Tiễn Thầy
Xướng
Bái từ,cung kính viết vần thơ,
Tiễn bóng hoàng hôn ngã cuối bờ
Mắt ướt mi sầu hong nỗi nhớ
Lòng buồn dạ xót rụng âm tơ…
Điện Bàn, đâu nữa mong người lại
Quảng Trị, từ đây đợi mắt mờ …
Sư phụ, câu vào đời tuổi ngọc
Ơn nầy cao ngút… dễ nào ngơ !
Hạ Thái
Trần Quốc Phiệt
KHÓC THẦY LÊ VĂN QUÝT
Họa
Hết mong gặp gỡ họa bài thơ!
Mới đó mà sao quá vãng bờ
Biển nhớ xót xa dòng nước cạn
Bờ thương ngơ ngẩn ánh giăng tơ
Hàm tân lệ vướng tình xao xuyến
Quảng trị sầu vương nghĩa nhạt mờ
Tiếc nuối yêu thương vừa mới ngỏ
Mà sao nay nỡ để hồn ngơ!
14/9/2011.
Trương Văn Lũy
Hết mong gặp gỡ họa bài thơ!
Mới đó mà sao quá vãng bờ
Biển nhớ xót xa dòng nước cạn
Bờ thương ngơ ngẩn ánh giăng tơ
Hàm tân lệ vướng tình xao xuyến
Quảng trị sầu vương nghĩa nhạt mờ
Tiếc nuối yêu thương vừa mới ngỏ
Mà sao nay nỡ để hồn ngơ!
14/9/2011.
Trương Văn Lũy
MỘT NÉN HƯƠNG
Họa bài Tiễn Thầy
của thi huynh Hạ Thái
Họa
Tiễn Thầy xin họa tiếp bài thơ,
Gửi tự phương xa vượt bến bờ.
Đốt nén thành tâm vay ngọn bút,
Dâng câu thiện ý mượn đường tơ (*)
Người đi để lại nhiều gương sáng,
Kẻ ở trông theo lắm lệ mờ.
Dẫu biết biệt ly rồi cũng phải,
Mà sao buồn xác ngẩn, hồn ngơ.
New York City
Sep 14, 2011
Nguyễn Tường
Họa bài Tiễn Thầy
của thi huynh Hạ Thái
Họa
Tiễn Thầy xin họa tiếp bài thơ,
Gửi tự phương xa vượt bến bờ.
Đốt nén thành tâm vay ngọn bút,
Dâng câu thiện ý mượn đường tơ (*)
Người đi để lại nhiều gương sáng,
Kẻ ở trông theo lắm lệ mờ.
Dẫu biết biệt ly rồi cũng phải,
Mà sao buồn xác ngẩn, hồn ngơ.
New York City
Sep 14, 2011
Nguyễn Tường
(*) đường in - tơ- nét
Tiễn Thầy
của Hạ Thái-Trần Quốc Phiệt
Họa 3
Trân trọng giải bày nét bút thơ,
Tiễn thầy yên vị lạc an bờ .
Cao niên thượng trưởng bền duyên kết,
Đại lão tôn sư đậm tóc tơ .
Thanh thản giã từ đời tạm bợ,
Êm đềm vĩnh biệt cõi mù mờ.
Thanh danh muôn thuở truyền nhân thế,
Môn đệ ngậm ngùi xót ngẩn ngơ.
Nha trang,15.9.2011
Võ Sĩ Quý
TỬ BIỆT SINH LY
Họa 4
Hôm nào viết gởi những dòng thơ
Mừng tuổi thầy tôi thọ bến bờ
Mấy thuở vương mang bao nghiệp dĩ
Muôn đời hệ lụy phận tằm tơ
Hồng trần một kiếp buông tay trắng
Nẻo Phật nghìn thu rủ bóng mờ
Tử biệt thầy ơi sao níu lại
Sinh ly hai ngã dạ sầu ngơ
Mừng tuổi thầy tôi thọ bến bờ
Mấy thuở vương mang bao nghiệp dĩ
Muôn đời hệ lụy phận tằm tơ
Hồng trần một kiếp buông tay trắng
Nẻo Phật nghìn thu rủ bóng mờ
Tử biệt thầy ơi sao níu lại
Sinh ly hai ngã dạ sầu ngơ
Quang Tuyết
MỘT NÉN TÂM HƯƠNG
TIỄN THẦY
Họa 5
Đau buồn nghe buốt cả dòng thơ Phút chốc đã xa mấy bến bờ !
Đại thụ vươn mình xòe bóng cả
Trí nhân "gieo hạt" dệt đường tơ
Bàng hoàng mây nước Điện Bàn biệt
Tê tái núi sông Quảng Trị mờ !
Trả hết cho đời chừng nhẹ nhõm
Đến hồi rủ hết ...phải làm ngơ !!!
Tâm Giao
Nguyễn Văn Tương
(15/9/2011)
TẤC THÀNH
Họa 6
Biết Thầy hòa mộng những trang thơ
Giác Ngạn thuyền neo đã đến bờ
Sống giữa Hàm Tân tình có bạn
Thương về Quảng Trị ruột vò tơ
Mái trường thuở ấy đà tan nát
Bục giảng ngày xưa khó xóa mờ
Siêu thoát gọi hồn chi chút vướng
Uổng vì thế cuộc chán tai ngơ
Linh Đàn
phụng bút
TIỄN THẦY
Họa 7
Tình nghĩa thầy trò đẹp vận thơ
Bao năm xa cách nhớ vô bờ
Bỗng nhìn tin nhắn qua đường mạng
Như tưởng đàn hòa lạc phiếm tơ
Quảng Trị một thời còn gắn bó
Hàm Tân muôn thuở chẳng phai mờ
Thiều quang chín chục xưa nay hiếm
Biết vậy nhưng mà cứ ngẩn ngơ.
Lê Ngọc Kha
BÀI THƠ TIỄN THẦY
Họa 8
Đời Thầy đẹp vận tựa bài thơ,
Chín chặng thuyền qua đã đến bờ.
Tiễn gót biển gào vang điệu nhạc,
Đưa hồn núi điểm sáng màn tơ.
Tiếng thơm tỏa ngát lời êm ái,
Gương tốt xua tan bóng mịt mờ.
Cỡi hạc quy tiên người mãn nguyện,
Tiếc thương kẻ ở đứng ngu ngơ.
N.Y.C. Sep 15, 2011
Nguyễn Tường
VẦN THƠ ĐƯA TIỂN THẦY
Họa 9
Nhớ ngày chúc thọ đã dâng thơ
Cuộc sống còn mong chẵng bến bờ
Những tưởng thầy trò còn gặp gở
Nào ngờ ngọc đế đã giăng tơ
Đồng liêu mến mộ tình xưa cũ
Hậu bối nhớ thương lệ mắt mờ
Tiễn biệt Thầy đi về cõi Phật
Vần thơ in dấu cái sầu ngơ
Tâm Huê, LVHạt
(NH*62-65)
16/9/2011
TƯỞNG NHỚ
Họa 10
Thượng thọ hôm nào những áng thơ
Nay Thuyền Bát Nhã rước lên bờ
Thong dong cửa Phật lòng in tuyết
Ngán ngẫm cõi trần ruột rối tơ
Nấm mộ tuổi vàng ai có thấu
Vầng trăng bóng hạc khách xa mờ
Thầy về nơi chốn an nhiên đó
Có biết học trò tiếc ngẫn ngơ
Lê Viên Ngọc
(16-9-2011)
KHÓC THẦY
Họa 11
Lệ buồn tuôn chảy đẫm dòng thơ
Hình bóng tôn sư lộng bến bờ
Chuông mõ nghẹn ngào sầu tiếng kệ
Sáo đàn thổn thức não đường tơ
Nguyễn Hoàng trò cũ lòng đau thắt
Bình Thuận linh xưa khói tỏa mờ
Một thuở ơn thầy ghi khắc mãi
"Ngậm vành kết cỏ" … há sao nguôi
CHS Đoàn Minh Phú
Họa 11
Lệ buồn tuôn chảy đẫm dòng thơ
Hình bóng tôn sư lộng bến bờ
Chuông mõ nghẹn ngào sầu tiếng kệ
Sáo đàn thổn thức não đường tơ
Nguyễn Hoàng trò cũ lòng đau thắt
Bình Thuận linh xưa khói tỏa mờ
Một thuở ơn thầy ghi khắc mãi
"Ngậm vành kết cỏ" … há sao nguôi
CHS Đoàn Minh Phú
NÉN HƯƠNG LÒNG
Họa 12
Thắp nén hương lòng nhỏ lệ thơ
Tiễn Thầy rời chốn biết đâu bờ
Âm dương cách trở: Đôi dòng rẽ
Thương biệt ly sầu: Dứt ruột tơ!?
Kẻ ở khóc thầm lòng luyến nhớ
Người đi giũ phận dáng phai mờ
Trần gian ai cũng lần qua bến,
Chỉ bóng lưu hoài: Thế* ngẩn ngơ !!!
Quảng Trị 15.9.2011
Văn Thiên Tùng
*Thế: trần thế.
Thắp nén hương lòng nhỏ lệ thơ
Tiễn Thầy rời chốn biết đâu bờ
Âm dương cách trở: Đôi dòng rẽ
Thương biệt ly sầu: Dứt ruột tơ!?
Kẻ ở khóc thầm lòng luyến nhớ
Người đi giũ phận dáng phai mờ
Trần gian ai cũng lần qua bến,
Chỉ bóng lưu hoài: Thế* ngẩn ngơ !!!
Quảng Trị 15.9.2011
Văn Thiên Tùng
*Thế: trần thế.
Họa bài của Hạ Thái Trần quốc Phiệt:
Tiễn Thầy
Y ĐỀ
Họa 13
Nhớ thầy cung kính chúc bài thơ.
Linh giác thoát qua vạn cõi bờ.
Giã biệt nhân gian xa mộng huyễn.
Tạ từ quyến thuộc dứt cung tơ.
Môn đồ đưa tiễn - Tình chan chứa.
Sư phụ ra đi bóng nhạt mờ.
Khánh thọ chín mươi,Thầy mãn nguyện.
Lạc cư tịnh cảnh,đoạn sầu ngơ.
Hồ Trọng Trí
KÍNH TIỄN THẦY
Họa y đề thơ Hạ Thái
Họa y đề thơ Hạ Thái
(Họa trắc bằng liên vận )
Họa 14
Thành tâm môn đệ, hóa thành thơ
Kính tiễn Thầy qua giải thoát bờ
Nuốt lệ biệt ly lòng vẫn nhớ
Ân Thầy khai hóa mãi vương tơ
Hai miền đất Quảng tình chưa khuất
Một phút La-gi dạ chẳng ngờ ...
Rút ruột Thầy trao duyên dáng ngọc
Hãn - Mai con cháu khó phai mờ
Lê Văn Thanh
KHÓC THẦY
Họa bài của Lê Ngọc Phái
Nhận tin thầy mất nghẹn đường thơ
Cây ngã sông nghiêng nước lạc bờ
Cam Lộ ngậm ngùi trăng chếch bóng
Hàm Tân thổn thức biển chùng tơ
Đồng hương muôn nẻo tình luôn thắm
Môn đệ trăm năm nghĩa chẳng mờ
Thuyền Nhã ra khơi về xứ NhượcLòng trần đâu dễ ngoảnh làm ngơ!
Lê Ngọc Phái
NHỚ ƠN NGƯỜI
Họa 16
Ðốt nén hương lòng nhỏ lệ thơ
Xót người "dẫn lối" đã xa bờ
Cõi Tiên thầy đến vang âm hạc
Hạ giới trò đau bặt tiếng tơ
Quảng Trị trường xưa tình mãi sáng
Hàm Tân đất mới nghĩa đâu mờ
"Tử quy-Sinh ký" do trời định
Sao mãi u hoài nhớ ngẩn ngơ !
Võ Làng Trâm
KHÓC THẤY
Họa 17Một đời mô phạm một trang thơ
Thoát tục về tiên đã đến bờ
Tay phấn truyền lưu đà dệt chữ
Thân tằm rút ruột đã thành tơ
Thầy đi một cõi hồn thanh thản
Trò vọng năm châu mắt lệ mờ
Phút cuối không quỳ đưa tiễn dược
Đau lòng vào ngẫn với ra ngơ.
Châu Thạch
KÍNH VIẾNG THẦY
Họa 18Lần cuối gặp thầy kính biếu thơ
Nghĩa tình sư đệ vượt qua bờ
Cụng ly bia lạnh mừng tao ngộ
Trỗi khúc nhạc lòng rộn tiếng tơ
Bóng dáng thầy in còn đậm nét
Nỗi niềm trò nhớ khó phai mờ
Nguyễn Hoàng, Bà - Rịa nơi lưu dấu
Thương tiếc thầy đi... dạ ngẩn ngơ
Vĩnh-Hoàng
TÌNH THẦY
Bài hoạ TIỄN THẦY
của thi huynh Trần quốc Phiệt
của thi huynh Trần quốc Phiệt
Họa 19
Nghĩa nặng ơn dày thuở bé thơ
Bao năm cách biệt nhớ vô bờ
Tăm tư vẫn mãi vang lời nhạc
Trí tưởng còn hoài vọng tiếng tơ
Thiên cổ người đi về vĩnh biệt
Trăm năm kẻ ở ngóng xa mờ
Cành hoa nguyện gởi miền tiên cảnh
Đau đớn thương thầy luống ngẩn ngơ
Lê Bá Lộc.
Nghĩa nặng ơn dày thuở bé thơ
Bao năm cách biệt nhớ vô bờ
Tăm tư vẫn mãi vang lời nhạc
Trí tưởng còn hoài vọng tiếng tơ
Thiên cổ người đi về vĩnh biệt
Trăm năm kẻ ở ngóng xa mờ
Cành hoa nguyện gởi miền tiên cảnh
Đau đớn thương thầy luống ngẩn ngơ
Lê Bá Lộc.
TIỄN THẦY
Họa 20
Nhớ Thầy dạy Toán thuở còn thơCánh hạc chừ xa ngút bến bờ
Hệ số đồ hình vuông góc lệ
Phương trình biểu diễn thẳng đường tơ
Siêu sinh cõi Phật luân hồi nhạt
Vĩnh quyết trần gian vọng nghiệp mờ
Quảng Trị trường xưa người tận tụy
Ơn sâu nghĩa nặng dạ nào ngơ.
Ly Châu(niên khóa 1952-51)
KÍNH TIỄN THẦY
Họa 21
Thuyền đã dong buồm cập bến thơ
Trăng nghiêng , núi khuất , bóng xa bờ
Nghẹn ngào trò cũ tuôn nguồn lệ
Nức nở đàn xưa bặt tiếng tơ
Quảng Trị gió gào thương nhạn lạc
Nguyễn Hoàng tim héo tiếc sao mờ
Người đi đất ủ tình SƯ ấm
Hoa cỏ sầu đưa tiếc ngẩn ngơ
Trăng nghiêng , núi khuất , bóng xa bờ
Nghẹn ngào trò cũ tuôn nguồn lệ
Nức nở đàn xưa bặt tiếng tơ
Quảng Trị gió gào thương nhạn lạc
Nguyễn Hoàng tim héo tiếc sao mờ
Người đi đất ủ tình SƯ ấm
Hoa cỏ sầu đưa tiếc ngẩn ngơ
Hoàng Hữu Bản.
TIỄN THẦY
Họa 22
Người đi chết lặng cả hồn thơ
Bóng khuất mù khơi cả bến bờ
Thương tiếc điếu văn rơi giọt lệ
Nghẹn ngào truy điệu nấc cung tơ
Xác xơ cây cỏ : cành hoa rụng
U ám trời mây bóng nguyệt mờ
Thôi thế từ nay xa cách mãi
Phương này vương vấn nỗi buồn ngơ...
Bóng cả thuyền xuôi đến cõi bờ
Mới đó hân hoan mừng đại thọ
Giờ đây đau đớn khóc lìa tơ.
Ơn dày dạy dỗ nguyền ghi tạc
Nghĩa lớn rèn trui há để mờ
Phút cuối tiễn đưa trào suối lệ
Tiễn thầy quặn thắt, lẽ nào ngơ...
Nhánh Lan Rừng
Người đi chết lặng cả hồn thơ
Bóng khuất mù khơi cả bến bờ
Thương tiếc điếu văn rơi giọt lệ
Nghẹn ngào truy điệu nấc cung tơ
Xác xơ cây cỏ : cành hoa rụng
U ám trời mây bóng nguyệt mờ
Thôi thế từ nay xa cách mãi
Phương này vương vấn nỗi buồn ngơ...
Văn Kế Thế
LẠC LỐI THƠ
Họa 23
Hoang hạc về đâu lạc lối thơ
Sông mê vẫn sóng vổ muôn bờ
Xót xa kẻ ở nơi nguồn lệ
Thanh thản người đi rụng phím tơ
Cam Lộ mây sầu che bóng nguyệt
Hàm Tân mưa thảm phủ sao mờ
Trăm năm thấp thoáng con thuyền mộng
Sỏi đá vô tịnh cũng ngẩn ngơ
Sông mê vẫn sóng vổ muôn bờ
Xót xa kẻ ở nơi nguồn lệ
Thanh thản người đi rụng phím tơ
Cam Lộ mây sầu che bóng nguyệt
Hàm Tân mưa thảm phủ sao mờ
Trăm năm thấp thoáng con thuyền mộng
Sỏi đá vô tịnh cũng ngẩn ngơ
Lê Cao Đảm
KHÓC THẦY
Họa 24
Khóc thầy lệ úa mấy vần thơ, Bóng cả thuyền xuôi đến cõi bờ
Mới đó hân hoan mừng đại thọ
Giờ đây đau đớn khóc lìa tơ.
Ơn dày dạy dỗ nguyền ghi tạc
Nghĩa lớn rèn trui há để mờ
Phút cuối tiễn đưa trào suối lệ
Tiễn thầy quặn thắt, lẽ nào ngơ...
Nhánh Lan Rừng
VỌNG BÁI VỀ THẦY
Lê Văn Quýt từ trần 13.9.2011
Thầy đã đi rồi lệ nhỏ tuôn!
Thượng thọ đầu năm trầm ấm tiếng*
Hội trường cuối hạ vọng lời ngôn.**
Một đời sư đệ tâm hoài luyến,
Từng lớp học trò dạ sẻ suôn,
Gương sáng đức ngời thân đại thụ,
Sinh ly tử biệt nỗi u buồn.
Quảng Trị 14.9.2011
Văn Thiên Tùng.
* 01.01.2011;(lời chúc tiếng chào)
** 26.6.2011( Họp mặt BRVT)
BÁI BIỆT THẦY
Xướng
Chúng con hội tụ đứng quanh đây,
Thành kính dâng hương bái biệt Thầy.
Tiễn bước người về bên cõi Phật,
Lánh xa trần thế tọa phương Tây.
Nguyễn Hoàng môn đệ tâm hoài niệm,
Thuận Hải tử tôn ứ lệ đầy.
Đại thụ hóa thân gương tỏa rạng,
Tựa vầng nhật nguyệt giữa trời mây.!
Vĩnh Định- Lê Cao Đảm13.9.2011
NHƯ CÁNH VẠC BAY
Họa bài Lê Cao Đảm
Âm dương đôi ngã kể từ đây
Biền biệt nghìn thu hút bóng thầy
Hương tỏa trần gian tràn biển lệ
Mõ hòa nhân thế vãng trời Tây
Đức tài gắn kết người muôn thuở
Nhân nghĩa truyền lưu mãi mãi đầy
Hồng hạc thong dong giang rộng cánh
Nhỡn nhơ chao lượn giữa trời mây
Hoàng Hữu Bản
GIẤC ĐỜI THẦY TÔIBiền biệt nghìn thu hút bóng thầy
Hương tỏa trần gian tràn biển lệ
Mõ hòa nhân thế vãng trời Tây
Đức tài gắn kết người muôn thuở
Nhân nghĩa truyền lưu mãi mãi đầy
Hồng hạc thong dong giang rộng cánh
Nhỡn nhơ chao lượn giữa trời mây
Hoàng Hữu Bản
Họa: Bài Lê Cao Đảm
Nghìn trùng một giấc ngủ yên đây
Bia tạc đá ghi danh dáng Thầy
Kia nắm đất thơm từ Hiếu- Hãn
Đây dòng mạch vượng tự nguồn Tây
Giao hòa phong thủy trường lưu viễn
Ân nợ trần ai đắc đáo đầy
Khói tỏa hương trầm nghi ngút tỏa
Nguyện hồn sớm tịnh chín tầng mây.
Quảng trị, ngày 18.9.2011
Văn Thiên Tùng
TƯỞNG NIỆM
Một thoáng rồi xa bạt suối ngàn
Có gì còn lại giữa trần gian
Sinh ly một thuở tình chưa cạn
Tử biệt giờ đây lệ ứa tràn
Tang quyến ngậm ngùi hờn núi đỗ
Môn đồ tưởng tiếc hận sương tan
Thầy đi chan chứa bờ lưu luyến
Hoa mãi cười tươi hương chẳng tàn
Hoàng Hữu Bản
TƯỞNG NHỚ THẦY
Hoa lá bâng khuâng rũ cánh buồn
Lưng trời mây trắng ngậm ngùi buông
Rưng rưng lệ nhớ hờn ly biệt
Quặn thắt hồn đau xót đoạn trường
Cẩn niệm ghi lòng câu tưởng tiếc
Chí nguyền giữ dạ chữ cang thường
Thầy nương đuốc tuệ về tiên giới
Hoa lá bâng khuâng rũ cánh buồn
Vũ Hồng Phong
NIỆM KHÚC VÔ THƯỜNG
(Họa thơ Vũ Hồng Phong)
(Họa thơ Vũ Hồng Phong)
Thổn thức mưa đan giọt lệ buồn
Bạch đàn rả ngọn ủ cành buông
Ngoài sân hoa gục chào ly biệt
Trước cổng chim than ngút dặm trường
Cảnh tiễn người đi vàng sắc nhớ
Hương vương kẻ ở trắng màu tang
Bâng khuâng gạt bóng vô thường hiện
Giọt nước trinh trong đổ lại nguồn
Hoàng Hữu Bản
Bạch đàn rả ngọn ủ cành buông
Ngoài sân hoa gục chào ly biệt
Trước cổng chim than ngút dặm trường
Cảnh tiễn người đi vàng sắc nhớ
Hương vương kẻ ở trắng màu tang
Bâng khuâng gạt bóng vô thường hiện
Giọt nước trinh trong đổ lại nguồn
Hoàng Hữu Bản
KÍNH VIẾNG LINH CỮU THẦY
Chiều nghiêng nắng dịu tỏa về đây!
Như dục lòng ta viếng diện*Thầy
Phố chợ bơ phờ làn gió thổi
Cỏ cây xơ xác cánh mưa bay
Người đi biền biệt trong trời đất
Kẻ ở mơ màng giữa khói mây
Cứ tưởng trăm năm chừng có hạn
Ngờ đâu một thoáng đã chia tay!
Trương Văn Lũy
Như dục lòng ta viếng diện*Thầy
Phố chợ bơ phờ làn gió thổi
Cỏ cây xơ xác cánh mưa bay
Người đi biền biệt trong trời đất
Kẻ ở mơ màng giữa khói mây
Cứ tưởng trăm năm chừng có hạn
Ngờ đâu một thoáng đã chia tay!
Trương Văn Lũy
KÍNH THẦY
(Họa thơ Trương Văn Lũy)
(Họa thơ Trương Văn Lũy)
Cơm Cha Áo Mẹ nghĩa còn đây!
Sâu đậm sắt son với Chữ Thầy
Tung cánh muôn phương hồn nhạc trỗi
Dừng chân vạn nẻo ý thơ bay
Sự đời tụ tán như sương khói
Nhân thế tồn vong tựa gió mây
Chỉ có công ơn Người giáo huấn
Khắc sâu vạn thế nối vòng tay!
Võ sĩ Quý
Sâu đậm sắt son với Chữ Thầy
Tung cánh muôn phương hồn nhạc trỗi
Dừng chân vạn nẻo ý thơ bay
Sự đời tụ tán như sương khói
Nhân thế tồn vong tựa gió mây
Chỉ có công ơn Người giáo huấn
Khắc sâu vạn thế nối vòng tay!
Võ sĩ Quý
TƯỞNG NIỆM THẦY
(Họa thơ Trương Văn Lũy)
(Họa thơ Trương Văn Lũy)
Lá vàng rơi rụng tới nơi đây
Man mác chiều thu tưởng niệm Thầy
Nghĩa đệ chan hòa tha thiết mải
Tình sư trang trải dạt dào bay
Bao năm khắc khoải cùng non nước
Một thoáng bâng khuâng với gió mây
Thương xót ngậm ngùi nào kể xiết
Số trời… đành vậy! Ngoại tầm tay.
Lê Ngọc Kha
Man mác chiều thu tưởng niệm Thầy
Nghĩa đệ chan hòa tha thiết mải
Tình sư trang trải dạt dào bay
Bao năm khắc khoải cùng non nước
Một thoáng bâng khuâng với gió mây
Thương xót ngậm ngùi nào kể xiết
Số trời… đành vậy! Ngoại tầm tay.
Lê Ngọc Kha
Tâm hương một nén gởi ngàn mây,
Ôi đã thiên thu vắng bóng Thầy.
Sinh ký Hàm Tân vương vấn mãi,
Tử quy Quảng Trị xót xa thay.
Ung dung Tiên cảnh cầu an lạc,
Thanh thản Bồng lai hưởng phước đầy.
Tình nghĩa mặn nồng sư với đệ....
Đôi bờ cách biệt kể từ đây.
Phùng Nguyên
TƯỞNG NIỆM QUÝ THẦY
KHAI HÓA NGUYỄN HOÀNG
Cội Tùng khai hóa Nguyễn Hoàng ơi !
Lần lượt quy tiên hết cả rồi
Thể xác trăm năm dù hủy hoại
Giác linh muôn thuở sáng dòng đời
Hãn - Mai sông núi lưu danh tiết
Quảng Trị con dân nhớ đức người
Đệ tử khắp nơi hằng kính ngưỡng
Khuê Văn mô phạm Nguyễn Hoàng ơi !
Lê Văn Thanh
KÍNH ĐIẾU
HƯƠNG LINH THẦY LÊ VĂN QUÝT
Lần lượt quy tiên hết cả rồi
Thể xác trăm năm dù hủy hoại
Giác linh muôn thuở sáng dòng đời
Hãn - Mai sông núi lưu danh tiết
Quảng Trị con dân nhớ đức người
Đệ tử khắp nơi hằng kính ngưỡng
Khuê Văn mô phạm Nguyễn Hoàng ơi !
Lê Văn Thanh
KÍNH ĐIẾU
HƯƠNG LINH THẦY LÊ VĂN QUÝT
Thôi đã...thôi rồi các bạn ơi !
Sao Khuê Mai Lĩnh mới băng rồi
La-Gi biển lặng sầu ly biệt
Sông Hãn sương giăng thảm ngậm ngùi
Môn đệ Nguyễn Hoàng - thương tán thán
Con dân Quảng Trị - nhớ khôn nguôi
Hương lòng thành kính xin đưa tiễn
Lạc cảnh chúc Thầy sống thảnh thơi
13-9-2011
Con dân Quảng Trị: Lê Văn Thanh
MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG
BÁI BIỆT THẦY LÊ VĂN QUÝT
Chưa trọn năm mà , đau xót ơi!
Thầy đi, Vĩnh biệt chúng con rồi.
Niềm vui chúc thọ còn chưa nhạt
Nổi xót biệt ly đã ngậm ngùi !
Trời đất u buồn bao bịn rịn.
Môn sinh đau đớn chẳng ngoai nguôi .
Tâm nhang một nén nhờ cơn gió .
Đưa tiễn người sang cỏi "Thảnh Thơi"!
Tâm Giao (14/9/2011)
Tâm Giao (14/9/2011)
Kính tiễn
Thầy về An lạc quốc.
Thầy về An lạc quốc.
Trăng tròn Thầy chọn buổi quy tiên,
Phong thái ung dung bậc thiện hiền.
Đã sống nhân gian tròn một kiếp,
Từng vui quyến thuộc mãn thiên duyên.
Rời thân tứ đại - Hồn thanh thản,
Đến chốn Tây thiên cảnh diệu huyền.
Đồng nghiệp, môn sinh thành kính chúc,
Giác linh thường lạc cõi uyên nguyên..
HỒ TRỌNG TRÍ( Hồ Trị)
Phong thái ung dung bậc thiện hiền.
Đã sống nhân gian tròn một kiếp,
Từng vui quyến thuộc mãn thiên duyên.
Rời thân tứ đại - Hồn thanh thản,
Đến chốn Tây thiên cảnh diệu huyền.
Đồng nghiệp, môn sinh thành kính chúc,
Giác linh thường lạc cõi uyên nguyên..
HỒ TRỌNG TRÍ( Hồ Trị)
THẮP NÉN TÂM HƯƠNG
BÁI VỌNG THẦY
Hoạ thơ Hồ Trị
Chín mươi Thầy nhẹ bước lên tiên ,
Hoạ thơ Hồ Trị
Chín mươi Thầy nhẹ bước lên tiên ,
Để lại chúng con chữ thánh hiền.
Thời trẻ sử kinh trang trắng nợ,
Tuổi già sư đệ đậm đà duyên.
Ta Bà cát bụi tâm phiền não,
Tịnh Độ hương hoa cõi nhiệm huyền.
Tiếng mõ câu kinh giờ tiếp dẫn,
Thiện chung thiện quả tự sơ nguyên.
TX QT 19.8 Tân Mão (2011).
Đỗ Tư Nhơn.
Vọng cầu
Lần cuối Thầy dự Hội NH tại Bà rịa Vũng tàu
Tháng sáu Thầy về dự hội đây.
Môn sinh,đồng nghiệp được bên Thầy.
Tưởng rằng thầy ở dài lâu nữa
Đâu nghĩ thầy đi trước tối nay.
Được báo Thầy vào miền vĩnh cửu.
Nguyện cầu thây vãng sanh phương Tây.
Tuổi trời hưởng trọn Thầy hoan hỷ.
Về cỏi vĩnh hằng vui thảnh thơi.
HỒ TRỌNG TRÍ ( Hồ Trị)Môn sinh,đồng nghiệp được bên Thầy.
Tưởng rằng thầy ở dài lâu nữa
Đâu nghĩ thầy đi trước tối nay.
Được báo Thầy vào miền vĩnh cửu.
Nguyện cầu thây vãng sanh phương Tây.
Tuổi trời hưởng trọn Thầy hoan hỷ.
Về cỏi vĩnh hằng vui thảnh thơi.
Tiễn Thầy
Ngày thu mưa ướt nẻo quê hương
Ướt áo người thân mấy dặm đường
Khắp chốn mắt vời- giờ vĩnh biệt
Nơi nầy nghẹn tiếng -phút đau thương
Thầy đà cánh hạc tung trời rộng
Trò vẫn chim di chốn đoạn trường
Dẫu biết nhân sinh là thế đó
Mà sao mắt lệ cứ sầu vươngHọc trò Nguyễn Thị Liên Hưng
(4 giờ sáng 18.9.2011 ngày tiễn đưa thầy)
CẢM XÚC
TRƯỚC GIỜ LY BIỆT
Đại thọ mừng Thầy mới đó thôi
Mà nay Thầy sớm vội về trời
Nguyễn Hoàng Bà-Rịa Thầy tham - hội
Tư thái ung dung mắt sáng ngời
Vẫn biết ký - quy đời giả tạm
Mà sao đệ tử dạ bùi ngùi ...
Thầy về Đâu Suất gặp Di Lặc
Xin gởi nhân gian ít nụ cười
CHS nguyễn Hoàng Bà-rịa
Hoàng Lê Nguyễn
THƯƠNG TƯỞNG 3...
Thương kính nhớ Thầy...
Đà Nẵng chiều ni ! Trời râm gió nhẹ.
Theo gió về ! tin Thầy đã ra đi.
Tân Hà hỡi !?! La-gi ơi .?!
Thầy Tui răng mau rứa ?
Thoảng mới đây thôi. Thầy ơi !!!
Tháng báo ân, Các con vẫn bên Thầy.
Hoàng, Mượn, Liểu, Ba cả Bích Hường.
Thương ôi ! giờ: Âm dương cách biệt.
Con lại xa gần ngàn dặm Thầy ơi !!!
Cúi lạy mong xin Thầy tha tội.
Con sẽ về mai nữa đây thôi.
Quỳ đốt nén hương ngày mở cửa.
Giữa Mộ phần khi cỏ chưa xanh.
Thành tâm cầu xin tiếp dẫn.
Hương linh Thầy về đến cõi Tây phương.
HOÀNG LÊ NGUYỄN
Bên di ảnh Thầy tại tư gia
Chí tâm đảnh lễ: NAM MÔ TÂY PHƯƠNG GIÁO CHỦ THẾ GIỚI CỰC LẠC
ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẨN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT tác đại chứng minh, phóng quang tiếp độ Hương linh thầy giáo LÊ VĂN QUÝT về nước PHẬT quy y, tu hành đồng nhập TRI KIẾN PHẬT.
ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẨN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT tác đại chứng minh, phóng quang tiếp độ Hương linh thầy giáo LÊ VĂN QUÝT về nước PHẬT quy y, tu hành đồng nhập TRI KIẾN PHẬT.
VĂN TỪ - AI ĐIẾU THẦY LÊ VĂN QUÝT
AI TỪ
Thầy Lê Văn Quýt
Thầy Lê Văn Quýt
Gia đình NH tại Quảng Trị
Thầy ơi,
Trời Quảng Trị đang mưa, những cơn mưa đầu mùa. Và những học trò, những đồng nghiệp của Thầy ở Quảng Trị cũng đang bùi ngùi ứa lệ vì hay tin Thầy bỏ cõi trần này về với Ông Bà Tổ Tiên.
Thầy ơi,
Suốt gần 90 năm trên trần thế, Thầy lúc nào cũng dành tấm lòng cho tuổi trẻ. Từ những năm cuối thập kỷ 1940, với trình độ học vấn như Thầy, không thiếu gì công việc có quyền, có chức, có lợi, có lộc, Thầy lại chọn nghề giáo viên ở một ngôi trường tranh tre nứa lá tại Đông Hà để đem cái chữ, cái văn hóa, cái ánh sáng văn minh cho một lớp thanh thiếu niên mới hồi cư sau cơn binh lửa khi giặc Pháp trở lại quyết đánh chiếm nước ta một lần nữa.
Rồi Thầy vào Quảng Trị góp tay đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng bậc trung học cho con em tỉnh nhà, cũng trong một ngôi trường còn tạm bợ. Những lứa học trò ấy bây giờ, còn thì ít mất thì nhiều, tuổi tác đều trên dưới 80, luôn luôn nói lại cho con, cháu, chắt của họ hình ảnh một Thầy Quýt mẫu mực trong cư xử, tận tụy trong công việc, khoan dung với môn sinh.
Thầy ơi,
Rồi do hoàn cảnh bắt buộc, Thầy bỏ trường bỏ lớp ra đi, mãi đến thập kỷ 1960 mới trở lại. Đối với học sinh, so tuổi đời, Thầy đã đáng bậc cha, bậc chú. Đối với đồng nghiệp, Thầy đã xứng vai anh cả, chị đầu. Vậy mà Thầy đến trường, đến lớp, lặng lẽ, khiêm tốn. Những giờ ngoại ngữ: tiếng Pháp, tiếng Anh của Thầy luôn luôn sinh động, lớp học ríu rít như đàn chim non tập hót. Không những truyền thụ kiến thức, Thầy còn truyền thụ lối sống ngăn nắp qua cách trình bày chữ viết, vở bài học, vở bài tập, cấu tứ lập ngôn một bài luận văn. Từ ngày “Hương Quê Nhà”, “Trường Nguyễn Hoàng: Chân Dung & Kỷ Niệm” ra đời, đã có nhiều đồng nghiệp, nhiều môn sinh viết về Thầy với tấm lòng chân thành chan chứa kính phục, yêu thương, trìu mến.
Thầy ơi,
Những tưởng trong môi trường giáo dục ấy, Thầy và trò sẽ mãi có những tháng ngày êm đềm. Nào ngờ cuộc chiến khốc liệt đã hất tung chúng ta ra muôn nơi, đẩy chúng ta vào con đường phiêu bạt, Thầy một nơi, trò một ngả.
Thầy đến đất Láng Gòn, chốn rừng rú thâm u, khi tuổi đời đã “tri thiên mạng”. Ở cái tuổi mà đáng ra được thảnh thơi để chuẩn bị hưu trí, Thầy lại phải vất vả. Đêm đêm, trong lán trại rét lạnh, trằn trọc nghe từng cơn mưa khi rả rít khi xối xả rơi, từng tiếng côn trùng rên rỉ như thầm trách đời sao oan nghiệt, từng tiếng thú rừng gầm rú như dọa đuổi lũ người đến xâm cư. Ngày ngày, mồ hôi nhễ nhãi, dầm mình dưới nắng trưa, cuốc nương phát rẫy, leo núi lội rừng.
Trong thời gian này, Thầy đến với trường Nguyễn Phúc Chu. Cùng các lứa đồng nghiệp hàng em, hàng con, hàng cháu, xây dựng bậc trung học cho con em Quảng Trị và Binh Định – Quảng Ngãi đang tị nạn chiến tranh. Năm học mới đi vào ổn định. Trường lớp còn bố trí tạm thời. “Cours de langue ...” và “English for today” Thầy đang giảng dở. thì lịch sử sang trang ... Cuộc sống của Thầy thêm phần vất vả.
Nhưng Thầy ơi,
“Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Những năm gần đây, Thầy sống trong vòng tay đan dệt tình cảm của học trò nhiều thế hệ. Người xa hỏi han; người gần thăm viếng. Học trò của Thầy như chim lạc bầy đã kết thành từng đàn đây đó. Mỗi lần, anh em trong ấy họp mặt đều nghe tin Thầy đến dự. Thế là mừng; biét Thầy còn khỏe. Mà mong Thầy khỏe thôi vì Thầy là gốc vững để ngọn ngành vươn xa trĩu hoa nặng trái. Tiếc rằng qua 2 lần họp mặt ở Quảng Trị quê nhà, chúng con chưa có dịp đón Thầy. Dầu sao, qua những trang thư, Thầy đã bày tỏ tấm lòng với người và đất Quảng Trị.
Thầy ơi,
Vẫn biết cuộc sống này chỉ là tạm bợ, lắm chuyện vô thường. Vậy mà mấy hôm nay hình ảnh Thầy vẫn cứ làm chúng con bồi hồi trong dạ. Người may mắn gặp lại Thầy rồi thì tiếc: từ đây không còn gặp nữa; người chưa có dịp gặp lại Thầy thì hối hận: thế là hết rồi cơ hội.
Trong niềm thương tiếc vô hạn, từ nơi quê nhà xa xôi, chúng con xin đốt nén hương lòng vọng bái tiễn đưa Thầy về nơi an giấc ngàn thu.
Mong Thầy chứng giám!
Ngày 18/8/Tân Mão
(15/9/2011)
TM. Gia Đình Nguyễn Hoàng ở Quảng Trị
Hoàng Đằng
TÂM TÌNH LẦN CUỐI VỚI THẦY
17/9/2011
GĐ.NH tại SG
Tiếng nói từ trái tim của Ái hữu CHS Nguyễn Hoàng- Saigòn.
Thầy ơi! Hôm nay chúng em về đây thắp nén hương trước linh cữu thầy. Thầy nằm đó, trò đứng đây mà mãi mãi chúng em không cầm được bàn tay mềm mại, ấm áp của thầy ôm choàng trìu mến. Mới hôm nào đây, tất cả cùng nhau vui mừng chúc thọ thầy 90 vẫn còn minh mẫn và tráng kiện, mới hôm nào thầy trò vui vẻ gặp nhau trong buổi họp mặt NH Bà Rịa Vũng Tàu. Vậy mà nay thầy không còn nữa!
Là CHS Nguyễn Hoàng- học trũ cũ của thầy- ai lại không đau xót khi hay tin thầy vĩnh viễn ra đi. Hình ảnh uy nghi của người gieo hạt cần mẫn qua bao thế hệ học trò, có người nào lại không ghi nhớ?
Thầy đã truyền cho chúng em tri thức, thầy đã dạy cho chúng em sự mẫu mực, tình thương yêu gắn bó thầy trò bằng hữu. Thầy dạy chúng em không chỉ khi còn dưới mái học đường mà ngay cả lúc chúng em đã trưởng thành. Những bài học lớn chúng em học được từ thầy không chỉ qua lời giảng mà còn qua cách sống chan hoà tính nhân ái của chính thầy- Một nhà giáo với nhân cách lớn.
Chúng em đã hạnh phúc biết bao, khi chừng này tuổi đời vẫn còn được quây quần bên thầy, được bảo ban, thăm hỏi mỗi lần gặp gỡ. Nhớ đến thầy là nhớ đến nguời cả dáng dấp thanh nhó, đi đứng khoan thai, y phục luôn chỉnh tề, thẳng mượt, lời ăn tiếng nói lịch thiệp, cẩn trọng. Giờ học của thầy luôn sinh động với hoạt động tương tác giữa người học và người dạy nên luôn làm cả lớp hào hứng. Cách đây 40, 50 năm mà đó có một lối dạy ngoại ngữ bài bản và sáng tạo như thế tại một ngôi truờng ở một tỉnh nhỏ như Quảng trị quả là một điều thú vị hiếm có. Thầy tận tâm uốn nắn học trò viết thật đúng, phát âm thật chuẩn từng câu từ tiếng Anh, tiếng Pháp đến nổi chúng em học thuộc lòng những bài thơ và tiến bộ thật nhanh qua cách dạy của thầy! Sự đòi hỏi tập trung cao độ để tiếp thu bài học, cẩn thận từng gạch kẻ đến chữ viết của thầy mãi mãi là bài học quý giá không những cho chính chúng em, mà còn trở thành “bí quyết” học ngoại ngữ để chúng em truyền đạt lại cho con cháu của mình.
Thầy ơi! Thầy đó để lại cho chúng em quả nhiều ân sâu nghĩa nặng. Vẫn biết quy luật tạo hóa có sinh phải có tử. Nhưng liên tưởng đến con đò tri thức còn đây, mà người lái đò ra đi mãi mãi, chúng em nghe nhói trong lòng.
Còn đâu nữa trên đời này hình ảnh dịu dàng thân thương của người Thầy, người Cha độ lượng. Ngày xưa trò còn nhỏ thầy dẫn dắt, dạy dỗ, đến khi trò khôn lớn trưởng thành thầy ân cần lắng nghe, chia xẻ. Cả cuộc đời thầy đã sống và thở với nhịp đập của trái tim Nguyễn Hoàng, và chúng em càng yêu càng quý Nguyễn Hoàng hơn qua hình ảnh của thầy đó thầy ơi!
Trò đi muôn dặm núi non
Vượt bao sông biển thầy còn trông theo
Cảm ơn về những hạt gieo
Nay thành cây lớn về theo gió ngàn
Người gieo hạt đã an nhàn về với cõi vĩnh hằng, nơi đó có Mẹ Minh Triết Nguyễn Hoàng đang dang tay đón đợi. Chúng em xin thắp nén hương vĩnh biệt Thầy- người Thầy mãi mãi là tấm gương sáng của chúng em.
GĐNH tại SG
ĐIẾU VĂN
Thầy Lê Văn Quýt
Thầy Lê Văn Quýt
Gia đình NH Đồng Nai
Thầy ơi!
Một ngôi sao sáng vừa băng qua bầu trời hôm nay.
Dẫu biết rằng đời người như giấc mộng. Mấy ai đi hết trăm năm?
Dẫu biết rằng với số tuổi 90, Thầy đã là thượng thọ.
Dẫu biết rằng với tuổi già sức yếu thì một ngày nào đó Thầy sẽ phải lìa bỏ thế gian, nhưng sao khi nghe tin Thầy qua đời lòng chúng con cứ mãi bàng hoàng đau xót.
Thầy ơi!
Mới ngày nào chúng con - nhóm nhỏ cựu học sinh Nguyễn Hoàng tại Đồng Nai mừng đón thầy về hội ngộ trường xưa, thầy bạn cũ nơi đất khách. Ánh mắt thầy mới vui tươi làm sao! Đôi chân thầy không thể ngồi yên mà cứ đi quanh hết hội trường, bàn tay nhiệt thành ấm nóng của Thầy cầm những bàn tay của đồng nghiệp cũ, học trò xưa với những lời hỏi han ân cần xiết bao trìu mến. Trái tim Thầy bao la quá! Thầy như muốn ôm cả tập thể Nguyễn Hoàng vào lòng để những ngọn lửa tim cùng bừng sáng.
Thầy ơi!
Mới ngày nào chúng con cùng nhau tụ hội về nơi đây để mừng thầy thượng thọ. Trong không khí vui vầy của nhà hàng Hợp Phố, Thầy đã xuất hiện trước mặt chúng con trong y phục truyền thống như một tiên ông cốt cách phiêu diêu. Lời nói Thầy vẫn rõ ràng đầy tình nghĩa lôi cuốn làm cảm động người nghe. Rồi những lần hội ngộ Nguyễn Hoàng gần đây, từ Saigon tân niên cho đến Bà Rịa -Vũng Tàu ngày hè hội ngộ, thầy đều tìm đến. Thầy đã không quản ngại đường xa, không nề hà tuổi già sức yếu. Thầy luôn có mặt để thắp lửa cho chúng con. Trong vòng tay thân ái Nguyễn Hoàng, Thầy lại đi quanh chào hết học trò không kể lạ, quen khiến ai được cầm bàn tay già nua của Thầy cũng bồi hồi xúc động.
Thế mà sau ngày hội ngộ ấy chẳng bao lâu chúng con nghe Thầy ngã bệnh. Từ khắp nẻo đường quê, học trò cũ đã tìm về ngôi nhà nhỏ đơn sơ để thăm viếng Thầy. Nhóm nhỏ chúng con cũng vội vàng tìm về. Thầy đã yếu lắm nhưng đôi mắt thầy vẫn nhận ra từng học trò, thầy gọi tên từng người, cầm tay từng người để hỏi thăm gia đình, sức khoẻ,… dù giọng nói thầy đã hụt hơi, không còn tròn chữ. Nhìn Thầy, chúng con xót xa lắm nhưng phải cố nén nỗi đau để cùng Thầy hàn huyên vui vẻ, nhưng ánh mắt chúng con ngầm bảo nhau rằng có lẽ đây là lần cuối chúng mình được trò chuyện cùng Thầy.
Và quả là như thế. Sức lực của Thầy như ngọn lửa trong chiếc đèn cạn dầu, ngày một leo lét và rồi đến một ngày thì ngọn lửa kia đã tắt, mắt thầy đã vĩnh viễn khép lại. Từ nay những hình ảnh thân quen và bầu trời xanh không còn trong đôi mắt của Thầy nữa. Từ nay chúng con không còn nghe được những lời giáo huấn, những lời bảo ban, thăm hỏi ân cần của Thầy nữa. Từ nay chúng con không còn được cầm bàn tay già nua mà ấm cúng của Thầy trong những lần hội ngộ Nguyễn Hoàng nữa. Thầy đã đi rồi. Mãi mãi xa lìa nhân thế. Gia đình mất đi người ông, người cha tốt. Xã hội mất đi một nhân cách lớn. Nguyễn Hoàng mất đi một đại thụ toả bóng, một điểm hội tụ của những ngọn lửa tim thầy xưa bạn cũ. Chúng con mất Thầy - Một người Thầy kính yêu, suốt đời hết lòng hết sức vì học trò.
Thầy ơi!
Biết rằng chẳng thể sống đời
Hữu sinh hữu tử - Ấy lời chẳng sai
Mà sao dạ cứ ai hoài
Ngước trông di ảnh, lệ dài tiếc thương
Thầy đi bỏ lại tên trường
Bỏ đàn chim lạc mấy phương đau buồn
Thôi rồi tắt một vầng dương
Thôi rồi đã đến con đường biệt ly
Ngàn năm sau, vết chân di
Vẫn còn nhớ mãi Người đi hôm này
Bên trời cánh hạc vút bay
Thầy về tiên cảnh theo mây ngàn trùng
Tiễn Thầy mắt lệ rưng rưng…
Thầy ơi!
Thầy ơi!
Trong niềm thương tiếc vô hạn, chúng con xin nuốt nước mắt vào lòng để cùng nhau hiệp tâm cầu nguyện cho anh linh Thầy được an vui miền cực lạc.
Chúng con nghĩ rằng Thầy sẽ về với bầu trời có những toà nhà bằng ngọc bích sáng chói với Mẹ Nguyễn Hoàng Minh Triết, như trong bài viết về giấc mơ tiên cảnh của Thầy hôm nào.
Chúng con xin cúi đầu vĩnh biệt Thầy!
Chiều nay con viết điếu tang
Ngoài song, trời bỗng hàng hàng lệ rơi
Ngoài song, trời bỗng hàng hàng lệ rơi
Nhóm CHS/NH tại Đồng Nai
BÀ MẸ MINH TRIẾT NGUYỄN HOÀNG
Pour former l'âme d' une jeune fille, toutes les religieuses du monde ne valent pas UN MÈRE.Victor Hugo
Dịch nghĩa:
Để un đúc nên tâm hồn một thiếu nữ, tất cả các nữ tu trên thế giới không sánh bằng MỘT BÀ MẸ.
Lê Văn Quýt (Cựu giáo sư Nguyễn Hoàng).
MẸ
Mỗi con người sinh ra trên cõi đời nầy ai cũng có một người mẹ và chỉ có một Mẹ mà thôi. Để có một hình hài chào đời, mẹ phải cưu mang con trong cơ thể mình suốt 9 tháng 10 ngày. Nhau của mẹ nối liền với cuống rốn thai nhi, khi lâm bồn nhau theo cuống rốn của trẻ rời bụng mẹ làm các mạch máu kết nối đứt lìa, khiến mẹ đau đớn khôn xiết.
Qua cái nhau nối liền cuống rốn ấy, người mẹ đã trao cho thai nhi bao nhiêu là tinh hoa - kể cả vật chất lẫn tinh thần - để con lớn dần trong bụng mẹ. Trong thời gian 9 tháng ấy, mẹ sẵn sàng ăn cay uống đắng hay kiêng khem đủ thứ, những gì mẹ ăn không phải để ngon miệng mà là để bồi bổ, nuôi dưỡng thai nhi. Không chỉ thế, mẹ còn chú trọng đến vấn đề tâm linh nữa dù con còn là một sinh vật đang tượng hình. "Con nằm dạ, mạ đi tu", câu nói ấy của người Quảng Trị đã gói gọn tất cả những gì mẹ làm cho con. Mẹ suy nghĩ điều hay; mẹ làm việc thiện; mẹ ngắm nhìn cảnh trí tốt tươi và sống chan hòa với mọi người, ... Tất cả, tất cả là cốt ươm cho con một tâm hồn chân - thiện - mỹ. Những lúc rảnh rỗi, mẹ lại thầm thì trò chuyện âu yếm thai nhi với tất cả lòng yêu thương, trìu mến. Thai ngày càng lớn mà mẹ không than mang nặng, lại thấy vui mừng vì con sắp chào đời, mỗi lần thai "máy" làm mẹ phải nhăn mặt nhưng lòng mẹ sung sướng vì biết chắc con mình khỏe mạnh. Có nhiều bà mẹ khi mang thai hay chiêm ngắm tượng Phật Thích ca, Phật Quan Âm, Chúa Hài đồng và Mẹ Maria để mong con mình sinh ra được thông minh, xinh đẹp, hiền hòa và tâm hồn bao dung, vị tha như các Ngài.
Để nuôi con khôn lớn, mẹ quản gì gian khó. Khi con còn thơ thì "bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn"; khi con lớn lên thì thân cò lặn lội. Đôi khi không chỉ nuôi một đứa con mà còn nuôi cả đàn con. Một đời mẹ hy sinh vì con, dù bao nhiêu giấy bút cũng không viết hết được. Bởi thế chỉ có cách so sánh "Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào" mới nói được phần nào.
"Nước mắt chảy xuôi". Dù con cái có hiếu để, lo lắng cho mẹ thì cũng không bao giờ bằng tấm lòng mẹ dành cho con. Để có một con người góp mặt cùng thế gian đã là một công trình của mẹ, mà nuôi dạy con nên người còn là một việc làm công phu suốt cả cuộc đời của mẹ. Có những người con đã trưởng thành nhưng những lúc vui, buồn, thành công hay gặp thất bại trên đường đời đều về tìm niềm cảm thông, an ủi và sẻ chia bên gối mẹ vì không ai thương con và hiểu con bằng mẹ cả. Lòng con vẫn luôn âm vang hai tiếng "Mẹ ơi!" dù mẹ tại thế hay đã quy tiên.
MẸ TÔI
Trong nhân loại, hình ảnh người mẹ luôn ngự trị. Những áng thơ ca, văn chương, hội họa,... ca ngợi Mẹ, kể về Mẹ luôn mang lại nhiều xúc động cho người thưởng thức. Phải chăng trong muôn vàn trái tim con người trên thế gian nầy đã khắc sâu ân đức cao dày của Mẹ: MẸ TÔI.
Lưu Trọng Lư, nhà thơ nổi tiếng của thế kỷ 20 đã viết về "Mẹ tôi" như sau:
"...Người đàn bà thứ nhất đã chiếm cả tâm hồn bừng sáng của tôi là MẸ TÔI. Những cảm giác đầu tiên của tôi là do người đàn bà ấy un đúc nên và khắc in sâu vào tâm hồn tôi. Và nay tôi là người như thế nào là do người đàn bà tôi được gặp đầu tiên trong cõi đời trần thế - MẸ TÔI."
Qua những tập san của Trường Nguyễn Hoàng trong nước cũng như hải ngoại, tôi thường gặp những bút ký, vần thơ, điệu nhạc,... viết về MẸ TÔI mà đặc biệt là Đặc san Nguyễn Hoàng - Bắc Cali, số Xuân Canh Dần 2010.
Tờ đặc san nầy đã dành 1/10 số lượng trang in (từ trang 70 đến trang 109) để đăng những bài viết về MẸ TÔI của các cựu học sinh Nguyễn Hoàng. Sự tôn vinh nầy được giới thiệu trang trọng bằng câu danh ngôn của Archibald Thompson:
"Không có tấm nhung nào mềm mại bằng cõi lòng của mẹ, không có bông hồng nào đáng yêu bằng nụ cười của mẹ; không có nẻo đường nào đầy hoa lá bằng nẻo đường in dấu chân mẹ"
(There is no velvet so soft as a mother's lap, no rose as lovely as her smile, no path so flowerery as that imprinted with her footsteps).
Tôi đã đọc và tâm đắc cùng những suy nghĩ ấy:
Nguyễn Thị Vĩnh Phước đã viết:
"... Suối nguồn yêu thương của Mạ tôi thật là vô tận, lúc nào cũng lo lắng cho con cháu như thời Mạ còn xuân trẻ. Mạ có một mùi mồ hôi thơm thơm rất riêng - rất Mạ...
... Năm 18 tuổi, người con gái làng Quy Thiện lên thuyền hoa theo chồng xa xứ. Từ một cô gái con nhà thi thư chỉ biết học hành đọc sách, Mạ tôi trở nên tháo vát làm việc gì cũng xong, kể cả dạy chữ cho các con... Vậy Mạ còn là người Thầy đầu tiên của chị em tôi..."
Trong ngày giỗ Mẹ, anh em Vũ Phúc - Kiều Nga đã thắp một nén tâm nhang đầy cảm động:
"... Mạ ơi! Con vẫn thèm gọi hai tiếng Mạ ơi! Dù chẳng còn được nghe tiếng Ơi quen thuộc của Mạ.... Con thương quá đôi vai gầy guộc trĩu đôi triêng gióng. Đôi vai ấy, bàn tay ấy tảo tần nuôi anh em con lớn khôn...
...Mạ là dòng nước ngọt ngào, yêu thương trong nguồn cuồn cuộn chảy. Nước trong nguồn thì làm sao chúng con ôm cho xiết và kể cho hết, Mạ ơi!..."
Với Nguyễn Văn Trị, Mother'day trùng với ngày giỗ Mẹ nên anh đã mênh mông NHỚ MẸ:
"...Trong đời những người con, không có nỗi buồn nào lớn hơn nỗi buồn ngày mẹ qua đời, dù mẹ già có như trái chín rục trên cây. Ai mà chẳng đến ngày phải ra đi, nhưng mất mẹ là mất cả bầu trời..."
"... Mẹ ơi! Con đang nhớ Mẹ - Người Mẹ đã chịu nhiều đắng cay vì anh em chúng con... Dẫu rằng anh em chúng con hôm nay đã thành những bác sĩ, kỹ sư,... như mẹ hằng mong đợi nhưng con vẫn thấy mình còn bất hiếu, vì chưa một lần quỳ xuống hôn đôi bàn tay yếu đuối của mẹ và nói rằng chúng con mang ơn Mẹ - Mẹ ơi!..."
Còn Nguyễn Thị Liên Hưng (chị của Vĩnh Phước), trong tựa đề Nước trong nguồn đã thể hiện niềm vui sướng khi có Mẹ và còn Mẹ. Liên Hưng dành nhiều tâm sự để thủ thỉ với Mạ cũng ghi lại nhiều kỷ niệm khó quên trong đời của MẸ TÔI
"...Con quá hạnh phúc vì con còn có Mạ, Mạ ơi! Mạ là biểu tượng hoàn thiện tuyệt vời nhất của đời con... Ngày Mẹ, con đã nhận được nhiều lời chúc mừng chân thật làm con xúc động đến nghẹn ngào... Mạ thuộc nhiều bài hò và đã đọc cho con ghi lại để con viết bài "Miền dân ca" chỉ trong một buổi chiều, làm lắm người khen con đã bỏ công sức sưu tầm..."
"...Mạ hiền lương, nhân hậu,... Việc nhà một mình mạ gánh vác vì ba đi làm xa. Mạ bảo vệ con cái như gà mẹ xù lông bảo vệ đàn con dưới móng vuốt diều hâu. Với Mạ, danh dự con người còn cao hơn cả tính mạng..."
“… Xin cảm ơn những Người Mẹ đã và đang hiện diện trên thế gian nầy”.
BÀ MẸ MINH TRIẾT NGUYỄN HOÀNG
Từ thập niên 50 đến giữa thập niên 70 của thế kỷ cuối cùng thiên niên kỷ trước (1951-1975), tại tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ dù đời sống người dân còn nhiều khó khăn, vất vả vì không được thiên nhiên ưu đãi nhưng đã có một ngôi trường trứ danh - TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG.
Qua thời gian tồn tại, Trường đã vun trồng nên 24 thế hệ học sinh ưu tú. Nhiều người đã thành danh, thành đạt khắp nơi từ quốc nội cho chí quốc ngoại. Cư dân của Trường - theo cách nói thân thương - gồm THẦY -CÔ -TRÒ là một tập thể đông đúc vẫn nối kết nhau dù đã xa rời mái trường thân yêu hàng chục năm. Và mỗi thành viên trong số đông ấy đều có một tâm hồn minh triết. Dù ở cõi vĩnh hằng hay còn tại thế; dù giàu sang nơi phố thị hay lam lũ chốn thôn quê; dù ở bất cứ địa vị nào trong xã hội thì họ đều có chung một mẫu số: Đó là hướng về chân - thiện - mỹ trong khát vọng yêu thương nghĩa tình son sắt.
Qua tinh thần câu viết của Victor Hugo như trích dẫn đã nói lên điều nầy: Rằng tâm hồn minh triết của người con được un đúc nên thì không ai sánh bằng Người Mẹ. Vậy tâm hồn minh triết của cư dân Nguyễn Hoàng có được một phần nhờ ở trường lớp nhưng phần lớn là do công ơn của của hàng vạn bà mẹ - những BÀ MẸ MINH TRIẾT NGUYỄN HOÀNG.
Những BÀ MẸ ấy, với sứ mệnh thiêng liêng đã un đúc nên bao tâm hồn minh triết. Trên trần thế, các Bà Mẹ ấy đã có những mối tình thân chặt chẽ: là mẹ ruột, mẹ vợ, mẹ chồng hoặc là chị, em, cô, dì,...và những Bà Mẹ ấy khi lìa cõi thế sẽ cùng về một nơi chốn bình yên dành cho người hiền: Đó là tiên cảnh.
Người viết mong ước được ghi lại vài kỷ niệm thân thương với những BÀ MẸ kính yêu nầy.
VÂN DU TIÊN LÃM
Nhận được thư của Hội Ái hữu Nguyễn Hoàng tại Saigon mời họp mặt đầu xuân vào lúc 17 giờ ngày 07/3/2010 (nhằm ngày 21 tháng giêng Canh Dần) tại Nhà hàng Thanh Đa , chúng tôi rất hân hoan và sẵn sàng đi "phó hội". Anh Trương Tuyến - người tổ chức chuyến đi cho đoàn Nguyễn Hoàng tại Hàm Tân - Lagi - Bình Thuận đã chuẩn bị chu đáo.
Sáng ngày 7/3/201, xe khởi hành trong ánh dương hồng ấm áp, hơi xuân vương vất trên ngàn cây nội cỏ khiến lòng ai cũng rộn ràng, vui tươi. Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi ghé lại Bằng Hữu Quán ở Xuân Lộc của đôi vợ chồng CHS/NH Vũ Phúc - Hoàng Hoa như lời mời trước đó. Tại đây, chúng tôi được gia đình anh Phúc chiêu đãi điểm tâm món cháo lòng thơm ngon theo cách nấu đặc trưng của người Quảng Trị. Ghé Long Khánh ăn cơm trưa và nghỉ ngơi một lát chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Vì sự liên lạc không rõ ràng nên đoàn đã không ghé thăm nhà NH Dương Quang Thi - Ngọc Thanh ở Long Khánh - đã có nhã ý mời - để anh chị Thanh -Thi chờ đợi, thật là đáng tiếc.
Khoảng 2 giờ chiều, xe chúng tôi gặp xe đoàn Nguyễn Hoàng Đồng Nai (xuất phát từ Xuân Lộc) tại xa lộ Biên Hòa, thế là cùng rẽ vào Thành phố Biên Hòa thăm gia đình chị Liên Hưng.
Anh Phan Thạch Giang - Một cựu học sinh mang tên dòng sông quê hương - cư ngụ tại Biên Hòa vui mừng đón chúng tôi trước cổng nhà Liên Hưng. Bước vào sân, tôi đã thấy khá đông anh chị em CHS/NH ngồi quanh dãy bàn đầy bánh trái và các thứ nước giải khát. Với nụ cười trên môi, chị Liên Hưng kính cẩn chào tôi cùng quý anh chị em đồng môn, mời an tọa xong chị vào phòng dìu Mẹ ra chào mọi người rồi mời bà cùng ngồi với chúng tôi. Năm nay, Bà đã 91 tuổi mà trông vẫn còn rất khỏe, sắc diện phong nhã, khoan thai. Với mái tóc bạc phơ, bà cụ trông như một bà tiên vậy. Bà vui vẻ chào đón chúng tôi, nghe và trả lời những câu hỏi của mọi người với giọng nói nhã nhặn, khiêm cung và rất rõ ràng. Anh Phan Thạch Giang thay mặt nhóm CHS/NH tại Biên Hòa nói lời chào mừng Thầy và đồng môn rồi xin đại diện anh em để kính dâng lên bà cụ - mẹ của Liên Hưng - một quả bánh mừng thọ với lời lẽ rất cảm động.
Tiếp đó chị Liên Hưng cũng có quà xuân mừng Thầy. Tôi nhận từ tay cô học trò lẵng quà tết có thắt chiếc nơ đỏ thắm mà rưng rưng cảm động. Xin phép cho tôi được mở ngoặc đơn một chút để nói thêm về cô học trò nhỏ nầy.
Chị Liên Hưng thuộc thế hệ học trò Nguyễn Hoàng áp út nên chưa học với tôi giờ nào, nhưng không vì thế mà tình nghĩa thầy trò xa cách. Tôi còn nhớ 5 năm về trước, khi tôi yêu cầu chị Võ Thị Quỳnh gởi cho tôi tập 1 Nguyễn Hoàng - Chân dung & Kỷ Niệm nhưng Quỳnh bảo đã hết rồi, để em kiếm xem nơi nào còn sẽ gởi đến Thầy. Thế mà một tuần sau tôi là nhận bưu phẩm gởi từ Biên Hòa, chỗ người gởi ghi: Học trò Nguyễn Thị Liên Hưng. Tôi thật sự ngỡ ngàng vì tôi chưa hề biết chị Liên Hưng, khi mở ra thì thấy tập 1 NH - CD&KN kèm một dòng thư ngắn:
Kính Thầy!
Chị Quỳnh nhờ em gởi đến Thầy tập sách.
Tuy không được học với Thầy nhưng em biết Thầy nhiều lắm.
Kính chúc Thầy cùng gia quyến luôn vui mạnh.
Học trò
Nguyễn Thị Liên Hưng
Dòng chữ ngắn ngủi ấy đã tưới mát vào tâm hồn tôi trong tình thương nhớ Nguyễn Hoàng. Và lần thầy Lê Hữu Thăng về Việt Nam cùng một số học sinh cũ về Tân Hà thăm tôi - trong số đó có chị Liên Hưng - thì thầy trò tôi mới gặp nhau. Từ đó mối dây liên lạc thầy trò với trường xưa ngày càng gắn bó. Thật là "Học nhất sư, kính vạn sư".
Đến Saigon lúc 5 giờ chiều. Các đoàn CHS/NH khắp nơi lần lượt về phó hội. Vào hội trường, chị Tuyết Mai trao cho tôi 540 USD do anh Nguyễn Văn Hùng, chủ biên tờ ĐSNH - Bắc Cali gởi về. Đây là số tiền của các CHS/NH ở Mỹ (gồm các anh chị Nguyễn Thị Điều, Cái Hữu Sáu, Hồ Đắc Nhơn, Phan Tiến Thái và Nguyễn văn Hùng) gởi tặng tôi và hỗ trợ cho NH/Hàm Tân trao học bổng, giúp đỡ các CHS/NH đang gặp khó khăn. Thật là cảm động xiết bao. Số tiền đó ban liên lạc CHS/NH tại Hàm Tân đã thực hiện theo ý của các mạnh thường quân vào dịp họp mặt NH/Hàm Tân lần thứ tư - ngày 14/3/2010 tại khu du lịch sinh thái Suối Dứa thuộc thị xã Lagi - Bình Thuận.
Đúng 19 giờ, trên sân khấu hoành tráng của hội trường vang lên ba hồi trống trường. Tiếng trống Nguyễn Hoàng tưng bừng hoà lẫn với nhịp đập phấn khích của hàng trăm con tim về hội ngộ. Thầy trò chúng tôi tưởng chừng như được ngược dòng dĩ vãng để trở về buổi khai trường của mấy mươi năm trước. Ban tổ chức mời thầy cô lên sân khấu để học trò dâng hoa, thật cảm động và vui sướng làm sao! Ấn tượng nhất là khoảnh khắc thầy Nguyễn Bảo - Trưởng ban liên lạc NH/Sg tiền nhiệm trao ngọn lửa thiêng: lửa Nguyễn Hoàng cho anh Nguyễn Văn Trị - người giữ trọng trách trưởng ban liên lạc NH/Sg mới. Ngọn lửa nghĩa tình Nguyễn Hoàng tại Saigon đã bừng sáng suốt trong 14 năm qua và lan toả ra các vùng lân cận để thời gian gần đây, các Hội Ái Hữu Nguyễn Hoàng khắp nơi rộn ràng mở hội. Phần liên hoan văn nghệ cũng đậm đà không kém, những giọng ca vàng một thuở đã rung lên những cung bậc trường xưa tình cũ nồng ấm tình yêu thương. Riêng bản thân tôi được các anh chị em ưu ái kéo từ bàn nầy sang bàn khác. Tôi nghe mình như trẻ lại trong vòng tay thân ái của Nguyễn Hoàng.
Ngày 7/3/2010 quả là một ngày vui trọn vẹn. Chúng tôi trở về nhà lúc 12 giờ khuya với một tâm hồn đầy hoan hỷ.
Chưa kịp thay y phục, tôi nằm lên giường định ngã lưng một lát vì đã ngồi xe suốt một chặng đường dài, thế mà tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay. Bỗng bên tai tôi có tiếng gọi dịu dàng: “Dậy! Dậy đi thăm Mẹ Nguyễn Hoàng”. Tôi bàng hoàng ngồi dậy, rồi như có một thần lực khiến tôi thấy mình nhẹ tênh. Tôi nhẹ nhàng đi như lướt qua không trung, chung quanh tôi mây trắng dập dềnh như những cánh đồng bông trắng xoá. Rồi tôi đặt chân lên chiếc cầu vồng 7 màu lấp lánh và trước mắt tôi hiện ra dòng chữ “Cõi Trời Minh Triết Nguyễn Hoàng” chói loà rực rỡ như được kết bằng hồng ngọc kim cương vậy. Qua cánh cổng là một cảnh thiên tiên với nhiều lâu đài nguy nga. Những nhà thuỷ tạ trên hồ sen tươi thắm. Quá nhiều kỳ hoa dị thảo xen lẫn giữa mặt đất chiếu sáng huy hoàng như được dát bằng vàng. Dòng nước trong suốt chảy quanh co qua những lầu các, chở theo những cánh hoa rời đầy màu sắc còn phảng phất mùi hương thơm ngát. Chính giữa khu vườn thiên tiên ấy là một toà nhà lớn bằng ngọc tráng lệ nhất, huy hoàng nhất. Trong lầu ngọc có rất nhiều BÀ MẸ NGUYỄN HOÀNG. Người nào cũng sắc diện thanh thoát, hoan hỷ đượm nét từ bi giải thoát. Trong xiêm y lộng lẫy mà không kém vẻ dịu dàng như được dệt từ những sợi nắng hồng cùng ánh trăng, các bà mẹ di chuyển nhẹ nhàng, tha thướt và nhìn tôi bằng ánh mắt từ mẫu.
Chợt tôi nhận ra có Mẹ Tôi trong đó, Mẹ tôi lướt đến bên tôi và dang rộng tay như đôi cánh thiên thần ôm tôi vào lòng. Tôi vừa mừng vui vừa xúc động, thổn thức quỳ xuống nhưng các bà mẹ tiên đã đỡ tôi dậy, cho tôi ngồi vào chiếc ghế chạm trổ rồng phượng có gắn ngọc lưu ly và giảng giải: Trên trần gian, Trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị là đệ nhất danh trường, chưa một ngôi trường nào sánh được. Vì thế, trong cõi trời của những người hiền đã có riêng một cõi trời minh triết Nguyễn Hoàng. Nơi ấy có nhiều cung trời của lương sư môn đệ, thân mẫu và đây là cung trời của các bà mẹ minh triết - nơi dành cho các bà mẹ Nguyễn Hoàng khi lìa dương thế. Các con cũng thế, khi mãn kiếp phù sinh, các con sẽ được tiếp dẫn vào cung trời lương sư môn đệ vì các con là những người có tâm huyết với Nguyễn Hoàng. Đoạn các bà mẹ còn dẫn tôi đến ngồi vào một chiếc ghế. Thật là kỳ diệu: Khi ngồi vào chiếc ghế nầy bỗng dưng tôi nhìn thấy tất cả hoạt động của các tập thể Nguyễn Hoàng ở trần gian. Nơi nầy tổ chức hội ngộ thầy trò; nơi kia thăm viếng, tương trợ bạn đồng môn mắc bệnh hiểm nghèo hay gia cảnh khốn khó; nơi nọ phát học bổng tiếp sức cho trẻ đến trường, v.v… Nhất nhất mọi việc làm của cư dân Nguyễn Hoàng ở trần gian đều không qua khỏi thánh nhãn của các bà mẹ nơi cõi trời minh triết.
Rồi tôi được đưa đến một toà lâu đài tráng lệ khác. Nơi đây như là một thư viện Nguyễn Hoàng vậy. Tôi thấy trên những giá sách pha lê kẻ viền bằng vàng ròng là những cuốn nội san của Nguyễn Hoàng khắp nơi; những tập văn - thơ - nhạc - hoạ của các bút nhóm hay cá nhân chẳng thiếu cuốn nào. Điều kỳ diệu là những tác phẩm ấy không còn kích cỡ như ở trần gian mà rất lớn và rất dày. Mở sách ra là cả một thế giới sinh động: có hoa, có nhạc, có chim hót véo von, có gió lao xao, có suối nguồn róc rách và cả những tiếng cười khúc khích hay giọng dỗi hờn của tuổi học trò trong những tà áo trắng thấp thoáng…
Các Bà Mẹ bảo tôi: Ở cõi tiên một ngày thì nơi trần thế phải trải qua một năm. Vì thế con chưa thể du lãm khắp cõi trời minh triết Nguyễn Hoàng được. Con hãy trở về và kể lại chuyện nầy cho cư dân Nguyễn Hoàng nơi hạ giới biết nhé. Rồi sau nầy chúng ta sẽ gần nhau mãi mãi.
Lời Mẹ vừa dứt thì tôi cảm thấy như mình bị đẩy ngược trở ra vùng trời mây trắng. Tôi chao đảo lượn lờ rồi bỗng hụt chân và bừng tỉnh giấc, khi đó mới biết mình vừa có một giấc mơ tuyệt vời. Trước mắt tôi như còn thấy rõ mồm một cung trời minh triết của các bà mẹ Nguyễn Hoàng mà tôi vừa được du lãm qua cơn mộng. Với tâm hồn hứng khởi, tôi ghi chép lại những giây phút được hưởng cảnh tiên du để chia sẻ cùng anh chị em đồng môn. Với lòng mong ước tình nghĩa Nguyễn Hoàng của chúng ta muôn ngàn lần mãi mãi xanh tươi.
Tân Hà, Một ngày thu nắng đẹp năm Canh Dần
Lê Văn Quýt
Lê Văn Quýt
HÌNH ẢNH
GIA ĐÌNH NGUYỄN HOÀNG VIẾNG LỄ TANG
Chiều ngày 17/9/2011 gia đình NH đã về Tân Hà để cùng nhau viếng Thầy Lê Văn Quýt. LH xin gởi nhanh 1 số hình ảnh trong giờ lễ tang của gia đình NH đến quý thầy cô và anh chị em
Trong lễ viếng chiều qua, các đoàn Saigon, Đồng Nai, Bình Thuận, Đà Nẵng,... cùng các nhóm nhỏ CHS/NH lần lượt viếng Thầy và đọc điếu văn trong nước mắt. Tràng hoa của các Hội Ái Hữu NH trong và ngoài nước từ Quảng Trị đến bên kia nửa vòng trái đất rất nhiều, không kể những tràng hoa gia đình, cá nhân học trò cũ của Thầy và bạn hữu. Trần Hữu Giáo không thể ghi hình hết được nên LH tạm chuyển chừng nầy hình ảnh
Tin và hình NH. Liên Hưng và Hữu Giáo.Thầy Thích Lệ Nhân chùa Khánh Lâm (Xuân Lộc) - CHS/NH Lê Nam Dương (65-72) và đệ tử tụng kinh cầu siêu.
Đoàn GĐNH SG nghiêm kính cùng cầu nguyện trong lễ cầu siêu Thầy.
Các Đoàn NH nghiêm kính cùng cầu nguyện trong lễ cầu siêu Thầy.
Các Đoàn NH nghiêm kính cùng cầu nguyện trong lễ cầu siêu Thầy.
Đoàn NH Đồng Nai viếng Thầy.
Thầy Đính (NH/Hàm Tân) đọc điếu văn của Trường NH
Anh Phan Thạch Giang đọc điếu văn của đoàn NH/Đồng Nai
NH.6471 Giáo, Thái bên tràng hoa viếng của nhóm CHS. NH/64-71
NH. Nguyễn Ngọc Thái TM. NH 6471 đọc lời điếu
Chị Liên Hoa( PN CHS. NH Hồ Ngọc Tố qua đời) viếng hương
NH. Phan Thạch Giang và Liên Hưng viếng hương Thầy
NH. Trần Hữu Giáo TM .ACE NH 7471 dâng hoa và thắp hương bái lạy trước di ảnh Thầy
Vòng hoa của CHS NH tại Bắc Ca - li
Vòng hoa của Thầy cô Lê Hữu Thăng ( CGC và học trò của trường)
Anh Trương Tuyến (BLL. NH HT) tiếp BLL. và ACE NH các nơi về viếng lễ tang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét