Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Ảnh HTT.QT72-74


 Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế HTT - 08/5
Một số hình ảnh hoạt động của phân đoàn TN.HTT
Quảng Trị (6- 1967-1975)

Đây là tấm ảnh lưu niệm Phân Bộ Hồng Thập tự Quảng Trị khóa đầu tiên 6- 1967.  
 
Lễ ra mắt ngày thành lập Phân bộ HTT Quảng Trị năm 6-1967( gồm BĐH&  1 phân đoàn Thanh niên)  tại sân vận Động tỉnh Quảng Trị (bên trường Nguyễn Hoàng)

 
Dưới đây là một số hình ảnh Thầy cô và  học sinh trường Trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị  (cũ) tại trại tạm cư  Non Nước  5 Đà Nẵng tham gia sinh hoạt xã hội thuộc phân đoàn TN. HTT Quảng Trị (1972-1975). ( do Phân bộ HTT  chưa củng cố lại nên chỉ có Phân đoàn TN.HYTT). Các hình ảnh quý Thầy cô Ban Điều hành phân đoàn và sinh hoạt thường kỳ cuối tuần tại nhà vòm , cắm trại thục huấn tại sân ri và trại bay Ngũ Hoành Sơn- Tham gia cắm trại toàn miền tại đồi Thiên An Huế 5/1973 - Thăm quan các di tích lịch sử Cố đô Huế , về Quảng Trị sau cuộc chiến 82 ngày đêm và giám sát trao trả tù binh đôi bờ chiến tuyến tại bờ sông Nam Thạch Hãn . Đợt công tác cuối cùng cấp phát hàng cứu trợ do Quốc tế Hội  cho dân mình  hồi cư quê nhà...Những hình ảnh dưới đây do Lê Văn Chánh nguyên là đoàn trưởng HTTQT 72-74 cất giữ. (nay anh không còn). 
- Năm 2007 anh giao lại cho Thầy Lê Hữu Thăng nguyên chủ tịch phân đoàn HTTQT và sau đó Chủ tịch HTT vùng I và quý Thầy kế tục công tác HTTQT đến năm 1975. 
Sau 35 năm những hình ảnh nầy được phục hồi và mong tìm kiếm những tên tuổi và bạn bè một thời bên nhau thực hiện lý tưởng NHÂN ÁI HTT của Henri Dunant. Mong được  quý Thầy Cô và các bạn Lê Thị Mỹ Liên, Lê Thị Bích Lan,Nguyễn Ngự, Trần Du, Đạng Thị Lân,Trần Bá Tùng, Thư,Lựu,Nguyễn Thị Nhiên, Lê, Hùng,Đức... các Web,blog...thuộc các thế hệ Nguyễn Hoàng cho liên kết trang để mọi người khắp nơi tìm được thông tin hình ảnh của mình và đã đóng góp cho hoạt động HTT.QT ... Những thông tin nhận biết bạn bè và tên tuổi xin điền vào ô nhận xét theo số thứ tự ảnh đã đánh dấu để có cơ hội liên kết tình thân hữu sau nầy. 
Trân trọng cảm ơn !
 
Chứng tích còn lại

 
Ảnh đầu: Trần Văn Bình Bên ảnh tượng Henri Dunant        
Ảnh trên : Ban Điều Hành phân đoàn
 
Ảnh 3: Huynh trưng Lê Thị Mỹ Liên đoàn phó

Ảnh 4: Thầy  Phân đoàn trưởng Lê Lợi và Đoàn Trưởng Lê Văn Chánh

Thầy ........................... và Thầy Trần Văn Lữ trại BĐH phân đoàn 

Ảnh 5: Lê,Lê Cảnh Tùng,Nhiên, Văn ThiênTùng,X,X,X Chuẩn bị cắm trại tại Nhà vòm NNĐN để thục huấn

Ảnh 6:  gồm : X,X,X,Phạm Lợi,X,X,X,Thầy Lê Hữu Thăng,X
-->Trong hinh so 2,người thứ 3 tu trai sang phai la Thay Lê văn Mãn,GS Su Dia truong Nguyen Hoang,Tong thu ky HTT/Qtri kiem Phan doan pho TN/HTT Quang tri 1972-1975.Thay Man  mat vao ngay 29 thang Chap Tet 1978 (Chieu  28 Tet, Thay Co Man+Phuong ghe nha Thay Thang an Tet thi ngay mai Thay Man di bien biet luon?

Ảnh 7: Hàng đầu :Lê,Lựu,Tùng,Lân,Nhiên,Hòa

Ảnh 8: SH Trại

Ảnh 9: SH trại

Anh 10: SH trạiPhải qua Lê Cảnh Tùng... toán trưởng toán Nhân Ái

Anh 11: Võ Thư - toán trưởng toán Bác Ái ( mang còi) Trần Bá Tùng (1)Bên phải , Võ Thủ( bên trái)
 
Ảnh 12: Nguyễn Ngự ( Hải Thọ Mang kính đen bên trái) (1)

Ảnh 13: SH trại ai biết ???

Anh14: SH trại ...ai biết tên ????

Ảnh 15 : SH Trại ... Ai biết tên ????

Ảnh 16 : Lê Văn Chánh ( Đội mũ nồi phải sang hàng sau đứng)

Anh 17:
Các cô Nhiên, Lê, Lan,Lân,Liên,Lựu ..
các cậu chỉ biết Chánh dội mũ nồi đằng sau,  còn lại   ai biết ????

Ảnh  18: Lê, Nhiên,Lan,Lân,Liên,Lựu X,X Trại bay non nước 

Ảnh 19:


Anh 20:Hàng đầu: Văn thiên Tịnh, Thái Văn Trung,X,Lân,Lê X,X
Hàng sau: Lan,Nhiên,Lựu,Liên, Chánh,X,X
Hàng sau cùng: X,X,X,Tùng

 Ảnh 21: Trần V Bình,L.V Chánh, Nguyễn V Trung, Thầy Lợi (Đoàn trưởng)   và Nguyễn Hữu ( từ trái sang) 

Ảnh 22:

Ảnh 23:Tại sân Trạm y tế Hải Chánh các đoàn sinh nghe Thầy Lê Hữu Thăng ( Chủ tịch Vùng I- HTT thăm và dặn dò công việc trước khi bắt tay vào thực hiện công tác cấp phát hàng cứu trợ.

Ảnh 24: từ phải sang X,Văn Thiên Tùng (đứng) đọc danh sách, Lê Văn Chánh  ngồi ký, đóng dấu  phiếu cứu trợ đến các hộ dân tại xã Hải Thượng. 

Ảnh 25: Chạy 30 phút thể dục buổi sáng từ Trạm y tế Mỹ Chánh ( chỗ đóng trại của đoàn công tác) đến cầu  và ngược lại ( hít vào 2 ra 2)

 Anh 26: Chị Lê Trạm y tế Hải Trường  nhận hàng y tế bàn giao và bàn việc cấp phát hàng cứu trợ cho dân...Nguyễn Văn Quảng ; Nguyễn Văn Sơn đoàn HTT

Anh 27: Hải Trường- Hải Lăng QT. lúc mới hồi cư

Ảnh 28: Sinh hoạt phân đoàn hàng tuần vào chiều chủ nhật tại sân ri-(Nhà vòm) Non nước 5

 
 Võ Thư trưởng toán ( anh Võ Thủ - Nại cuuwr- Triệu Đông )đang điều khiển trại Bác Ái

 
Ảnh 29-30- 31: ... Lê Văn Chánh đang điều khiển sinh hoạt thường tuần tại sân ri trịa 5 Non nước Đà Nẵng

 
Ảnh 32: toán Đại Đồng- ML. đang khóc vì nấu cơm khê


Ảnh 33: ... phân đoàn thăm các di tích ở Tp. Huế

Ảnh 35: Lê Văn Chánh đang trao đổi công việc cụ thể với chị Trương Thị Loát CBYT xã  Hải Trường, Đức ( đứng),
 
Ảnh 36: Đặt bàn cấp phát hàng tại xã Hải Thượng (chuyến công tác sau cùng của phân đoàn.
từ trái sang X,X, LV Chánh, VT Tùng,X
 
Ảnh 37: Xe HTT chở máy cơ nông giới ( máy cày và máy bơm nước)  về cấp phát cho dân hồi cư và còn xây một số trạm xá, trường học tại quê nhà ....
Hình ảnh các bạn


Ông Hà Mai Việt tỉnh trường Q.Trị đến thăm phân đoàn TNHTT Q. Trị trong chuyến công tác trợ cấp đồng bào Q.Trị hồi cư ( từ Mỹ Chánh đến Hải Thượng vùng ranh giới phân tuyến sau Hiệp định Pari 27/1/73) . Địa điểm dừng chân ăn nghỉ của phân đoàn HTT tại Trạm Y tế Hải Chánh( Mỹ Chánh tháng 6/-91973
 


 
Ảnh: 38-39: ...?
 
Ảnh : Đặng Thị Lân và Võ Thị Nhiên thăm quan lăng tại Huế
 
????
 
Phân đoàn Thăm các  lăngtẩm  ở Huế trong đượt trại toàn miền 5/1973
 
 
ảnh Lê Cảnh Tùng & Phạm Văn Thành
Ra mặt HTT Quảng Trị tại sân vận động ( 1967 ) ảnh do Thầy Lê Hữu Thăng cung cấp)
Đại diện Tổ chức HTT Quốc tế thăm phân đoàn đi công tác cứu trợ tại Mỹ Chánh , nơi đoàn sinh phân đoàn tập kết vật tư và cẳm trại để đi cấp phát hàng cừu trợ đến với đồng bào hồi cư 8/1973 tại các địa điểm  có dân về hồi cư thuọc địa phận Thị tứ Hải Lăng đến ranh giới phân chia tạm thời là sông Thạch Hãn.

Điểm cấp phát hàng cứu trợ tại xã Hải Trường- Hải Lăng

Phạm Văn Thành ( ảnh LCT giữ và cung cấp)
ảnh do Lê Cảnh Tùng&  Lê Thị Mỹ Hương ( Ảnh  đi dã ngoại tại NN, Ngũ Hoành Sơn. LCTgiữ và cung cấp)

ảnh tập cắp trại ( ảnh do Lê Cảnh Tùng cung cấp)

Phân đoàn TNHTT tại khu vực Hòa khánh tập văn nghệ chuẩn bị cho chuyến đi cắm trại toàn miền tại đồi Thiên an- Huế. ( ảnh do Nguyễn Thị Hồng cung cấp)
 
Phân đoàn Phú Yên kết nghĩa 
--> Thư của Thầy Lê Hữu Thăng

1.-Yeu cau cac em co gang lien lac voi cac thanh vien HTT(hay than huu) cua nhung nam 1967 den 1975 O Sai gon Thay gap lai duoc :Le Ban,Le van Sat,Nguyen dinh Quat (sinh hoat nhung nam 1967-1970) va My Lien,Quang Tuyet...
              a.-Nhan dien va tim dia chi cua nhung thanh vien co hinh anh tren.
              b.-Co nhung em nao trong hoan canh kho khan can tuong tro,chia se gi khong? Truong hop cua HTT/Le van Chanh..co mot con trai, nam toi se thi vao Dai hoc.Thay co hua se tai tro mot xuat hoc bong  cho con trai cua Chanh trong nk 2010-2011. Trong dam tang cua Chanh,Thay co goi vong hoa phung dieu voi hang chu:"Ban be Hong thap tu/QT ngay xua vo cung thuong tiec" va Le pham : 500.000 d . Thay va Co cung co Vong hoa phung dieu va Le pham rieng .Thay dang giu mot ky vat ma Chanh tang Thay nam 2002, khi ghe Da nang va gap Chanh sau hon 30 nam xa cach.+tap hinh  anh ma hom nay trao  lai cho Tung luu giu.
-->Le Huu Thang email: LeHuuThang@msn.com
( còn tiếp)
Phụ trang tìm hiểu thêm 
Nhân Kỷ niệm ngày Quốc tế HTT 08/5

Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế

1. Lịch sử hình thành.
Người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế là một công dân Thụy Sĩ tên là Jean Henry Dunant. Ông sinh ngày 8.5.1828 và mất ngày 30.10.1910. Ông vốn là một thương gia và thường xuyên có những cuộc đi xa vì công việc.
Ngày 24 tháng 6 năm 1859 ở Solferino, một thành phố miền Bắc Italia, một cuộc chiến khốc liệt diễn giữa lực lượng quân đội liên minh của Pháp và Italia chống lại quân Áo đã để lại gần 40.000 người chết và bị thương trên trận địa. Henry Dunant đã chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng ấy khi tình cờ đi ngang qua. Ông đã kêu gọi dân chúng địa phương giúp đỡ người bị thương bất kể họ là người của bên nào.
Chân dung Henry Dunant
Khi trở về Thụy Sĩ, Henry Dunant đã viết lại những điều này trong một cuốn sách có tên gọi “Ký ức về Solferino”. Cuốn sách được hoàn thành vào năm 1862 và được xuất bản bằng chính tiền túi của ông. Trong nội dung cuốn sách, Henry Dunant đưa ra 2 ý tưởng cũng là 2 lời kêu gọi nhân đạo:
a) Thành lập tại mỗi quốc gia một Hội Cứu trợ bao gồm những người tình nguyện, những người danh tiếng, những chính khách có tên tuổi để chăm sóc những người bị thương khi có chiến tranh.
b) Vận động cho một thỏa thuận quốc tế bảo vệ những binh lính bị thương trên chiến trường và những người chăm sóc họ.
Sau khi cuốn sách ra đời, Henry Dunant đã gửi sách đến các vị quốc vương, các nhà lãnh đạo ở Châu Âu,  các chính trị gia, sĩ quan quân đội, những nhà hảo tâm và bạn bè. Cuốn sách đã gây được một tiếng vang lớn.
Ông Gustave Moynier, một luật sư và vào thời gian đó là Chủ tịch của Hội Cứu trợ Cộng đồng Geneve đã cảm động sâu sắc khi đọc cuốn "Ký ức về Solfferino". Ngay sau đó ông đã đề nghị Henry Dunant nên nhóm họp các thành viên của Hội để bàn bạc về đề xuất của mình. Tại cuộc họp, một Ủy ban năm người được thành lập, gồm Henry Dunant và Gustave Moynier, Tướng Guillaume Henry Dufour, Tiến sĩ Louis Appia và Tiến sĩ Theodore Maunoir. Năm người này đều là công dân Thụy Sĩ. Kỳ họp lần thứ nhất của Ủy ban vào ngày 17 tháng 2 năm 1863 đã thông qua tên gọi "Ủy ban quốc tế cứu trợ những người bị thương".
Trong thời gian sau đó, Ủy ban đã xúc tiến tổ chức một Hội nghị quốc tế vào tháng 10 năm 1863 tại Geneva, tập hợp đại diện của 16 quốc gia. Hội nghị đã thông qua các quyết định:
  • Vận động mỗi nước thành lập một ủy ban cứu trợ để hỗ trợ cho quân y trong chiến tranh.
  • Huấn luyện y tá nhằm phục vụ cho mục đích trên.
  • Trung lập hóa những bệnh viện quân y, xe cấp cứu và nhân viên y tế trong chiến tranh.
  • Công nhận một biểu tượng để bảo vệ thương binh và bảo vệ những người, những phương tiện phục vụ họ. Biểu tượng đó là "Chữ thập đỏ trên nền trắng" (là màu sắc đảo ngược của quốc kỳ Thụy Sĩ) để ghi nhớ công lao và sáng kiến của Henry Dunant.
Năm 1875, "Ủy ban quốc tế cứu trợ những người bị thương" đổi tên thành Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế – là tổ chức khởi xướng Phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế. Để ghi nhớ công lao của người sáng lập Phong trào, ngày sinh của Henry Dunant (ngày 8/5) đã được lấy làm Ngày Quốc tế Chữ thập đỏ.
Biểu tượng của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế
Do biểu tượng Chữ thập đỏ không thích hợp với niềm tin tôn giáo ở một số nước, nên ở các nước Hồi giáo, biểu tượng được sử dụng là Trăng lưỡi liềm đỏ. Ngày 8/12/2005, một Hội nghị đã bổ sung thêm một biểu tượng khác là Tinh thể đỏ (hay còn được gọi là Pha lê đỏ) cho phong trào, để cho Israel gia nhập, vì trước đây Israel dùng biểu tượng là Ngôi sao David.

Lá cờ Chữ thập đỏ
Lá cờ Trăng lưỡi liềm đỏ


Lá cờ Tinh thể đỏ
2. Thành phần:
Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (CTĐ – TLLĐ) gồm 3 thành phần:
- Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế: Thành lập năm 1863, là thành viên sáng lập Phong trào CTĐ - TLLĐ quốc tế. Ngoài các hoạt động bảo vệ và giúp đỡ nạn nhân chiến tranh, Ủy ban còn là cơ quan vận động và giám hộ việc phổ biến Luật Nhân đạo Quốc tế và theo dõi việc thực hiện những nguyên tắc cơ bản. Ủy ban cùng hợp tác với Hiệp hội CTĐ - TLLĐ Quốc tế tổ chức các hội nghị theo điều lệ của Phong trào.
- Hiệp hội CTĐ - TLLĐ Quốc tế: thành lập năm 1919, hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Phong trào, tạo điều kiện và động viên các Hội quốc gia cải thiện tình trạng cho những người có khó khăn nhất. Hiệp hội chỉ đạo và phối hợp việc cứu trợ quốc tế cho các nạn nhân do thiên tai và thảm họa công nghiệp, cho người tỵ nạn và cấp cứu y tế. Hiệp hội là đại diện cho các Hội quốc gia trên trường quốc tế, huy động sự hợp tác giữa các Hội quốc gia, tăng cường năng lực cho các Hội quốc gia và thực hiện các chương trình phòng chống thiên tai, chăm sóc sức khỏe và cứu trợ xã hội.
+ Các Hội CTĐ/TLLĐ quốc gia: hoạt động theo nội dung và nguyên tắc của Phong trào. Các Hội quốc gia hỗ trợ cho các chính phủ trong các hoạt động nhân đạo, cụ thể là các chương trình phòng chống thiên tai, chăm sóc sức khỏe và cứu trợ xã hội. Trong thời gian có chiến tranh, các Hội quốc gia giúp đỡ nạn nhân dân thường và nếu có thể hỗ trợ các đơn vị quân y. Hiện nay đã có 181 Hội CTĐ, TLLĐ các nước là thành viên của Phong trào.
Ở Việt Nam ngày 5/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi Công hàm phê chuẩn cho Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ tuyên bố gia nhập 4 Công ước Geneve về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh. Ngày 4/11/1957, tại cuộc họp Đại hội đồng Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ họp ở New Dehli (Ấn Độ), Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế.
3. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của phong trào:
- Nhân đạo: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ với lòng mong muốn được giúp đỡ không phân biệt những người bị thương trên chiến trường, sẽ nỗ lực với khả năng quốc gia và quốc tế của mình ngăn ngừa và giảm bớt đau thương nhân loại bất cứ ở nơi nào.
Mục đích của Phong trào là để bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con người và đảm bảo tôn trọng nhân phẩm.
Phong trào giúp cho sự hiểu biết lẫn nhau, sự hợp tác, hữu nghị, hòa bình bền vững giữa các dân tộc.
- Vô tư: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế không phân biệt dân tộc, giống nòi, tôn giáo, tầng lớp và quan điểm chính trị. Phong trào nỗ lực để giảm nhẹ nỗi đau của mọi cá nhân và dành ưu tiên cho những người thiệt thòi nhất.
- Trung lập: Để giữ niềm tin của nhân dân, Phong trào không đứng về phe nào trong các cuộc xung đột hoặc không tham dự vào các vấn đề mâu thuẫn về chính trị, chủng tộc, tôn giáo hoặc lý tưởng.
- Độc lập: Phong trào hoàn toàn độc lập. Các Hội quốc gia, trong khi trợ giúp cho chính phủ của mình về các hoạt động nhân dạo vừa tuân theo luật pháp của Nhà nước mình, vừa phải duy trì quyền tự chủ để có thể hoạt động phù hợp với những nguyên tắc của Phong trào.
- Tự nguyện: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ là tổ chức nhân đạo hoạt động tự nguyện, không dùng bất kỳ hình thức xúi giục, ép buộc nào để đạt được mục đích.
- Thống nhất: Ở mỗi nước, chỉ có duy nhất một Hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ. Hội nhất thiết phải mở rộng đối với tất cả mọi người. Hội phải tiến hành sức mạnh nhân đạo của trên phạm vi toàn lãnh thổ.
- Toàn cầu: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế là tổ chức rộng rãi có phạm vi toàn cầu, trong đó tất cả các Hội quốc gia đều bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm và nhiệm vụ trong việc giúp đỡ lẫn nhau.
4 giải thưởng Nobel Hòa bình dành cho sự nghiệp nhân đạo
Năm 1901, Giải thưởng Nobel Hòa bình đầu tiên được trao cho Henry Dunant - người sáng lập CTĐ, người đã hiến cả đời mình cho sự nghiệp nhân đạo, cùng với Frédéric Passy. Mặc dù sống trong cảnh nghèo nàn của một nhà dưỡng lão ở Heiden (bang Appenzell, Thụy Sĩ), nhưng Henry Dunant đã dành số tiền thưởng đó đóng góp cho sự nghiệp nhân đạo.
Năm 1917 và năm 1944, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế được nhận 2 giải thưởng Nobel và số tiền này cũng được sử dụng cho các hoạt động nhân đạo trong suốt 2 cuộc chiến tranh thế giới.
Giải Nobel thứ 4 được trao cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế và Hiệp hội CTĐ - TLLĐ Quốc tế vào năm 1963 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ra đời phong trào.
(Ban Biên tập Website Sở Ngoại vụ, ngày 13-5-2009)

Lịch sử của Phong trào Chữ thập đỏ 
    - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế
  Ngày 24 tháng 6 năm 1859 ở Solferino, một thành phố miền Bắc nước Ý, một cuộc chiến khốc liệt diễn trong vài giờ đồng hồ giữa lực lượng quân đội liên minh của Pháp và Ý chống lại quân chiếm đóng Áo đã để lại 40.000 người chết và bị thương. Quân y của các bên tham chiến không đủ lực lượng để giải quyết tình trạng quá nhiều người bị thương. 
Cảnh tượng trên đã khiến một thương gia Thụy Sĩ tên là Jean Henry Dunant kinh hoàng khi vô tình được chứng kiến. Ông đã kêu gọi dân chúng địa phương giúp đỡ người bị thương bất kể họ là người của bên nào.
Henry Dunant - người sáng lập
Phong trào CTĐ-TLLĐ quốc tế
           Khi trở về Thụy Sĩ, Henry Dunant không thể nào quên những điều rùng rợn mà ông đã được chứng kiến. Ông đã viết lại những điều này trong một cuốn sách có tên gọi Ký ức về Solferino. Cuốn sách được hoàn thành vào năm 1862. Trong nội dung cuốn sách, Dunant đưa ra 2 ý tưởng:
a) Thành lập tại mỗi quốc gia một Hội Cứu trợ bao gồm những người tình nguyện, những người danh tiếng, những chính khách có tên tuổi để chăm sóc những người bị thương khi có chiến tranh.
b) Vận động một thoả thuận quốc tế bảo vệ những binh lính bị thương trên chiến trường và những người chăm sóc họ.
Henry Dunant đã in cuốn sách bằng tiền riêng của mình và gửi tới các vị quốc vương ở châu Âu, tới các nhà chính trị, sĩ quan quân đội, những nhà hảo tâm và bạn bè. Điều này đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của nhân dân châu Âu, những người không có chút khái niệm nào về thực tế khốc liệt của chiến tranh đã bị kinh hoàng khi đọc những trang viết về Solferino.
Ông Gustave Moynier, một luật sư và vào thời gian đó là Chủ tịch của Hội Cứu trợ Cộng đồng Geneva đã cảm động sâu sắc khi đọc cuốn "Ký ức về Solfferino". Ngay sau đó ông đã đề nghị Dunant nên nhóm họp các thành viên của Hội để bàn bạc về đề xuất của mình. Tại cuộc họp, một Ủy ban Năm Người được thành lập, gồm Dunant và Moynier, Tướng Guillaume Henri Dufour, Tiến sĩ Louis Appia và Tiến sĩ Theodore Maunoir, tất cả đều là công dân Thụy Sĩ. Kỳ họp lần thứ nhất của Ủy ban này vào ngày 17 tháng 2 năm 1863 đã thông qua tên gọi "Ủy ban quốc tế cứu trợ những người bị thương".
Trong thời gian sau đó, "Ủy ban năm người" này đã xúc tiến tổ chức một Hội nghị quốc tế vào tháng 10 năm 1863 tại Geneva, tập hợp đại diện của 16 quốc gia. Hội nghị đã thông qua dấu hiệu phân biệt - một chữ thập đỏ trên nền trắng - để nhận biết và bảo vệ những người giúp đỡ những binh sĩ bị thương trên chiến trường.
Năm 1875, "Ủy ban quốc tế cứu trợ những người bị thương" đổi tên thành Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế – là tổ chức khởi xướng Phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế. Để ghi nhớ công lao của người sáng lập Phong trào, ngày sinh của Henry Dunant 8/5 đã được lấy làm Ngày Quốc tế Chữ thập đỏ.

4 giải thưởng Nobel vì hòa bình Dành cho sự nghiệp nhân đạo
Nhà tư bản công nghiệp Thụy Điển Alfred Nobel mất năm 1896. Trước khi vĩnh biệt thế giới này, ông có một nguyện vọng dành một phần ngân quỹ của mình để tặng thưởng cho những người có nhiều cống hiến trong hoạt động nhận đạo.
Năm 1901, Giải thưởng Nobel Vì hòa bình đầu tiên được trao cho Hăng-ry Đuy-năng - người sáng lập CTĐ, người đã hiến cả đời mình cho sự nghiệp nhân đạo. Mặc dù sống trong cảnh nghèo nàn của một nhà tế bần ở Heiden (bang Appenzell, Thụy Sĩ), nhưng H. Đuy-năng đã dành số tiền thưởng đó đóng góp cho sự nghiệp nhân đạo.
Năm 1917 và năm 1944, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế được nhận 2 giải thưởng Nobel và số tiền này cũng được sử dụng cho các hoạt động nhân đạo trong suốt 2 cuộc chiến tranh thế giới. 
Giải Nobel thứ 4 được trao cho Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế vào năm 1963 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ra đời phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ.


Lịch sử tóm lược Chữ Thập Đỏ
 ( đọc thêm)
Tại Sonphêrino miền bắc nước Ý, ngày 24 tháng 6 năm 1859, đã xảy ra một trận chiến đẫm máu giữa liên quân Pháp – Ý một bên và một bên là người Áo.Một công dân trẻ nguời Thụy Sĩ, Henry Dunant tìm cách gặp hoàng đế Pháp, Napôlêông III.
Chứng kiến hàng ngàn nạn nhân của cuộc chiến không được một ai chăm sóc, và có rất nhiều nguời đã chết, Henry Dunant vô cùng xúc động. ông kêu gọi nhân dân địa phương cùng ông cứu giúp các thương binh.Tự tay mình Dunant đã săn sóc cho hơn một ngàn thuơng binh người Ý, Áo và Pháp.Sau ba ngày sống trên bãi chiến trường, Dunant đã quyết định hướng đi mới cho đời mình. Ông viết một cuốn sách có tựa đề: “Một kí ức Sonphêrino” với mục đích kêu gọi các nước nên thành lập một hội cứu trợ các thương binh và vận động có một thỏa thuận quốc tế nhằm bảo vệ những binh lính bị thương. Quyển sách của Dunantcó một tiếng vang lớn. Chính lúc đó thì có bốn công dân của thành phố Giơ ne vơ: tướng Dufour, bác sĩ Appia, nhà luật học Moynier và bác sĩ Maunoir ủng hộ sáng kiến của Dunant.
Năm nhân vật trên họp bàn với nhau vào tháng 2 năm 1863. “Ủy ban Quốc tế Chữ Thập Đỏ” (CICR) được thành lập.Vào năm 1864, bản công ước Giơ ne vơ thứ nhất mang tên “Công ước Giơ ne vơ cải thiện tình hình các chiến sĩ bị thươngtrên chiến trường” được thong qua cùng với biểu tượng : Chữ Thập Đỏ trên nền trắng, thể hiện lòng từ thiện trên chiến trường.
Năm 1870 – 1871. Có cuộc chiến tranh giữa Pháp và nước Phổ. Chữ Thập Đỏ có mặt trên chiến trường với hơn 150 người tình nguyện săn sóc tất cả các thương binh không phân biệt phía nào.
Chiến tranh nối tiếp chiến tranh, và các cuộc chiến tranh đều giống nhau…Chữ Thập Đỏ luôn có mặt ở những nơi đó. Đến năm 1899, những nguyên tắc của luật nhân đạo được mở rộng đối với chiến tranh trên biển. Khi cuộc đại chiến lần thứ nhất bùng nổ năm 1914 với sự có mặt của Chữ Thập Đỏ, khoảng 450.000 thương bệnh binh đã được cứu chữa, nửa triệu tù binh được CICR tổ chức hồi hương khi kết thúc chiến tranh.
Trung tâm tìm kiếm của CICR được thành lập từ năm 1870, trong suốt cuộc chiến từ 1914 đến 1918 hàng ngày đã lập 18.000phiếu dựa trên các tin tức nhận được và tình hình do các gia đình của tù binh hay những nguời mất tích gửi đến.
Tháng 5 năm 1919, người ta thành lập hiệp hội Chữ Thập Đỏ, đó là liên đoàn các hội quốc gia Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ( một số nước dùng Trăng Lưỡi Liềm Đỏ làm biểu tượng thay vì dùng Chữ Thập Đỏ. Đặc biệt Hiệp hội Chữ Thập Đỏ phụ trách:
Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các hội CICR quốc gia mới và giúp cho các hội đó mở rộng hoạt động.
Phối hợp trong các hoạt động cứu trợ các nạn nhân gặp thiên tai.
Giúp cho người tị nạn chạy đến nơi ngoài chiến sự.
Phổ biến nguyên tắc và lý tưởng của Chữ Thập Đỏ.
Khi thế chiến lần thứ hai bùng nổ, yêu cầu về cứu trợ rất lớn. Chữ Thập Đỏ luôn đóng vai trò nòng cốt trong công tác cứu trợ cứu nạn. khi chiến tranh kết thúc, các tình nguyện viên của Chữ Thập Đỏ vẫn tình nguyện làm việc tại các nước bị tàn phá.
Tất cả những điều đó đã có thể làm đuợc là nhờ 4 công ước Giơ ne vơ năm 1949 và 2 nghị định thư bổ sung năm 1977 bảo hộ tất cả các nạn nhân chiến tranh. Các văn kiện đó hợp thành Luật nhân đạo quốc tế, luật nay nhằm bảo hộ chủ yếu: Các thương bệnh binh,những tù binh trong trong chiến tranh,những người bị đắm tàu,và thường dân.
Trên khắp thế giới,ngày và đêm,một đội quân hòa bình gồm hàng trăm triệu người, nam cũng như nữ,luôn luôn ở tư thế sẵn sàng phục vụ trong phạm vi mỗi nước.
Phong trào Chữ Thập Đỏ quốc tế bao gồm: Các hội CTĐ quốc gia, Ủy ban quốc tế CTĐ và Hiệp hội CTĐ – TLL đỏ quốc tế.Phong trào 4 năm họp 1 lần với sự tham gia của các nước công nhận Công ước Giơ ne vơ.Cuộc họp tổng thể đó gọi là Hội nghị quốc tế CTĐ.
Năm 1965, bảy nguyên tắc cơ bản của CTĐ đã được thong qua:NHÂN ĐẠO – VÔ TƯ – TRUNG LẬP – ĐỘC LẬP – TỰ NGUYỆN – THỐNG NHẤT – TOÀN CẦU.
Do tình hữu nghị anh em thúc đẩy trên khắp thế gian này, CTĐ huy động tất cả những người đàn ông, đàn bà có thiện chí không phân biệt chủng tộc, giai cấp hay tôn giáo.Bằn cách đó CTĐ góp phần của mình vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới.
(Theo Tl của Hội CTD Việt Nam)

Kỷ niệm "Ngày Chữ thập đỏ thế giới" và ngày sinh Jean Henry Dunant (08-05-1828 - 30-10-1910)

Giữa thế kỷ XIX xảy ra cuộc chiến tranh giữa Áo và liên minh Pháp - Ý. Ngày 24-6-1859 tại Solferino (Bắc Ý) diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt. Sau khi hai bên rút quân, để lại trên trận địa gần 40.000 binh lính vừa chết, vừa bị thương nằm ngổn ngang không ai cứu chữa.

Ông Henry Dunant, một công dân Thụy Sĩ đi qua đã chứng kiến thảm cảnh đó, động lòng trắc ẩn, liền đến các làng lân cận kêu gọi nhân dân tổ chức cứu chữa, không phân biệt người bên nào. Nhiều người đã được cứu sống.

Năm 1862, ông xuất bản cuốn "Ký ức Solferino" tả lại thảm kịch đó. Ông đưa ra đề nghị với chính phủ các nước:
  • Thành lập ở mỗi nước "Hội cứu trợ thương binh".
  • Các chính phủ ký kết một công ước "Cứu trợ và bảo hộ thương binh".

Mặc dù còn bị hạn chế nhiều mặt nhưng đề nghị của ông đã mang ý nghĩa tích cực nhất định, vì vậy cuốn sách của ông được truyền bá rộng rãi và được nhân dân nhiều nước hưởng ứng mạnh mẽ.

Từ ngày 26 đến 29-10-1863, do chính phủ Thụy Sĩ khởi xướng, một hội nghị quốc tế có 16 nước tham dự đã bàn về việc cứu chữa thương binh trong chiến tranh đã quyết định:
  • Vận động mỗi nước thành lập một ủy ban cứu trợ để hỗ trợ cho quân y trong chiến tranh.
  • Huấn luyện y tá làm việc trên.
  • Trung lập hóa những xe cấp cứu, bệnh viện quân y và nhân viên y tế trong chiến tranh.
  • Công nhận một dấu hiệu để bảo vệ thương binh và bảo vệ những người, những phương tiện phục vụ họ. Dấu hiệu đó là "Chữ thập đỏ trên viền trắng" (là màu sắc đảo ngược của quốc kỳ Thụy Sĩ) để ghi nhớ công lao và sáng kiến của Henri Dunant.
Hội nghị này chấp thuận thành lập “Ủy ban Quốc tế Chữ thập đỏ” (International Committee of the Red Cross - ICRC) gồm 25 ủy viên đều là người Thụy Sĩ.

Tổ chức Chữ thập đỏ ngày càng phát triển ra các nước trên thế giới. Vì vậy ngày 05-5-1919, một hội nghị quốc tế đã họp ở Paris quyết định thành lập "Hiệp hội Chữ thập đỏ quốc tế". Hiệp hội đã quyết định lấy ngày 08-5, ngày sinh của Henry Dunant, là "Ngày Chữ thập đỏ thế giới" để tổ chức kỷ niệm nhằm tǎng cường hoạt động của Hiệp hội Chữ thập đỏ thế giới.

Nhân loại mãi mãi ghi nhớ công lao của người có lòng nhân ái cao cả, người sáng lập tổ chức Chữ thập đỏ - Jean Henry Dunant - doanh nhân, nhà hoạt động xã hội người Thụy Sĩ, sinh ngày 08-5-1828 tại Geneva, mất ngày 30-10-1910. Năm 1901, ông được trao giải Nobel hòa bình đầu tiên cùng với Frédéric Passy.
Chủ đề: Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế do ai sáng lập ?
    Ngày gửi: 12-09-2007 lúc 11:07am
    Hội Chữ thập đỏ (HCTĐ - Red Cross Association) do một thầy thuốc Thụy Sĩ là Henry Dunant (1828-1910) sáng lập.
     Tháng 4-1859 sau khi chứng kiến trận đánh lớn giữa một bên là Italy - Pháp, một bên là Áo, với số lượng thương vong lên tới 4 triệu người tại chiến trường Solferino. Dunant trở về Genève viết cuốn Hồi ức chiến dịch Solferino (1862) miêu tả về tình cảnh khốn khổ của thương binh và kêu gọi một hiệp hội những người cứu hộ tự nguyện gồm những thầy thuốc được huấn luyện, không phân biệt chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo và xu hướng chính trị để ra mặt trận cứu chữa cho thương binh. Đề nghị của ông được nhiều nước tán thành.

     Tháng 12-1863, Thụy Sĩ là nước đầu tiên thành lập ủy ban cứu hộ thời chiến do Dunant làm thư ký và bản thân Dunant đi nhiều nước để tuyên truyền cho chủ trương nhân đạo này. Ngày 22-8-1864, do Thụy Sĩ đề xướng, hội nghị quốc tế được triệu tập ở Genève, chính thức ký công ước Hội chữ thập đỏ quốc tế, Dunant làm Tổng thư ký Hội. Cờ của hội đảo ngược lại màu sắc quốc kỳ Thụy Sĩ: chữ thập đỏ trên nền trắng là để ghi nhớ quốc gia nơi khai sinh ra phong trào đã được sử dụng trong mọi hoạt động của Hội.

     Thời thanh niên H.Dunant từng giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Cơ đốc giáo Thanh niên Thụy Sĩ. Về sau, được người cha giới thiệu đến làm viên chức của một công ty tài chính ngân hàng. Tại chiến trường Solferino, H.Dunant nghe người lính sắp chết kêu la rên rỉ: "Nước! Cho tôi uống nước", nhưng chẳng tìm đâu ra nước, và người thương binh chết dần. Ông vội đi vào các làng gần đó, động viên mọi người tham gia công tác cứu hộ. Vì ông là người mặc áo trắng nên nhiều thương binh được cứu sống, và họ hết sức ca ngợi vị "ân nhân áo trắng" này. H.Dunant, người được coi là người của chủ nghĩa nhân đạo, cả đời ông luôn làm những công việc cứu giúp người khác. Với cuốn sách của mình, Dunant nêu kiến ghị: Nên đặt ra luật đối xử với thương binh và tù binh một cách nhân đạo, thành lập tại các nước cơ quan của những người cứu hộ, không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, tín ngưỡng và giới tính. Năm 1901, Dunant nhận giải thưởng Nobel Hòa bình và ông tặng lại toàn bộ số tiền thưởng cho tổ chức từ thiện của Thụy Sĩ và Na Uy.

 HenryDunant sinh ngày 8-5-1828 và mất ngày 30-10-1910, thọ 82 tuổi 
Tải blog 08.5.2009 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét