, các bệnh viện chuyên khoa để chạy chữa và phục hồi chức nǎng, các bệnh giang mai, lậu... được ngǎn chặn để không phát sinh trường hợp mới, các ổ dịch, ổ lây nhiễm bị triệt phá, người mắc bệnh cũ được điều trị tích cực, khắc phục các di chứng, mạng lưới y tế phát triển rộng khắp từ trung ương xuống đến các bản làng hẻo lánh nhất, tổ chức y tế cơ sở được thành lập có từ 3-5 cán bộ y tế bao gồm nữ hộ sinh, thầy thuốc đông y, y sĩ hoặc y tá do dân nuôi, xã hoặc hợp tác xã đảm nhiệm, chi trả mọi chi phí, thuốc men, trang thiết bị, mạng lưới y tế nông thôn, niềm tự hào lớn của sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế, được tạo lập, hoạt động có hiệu quả, nhờ đó công tác chỉ đạo phong trào vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng phòng dịch có thể tiến hành rất kết quả ngay tại cơ sở. Trên cơ sở mạng lưới y tế chung đó, mạng lưới chống lao, mắt hột, sốt rét, ba tai họa xã hội lớn nhất của đất nước cũng đã được xây dựng, hệ thống bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh được phát triển, từng bước lớn mạnh, các bệnh viện tuyến trung ương được mở rộng, nâng cao nǎng lực kĩ thuật, nhiều viện, bệnh viện chuyên khoa được thành lập là cơ sở cho những thành tựu về công tác chǎm sóc sức khỏe nhân dân trong các lĩnh vực này.
Công việc xây dựng ngành đang tiến hành rất tốt đẹp thì cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước bùng nổ, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lại cùng Đảng đoàn và lãnh đạo Bộ Y tế tổ chức lại ngành phù hợp với điều kiện khó khǎn, ác liệt của cuộc chiến đấu mới, tiếp tục các sự nghiệp trên, xây dựng ngành trong điều kiện mới của cuộc chiến tranh, đa khoa hóa, ngoại khoa hóa cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng không ngừng về mọi mặt đội ngũ cán bộ y tế. Bất cứ nơi nào địch đánh phá, nơi đó tổ chức y tế có thể giải quyết mọi vấn đề của công tác cấp cứu chiến thương, xây dựng 4 tuyến điều trị, phát triển mạnh mẽ mạng lưới y tế, đưa kỹ thuật xuống tuyến dưới, giải quyết một cách tốt đẹp nhất mọi mặt của công tác bảo vệ, chǎm sóc sức khỏe nhân dân và các lực lượng vũ trang, hết lòng hết sức chi viện cho y tế Miền Nam.
Nǎm 1968 hệ thống y tế ở miền Bắc cơ bản đã vững chắc. ở Miền Nam chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai chuyển sang giai đoạn mới ngày càng ác liệt hơn, hi sinh tổn thất nhiều hơn nhưng chiến thắng cũng nhiều hơn, vang dội hơn. ở tuổi 59, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lại thiết tha xin vào chiến trường Miền Nam xây dựng và phát triển ngành và đã hy sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ.ông đã sớm đi sâu vào chuyên khoa này trong thời gian học cũng như khi đã ra là việc ở Pháp cũng như ở Sài Gòn, là hội viên độc nhất ở Đông Dương của Hội Nghiên cứu về Lao của Pháp từ 1936, là người sáng lập và Viện trưởng đầu tiên của Viện Chống Lao Việt Nam, ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Chống Lao Thế giới, là người có công lớn nhất xấy dựng chuyên khoa, là người thầy lớn nhất của chuyên khoa lao-bệnh phổi.ở các xã đã hình thành tổ bệnh nhân, một hình thức sinh hoạt của bệnh nhân để quản lí bệnh nhân, giúp đỡ nhau và kiểm tra lẫn nhau trong điều trị lâu dài dưới sự quản lí của trạm chống lao (xana) xã. Xana xã có nhiệm vụ chữa bệnh lao tại trạm hay tại nhà, kiểm tra việc thực hiện tiêm phòng BCG, theo dõi và tiêm phòng BCG cho các gia đình bệnh nhân, quản lí toàn diện việc chữa cũng như phòng bệnh lao cho cả bệnh nhân và gia đình họ. ở những nơi làm tốt chỉ trong vòng 4 nǎm hiệu quả của công tác phòng chống bệnh lao do các xana mang lại thấy rất rõ. Các trạm xá xã cũng là nơi tập trung và cách ly được những thể lao nặng khỏi gia đình, tách nguồn lây lao ra xa cộng đồng, từng bước khống chế bệnh lao và bước đầu giảm thiểu lao trẻ em.
Đánh giá những đóng góp to lớn của Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trong việc xây dựng và phát triển nền y học, y tế nhân dân, nhà nước ta đã nêu: đứng trước rất nhiều vấn đề khó khǎn và phức tạp của việc bảo vệ sức khỏe của nhân dân và bộ đội, đồng chí Phạm Ngọc Thạch, thấm nhuần những tư tưởng và tình cảm lớn của Đảng và phát huy sức mạnh vĩ đại của quần chúng đã cố gắng giải quyết những vấn đề đó một cách cơ bản, có hiệu quả và kịp thời với khả nǎng và phương tiện hiện có của chúng ta. Đồng chí Phạm Ngọc Thạch đã đã nhìn thấy tất cả những bệnh tật hiểm nghèo, di sản của chế độ phong kiến và thực dân cần thanh toán nhanh chóng và tận gốc; đồng chí đã tìm tòi và ra sức phát huy vốn cổ truyền rất quí của dân tộc về y và dược, đã cố gắng vận dụng những hiểu biết, những thành tựu mới nhất của y học thế giới, của y học các nước XHCN cũng như y học các nước khác... Cùng với tập thể lãnh đạo Bộ và đông đảo cán bộ, nhân viên trong ngành, đồng chí Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức tiêm chủng nhằm bài trừ và phòng ngừa các bệnh tật, di sản của thời trước; tổ chức phong trào vệ sinh yêu nước rộng khắp ở Miền Bắc; tổ chức mạng lưới y tế từ trung ương cho đến hợp tác xã, khu phố, xí nghiệp và mạng lưới cứu thương rất có hiệu quả trong cuộc chiến tranh chống Mỹ; tổ chức cuộc vận động bảo vệ bà mẹ và trẻ em với những thành tích tốt đẹp ngay trong thời chiến; tổ chức việc đào tạo và không ngừng bồi dưỡng về mọi mặt đội ngũ cán bộ y tế đủ sức giải quyết những vấn đề quan trọng nhất và cấp bách nhất của việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh cực kì dã man, tàn bạo của đế quốc Mỹ. Đó là những thành tựu rất quí báu và đẹp đẽ trong biết bao thành tựu, bông hoa của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà nhân dân ta rất tự hào và nhiều bè bạn ta khắp nơi hết lòng khen ngợi." (Phạm Vǎn Đồng).
BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH 
VớI CHUYÊN NGÀNH LAO VÀ BệNH PHổI:
Phạm Ngọc thạch là một trong những thầy thuốc chuyên khoa lao đầu tiên ở Việt Nam.
Sau kháng chiến chống Pháp, chúng ta tiếp quản một xã hội dầy rẫy bệnh tật trong đó bệnh lao có tỷ lệ mắc tới 4% dân số. Chế độ cũ không hề quan tâm tới việc phòng chống bệnh lao. Công tác chống lao trong xã hội cũ gần như phó mặc cho các tổ chức từ thiện, các bà sơ, người bệnh tự lo. Trong cả nước chỉ có 3 dispensaire (trạm chống lao) để làm công tác tuyên truyền nhiều hơn làm công tác chống lao. Về chữa bệnh, cả miền Bắc chỉ có một chuyên khoa lao nhỏ ở Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở giảng dạy của trường đại học y khoa (không kể 2 phân viện 71 và 74 do ta mới xây dựng). Tỷ lệ lao chết rất cao, nǎm 1942 lên đến 560/100 000 dân, bằng tỷ lệ chết của các nước châu Âu thời trung cổ, cao hơn cả tỷ lệ chết thời kỳ Nga hoàng (300 trong 100 000 người). Đến nǎm 1954 tỉ lệ này cũng chưa thay đổi được bao nhiêu. Hàng nǎm khi đó cả nước có hàng trǎm nghìn người chết vì bệnh lao. Đội ngũ cán bộ chuyên khoa lao lại quá ít ỏi, cả nước vẻn vẹn không quá 10 người. Riêng Viện Chống Lao khi đầu thành lập chỉ có 3 bác sĩ, 1 dược sĩ, 1 phòng xét nghiệm nhỏ với 2 kính hiển vi cổ. Trên cái nền vô cùng khó khǎn đó bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã bắt đầu công tác chống lao với việc thành lập Viện Chống Lao từ ngày 24 tháng 6 nǎm 1957, trở thành trung tâm nghiên cứu và tổ chức chống lao trong nước, trung tâm đào tạo huấn luyện bổ túc cán bộ, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền giáo dục phòng lao. Bộ chỉ đạo công tác chống lao qua hoạt động của Viện do ông trực tiếp làm viện trưởng. Ông đã xây dựng cho chuyên khoa một đường lối chống lao đúng đắn, đường lối nghiên cứu khoa học thực tiễn, phong phú, đa dạng, một hệ thống tổ chức, chỉ đạo, một mạng lưới chống lao hoàn chỉnh dựa vào mạng lưới chung của toàn ngành y tế, đã chǎm lo đào tạo một đội ngũ những người làm công tác chống lao đông đảo, có nhiệt tình và có khả nǎng, tạo nên những nhân tố quyết định cho sự thành công của công tác chống lao ở nước ta đến tận ngày nay.
Từ nǎm 1960, công tác chống lao đã đến được các cơ sở y tế ở nông thôn, thành thị cũng như miền núi, đến hầu hết mọi xã, thôn, bản.
Hệ thống mạng lưới chống lao huyện cũng được xây dựng vững chắc với trạm chống lao hay tổ chống lao huyện. Các tỉnh có trạm chống lao tỉnh. Tại những tỉnh lớn trạm chống lao tỉnh có các bộ phận X quang, vi trùng, điều trị ngoại trú và một bệnh viện từ 100-500 giường. Tại những tỉnh nhỏ máy X quang dùng chung với bệnh viện đa khoa nhưng trạm vẫn có riêng 10-20 giường để điều trị cấp cứu và phục vụ công tác nghiên cứu theo dõi. Mỗi trạm chống lao tỉnh có kế hoạch chống lao cho tỉnh mình, bao gồm những chỉ tiêu về tiêm phòng lao bằng BCG cho sơ sinh, trẻ em và người lớn, về số lượng bệnh nhân điều trị ngoại trú tại các trạm trong tỉnh cũng như trong bệnh viện, một chương trình nghiên cứu khoa học chủ yếu về dịch tễ học.
Từ 1961-1968 đã tiêm BCG phòng lao và BCG tái chủng cho 20triệu lần/18 triệu dân. Như vậy hầu như đại đa số nhân dân miền Bắc đã được phòng lao. Việc điều trị chủ yếu tổ chức tại nhà. Nǎm 1964 hơn 11 vạn bệnh nhân lao đã được điều trị ngoại trú với hồ sơ, sổ sách theo dõi chặt chẽ. Nǎm 1964 toàn miền Bắc có 6 bệnh viện lao, 55 trạm chống lao tỉnh, thành phố, thị trấn, 240 trạm chống lao xã, 61 trạm an dưỡng tại các xí nghiệp, cơ quan, trường học. Tổng số giường cho bệnh nhân lao lên đến 6444 giường.
Nhờ xây dựng được mạng lưới chống lao rộng khắp đến tận cơ sở, công tác tiêm phòng lao rộng rãi, tỷ lệ lao tiền nhiễm giảm rất nhiều, số trẻ lao màng não và chết vì lao màng não ít hẳn đi, tỉ lệ chết lao từ 400-500/100000 dân xuống còn 20-40/100000 dân, tỉ lệ lao chung trong vòng 3-5 nǎm giảm ít nhất 50%. Hiệp hội Chống Lao Thế giới đã đánh giá tổ chức chống lao của Việt Nam là "một mẫu mực tổ chức chống lao cho những nước có nền kinh tế thấp". Chuyên ngành lao đã có thể từ công tác phòng chống lao là chủ yếu triển khai từng bước sang lĩnh vực các bệnh phổi khác ngay trong mấy nǎm cuối của 10 nǎm xây dựng chuyên ngành lao trong thời kỳ Phạm Ngọc Thạch lãnh đạo chuyên ngành này. Đánh giá cao những thành tựu và những đóng góp của ông trong công tác phòng chống lao, tại Đại hội liên hoan Anh hùng Chiến sỹ thi đua Toàn quốc lần thứ nhất, nǎm 1958, ông đã được nhà nước tuyên dương là một trong hai Anh hùng Lao động đầu tiên của ngành y tế. Cập nhật ( 23/03/2007 )


HỒ ĐẮC DI 

GS Hồ ĐắC DI (1900 - 1984)

Ông sinh nǎm 1900, đại biểu Quốc hội từ khóa 2 đến khóa 5, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội các khoá 2,3,4, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội, Tổng giám đốc Đại học vụ Việt Nam, Giám đốc Vụ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Uỷ viên Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt-Pháp, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và hai hạng ba, Huân chương Lao Động hạng nhất và hạng hai, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc nǎm 1952 và 1956. Giáo sư Hồ Đắc Di đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. GS. từ trần ngày 25-6-1984.
Ông là nhà phẫu thuật đầu tiên, xứng đáng là bậc thày đầu tiên với các công trình mở đường cho những hướng nghiên cứu sau này, xứng đáng được hội đồng giáo sư (toàn người Pháp) đánh giá cao và được bầu chọn là giáo sư người Việt đầu tiên
Ông là nhà phẫu thuật đầu tiên, xứng đáng là bậc thày đầu tiên với các công trình mở đường cho những hướng nghiên cứu sau này, xứng đáng được hội đồng giáo sư (toàn người Pháp) đánh giá cao và được bầu chọn là giáo sư người Việt đầu tiên
Giáo sư là người bác sĩ y khoa đầu tiên, người sáng lập Trường đại học Y Hà Nội và làm Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam từ ngày thành lập tới 1984. Nǎn 1918, Giáo sư sang học tại Pháp và trở thành trợ giáo Trường Đại học Y khoa Pa ri. Trong thời gian ở Pháp, được tiếp súc với đồng chí Nguyễn ái Quốc và một số trí thức Việt Nam yêu nước khác, Giáo sư đã cảm thấy nỗi đau đớn tủi nhục của người dân mất nước và muốn đem khả nǎng của mình phục vụ đồng bào. Trở về Tổ quốc, Giáo sư làm bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Huế và Phủ Doãn. Sau Cách mạng tháng Tám, Giáo sư được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ giao nhiều trọng trách Tổng thanh tra y tế, Tổng giám đốc Đại học vụ, Hiệu trưởng trường Đại học Y - Dược khoa và nhiều chức vụ quan trọng khác. Tuy bản thân tham gia công tác lãnh đạo, Giáo sư vẫn liên tục làm công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học...
Cuộc đời và tác phẩm của GS. Hồ Đắc Di
Giáo sư Hồ Đắc Di sinh nǎm1900, là một người nhân hậu, vị tha, yêu nước, trọn đời hiến dâng cho cách mạng và chủ nghĩa xã hội, là một nhà y học và thày giáo mẫu mực.
Theo lời khuyên về bác sĩ Thiroux, ngự y của triều đình Huế, gia đình đã chọn nghề y cho Hồ Đắc Di và đưa sang Pháp du học (1918-1932). Đầu tiên, anh đến bệnh viện Cochin, học ở bệnh khoa của giáo sư Ferdinand Widal, lúc này đang là niềm tự hào của y học lâm sàng nước Pháp.
Đỗ bác sĩ nội trú, Hồ Đắc Di làm phẫu thuật một thời gian ở bệnh viện Tenon, rồi về nước. Những mong đem trí thức khoa học cứu chữa đồng bào, nhưng khi anh về bệnh viện Huế, thực dân Pháp chỉ cho anh làm bác sĩ tập sự. sau bị đổi về Quy Nhơn.
Lúc này, ở bệnh viện Phủ Doãn, và cả Đông Dương chỉ có hai bác sĩ người Pháp là Leroy des Barres (Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Hà Nội) và Cartoux độc quyền phẫu thuật. Là giảng viên đại học y (chargé de cours), bác sĩ Hồ Đắc Di đấu tranh mãi mới được phép mổ xẻ. Hồi ở Paris, Hồ Đắc Di đã được gặp nhà yêu nước Nguyễn ái Quốc đến trụ sở Hội sinh viên (số nhà 15 phố Sommerard, thuộc Khu la tinh), và cùng sinh viên đi bán báo Le Paria cho quần chúng lao động.
Làm việc dưới quyền bọn htực dân, bác sĩ Hồ Đắc Di thấy uất ức và tủi nhục: "Là thày thuốc mà tôi như là một người bệnh: người bệnh về tâm hồn".
Nhà trí thức yêu nước đón mừng Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 với nhận thức: "... Tất cả những ai trải qua những ngày nhọc nhằn, day dứt về lương tâm dưới chế độ cũ ắt sẽ lao vào cơn lốc của cách mạng, mỗi khi ánh lửa của nó rọi sáng tâm hồn. Đối với những người trí thức cũ thì sự đổi đời bắt đầu từ sự chọn lựa nơi mà lương tâm mình được yên ổn nhất" (Hồi ký).
Sau Cách mạng thánh 8-1945, giáo sư Hồ Đắc Di gánh vác nhiều trọng trách như Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, giám đốc Bệnh viện Đồn Thuỷ, Tổng thanh tra y tế, Tổng Giấm đốc Đại học vụ. Và khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, giáo sư cùng gia đình tản cư rời khỏi thủ đô.
Ngày 6-10-1947, Trường Đại học Y kháng chiến khai giảng tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang, trường có hai giáo sư và 11 sinh viên xung phong. Một ngày sau lễ khai giảng, Pháp nhảy dù Bắc Cạn, đốt nhà giáo sư, vác loa gọi đích danh: "Bác sĩ Di, Bác sĩ Tùng về làm việc với chính phủ Pháp, sẽ được trọng đãi". Nhưng giáo sư kiên quyết: "Chết thì chết, không để bọn Pháp bắt lại" .
Giáo sư Hồ Đắc Di thuộc lớp những bác sĩ đầu tiên của trường đại học y dưới chế độ mới. GS. là chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Y học Việt Nam và đương nhiệm cho đến khi qua đời, nǎm 1984.
Di sản khoa học quý giá của Giáo sư Hồ Đắc Di gồm mấy chục tiểu luận, diễn vǎn, bài giảng, lời phát biểu, Trường Đại học Y Hà Nội đã tập trung thành mấy tập để lưu, một số ít bài đã đǎng báo.
Trong kháng chiến chống Pháp, giáo sư đã trước tác những công trình có giá trị khoa học và tư tưởng như: Diễn vǎn của tổng giám đốc Đại học vụ ngày khai giảng trường đại học nǎm 1947, Bàn về vǎn hoá và tinh thần khoa học (30-11-1948); Diễn vǎn trong lễ khai mạc Hội nghị y tế toàn quốc (1949); Bài giảng sinh học và bệnh học đại cương (5-1950)...
Trở về Hà Nội, giáo sư biên soạn: Y học dưới ánh sáng chủ nghĩa duy vật biện chứng (1956), Bàn về học, v.v… Đó là những công trình tổng luận dài 20-30 trang, viết rất tinh, ý hàm súc, lời bóng bảy, hùng biện và gợi cảm, giàu thông tin; tư tưởng rất khái quát, với những danh ngôn chọn lọc; có bình luận chặt chẽ.
Tác giả đọc rộng biết nhiều, nhưng chỉ viết ít điều nghiền ngẫm từ lâu, nhuần nhuyễn thành chính kiến độc đáo của riêng mình. Vì thế, toàn bộ các tác phẩm của Hồ Đắc Di đều toát lên một dòng tư tưởng nhất quán, rất đặc sắc, trong những lời bình chính trị giàu lòng yêu nước cũng như những luận đàm học thuật.
Nhiều tác phẩm được viết ở chiến khu Việt Bắc, hầu như đóng cửa với thông tin khoa học nước ngoài, nhưng tác giả đã nắm bắt và khái quát được sự phát triển của y học, gắn y học với vǎn hóa, khoa học nói chung, và có nhiều ý kiến tiên tri. Những bài ấy có tính triết lý sâu sắc và ý nghĩa nhân vǎn cao cả, mang nặng những suy nghĩ thiết tha về con người, về nghề y, nghề dạy học, về đạo đức thày thuốc, phong cách nhà nghiên cứu.
Những trước tác lý luận này của Giáo sư Hồ Đắc Di đều viết bằng tiếng Pháp, là thứ ngôn ngữ quen dùng hơn để trình bày những suy tư học thuật phức tạp và tế nhị của mình.
Từ ngày miền Bắc được giải phóng, ở Hà Nội, Giáo sư Hồ Đắc Di viết thêm mấy bài dài về học thuật, tiếp tục phát triển tư duy, y học của mình. GS. cũng phát biểu những bài ngắn gọn, có tính thời sự, với một thứ vǎn mộc mạc, đại chúng hơn, để chỉ đạo công tác cụ thể, giáo dục tư tưởng, bám sát những quan điểm đường lối của Đảng. Kho tư duy y học này có ý nghĩa phương pháp luận trong việc đào tạo cán bộ y tế.
Thành tích Nghiên cứu khoa học và đào tạo của GS. Hồ Đắc Di
Trong luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa làm tại Paris, Giáo sư Hồ Đắc Di là người đầu tiên sáng tạo một phương pháp mổ dạ dày (nối thông dạ dày-tá tràng) để điều trị chứng hẹp môn vị do bệnh loét dạ dày- tá tràng gây ra, thay thế cho phương pháp cắt bỏ dạ dày vẫn dùng trước đó. Đây là cách điều trị bảo tồn, được mang tên Ông, được nhiều sách giáo khoa, nhiều công tình nhắc đến và thừa nhận giá trị trong suốt 30-40 nǎm.
Các công trình khoa học sau này của GS. Hồ Đắc Di (1937-1945) thường đứng tên chung với đồng nghiệp (như GS. Huard, GS. Meyer-May…), với cộng sự và học trò (Vũ Đình Tụng, Tôn Thất Tùng…) với nội dung giải quyết các bệnh rất đặc trưng của một nước nhiệt đới nghèo nàn và lạc hậu. Viêm tụy có phù cấp tính do Ông phát hiện từ 1937 đã mở đường cho các kết quả nghiên cứu rực rỡ sau này của Tôn Thất Tùng vào những nǎm sau. Cách điều trị bằng phẫu thuật các biến chứng viêm phúc mạc do thương hàn cũng có đóng góp lớn trong mở đường nghiên cứu thủng túi mật, hoặc nêu một phương pháp mổ mới, trong phẫu thuật sản khoa. Các phân tích thống kê phẫu thuật, cùng với Huard, được đǎng ở báo Y học Viễn ĐôngPhẫu thuật điều trị viêm phúc mạc ở Bắc KỳPhẫu thuật chữa loét dạ dày-tá tràng ở Bắc Kỳ (1944). Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật đǎng Thủng túi mật hiếm gặp, 1937; viêm phúc mạc do thủng ruột trong thương hàn, 1939…); báo Y học Hải ngoại của Pháp đǎng Một kỹ thuật mới mổ lấy thai nhi. ấn hành ở Paris, rất được các nước nhiệt đới coi trọng và tham khảo rộng rãi. Giáo sư là người đầu tiên ở nước ta nghiên cứu tình trạng sốc do chấn thương, được báo trên đǎng tải (1944) cùng nhiều công trình có giá trị khác, như (1944),
Với 21 công trình hiện tìm được trong 37 công trình đã công bố, Ông là nhà phẫu thuật đầu tiên, xứng đáng là bậc thày đầu tiên với các công trình mở đường cho những hướng nghiên cứu sau này, xứng đáng được hội đồng giáo sư (toàn người Pháp) đánh giá cao và được bầu chọn là giáo sư người Việt đầu tiên.
Trong kháng chiến chống Pháp, Giáo sư cùng học trò của mình - Bác sĩ Tôn Thất Tùng, đã có một quyết tâm và một quyết định lịch sử mà đất nước ta nhớ ơn: duy trì và phát triển Trường Đại học Y-Dược khoa nhằm trực tiếp đáp ứng nhu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến: đó là cung cấp cho nhân dân và quân đội một đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao, với số lượng gấp bốn lần tổng số bác sĩ mà ta có, khi bước vào cuộc kháng chiến này.
Phương châm đào tạo nổi tiếng mà giáo sư đề ra lúc đó đã được lịch sử thừa nhận là khoa học và hiệu quả: "Đi phục vụ chiến dịch, về trường tổng kết, lại đi chiến dịch: từ thực tiễn, thông qua thực nghiệm khoa học, lại trở về thực tiễn". Từ phương châm này, nhà trường đã đào tạo được trên 250 bác sĩ, gần 100 dược sĩ phục vụ kháng chiến trên mọi vùng đất nước. Giai đoạn sau kháng chiến chống Pháp, khi chất lượng đào tạo có nguy cơ giảm sút, Ông nhắc nhở "trường đại học không phải là trường phổ thông cấp 4"; mà là nơi "biến quá trình người học từ chỗ được đào tạo thành quá trình người học từ chỗ được đào tạo thành quá trình họ có thể tự đào tạo". Các quan điểm về triết lý, giáo dục, đào tạo cũng như đạo đức y học của giáo sư thể hiện rõ trong các diễn vǎn khai giảng mà Ông đọc hàng nǎm. Trích diễn vǎn đọc ngày 6-10-1947: "Trường ta gắn bó với vận mệnh của tổ quốc: phục vụ nhân dân, học đi đôi với hành, dạy đi đôi với nghiên cứu khoa học. Về quan hệ thày-trò thì đó là quan hệ thân ái, đoàn kết cùng giúp nhau học tập tiến bộ, không có chỗ cho sự quỵ lụy, ý thức phê bình phải được đề cao, để hiểu được chân lý. Trường Y khoa phải là chính mình: Hiểu cái thật, yêu cái đẹp, để thực hiện cái tốt".Cập nhật ( 23/03/2007)


ĐẶNG VĂN NGỮ

Giáo sư Đặng Vǎn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại làng An Cựu ngoại ô thành phố Huế. Nǎm 20 tuổi người thanh niên Đặng Vǎn Ngữ đã đỗ tú tài và tốt nghiệp bác sĩ y khoa nǎm 1937 tại Đại học y khoa Hà Nội.
Ngay từ khi còn học trung học, ông đã yêu thích công tác nghiên cứu khoa học. Khi vào trường y, ông được cử làm trợ lý về vật lý học cho GS Hen ri Galliard - Hiệu trưởng kiêm chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng của trường.
Nǎm 1941 ông phụ trách giảng môn sinh vật cho sinhviên dược khoa và là người Việt Nam đầu tiên giảng dạy môn này ở bậc đại học ở nước ta. Cũng nǎm này giáo sư Massuo Ota một nhà nấm học Nhật Bản sang Hà Nội và giảng một số giờ tại Trường Đại học y, ít lâu sau ông Đặng Vǎn Ngữ được cử sang Nhật với tư cách phái viên của trường và với hy vọng trở thành một nhà nấm học giỏi nhất á Đông.
Từ nǎm 1943 đến cuối nǎm 1948 ông học tập và làm việc tại Nhật. Ông đã học và nghiên cứu về nấm, men gây bệnh, về lao và hủi tại Trường Đại học Tokyo; về vi trùng đường ruột ở Bệnh viện Truyền nhiễm Tokyo. Các nǎm 1947- 1948, ông nghiên cứu về vi trùng học và huyết thanh học tại Quân y viện 406 của Mỹ ở Nhật Bản. Trong thời gian trên, vừa làm vừa học, ông đã được tiếp xúc với khoa học y học của Nhật và của Mỹ có đầy đủ thông tin và trang bị hơn ở Hà Nội rất nhiều. Được sự khuyến khích của giáo sư Ota, sau khi Alexander Fleming tìm ra penicillin, ông cũng tìm ra giống nấm sản xuất ra penieillìn và có lẽ đó là một trong những giống nấm penicillin đầu tiên tìm thấy ở Nhật.
Cũng trong thời gian trên có nhiều cực thư hút ông như người Pháp, người Nhật, người Mỹ. Họ đều muốn sử dụng tài nǎng của ông. Nhưng ông luôn nghĩ mình là người Việt Nam, cần phải làm gì cho Tổ quốc. Trong lúc nghiên cứu về nấm kháng sinh, ông đã tranh thủ lưu trữ được một số giống để sau này sẽ sử dụng khi về nước. Ông và trên 10 người Việt Nam, thành lập Hội Việt kiều ở Nhật Bản, ông được bầu làm chủ tịch của Hội, tổ chức được một số hoạt động để đòi công nhận nền độc lập của Việt Nam.
Từ tháng 12 nǎm 1946, cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ. Đối với các việt kiều ở nước ngoài, tất cả vấn đề là lựa chọn kháng chiến chống Pháp, hoặc trở về trong vùng Pháp tạm chiếm. Ông nhận thức, muốn có độc lập thực sự, phải kháng chiến chống bọn thực dân Pháp và bọn bù nhìn, để giành lại non sông đất nước. Sau khi bắt được liên lạc với đại diện Chính phủ ta tại Bangkok (Thái Lan), ông được tổ chức đưa về khu IV (cũ) rồi lên cǎn cứ địa Việt Bắc với vài bộ quần áo và một ống nấm penicillin.t ngày sau khi đặt chân lên chiến khu Việt Bắc, ông đã được gặp Bác Hồ. Được sự động viên ân cần của Bác, sự giúp đỡ tích cực của Bộ Y tế, ông đã thành công trong việc sản xuất nước lọc penicillin trong mồi trường nước ngô góp phần đáng kể vào việc cứu chữa thương bệnh binh và đã được Bác Hồ thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho thành tựu kỳ diệu chưa từng ai làm được này.ớ những thí điểm đó đã áp dụng những biện pháp tổng hợp chống sốt rét theo kinh nghiệm của Liên Xô (cũ) và của Tổ chúc Y tế Thế giới và đã đạt được những kết quả rất tốt. Cập nhật ( 29/07/2005 )


TÔN THẤT TÙNG

GS. Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/và lớn lên tại Huế, một miền đất với truyền thống hiếu học nhưng từ chối học để làm quan, người thanh niên Tôn Thất Tùng đã học trường Bưởi và lựa chọn ngành y mà theo ông, là nghề "tự do" không phụ thuộc vào quan lại hay chính quyền thực dân. Trong thời gian học tại trường y, cũng như suốt thời gian nội trú tại bệnh viện Phủ Doãn và sau đó là quá trình tham gia cách mạng, dù ở đâu, trên cương vị công tác nào, GS. Tôn Thất Tùng cũng để lại dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí nhân dân cũng như toàn thể ngành y tế Việt Nam.
Trước Cách mạng, cả Đông Dương chỉ có một trường thuốc duy nhất tại Hà Nội mà người bản xứ không được dự các kỳ thi "nội trú", GS. Tùng là người đầu tiên đấu tranh bắt buộc chính quyền thực dân phải tổ chức thi nội trú cho các bệnh viện Hà Nội. Ông đã sớm say mê nghiên cứu khoa học y học, với mong muốn đưa nền y học Việt Nam sánh ngang với các nước trên thế giới.
Cuộc đời ông là một điển hình của người trí thức Việt Nam sớm hǎng say lao động khoa học, được cách mạng giác ngộ. Nói đến ông, phải nghĩ đến một người thầy, một nhà khoa học chân chính. Trong kháng chiến chống Pháp, cùng với những cán bộ y tế, các thầy và các sinh viên trường y, ông đã tận tình cứu chữa thương bệnh binh, vừa xây dựng các tuyến mổ xẻ như ở mặt trận Tây Nam Hà Nội cùng BS. Nguyễn Hữu Trí, BS. Hoàng Đình Cầu..., vừa đào tạo các sinh viên. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, di chuyển nhiều lần, ở nhiều địa bàn như Ngòi Quãng, Chiêm Hóa, chiến khu Việt Bắc... ở đâu ông cũng gắn điều trị với nghiên cứu khoa học, với đào tạo sinh viên, phát triển ngành y tế. Ông là một trong những người đầu tiên xây dựng trường y ngay từ sau cách mạng tháng Tám.
Trở về từ chiến khu Việt Bắc, ông đã cùng những học trò của mình xây dựng lại bệnh viện Việt Đức, trung tâm ngoại khoa lớn nhất miền Bắc. Được Nhà nước cử giữ cương vị Thứ trưởng Bộ y tế, Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, ông luôn dành tâm sức cho sự nghiệp đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, phát triển ngành y tế Việt Nam.
GS. Tôn Thất Tùng là một tấm gương về tinh thần lao động khoa học miệt mài, lòng yêu thương bệnh nhân.Trong khi học tập tại Trường Đại học Y, ông đã sớm say mê khoa học. Trong khoảng thời gian từ nǎm 1935-1939 ông đã miệt mài phẫu tích trên 200 lá gan, ông đã có một công trình về cách phân chia mạch máu trong gan, công trình được đánh giá cao và được gửi về Viện hàn lâm Pháp thời đó. Cũng trong thời gian chiến tranh khốc liệt, nhiều công trình nghiên cứu của ông được thai nghén và tiến hành, tổng kết các kinh nghiệm bệnh tật của riêng người Việt Nam, của đồng bào các dân tộc. Cùng với GS. Đặng Vǎn Ngữ, ông đã góp phần sản xuất penicilline phục vụ thương bệnh binh trong chiến tranh chống Pháp.
Gia đình ông có 5 người, thì 4 người chọn nghề y mà trong đó điển hình là GS. Tôn Thất Bách, con trai ông, ngày nay đang là Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội.
GS. Tôn Thất Tùng mất ngày 7/5/1982.
GS. Tôn Thất Tùng đã để lại cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam những bài học vô cùng quý giá:
GS. là một nhà khoa học chân chính với tinh thần lao động khoa học hǎng say, miệt mài. Trong cuộc đời mình, giáo sư đã để lại 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông. Ông cũng là người đầu tiên mổ tim ở Việt Nam nǎm 1958, là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học dioxin đến con người và môi trường tại Việt Nam, phương pháp điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật kết hợp dùng miễn dịch và rất nhiều công trình khoa học khác. Giáo sư luôn coi trọng việc tiếp thụ y học phương Tây để xây dựng và phát triển nền y học của Việt Nam, nghiên cứu bệnh tật và chữa trị cho người Việt Nam, đi đầu trong việc áp dụng các kỹ thuật phát triển ngành ngoại khoa Việt Nam.
GS. là một thầy thuốc chân chính, ông luôn đòi hỏi mọi người làm việc trung thực, thương yêu người bệnh, ông luôn sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân, các bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên, sinh viên. Mặc dù luôn bận rộn nhưng ông rất quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của bệnh viện. Gần 30 nǎm làm giám đốc bệnh viện, ông đã có công lao to lớn xây dựng lề lối làm việc trong khám bệnh, mổ xẻ, chǎm sóc bệnh nhân.
GS. là một người thầy, hết lòng đào tạo các thế hệ sinh viên ngành y. Từ nǎm 1947 cùng với giáo sư Hồ Đắc Di, ông đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y Hà Nội và gắn hơn nửa cuộc đời mình với công tác đào tạo. Các cán bộ y tế đã có thời gian học tập, thực tập tại trường và bệnh viện Việt Đức đều nhớ tới ông với những buổi giao ban sống động, với những bài giảng nghiêm khắc, bổ ích. Là Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại của Đại học Y, ông đã đào tạo nhiều thế hệ học trò mà nay đã trưởng thành như GS. Tôn Thất Bách, GS. Đặng Hanh Đệ, GS. Đỗ Kim Sơn, GS. Đỗ Đức Vân... Những quan điểm "học và hành thống nhất" của ông cho đến giờ vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt hơn, ông còn luôn quan tâm đến cả đời sống của sinh viên mà ông cho là "những người thiệt thòi nhất".
Là người thầy thuốc được Đảng, Bác Hồ sớm giác ngộ, giáo dục, ông là tấm gương của tinh thần tranh đấu không mệt mỏi, đấu tranh cho sự bình đẳng của sinh viên y khoa Việt Nam khi còn trong chế độ thực dân Pháp cai trị; kiên cường phục vụ nhân dân, phục vụ bộ đội qua các cuộc Cập nhật ( 29/07/2005 )






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét