Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

- Chữa bệnh bằng máy sấy tóc- Hậu quả từ việc lấy ráy tai

CHỮA BỆNH BẰNG MÁY SẤY TÓC
 BS. Huỳnh Hải
Thông thường khi nghe nói chữa bệnh bằng day ấn huyệt, bằng kim thì không ai ngạc nhiên. Vì kinh huyệt và châm cứu là một phần của nền y học Trung Quốc có từ xưa. Châm cứu là dùng kim và điếu ngải cứu tác động lên mười hai chính kinh và hai mạch lớn (Đốc mạch và Nhâm mạch).
chua benh bang may say tocChâm cứu đã theo người Trung Hoa sang nước ta và đã được áp dụng ở Việt Nam từ lâu. Nhưng khi nghe máy sấy tóc, một dụng cụ làm đẹp, nay dùng để chữa bệnh chắc nhiều bạn cảm thấy ngạc nhiên. Những trường hợp bệnh sau đây dùng máy sấy tóc để chữa, có kết quả tốt, nhiều khi thật kỳ diệu.
LẠNH GIỮA ĐÊM
Nhiều người hay bị “phát lạnh” đột ngột nhất là vào ban đêm. Bệnh nhân cảm thấy lạnh từ trong xương. Đang ngủ giật mình thức giấc lạnh run. Thỉnh thoảng cứ gặp tình huống này. Điển hình là người bạn đời của tôi khoảng mười năm về trước. Nhiều khi đi về quê chơi, nửa đêm đang ngũ, tôi giật mình thức dậy vì bà xã đột nhiên “đánh bò cạp” rên hừ hừ. Cả nhà phải thức, bố tôi chụm củi lên để cho con dâu ngồi gần bếp hơ tay chân cho ấm. Ở thành phố thì tiện lợi hơn. Các bạn chỉ việc cắm dây của máy sấy tóc vào ổ điện là đã có một dụng cụ chữa bệnh hiệu quả. Các bạn có thể nhờ người khác hoặc tự mình hơ máy sấy tóc dọc cột sống từ trên xuống dưới (từ đốt sống ngực thứ nhất đến cột sống vùng cùng cụt, hay từ huyệt Đại chùy đến huyệt Trường cường). Hơ nóng như vậy khoảng mười phút là các bạn đủ ấm người lên ngay. Có thể hơ nóng thêm vào tay và chân. Sau những lần giải quyết có tính cách “cấp cứu” các bạn nên đi khám bệnh để tìm nguyên nhân của tình trạng “phát lạnh” để chữa tận gốc.
CẮT CƠN SỔ MŨI
Sổ mũi là một triệu chứng hay gặp khi các bạn bị cảm cúm, viêm họng, sổ mũi do thời tiết, do dị ứng. Sổ mũi hay nghẹt mũi là do tình trạng niêm mạc mũi (lớp da mỏng lót bên trong mũi) bị viêm. Các mao mạch (mạch máu nhỏ) ở vùng mũi bị sưng, đỏ. Máu bị ứ lại, có thể gây nghẹt mũi hoặc sổ mũi. Có người bị sổ mũi ít thôi. Nhưng cũng có người chảy mũi không cầm được, chùi xong nước mũi cứ chảy tiếp tục. Nếu cúi đầu xuống thì nước mũi chảy không dứt. Mũi có thể chảy ra phía trước hay chảy xuống họng. Các bạn muốn dừng ngay cơn chảy mũi không? Hãy dùng máy sấy tóc để ở một khoảng cách thích hợp (nóng vừa phải) và cho hơi nóng trực tiếp đến 2 lổ mũi. Tình trạng sổ mũi tạm thời dừng lại ngay. Nếu sổ mũi tái phát các bạn có thể hơ nóng tiếp tục.
TÊ BÀN TAY
Đây là triệu chứng của nhiều bệnh: Suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, hội chứng Raynaud (co động mạch đầu chi), hội chứng ống cổ tay, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid… Đồng thời cùng với việc điều trị đặc hiệu của từng bệnh, các bạn có thể dùng máy sấy tóc hơ nóng hai bàn tay và hai bàn chân mục đích để giãn mạch máu, tăng tuần hoàn đến đầu các chi. Triệu chứng tê tay cải thiện nhanh.
BỆNH THOÁI HÓA KHỚP
Thoái hóa khớp là một loại bệnh khớp hay gặp, chiếm tỷ lệ 80% các bệnh khớp ở người trên năm mươi tuổi. Trong bệnh thoái hóa khớp, sụn bọc ở các đầu xương bị mòn, rách. Từ đó dẩn đến những tổn thương khác như hẹp khe khớp, tổn thương xương như mọc các gai xương, đậm đặc phần xương sát sụn. Bệnh nhân có cảm giác đau và cứng khớp, nhất là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc đau tăng lên khi thời tiết lạnh. Nhiều người hay bị tình trạng các khớp ngón tay co cứng lại, phải dùng bàn tay kia bẻ nhẹ ra thì mới ngay lại được! Khi vận động các khớp bị thoái hóa còn nghe được tiếng răng rắc, lạo xạo trong khớp ! Hiện giờ y học vẫn chưa có cách giải quyết triệt để được bênh thoái hóa khớp. Để giảm đau, thày thuốc hay dùng loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, thuốc kháng viêm non-steroid. Tác dụng phụ của thuốc thường ảnh hưởng đến dạ dày. Bệnh nhân cồn cào, đau dạ dày, nhiều trường hợp nặng có thể gây xuất huyết. Thuốc kháng viêm còn giữ nước và có thể làm chỉ số huyết áp ở người có bênh cao huyết áp càng cao hơn. Ngoài ra còn có loại thuốc xem như có tác dụng “bổ khớp” như vitamin E, Omega3, sụn cá mập, glucosamin, chondroitin… Bên cạnh sự điều trị bằng thuốc, tôi xin được giới thiệu một phương pháp không những làm giảm đau mà còn tăng sự tuần hoàn, nuôi dưỡng vùng khớp bệnh mang lại sự dễ chịu cho bệnh nhân mà không có tác dụng phụ. Đó là dùng máy sấy tóc hơ nóng lên khớp mỗi ngày hai lần, mỗi lần năm đến mười phút. Kế đến là xoa bóp, day ấn vùng khớp bệnh mười lăm phút nữa. Các bạn có thể phối hợp với việc bôi các pomade kháng viêm, giảm đau như Salicyl Pomade, Salonpas gel, Diclofenac gel…
TRÚNG MƯA
Hồi nhỏ tôi hay nghe người lớn nói bị “trúng mưa”. Đi mắc mưa về cảm sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, sốt. Thường là những người có tuổi bị “trúng mưa”. Lúc đó tôi nghĩ mưa mà cũng trúng. Tôi và các bạn nhỏ trong xóm dầm suốt cây mưa, chơi đùa, quậy phá, có thấy gì đâu. Tuy nhiên khi bắt đầu bước qua “U50” rồi mới biết. Giống như “mít ướt”. Đi mưa về là có chuyện. Nóng đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, đau mình…! Thật là càng có tuổi càng “nhõng nhẽo”. Và tôi thấy hồi này tôi càng dễ nhõng nhẽo hơn. Nhiều khi từ chỗ làm việc đi qua chỗ gửi xe chỉ hơn hai mươi mét, về nhà cũng bệnh phải uống thuốc ba, bốn ngày sau mới hết bệnh. Thật là bực mình. Nhưng từ lúc làm quen với anh bạn này (chiếc máy sấy tóc) thì câu chuyện “trúng mưa” hình như là đã chấm dứt. Sau khi đi mưa, ngay lúc vừa về đến nhà, các bạn nên lau cho khô tóc và cơ thể, thay quần áo. Tiếp theo là cắm dây máy sấy tóc vào ổ điện hơ nóng gáy, hai tai, vùng gáy và dọc cột sống. Các bạn chú ý hơ nóng ở vùng T1 đến T3 (từ huyệt Đại chùy đến Thân trụ). Chỉ cần hơ nóng từ năm đến mười phút thôi. Bằng cách xử lý thật đơn giản này tôi đã chấm dứt được bệnh “nhõng nhẽo” của mình. Các bạn nào có bệnh “nhõng nhẽo” như tôi, xin mời, máy sấy tóc.
BachHoi-DaiTruy
SỐT RÉT
Như trong lời giới thiệu, tôi kể cho bạn câu chuyện của bản thân, tôi đã dùng máy sấy tóc để chữa bệnh sốt rét cho mình vô cùng hiệu quả. Thỉnh thoảng trong đầu tôi vẫn nghĩ, không biết tại sao hơi nóng tác động trên cơ thể có thể giải quyết được một bệnh nhiễm ký sinh trùng. Dĩ nhiên sức nóng từ máy sấy tóc không thể là kháng sinh (tương tự như Chloroquin, Fancidar) được. Nhưng tại sao cắt được cơn sốt rét, tại sao lại có thể chấm dứt bệnh sốt rét? Chỉ còn một cơ chế nữa là khi hơi nóng tác động trên cột sống, nơi xuất phát những dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm đã làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Nhưng tăng sức đề kháng cơ thể theo cơ chế nào thì thật là tôi không có điều kiện, trình độ để nghiên cứu cho ra lẽ. Trên thực tế tôi đã hướng dẩn vài bệnh nhân và họ cũng có được kết quả tốt như tôi. Kinh nghiệm điều trị sốt rét bằng cách dùng máy sấy tóc chưa được thực hiện trên nhiều người, nhưng vì đặc điểm đơn giản là bệnh nhân có thể tự mình áp dụng tại nhà, thu được kết quả tốt. Đồng thời hầu như không có tác dụng phụ nên tôi ghi lại đây. Có thể một lúc nào đó có ích lợi cho các bạn chăng.
Sau đây tôi xin nói rõ hơn về cách sử dụng máy sấy tóc để cắt và ngừa cơn sốt rét: Trước hết các bạn xác định 2 huyệt Đại chùy và Đào đạo (ngồi thẳng lưng cúi đầu ra phía trước, dùng lòng các đầu ngón tay đặt phía trên và giữa cột sống cổ di chuyển từ chân tóc xuống dần, khi chạm vào một chỗ lồi cao nhất ở vùng cổ thì đó là mỏm gai của đốt sống cổ C7. Giữa đốt sống cổ C7 và đốt sống D1, đốt sống ngay dưới C7, là huyệt Đại chùy. Giữa đốt sống ngực D1 và D2 là huyệt Đào đạo. Các bạn có thể xác định sai vị trí huyệt một chút nhưng khi châm kim và hơ nóng vào vẫn cắt được cơn sốt rét. Sau đó dùng kim châm cứu châm vào hai huyệt trên với độ sâu 2mm (tuyệt đối không châm sâu vì bên dưới là tủy sống ). Để kim châm cứu đúng độ sâu, các bạn dùng hai ngón tay cái và trỏ cầm kim cách đầu mũi kim 2mm rồi châm vào da rút kim ra ngay. Sau đó dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp mạnh quanh vị trí vừa châm như động tác nặn máu. Cuối cùng là dùng máy sấy tóc hơ nóng dọc cột sống từ trên xuống dưới khoảng mười phút (chủ yếu là hơ vùng huyệt Đại chùy và Đào đạo). Cảm giác sau khi hơ nóng vùng châm cứu nóng ran lên (cảm giác nóng tại chỗ này giảm dần sau ba mươi phút). Mỗi ngày có thể áp dụng từ một đến ba lần.
(Trích từ quyển “Chữa bệnh bằng máy sấy tóc” của BS. Huỳnh Hải)
 
Hậu quả từ thói quen ngoáy tai

Cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài – đúng như tên gọi của nó--- nằm ngoài cùng trong ba bộ phận cấu tạo nên tai.


 Tai ngoài (external ear ), tai giữa (middle ear), tai trong (inner ear) màng nhĩ (eardrum)

Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da mỏng và lỏng lẻo. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn. Thần kinh chi phối chủ yếu là nhánh tách ra từ dây thần kinh sọ số IX, dây này vừa cảm giác tai, vừa cảm giác họng nên viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt, bên cạnh đó khi ngoáy tai, người bệnh cũng có cảm giác ngứa họng và ho. Tai ngoài làm nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không khí để đưa vào tai giữa và tai trong. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt tùy từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có tính chất dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài

Ngoáy tai  là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch. Họ thường dùng tăm bông hay bất kỳ một loại vật cứng nào để ngoáy tai i . Vậy ngoáy tai thường xuyên như thế có tốt không?

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20110913-102145-1-thung-mang-nhi-vi-tam-bong.jpeg

Hậu quả khi ngoáy tai nhiều

Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn.

Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai.

Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai..

Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.

Hau qua tu thoi quen ngoay tai
Ngoáy tai có thể gây thủng màng nhĩ.

 

Viêm ống tai là hậu quả thường gặp

Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai là ngứa tai, ngứa tai ngày càng tăng dần đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân nói có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng nhiều lên khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đã đau.

Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tuỳ theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan toả ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai, đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường.

Hau qua tu thoi quen ngoay tai
Nhiễm nấm do ngoáy tai.

Cách xử trí đúng một số biểu hiện khó chịu của tai

Khi ngứa tai, tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Lúc này nên nhỏ thuốc dùng cho tai ngoài trong vòng một tuần. Những loại thuốc nhỏ tai dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài là những thuốc dùng trong khi màng nhĩ không thủng, chủ yếu là những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát khuẩn tại chỗ betadine... đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax.

Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều.

Nếu sau khi ngoáy tai đau và chảy máu phải điều trị tại các cơ sở tai mũi họng: Đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và làm thuốc tai tại chỗ.

Viêm ống tai ngoài là bệnh rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai khi ngứa.


 
Video:Thú lấy ráy tai của ngưới Á châu

 






Bài đọc thêm



4 nhận xét:

  1. Cảm ơn những thông tin hữu ích trên trang web. Mời các bạn vào trang chuabenhdongian.com để biết cách điều trị đơn giản và hiệu quả những bệnh hay gặp ở mọi người

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn những thông tin hữu ích trên trang web. Mời các bạn vào trang chuabenhdongian.com để biết cách điều trị đơn giản và hiệu quả những bệnh hay gặp ở mọi người

    Trả lờiXóa