Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

TRƯỜNG TH TRIỆU PHONG- Thầy V. Phong



Thầy VĂN PHONG 
Dạy tại THTP từ 1965 đến 1968 
Hiệu trưởng THTP từ 1968 đến 1973 

Hiện ở: Long Hưng, Hải Phú, 
Hải Lăng -Quảng Trị. 
ĐT: 0533 663 094-0976 170 601 

Có lẽ không ai trong chúng ta không biết sự cần cù, miệt mài lao động của thầy Văn Phong từ hồi thầy còn là một học sinh Tiểu học cho đến tận hôm nay, lúc tuổi đã ngoài 80! Nhờ đức tính đó, thầy đã thành công trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Truyền thống cần cù cộng với gien thông minh và nền giáo dục gia đình rất chu đáo đã làm cho anh em, con cháu thầy đều học giỏi, thành tài. Bác sĩ Văn Tần, em ruột của thầy, là thầy thuốc nổi tiếng khắp cả nước, các con thầy đều thành danh và có địa vị khá cao trong xã hội hiện nay. Tuy có nhiều biến động trong cuộc đời, Thầy luôn học tập, rèn luyện, nghiên cứu như một học sinh, sinh viên thuở nào. Nay tuổi đã ngoại bát tuần mà thầy vẫn rất mạnh khoẻ  các bạn có hướng giáo dục tốt trong gia đình để đào tạo con cháu thành người hữu ích, có cuộc sống hạnh phúc, thoả mãn được sự mong mỏi của chúng ta! và còn say sưa với gien di truyền, làm tư vấn cho các cặp vợ chồng hiếm muộn con, hoặc mong sinh con theo ý muốn. Ngoài việc nghiên cứu khoa học, thầy để dành thời gian chăm sóc gia đình , họ tộc, xây dựng quỹ dòng họ, góp phần hỗ trợ về vật chất và tinh thần để giúp con cháu trong họ tộc có điều kiện học tập, phát triển. Với tâm huyết của một nhà giáo dục và nhà nghiên cứu, Thầy đã đóng góp cho Cựu học sinh chúng ta bài viết sau đây. BBT xin cảm ơn Thầy, và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Mong rằng, với những thử nghiệm thành công, những chỉ dẫn khoa học thực tiễn, giản dị, bài viết của Thầy sẽ giúp. 
Họp lớp năm 2002  K 71 -74 ( Lớp Lê Mậu Ấn )

Trái sang : Thái Thị Thanh Pá-Lê Mậu Ấn-Võ Hàm- 
Quý thầy Hoàng Văn Hòa- Nguyễn Văn Quang-Trần Văn Kỳ 
 Thầy N.V.Quang - Thầy Văn Phong dự họp mặt lớp 6/2 K 67 -71
năm 2010
Quý thầy :
Hoàng Văn Hòa-Nguyễn V. Quang-Văn Phong -Hoàng Mãi

TRƯỜNG TRUNG HỌC TRIỆU PHONG(cũ)
Giai đoạn từ 1965 đến 1972
Văn Phong
Ký ức và hoài bão:
I-Ký ức:
Mùa hè năm 1965, sau khi có kết quả kỳ thi tốt nghiệp tại trường Đại học Sư phạm Sài gòn, tôi phải chia tay thầy, bạn nơi đây, đồng thời tạm từ giã trường Đại học Luật khoa và Đại học Văn khoa Sài gòn để lên đường công tác. Đáng lẽ về dạy tại Định Tường, nhưng vì muốn về làm việc tại quê nhà nên xin chuyển nhiệm sở về Quảng Trị. Do đó, tôi được tái phân bổ về trường Trung học Triệu Phong, và công tác bắt đầu từ niên khoá 1965-1966.
Qua 3 năm dạy lớp, tôi phụ trách các môn Sinh  ngữ, Toán, Quốc văn, Sử Địa, Công dân giáo dục … tuỳ nhu cầu nhà trường. Đến niên khoá 68-69, tôi được cử vào chức vụ Hiệu trưởng thay thế thầy Phan Thanh Thiên xin chuyển về Huế. Trường hoạt động và phát triển rất tốt đẹp.
Đến niên khoá 71-72, tình hình chiến sự chuyển giai đoạn, Quảng Trị trở thành chiến trường ác liệt nên trường phải ngừng hoạt động. Các em học sinh theo gia đình đi lánh nạn: người ra Bắc, kẻ vào Nam. Số con em theo gia đình vào Nam, phần lớn tạm cư tại vùng Hoà Khánh, tỉnh  Quảng Nam.
Sau khi đời sống tạm thời ổn định, nhà trường tổ chức lại việc học tập cho con em. Trường tạm thiết kế phòng học tại Hoà khánh niên khoá 1972-73. Qua niên khoá 73-74, sau khi khai giảng, tôi bàn giao chức vụ Hiệu trưởng lại cho thầy Hoàng Đằng, và được cử lên làm phó trưởng ty Ty Giáo dục Trung- Tiểu học Quảng Trị, đóng tại thị trấn Hải Lăng. Tôi từ giã nhà trường từ đó.                                                       *
Trong thời gian giữ chức vụ Hiệu trưởng, tôi có kế hoạch phát triển trường lớp cả hai phương diện số lượng và chất lượng.
+ Về số lượng: Ngoài số lớp phát triển bình thường, mỗi niên khoá đều có kế hoạch phát triển gia tăng: Mỗi năm mở thêm một lớp 6 đồng thời mở kỳ thi tuyển thêm học sinh bổ túc vào các lớp 7, 8 và 9 cho đạt sĩ số là 50 học sinh.
Niên khoá 73-74, có kế hoạch chuyển thành trường Đệ nhị cấp với 4 lớp 10 năm đầu.
+ Về chất lượng: Ngoài chương trình phổ thông, nhà trường có kế hoạch mở thêm chương trình hướng nghiệp, mỗi tuần 2 giờ cho mỗi lớp. Nhưng rất tiếc chương trình hướng nghiệp mới thực hiện được một niên khoá cho lớp 6 đến lớp 9, còn lớp 10 chưa thực hiện được.                                                        *
Suốt thời gian làm Hiệu trưởng, công việc điều hành, phát triển rất tốt đẹp là nhờ các cô, thầy tận tình cộng tác, con em học sinh kính mến, chăm ngoan, nhất là phụ huynh học sinh hỗ trợ đắc lực… Nhưng ngày chia tay quá đột ngột nên chưa có một lời từ giã.                                                        *
Giờ đây, nhân dịp hội ngộ này, tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn quý cô, thầy, quý phụ huynh và toàn thể các thế hệ học sinh, đã dành cho tôi những tình cảm kính mến sâu sắc.

Trong công cuộc tiến hoá của lịch sử quốc gia, dân tộc đã trải qua nhiều biến động thăng trầm. Riêng cuộc biến động vào giữa thế kỷ 20 mà chúng ta được chứng kiến này có lẽ là một cuộc biến động dài và khốc liệt nhất, và cũng là vẻ vang nhất trong lịch sử. Thầy trò chúng ta gặp nhiều may mắn, hầu hết đều sống sót, tồn tại, phát triển, thành đạt và hạnh phúc. Đất nước thống nhất và trở lại thanh bình, an lạc đã trên 35 năm. Chúng ta, vì cuộc sống mưu sinh, mỗi người đều ra sức xây dựng lại quê hương và gia đình.
Thầy trò chúng ta tuy chưa tổ chức được ngày hội lớn, vẫn đã có giao lưu, gặp gỡ qua các buổi họp lớp, qua thăm viếng nhân ngày lễ truyền thống, nhân ngày có việc hiếu hỷ hay tình cờ gặp nhau đâu đó … Dù trong trường hợp nào, các bạn CHS đều tỏ ra kính mến, tôn sư trọng đạo. Tình cảm này thật là cao quý; đối với thầy cô, nó là phần thưởng vô giá về mặt tinh thần.
Dù đã gặp hay chưa gặp gỡ, mặt còn cách mặt nhưng lòng chưa xa lòng. Trong tâm luôn luôn gợi lại hình ảnh của trường, của lớp; hình ảnh và tình cảm giữa các cô thầy, hình ảnh và tình cảm thân thương giữa các thế hệ học sinh.
 Những tình cảm ấy thân thương, sâu đậm như con em trong một gia đình, trong một gia tộc. Tôi hằng mong ước làm sao trường ta tổ chức ngày hội lớn, tốt hơn nữa là thực hiện được một đặc san để lưu lại những phản ảnh về tâm tư, tình cảm của cô thầy, của các thế hệ học sinh cùng những hình ảnh sinh động ngày xưa và ngày nay để làm kỷ niệm và lưu lại cho con cháu chúng ta hiểu biết được một quá trình lịch sử và tình huống cuộc đời của cha anh, để học tập, tham khảo nhằm làm cho cuộc đời họ được tốt đẹp hơn.
Qua cuộc vận động tích cực của ban liên lạc do thầy Nguyễn Văn Quang chủ trì, tôi rất lấy làm phấn khởi và ước mơ đã trở thành hiện thực!
Để xây dựng đặc san, ngoài ký ức, tôi sẽ đóng góp viết đề tài đang quan tâm, liên quan mật thiết đến nền giáo dục nói chung, và giáo dục đào tạo con cháu chúng ta nói riêng. Đó là định hướng: “Vai trò gia đình trong giáo dục đào tạo ở thời đại hội nhập” do các nhận định dưới đây:
Một là, nền giáo dục trong thế giới nói chung và trong mỗi nước nói riêng, chương trình chủ yếu coi trọng đào tạo con người về khả năng hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp sản xuất hàng hoá có giá trị vật chất, xem nhẹ đào tạo con người về phương diện tinh thần, tâm hạnh, đạo đức, con người tài đức toàn diện (người hiền).
Hai là, các tôn giáo, về giáo lý, đặc biệt chủ trương giáo dục tín đồ về tâm hạnh, đạo đức và tâm linh. Triết lý thật cao siêu, thật lý tưởng, nhưng trường lớp cũng chỉ đào tạo các chức sắc nội bộ, còn giáo dục tín đồ cũng chỉ qua sinh hoạt định kỳ, hoặc qua lễ hội.
Giáo dân của các tôn giáo đáng lẽ là con người hấp thu đầy đủ giáo lý cao siêu, tu luyện thành con người cao cấp về đức hạnh, gương mẫu góp phần xây dựng xã hội ngày càng thần tiên, thì trái lại, đại bộ phận cũng chỉ là con người đời thường, không tỏ rõ gì khác biệt với con người ngoài tôn giáo. Thậm chí, có tôn giáo còn có tham vọng chính trị, lợi dụng danh nghĩa để đấu tranh quyền lợi vật chất đời thường bằng những biện pháp bạo lực, khủng bố … gieo rắc biết bao thảm hoạ, đe doạ đời sống thanh bình, an lạc thế giới.
Ba là, Gia đình, gia tộc, họ tộc … thuộc đạo gia tiên, cũng là một tín ngưỡng huyết thống, có chiều dày lịch sử nhiều ngàn năm, xứng danh là một tôn giáo. Nó có một nền triết lý tổng hợp rộng rãi, sâu sắc, có hệ thống, có tiềm năng phát triển nền văn hoá vừa huyền bí, vừa hiện thực và nền văn minh vô tận, xây dựng xã hội thái bình, an lạc. Giáo chủ là một tập thể hội nhập từ nhiều tập thể xa xưa, giáo dân lại bao trùm toàn thể xã hội, vì đã là con người ai cũng xuất phát từ gia đình, gia tộc, họ tộc. Các tôn giáo khác, giáo chủ chỉ là một cá thể, xuất hiện cách đây trên dưới 2500 năm, giáo dân chỉ chiếm một thiểu số trong xã hội.
Gia đình, gia tộc…lại là hạt nhân của tổ chức xã hội. Gia đình là cội nguồn sản sinh, là nền tảng đào tạo con người mẫu mực, tài đức, ra nắm giữ mọi vai trò chủ chốt trong điều hành xã hội.
Sứ mạng gia đình, gia tộc…trong đạo gia tiên như thế vừa là cao cả vừa nặng nề và có trách nhiệm trước sự thịnh suy về đạo đức, phong cách, lối sống trong xã hội; nhưng chương trình giáo dục,uốn nắn, dìu dắt con cháu về phương diện giới hạnh, đạo đức, tâm linh nói riêng và con người các thế hệ nói chung cũng còn bỏ ngỏ.

Từ các nhận định nêu trên, chúng ta nguyên xuất phát từ cùng một mái trường, coi như một đại gia tộc nhiều thế hệ, gồm nhiều huyết thống hội nhập đã từng hội ngộ, đã từng chia ly, nay lại hội ngộ. Thật là một dịp quý báu hiếm hoi.
Nhưng nếu cuộc hội ngộ có tính cách lịch sử này mà chỉ để ôn lại những kỷ niệm trong quá khứ, dù có thân thương, đậm đà hay hào hùng đến đâu thì cũng cần nhưng chưa đủ. Muốn cần và đủ, chúng ta phải có một dự án về tương lai. Do đó tôi đã đề xuất đề tài nêu trên, nhằm xây dựng cho gia đình một định hướng, cụ thể là có một hướng đi đặc thù, có một lộ trình khả thi và có một biện pháp hữu hiệu, khả dĩ gia đình làm tròn sứ mạng mà lâu nay còn bỏ ngỏ. Nội dung ấy sẽ được phác hoạ dưới 4 tiết mục và một phụ lục, hợp thành một cương lĩnh, cương lĩnh gia tộc, bằng mấy vần thơ sau đây với từ ngữ dân dã, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Nhưng xin chỉ xem đây là một dự thảo. Mong mỏi quý cô thầy và các bạn tham gia chỉnh sửa, bổ sung, xây dựng thành một chương trình hành động thích ứng với thời đại hội nhập. Được như thế thì cuộc hội ngộ này mới thực sự có ý nghĩa.
Cương lĩnh:
Tiết1: Gia cương.
Nhất cương, tứ quý, lòng ghi tạc
Truyền lại đời đời: con, cháu, chắt …
Đạo gia tiên, cha truyền con nối
Khai lối, đời mãi mãi phồn vinh.
                             *
Phát huy bền vững “danh gia hiệu
Lộ trình là tam cương, tứ quý
Mô hình tài trợ, quỹ Nô-ben
Rạng rỡ gia tiên bền hậu thế.
                             *
Ấy điều mong ước của tiền nhân!

Tiết 2: Gia phong
Cương là cương lĩnh “danh gia hiệu
Tam là ba bí quyết bảo toàn
Chủ người, chủ số, chủ luyện đào
Nguồn tài trợ là suối gia tiên
Nhất đắc do con đời chèo lái
Không do thần thánh hay gia tiên
Chọn hàng quản lý có tài ba
Danh gia hiệu đời đời bền vững.
                             *
Tứ quý, bốn quý trong đời
Cháu con hiểu thấu thâm sâu ngọn nguồn.
Sức khoẻ là quý hàng đầu
Miễn người cường tráng, vương hầu làm chi!
Quý hai, quý phút, quý giờ
Giờ nào việc nấy, lo gì thành công.
Quý ba, quý của, quý tiền
Tiêu dùng đúng mức, ắt liền giàu sang.
Quý bốn là quý thiện lòng
Đối nhân, xử thế như hàng hiển nhân.

Tiết 3: Gia huấn.
Muốn tốt ắt phải luyện đào
Luyện đào, đào luyện ngay thời tuổi thơ.
Một là luyện đức (1), luyện tâm (2)
Hai là luyện trí lên tầm thế gian.
Ba là luyện thể cho cường
Bốn là luyện khí cho kiên, cho hùng.
Hiền tài có sẵn trong ta
Cố công rèn luyện, ta ra người hiền (3).
Cháu con ghi tạc lòng son
Quyết tâm thực hiện cho ngoan, cho thành.
Chú thích:
(1)Luyện đức: Nữ là tam tòng, tứ đức; Nam là ý thức tam cương, ngũ thường.
(2) Luyện tâm: Tâm luôn luôn sáng suốt, thanh tịnh, tỉnh thức, thiền định.
(3) Người hiền: Người có tài, đức vẹn toàn, người thánh thiện.

Tiết 4: Những điều căn dặn.
Một, mong con cháu (1) thảo hiền
Ghi lòng tạc dạ lưu truyền di ngôn.
Hai, mong con cháu ngoan khôn
Quyết tâm xây dựng sáng ngời danh gia.
Ba, mong con cháu nghĩ xa
Huyết thống chánh đạo chính là gia tiên.
Bốn, mong con cháu khai tiền
Xựng xây thành đạo, dẫn dòng nhân gian.
Năm, mong con cháu thức lòng
Đời người huyền ảo, chỉ còn lưu danh./.
 (1)Con cháu: bao hàm các hậu thế.. 

Phụ lục: Diễn giải:
1) Bốn phân tiết cương lĩnh là định hướng chiến lược xây dựng “danh gia hiệu gia tộc”, phát huy tín ngưỡng huyết thống-Đạo gia tiên.
2) Gia cương: Giải pháp chiến lược xây dựng cương lĩnh gia tộc.
3) Gia phong, gia huấn là lộ trình cụ thể xây dựng phong cách và phẩm chất đặc thù của con người hậu thế gia tộc, đời mỗi lên tầm cao mới.
4) Quỹ Nô-ben: Chọn làm mô hình sáng lập quỹ bảo trợ trường tồn đời mỗi lớn mạnh, tạo thế, tạo lực cho con cháu hậu thế phát triển toàn diện, chủ động, bền vững.
   5) Suối gia tiên: Nguồn bổ sung vô tận cho quỹ sáng lập do lòng tự nguyện của lớp kế lớp, đời kế đời quan tâm tích luỹ trong cuộc sống đến ngày viên mãn (không phân tán). 
Mục đích của quỹ dùng bảo trợ các lĩnh vực: 
a- Bảo quản chung lăng mộ, cơ sở thờ phụng , tôn vinh các thế hệ đã khuất dù có hậu thế hay không có.
b- Bảo trợ cho con cháu kém may mắn như côi cút, bệnh hoạn, tật nguyền, …vẫn có đời sống đầy đủ, bảo đảm, an toàn.
c-Đầu tư luân lưu cho con cháu hiếu học, nghèo, được bảo trợ theo học tập đạt tới đỉnh cao trí tuệ toại nguyện, (thành công ra đời phải hoàn vốn để luân lưu).
d-                Đầu tư luân lưu cho con cháu có khả năng, có kế hoạch làm kinh tế (cần vốn lớn) không bỏ lỡ cơ hội, (thành công phải hoàn vốn để luân lưu).
6) Chủ người, chủ số, chủ luyện đào: Chữ chủ ở đây có hai nghĩa,
Một là chủ động sinh thành con cháu theo ý muốn về giới tính, về tuổi, số, mạng và về giáo dục, đào tạo.
Hai là, xem con người là cứu cánh, tất cả vật chất chỉ xem là phương tiện.
7) Khai tiền: Tiên phong sáng lập.
8) Dẫn dòng: Khai sáng đường đi.
9) Thức lòng: Nhận thức rộng rãi, sáng suốt với cái tâm trong sáng, thanh tịnh, tỉnh thức, thiền định./.
Chúc các bạn thành công trong gia đình và ngoài xã hội!

Long Hưng, tháng Hai năm Canh dần -2010.
Văn Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét